intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8X và hội chứng kinh doanh

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

69
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những dự định kinh doanh to tát, những kế hoạch kiếm tiền bạc tỷ khiến không ít 8X rời xa thực tế để lao vào thương trường khi chưa thực sự đủ lực (cả về vốn lẫn kinh nghiệm)… Và hậu quả là một loạt cửa hàng kinh doanh rơi vào thua lỗ ngay khi bắt đầu chưa được bao lâu... “Thanh lý cửa hàng” Cửa hàng kinh doanh áo quần trên đường Hoàng Hoa Thám khai trương chưa đầy ba tháng đã thấy treo biển “Thanh lý cửa hàng”. Trừ tuần lễ khai trương khách ra vào tấp nập -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8X và hội chứng kinh doanh

  1. 8X và hội chứng kinh doanh Những dự định kinh doanh to tát, những kế hoạch kiếm tiền bạc tỷ khiến không ít 8X rời xa thực tế để lao vào thương trường khi chưa thực sự đủ lực (cả về vốn lẫn kinh nghiệm)… Và hậu quả là một loạt cửa hàng kinh doanh rơi vào thua lỗ ngay khi bắt đầu chưa được bao lâu... “Thanh lý cửa hàng” Cửa hàng kinh doanh áo quần trên đường Hoàng Hoa Thám khai trương chưa đầy ba tháng đã thấy treo biển “Thanh lý cửa hàng”. Trừ tuần lễ khai trương khách ra vào tấp nập - chủ yếu khách hàng là bạn bè của chủ cửa hàng đến chúc mừng và mua hàng ủng hộ. Sau đó, cửa hàng rơi vào cảnh “vắng như chùa bà đanh”. Một tháng nữa người ta thấy cửa hàng liên tục đóng cửa và chẳng bao lâu sau người ta thấy cô chủ nhỏ buồn buồn treo tấm biển thanh lý h àng. Chủ cửa hàng kinh doanh quần áo đó là ý Nh. - một 8X nuôi tham vọng trở thành doanh nhân khi còn đang ngồi trên giảng đường đại học. Nh. hiện đang là sinh viên năm 3, chuyên ngành quản trị. Thấy bạn bè xung quanh liên tục “phất” lên nhờ những ý tưởng kinh doanh táo bạo, Nh. cũng nảy ra ý định làm kinh doanh. Nh. học khá lại là người có óc sáng tạo nên cô khá tự tin khi đưa ra ý tưởng “kinh doanh một mặt hàng duy nhất”. Nh. chọn các sản phẩm từ jean làm mặt hàng chính. Sau khi đi khảo sát thị trường chán chê, Nh. quyết định vay tiền bố mẹ cộng thêm tiền cắm chiếc Attila, Nh. quyết lao vào thương trường cho bạn bè... lác mắt chơi.
  2. Những bạn trẻ lao vào kinh doanh như Nh. không hiếm. Thực tế cho thấy cũng có nhiều bạn thành công. Tuy nhiên, thương trường là chiến trường, chỉ cần một phép tính sai cũng có thể khiến cả chiến lược kinh doanh có vẻ rất “hoành tráng” rơi vào thất bại. Mà các ông, bà chủ trẻ khi đưa ra ý tưởng kinh doanh lại rất ít khi tính đến trường hợp mình sẽ thất bại. Chẳng hạn như Mai Kh., một 8X rất “máu” làm kinh tế. Kh. là một trong số những bạn trẻ ý thức được việc phải khai thác triệt để thế mạnh Internet trong kinh doanh. Quả thực, từ khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông, Kh. cũng đã có một vài “phi vụ làm ăn” thành công. Lên đại học, Kh. lập tức nghĩ ngay tới việc sẽ kinh doanh. Sau một thời gian tính toán và khảo sát thị trường khá cẩn thận, cuối cùng Kh. quyết định sẽ mở một cửa hàng bán đồ lưu niệm với tham vọng sẽ tận dụng tối đa thế mạnh bản thân (Kh. học chuyên ngành về mỹ thuật). Địa điểm Kh. “chấm” là khu bán đồ lưu niệm cạnh Đại học Y Hà Nội. Đây là khu bán đồ lưu niệm sầm uất và nổi tiếng từ lâu với khoảng gần chục cửa hàng khá lớn. Kh. cho rằng chọn địa điểm ở đây tuy phải cạnh tranh gay gắt nh ưng mở cửa hàng ở đây cô sẽ tận dụng được nguồn khách sẵn có. Cũng bởi quá tha thiết với khu vực này mà Kh. sẵn sàng chấp nhận thuê địa điểm với giá khá cao. Diện tích của cửa hàng quá bé, Kh. chỉ còn có thể kinh doanh “nho nhỏ”. Bên cạnh những cửa hàng lớn cùng khu vực, của hàng của Kh. lọt thỏm và không gây được sự chú ý nào đối với khách hàng. Tuy nhiên, Kh. khá tự tin với chiến lược kinh doanh của mình nên dù 2 tháng đầu làm ăn thua lỗ cô vẫn không nản. Kh. tiếp tục vay tiền bạn bè và người thân để “nuôi đứa con tinh thần”.
