9 phong cách lãnh đạo Phần 1: Phát triển mối quan hệ (tiếp theo)
lượt xem 26
download
Tác giả Lisa Haneberg đã trao đổi với Keith Farrazzi - người được mệnh danh là một trong những cá nhân có nhiều quan hệ nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes và Inc.. Ông cũng đồng thời là CEO của Ferrazzi Greenlight, một công ty tư vấn và đào tạo có trụ sở ở Los Angeles và New York. Cuộc nói chuyện của tôi với Keith bắt đầu với một điều bất ngờ dễ chịu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 9 phong cách lãnh đạo Phần 1: Phát triển mối quan hệ (tiếp theo)
- 9 phong cách lãnh đạo - Phần 1: Phát triển mối quan hệ (tiếp theo) Tác giả Lisa Haneberg đã trao đổi với Keith Farrazzi - người được mệnh danh là một trong những cá nhân có nhiều quan hệ nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes và Inc.. Ông cũng đồng thời là CEO của Ferrazzi Greenlight, một công ty tư vấn và đào tạo có trụ sở ở Los Angeles và New York. Cuộc nói chuyện của tôi với Keith bắt đầu với một điều bất ngờ dễ chịu. Cách cư xử của ông rất dứt khoát và chuyên nghiệp. Khiếu hài hước của ông rất sắc sảo và giọng nói thì trầm ấm. Hãy lắng nghe lời ông ta và nhận ra rằng phong cách của ông ta là một sự tự giáo dục. Phong cách của ông rất phù hợp bởi những mối quan hệ và cầu nối không phải những kỹ năng rắc rối, mờ nhạt; mà đó là những yêu cầu cốt yếu trong kinh doanh. Sau đây là một vài điều nên cân nhắc quan trọng khi quan hệ với những
- người xung quanh: Hãy tìm cơ hội giúp đỡ người khác Những mối quan hệ nâng đỡ cho thành công của chúng ta, nhưng không phải là khi chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì chúng ta mới xây dựng quan hệ. Chúng ta cần thực sự mong muốn được đóng góp cho thành công của những người khác; bằng cách làm như vậy, các mối quan hệ sẽ đóng góp cho thành công của chính chúng ta. Hãy hào phóng Bí quyết này tập trung vào sự hào phóng. Nếu bạn đang tiếp cận ai đó người có thể rất quan trong với thành công của bạn và nhóm của bạn, và những nỗ lực của bạn trong việc giúp người đó thành công rất đáng giá và chân thành, sau đó bạn sẽ chẳng gặp phải rắc rối nào nữa. Mối quan hệ giao thiệp này sẽ khiến anh ta không bao giờ mất công suy tính nếu cần giúp đỡ bạn cái gì, cho bạn cái bạn cần nếu họ cảm thấy bạn thực sự quan tâm đến họ Đừng là một kẻ lười biếng ăn bám Hãy duy trì mối quan hệ với mọi người và hãy giữ lời hứa của bạn. Liên tục tìm kiếm những liên hệ mới Chúng ta nên luôn luôn kết nối với nhiều người hơn. Nhiều hơn những
- mối quan hệ chất lượng sẽ chỉ làm tăng tốc thành công của bạn và đem lại niềm vui cho cuộc sống của chúng ta, xét cả trên khía cạnh đời tư và công việc. Hãy tự hỏi bản thân: “Tôi đang đạt được những kết quả mà tôi muốn?” Nếu bạn không hài lòng với câu trả lời, sau đó hãy bắt đầu lên danh sách những người bạn cần thiết lập quan hệ để đạt được những thành công mà bạn muốn. Số lượng người trong danh sách còn tuỳ thuộc từng trường hợp. Lời khuyên này đối với tôi có nghĩa là hãy xây dựng quan hệ theo chiều sâu. Keith gợi ý rằng chúng ta hãy di chuyển với tốc độ ánh sáng, bỏ qua những tán gẫu nhàm nhạt và bỏ các chủ đề chẳng có ý nghĩa gì. Trong