intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8 dấu hiệu bạn không nên tự bắt mạch

Chia sẻ: Lulu Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

51
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn hay dùng kinh nghiệm và hiểu biết phổ thông để tự điều trị? Việc làm này quá liều lĩnh. Bạn nên biết rằng có những triệu chứng chỉ bác sĩ mới xác định đúng bệnh. Có nhiều lý do ngăn bạn đến gặp bác sỹ khi không khoẻ như mất thời gian ở phòng đợi, tốn tiền để bác sỹ kê toa cho một cơn đau nhỏ….

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8 dấu hiệu bạn không nên tự bắt mạch

  1. Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám bác sĩ. (Ảnh minh họa) 8 dấu hiệu bạn không nên tự bắt mạch - Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn hay dùng kinh nghiệm và hiểu biết phổ thông để tự điều trị? Việc làm này quá liều lĩnh. Bạn nên biết rằng có những triệu chứng chỉ bác sĩ mới xác định đúng bệnh. Có nhiều lý do ngăn bạn đến gặp bác sỹ khi không khoẻ như mất thời gian ở phòng đợi, tốn tiền để bác sỹ kê toa cho một cơn đau nhỏ…. Vì thế, mỗi khi cơ thể có triệu chứng tương
  2. tự những bệnh lý thông thường như cảm hay đau nhức, bạn thường tự “kê toa, bốc thuốc” cho mình. Sau đó, bạn trấn an bản thân rằng chẳng có gì nghiêm trọng xảy ra. Thế nhưng, bạn không biết rằng việc tự chữa trị có thể đẩy bản thân vào chỗ nguy hiểm. Ít ai ngờ một số dấu hiệu nhỏ lại là triệu chứng trầm trọng, khi đi khám bác sỹ mới phát hiện ra. Kỳ này, chúng tôi mách bạn tám trường hợp bạn không nên tự đóng vai bác sỹ chữa trị cho mình. 1. Tim đập nhanh bất thường Cần cân nhắc nếu bạn không phát hiện thêm các dấu hiệu khác. Bạn thường cho rằng cà-phê chính là “thủ phạm” và nhanh chóng cắt giảm lượng caf-feine mỗi ngày. Thế nhưng nguyên nhân có thể do cường giáp trạng, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn nhịp tim….Bạn nên đến chuyên khoa tim mạch để được chuẩn đoán. 2. Thường xuyên khát nước khủng khiếp Bạn hay xem là chuyện bình thường trong những ngày nắng nóng nên chỉ làm dịu cơn khát bằng 2 lít nước mỗi ngày. Đừng lơ là! Có thể bệnh tiểu đường đã âm thầm ghé thăm bạn. Hãy nhanh chân đến gặp bác sỹ chuyên khoa nội tiết. Khi căn bệnh này không được điều trị sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bênh tim, thận và mù. 3. Đau khi “yêu” Nhiều bạn nghĩ đây là trục trặc nhỏ do sai tư thế hay chàng quá hào hứng nên mua ngay thuốc giảm đau để uống. Thật ra, đây là một trong những triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung.
  3. Những mảng nhỏ của nội mạc tử cung “di cư” ra khỏi “địa bàn”, lạc vào ống dẫn trứng, buồng trứng và cả trực tràng. Những mảng này rất nhạy cảm, đặc biệt khi bạn gần đến chu kỳ nên khi chàng “nhập cung” bạn sẽ cảm thấy đau rát. Căn bệnh này không nguy hiểm nhưng những mảng tế bào đi lạc có khả năng làm bít ống dẫn trứng. Bạn có thể mất khả năng làm mẹ nếu không khám phụ khoa để phát hiện và điều trị kịp thời. Không nên tự ý khám bệnh cho mình. (Ảnh minh họa) 4. Những cơn đau dai dẳng lúc nửa đêm Bạn không rõ nguyên nhân bị đau và thường xuyên mất ngủ vì nó? Đừng cho rằng triệu chứng này xuất hiện do bạn vận động mạnh và chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi. Bạn nên nhanh chóng đi khám khi cơn đau liên tục xuất hiện trong tuần. Đặc biệt, khi chúng đi kèm với sốt, nổi mẩn đỏ hay sưng tấy chứng tỏ cơ thể đang bị vi-rút tấn công gây viêm nhiễm.
  4. Nguyên nhân khác bao gồm: bong gân, căng cơ, khối u lành tính phát triển, dây thần kinh bị chèm ép… Tuy không nghiêm trọng nhưng những cơn đau này cần được bác sỹ “giải quyết” sớm. 5. Bỏng rát khi “xả nước” Bạn cho rằng mình sắp mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nên uống nước việt quất để ngăn chặn nó. Thật ra, triệu chứng này chứng tỏ bạn đã mắc bệnh. Các triệu chứng tiếp theo sẽ xuất hiện như nước tiểu đục, có mùi, nhu cầu thăm nhà vệ sinh tăng lên. Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng máu vì vậy bạn cần gặp bác sỹ chuyên khoa tiết niệu để điều trị sớm. 6. Va chạm mạnh ở đầu Bạn vừa có một cú va mạnh ở đầu nhưng cảm thấy vẫn ổn, không có gì nghiêm trọng? Hãy cẩn thận vì não của bạn có thể bị chấn thương hoặc tụ máu bầm. Nhưng tổn thương này sẽ ảnh hưởng đến các chức năng não, có thể dẫn đến tử vong. Dấu hiệu nhận biết: ngất, buồn nôn, lú lẫn, thị giác kém, những cơn đau đầu nặng mà thuốc giảm đau thông thường không chữa khỏi. Khi các dấu hiệu trên xuất hiện, bạn cần đến khoa thần kinh để được chuẩn đoán và chụp cắt lớp (CT). 7. Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy trong nhiều tuần liền Bệnh về đường tiêu hoá thường gây bất tiện. Thông thường, bạn sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện tình hình. Thế nhưng, nỗ lực này có thể không làm dạ dày được yên. Các loại thuốc trung hoà a-xít hay trị tiêu chảy thông thường cũng không giúp ích gì. Lúc này, bạn có thể bị mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).
  5. Bạn sẽ thấy khó chịu hơn khi bị stress hoặc dùng thực phẩm quá nóng, chua, cay….gây kích thích hệ tiêu hoá. Bạn nên gặp bác sỹ khoa tiêu hoá để được hướng dẫn cách điều trị cụ thể. 8. Cơ thể yếu, cổ cứng và đau Hai dấu hiệu đầu dễ khiến bạn lầm tưởng mình bị cảm cúm. Theo thói quen, bạn sẽ tự điều trị tại nhà bằng cách mua thuốc, uống nước cam…. Thế nhưng, dấu hiệu thứ ba đi kèm lại thấp thoáng “bóng dáng” của căn bênh nguy hiểm là viêm màng não mủ. Bệnh thường lây lan nhanh ở những người trẻ tuổi qua các nụ hôn, dùng chung dụng cụ sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên đến bệnh viện khám, ngay cả khi triệu chứng cứng cổ chưa nghiêm trọng. Khi việc nhiễm khuẩn trở nặng, cổ sẽ rất đau, thậm chí bạn không thể chạm cằm xuống ngực. Ngoài ra, bạn có thể đến các cơ sở y tế để tiêm vắc-xin ngừa bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1