  3. Kh. cho rằng nếu cô vượt qua giai đoạn khó khăn này thì chắc chắn với những mặt hàng hand made (làm thủ công) đầy tính mỹ thuật của cô sẽ được khách hàng chấp nhận. Nhưng giá thuê mặt bằng quá cao, Mai Kh. cũng không duy trì được cửa hàng của mình quá 4 tháng. Cuối cùng cô đành chấp nhận treo biển “thanh lý cửa hàng” và kết thúc “phi vụ làm ăn nhớn”. Thất bại, vì sao? Vì sao nhiều 8X khi kinh doanh lại dễ rơi vào thất bại? Có rất nhiều lý do, có thể do họ không có vốn, có thể do chưa có đủ kinh nghiệm, cũng có thể do họ thiếu thời gian... Có thể gọi tất cả những nguyên nhân thất bại đó thành một cái tên chung: Thiếu thực tế. Thiếu thực tế và quá nóng vội. Nhiều bạn trẻ đã rất vội vàng khi quyết định kinh doanh. Chẳng hạn như trường hợp Quỳnh A. - từng là chủ một shop thời trang trên phố Nguyễn Quý Đức (Hà Nội). Khi A. mở shop kinh doanh thời trang cô có tham vọng sẽ biến nó thành một hệ thống chuyên doanh có thương hiệu. Tuy nhiên, thực tế không dễ dàng như những gì A. hoạch định ban đầu. Kinh doanh chưa đầy hai tháng shop của A. đã rơi vào tình trạng “bán hàng cũ” bởi vốn chưa kịp quay vòng để lấy hàng mới, trong khi hàng cũ lại chưa bán được vì khách chưa quen cửa hàng. Thêm vào đó, địa điểm A. mở shop lại hoàn toàn không phù hợp với mặt hàng cô kinh doanh. A. muốn shop của cô sẽ kinh doanh các mặt hàng thời trang cao cấp song Nguyễn Quý Đức lại là “phố bình dân” và đối tượng khách hàng chủ yếu là sinh viên các tỉnh ở trong ký túc xá (Ký túc xá Mễ Trì, ký túc xá đại học Hà Nội). Dĩ nhiên là kế hoạch hoạch làm ăn của A. bị phá sản sau đó không lâu.
  4. Thực tế cũng cho thấy kinh doanh là một cuộc chơi không hề đơn giản. Không giống như nhiều người hình dung khi đọc qua sách, báo về một vài chân dung doanh nhân thành công nào đó, công việc kinh doanh rất vất vả và người làm kinh tế phải biết vượt qua sự mệt mỏi. Trong khi đó, nhiều tiểu thư vì ham cái vẻ “hào nhoáng” bên ngoài mà những doanh nhân thành đạt thường tạo dựng đã bất chấp mà lao vào khi chưa kịp hiểu gì về công việc kinh doanh. Mai A. - một 8X ham làm giàu, là ví dụ khá điển hình. Năm thứ hai đại học cô đua theo chúng bạn cũng đòi cha mẹ cho vay vốn để hùn với bạn bè mở một quán “cà - phê A”. Thời điểm đó, mô hình quán cà - phê bình dân dành cho giới học sinh sinh viên mới xuất hiện tại Hà Nội nên quán của Mai A. làm ăn khá thuận lợi. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, nhóm bạn cùng hùn vốn bắt đầu “lục đục” bởi những nghi kỵ về chuyện tiền nong. A. muốn một mình quản lý cửa hàng nên lại vận động bố mẹ mua lại toàn bộ quán cà phê. Nhưng cô lại không thể dành thời gian cho quán bởi cô còn có nhu cầu đi chơi, đi píc-níc, đi xem phim... Ngày nghỉ là những ngày khách tới, đông nhất thì A. lại... đóng cửa đi chơi với người yêu. Cũng bởi kinh nghiệm thương đau từ lần chung vốn với bạn bè mà A. không tin tưởng giao quán cho bất kỳ ai. Kết quả là quán mất khách và A. mau chóng nhường lại “đứa con” cho người khác để thỏa sức… bay nhảy. Tất nhiên, không phải 8X nào cũng kinh doanh thất bại. Không thể phủ nhận một lớp doanh nghiệp trẻ đang hình thành mà người lãnh đạo là những con người còn rất trẻ. Dù vậy cũng mong rằng những người trẻ đang có ý định kinh doanh, hãy cân nhắc thật kỹ cácc vấn đề. Các 8X thích làm kinh tế hãy trang bị thật kỹ trước khi lao ra “chiến trường” để không chuốc lấy thất bại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2