intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thay đổi thói quen ăn uống cho bé từ 8-12 tháng

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

117
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thay đổi thói quen ăn uống cho bé từ 8-12 tháng Khoảng 8 tháng tuổi, các bé cần chế độ ăn với bột, các loại rau quả nghiền bên cạnh sữa mẹ và sữa công thức. Trong vài tháng tới, bé bắt đầu khám phá các loại thức ăn xắt nhỏ đặt lên bàn. Thay đổi thói quen ăn uống Nên mở rộng khẩu vị cho bé bằng cách tiếp tục thử đồ ăn mới để tìm dấu hiệu dị ứng. Không nên cho bé của bạn ăn trứng, hoa quả họ cam quýt, cá và hải sản, các loại hạt (lạc)...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thay đổi thói quen ăn uống cho bé từ 8-12 tháng

  1. Thay đổi thói quen ăn uống cho bé từ 8-12 tháng Khoảng 8 tháng tuổi, các bé cần chế độ ăn với bột, các loại rau quả nghiền bên cạnh sữa mẹ và sữa công thức. Trong vài tháng tới, bé bắt đầu khám phá các loại thức ăn xắt nhỏ đặt lên bàn. Thay đổi thói quen ăn uống Nên mở rộng khẩu vị cho bé bằng cách tiếp tục thử đồ ăn mới để tìm dấu hiệu dị ứng. Không nên cho bé của bạn ăn trứng, hoa quả họ cam quýt, cá và hải sản, các loại hạt (lạc) cùng lúc vì chúng là những món dễ hơi dị ứng.
  2. Trong quá trình chuyển đổi này, bạn có thể cho bé làm quen với các loại thịt và chuẩn bị đồ ăn với kết cấu thô hơn, đòi hỏi phải nhai nhiều hơn. Có thể cho bé ăn những món ăn của gia đình nhưng xắt nhỏ hơn và phải nấu cho đến khi chúng chín nhừ để bé dễ xử lý. Sang tháng thứ 9, khả năng khéo léo và phối hợp tốt giúp bé lấy được thức ăn nhỏ bằng hai ngón tay. Ở tuổi này, bé rất thích được bốc đồ ăn.
  3. Vào dịp sinh nhật đầu tiên, bé sẵn sàng thử nếm sữa tươi và sữa bò. Nếu bạn đang cho con bú, hãy tiếp tục chứ đừng dừng lại. Bạn có thể nhìn thấy bé uống thành thạo từ cốc mỏ vịt nhưng nhớ là chỉ nên đựng nước lọc trong cốc mỏ vịt, không phải nước quả. Nếu là nước quả, bé có thể uống từ cốc thông thường. An toàn cho bé ăn Không bao giờ để bé một mình khi ăn. Tránh những thức ăn tiềm ẩn mối nguy ngạt thở như quả nho, rau sống, hoa quả cứng, nho khô, bánh mỳ trắng, phômai cứng, ngô rang, bỏng ngô, kẹo cứng... Nếu bạn không chắc về độ an toàn của đồ ăn, hãy tự hỏi: - Liệu nó có tan chảy trong miệng? Một số bánh quy có thể tan chảy trong miệng và như thế là khá an toàn.
  4. - Liệu nó có đủ độ chín để bé nghiền nát dễ dàng? Hoa quả, rau xanh nếu được nấu chín thì bé sẽ nghiền nát dễ dàng. Hoa quả đóng hộp dành cho bé cũng vậy. - Liệu nó có mềm mại tự nhiên? Phômai mềm, mảnh nhỏ của đậu phụ gọi là mềm mại tự nhiên. - Nó có dính thành khối? Những miếng chuối chín và mỳ ống nấu chín có thể kết thành khối, gây nguy hiểm cho bé. Lượng thức ăn hợp lý Sữa công thức hợp với tháng tuổi và sữa mẹ vẫn cần tiếp tục được cung cấp cho bé nhưng bé bắt đầu uống
  5. sữa ít hơn khi đến 1 tuổi. Bởi vì bé nhận được nhiều dinh dưỡng từ thức ăn nên lượng sữa sẽ giảm. Cần quan tâm xem bạn đang cho con ăn quá nhiều hay không đủ. Chú ý đến các dấu hiệu no và đói của con bạn. Bé ăn no sẽ biết tự dừng lại, quay đầu ra khỏi bình sữa hoặc ti mẹ. Với thức ăn đặc, bé sẽ quay lưng, không mở miệng hoặc “phun” thức ăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2