cuốn “Đừng bao giờ ăn một mình”, Keith gợi ý rằng chúng ta nên trở thành những người nói chuyện thông minh. Tôi đề nghị ông giải thích rõ hơn ý nghĩa của từ “người nói chuyện thông minh”: Hiện nay, cái gì khiến con người ta trở thành những người nói chuyện thông minh và vĩ đại? Mặc dù bạn có thể là người hiểu rất nhanh những ý nghĩa truyền tải trong những tán gẫu về thời tiết và về công ty họ đang làm việc, bạn chú ý vào cuộc nói chuyện với đối tác về những vấn đề ngoài lề nhưng có tầm quan trọng - như là sở thích của họ, những đứa con đang tuổi lớn
- thích gây rắc rối, những khó khăn trong công việc, mối quan hệ gia đình thực sự khiến họ mệt mỏi. Nhưng chỉ khi bạn nói chuyện với ai đó về những khao khát lớn lao và những cuộc đấu tranh thầm kín nhất của họ thì bạn mới biết, trân trọng và đánh giá họ như là một con người đầy đủ, và đó là khi bạn bắt đầu sợi dây kết nối bền chặt. Hãy đi vào chiều sâu. Những mối quan hệ thực sự là những mối quan hệ thân thiết. Để hiệu quả hơn, chúng ta cần bất chấp những rủi ro và chia sẻ bản thân hơn. Chúng ta có xu hướng phán xét người khác trước. Sau khi biết nhiều hơn về mọi người, những phán xét ban đầu của chúng ta mờ nhạt dần đi; những phán xét đó được thay thế bởi những khái niệm mới mẻ và có ý nghĩa hơn về con người và mục tiêu mà anh ta đang cố gắng đạt được. Những mối quan hệ hoặc là có tính chất riêng tư hoặc là chúng chỉ mãi là những quen biết xã hội hời hợt. “Thân mật” là một từ khác mà nhiều người (kể cả nhiều chuyên gia về nguồn nhân lực) cảm thấy không thoải mái khi nhắc đến. Những mối quan hệ kinh doanh thân mật là những mối quan hệ chúng ta tạo ra qua những cuộc đối thoại và hợp tác sâu sắc giữa những con người. Khi chúng ta chia sẻ những ước mơ của mình, chúng ta trở nên thân mật hơn. Khi chúng ta lắng nghe những ưu tư và thử thách trong đời của ai đó, cuộc nói chuyện trở nên thân mật. Bất cứ khi nào chúng ta nói hay
- lắng nghe từ trái tim và tâm hồn mình, chúng ta được kết nối bền chặt. Và điều này thật là tuyệt diệu! Cách Keith quan hệ không phải là cùng làm việc trong một căn phòng. Khi ông ta nói trong suốt cuộc nói chuyện của chúng tôi, “…đó là việc tìm ta một ai đó bạn cảm thất đồng cảm, thoải mái, thích thú, và có thể quý giá cho bạn theo một cách nào đó. Đó là việc tiếp xúc với họ trên những khía cạnh nhân bản của một con người thực sự và mời chào họ theo một cách thân thiện và thực lòng. Sau đó khám phá ra những sở thích và niềm say mê chung để kết nối sâu sắc hơn một chút, và thực sự liên kết qua những đồng cảm và sự nhạy cảm của bạn. Trên hết, hãy tập trung vào việc cho đi - sử dụng bất cứ phương tiện nào bạn có để giúp họ có được cái mà họ mong muốn trong cuộc đời.” Tôi hỏi Keith về cách thức làm thế nào để nhận ra chúng ta đang quan hệ không đủ thân thiết với những ai để chúng ta có thể bắt đầu sửa chữa. Đây là hai lời khuyên quan trọng của ông: Hãy chia sẻ niềm đam mê của bạn Bạn có thể bắt đấu xây dựng nhiều mối quan hệ hơn để thành công bằng cách đơn giản là chọn một sở thích trong tuần này mà bạn đã sẵn sàng lên kế hoạch để thực hiện nó - ví dụ như một bữa ăn, một buổi tập thể dục, đi đến nhà thờ, hay bất cứ thứ gì - và mời ai đó mà bạn muốn hiểu
- rõ hơn về họ đi cùng với bạn. Hãy có một người bạn thân Vì lí do là tập thể dục và các chương trình ăn kiêng sẽ thành công hơn nếu như bạn luyện tập theo đôi, bạn sẽ thành công hơn trong các nỗ lực “kết nối” nếu như bạn có một người cùng làm với mình. Bạn và người đó có thể động viên lẫn nhau, giúp đỡ nhau xây dựng Bản kế hoạch hành động cho các mối quan hệ, và đó là chỉ những hỗ trợ nói chung - bất cứ điều gì luôn nhắc nhở giúp bạn tập trung vào mục tiêu. Bất kể bạn làm nhiệm vụ nào trong công việc của mình, với tư cách là một giám đốc, thành công của bạn sẽ xuất hiện thông qua các cuộc đối thoại và các mối quan hệ. “Không bao giờ ăn một mình” có rất nhiều ví dụ có thể giúp bạn xây dựng ý tưởng về cách thức để xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt hơn. Đây là những kỹ thuật và cách thực hành có thể có ích cho bạn để sẻ chia bản thân và mơ ước của mình một cách hiệu quả và thoải mái hơn. Hãy chia sẻ ước mơ của mình là một bước quan trọng để biến những ước mơ đó thành sự thật. Lời khuyên của Keith Ferrazzi 1. Bạn không thể đạt được mục đích chỉ với một mình bạn. Bất kể mục đích trong công việc của cuộc đời bạn là gì, thành công đòi hỏi những mối quan hệ.
- 2. Những mối quan hệ kinh doanh là những mối quan hệ giữa người với người. Bằng cách nói cường điệu lên để tìm ra sự lãng mạn, thì quy luật này cũng áp dụng trong việc xây dựng các mối quan hệ. Chúng ta đều là con người bình thường. 3. Hãy quan tâm đến người khác. Tôi luôn ghi nhớ những điều mà Nancy Badore nói với tôi: “Nếu như anh hiểu rằng thành công là của cả đội, và cái mà họ làm là vì bạn, nhưng họ làm không phải vì lợi ích cuả bạn, điều đó sẽ biến bạn thành một nhà lãnh đạo.” Để lãnh đạo thành công, bạn phải tập trung quan tâm đến người khác. 4. Hãy tìm người hướng dẫn. Hãy tìm người để bạn hướng dẫn. Thực hành lặp lại. Không có gì ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành công trong sự nghiệp của bạn hơn có một nhà hướng dẫn giàu kinh nghiệm dạy bảo và quan tâm đến bạn. Và không có cách nào tốt hơn để học tập và tiếp tục phát triển hơn là giúp đỡ thế hệ đi sau cũng làm như bạn. 5. Hãy xây dựng những mối quan hệ trước khi bạn cần đến chúng. Hãy bắt đầu từ hôm nay. Xây dựng những mối quan hệ bạn cần cho thành công của nhóm cũng như thành công trong sự nghiệp của bạn. Ông chủ cũng có thể bị sa thải một ngày nào đó, và khi đó bạn sẽ trở nên thất nghiệp, bạn không còn làm việc trong hệ thống. Bạn là người săn việc. (còn nữa) Lisa Haneberg
- 9 lives of leadership Ngọc Trâm (dịch)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
9 phong cách lãnh đạo - Phần 5: Tinh thần khởi nghiệp
9 p | 130 | 19
-
9 phong cách lãnh đạo Phần 2: Từ vô danh đến một người thành công
8 p | 112 | 15
-
9 phong cách lãnh đạo - Phần 6: Quyết định đúng
11 p | 99 | 13
-
9 phong cách lãnh đạo - Phần 7: Gen di truyền của tổ chức
9 p | 97 | 13
-
9 phong cách lãnh đạo - Phần 8: Sự sắc sảo cảm xúc
10 p | 103 | 12
-
9 phong cách lãnh đạo - Phần 4: Hãy là người cấp tiến
11 p | 79 | 10
-
9 phong cách lãnh đạo - Phần 9: Cá cược nơi làm việc
9 p | 52 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn