intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

A Separation: trước khi chết phải xem phim này

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

82
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Poster phim "A Separation" Một nghệ sĩ từng nói với tôi rằng: có những phim “bắt buộc” phải xem, không xem thì không thành người. Các phim đó không nhiều, một năm may ra chỉ có 3, 4 tác phẩm là cao. Năm nay, A Separation (Chia ly) được xếp vào cái danh sách “xem hay là chết” của tôi. Ừ, có lẽ bạn chẳng phải nghệ sĩ gì, hay yêu nghệ thuật một cách quên ăn quên ngủ, nhưng nếu bạn cho rằng mình thuộc dạng quan tâm vừa phải đến văn .hoá, hay thậm chí chỉ đơn giản là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: A Separation: trước khi chết phải xem phim này

  1. A Separation: trước khi chết phải xem phim này Poster phim "A Separation" Một nghệ sĩ từng nói với tôi rằng: có những phim “bắt buộc” phải xem, không xem thì không thành người. Các phim đó không nhiều, một năm may ra chỉ có 3, 4 tác phẩm là cao. Năm nay, A Separation (Chia ly) được xếp vào cái danh sách “xem hay là chết” của tôi. Ừ, có lẽ bạn chẳng phải nghệ sĩ gì, hay yêu nghệ thuật một cách quên ăn quên ngủ, nhưng nếu bạn cho rằng mình thuộc dạng quan tâm vừa phải đến văn
  2. hoá, hay thậm chí chỉ đơn giản là người có đọc, có tìm hiểu, tôi xin bạn hãy chạy ra ngoài mua đĩa về xem. Đĩa lậu không bao nhiêu tiền, trong khi “A Seperation lại là một tác phẩm vô giá. Phim mở đầu như thế này: Một cặp vợ chồng – Nader (Peyman Moadi và Simin (Leila Hatami) – đang ngồi trước thẩm phán để làm thủ tục ly dị. Họ là người Iran, sống tại Iran; vì cả hai có cô con gái Termeh 11 tuổi, nên đã bàn đến chuyện chuyển sang nước ngoài sống để Termeh không bị văn hoá Hồi giáo kìm kẹp. Chạy vạy thủ tục, tốn không biết bao nhiêu tiền, nhưng cuối cùng anh chồng Nader không chịu đi vì anh muốn ở lại Iran để chăm sóc bố – người bị bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Simin rất giận, theo cô thì con mình còn cả tương lai phía trước, trong khi ông nội đã già, bệnh nặng đến độ không còn nhớ con cháu mình là ai. Thế nên cặp vợ chồng lôi nhau ra tòa ly dị, chứ thực chất thì họ cũng chẳng muốn chia tay. Thẩm phán thấy lý do ly dị quá vô lý nên đã bác đơn.
  3. Simin và Nader tại tòa Bực tức, Simin xách đồ về nhà bố mẹ đẻ, Termeh nhất quyết không đi theo mẹ về bên ngoại mà muốn ở với bố và ông nội. Chính điều này đã gây ra bao rắc rối. Nader vừa mới thuê một phụ nữ tên Razieh (Sareh Bayat) đến để chăm sóc bố khi anh đi làm và con gái đi học. Razieh cực kỳ mộ đạo, nếu cô làm thuê cho một gia đình bình thường thì không sao; đằng này, cô vợ Simin – tuy chưa ly dị Nader – không còn sống chung với anh nữa. Phụ nữ có chồng như Razieh không thể ở một mình trong nhà của một người đàn ông lạ, nhất là khi vợ anh ta vắng mặt, theo đúng luật đạo Hồi, chồng Razieh phải cho phép thì cô mới được đi làm. Biết rằng ông chồng cổ hủ sẽ không bao giờ cho mình đi làm thuê tại nhà Nader, Razieh cố giấu chồng làm lén, bởi gia đình cô rất cần tiền. Bà vợ Simin, tuy giận chồng và không còn ở đấy nữa, cũng ráng trấn an Razieh rằng Nadar là người đàn ông tốt. Anh còn cho phép cô đem theo con đến nhà mình để Razieh không phải tốn tiền gửi bé vào nhà trẻ.
  4. Razieh và con gái Người xem lờ mờ đoán rằng Razieh không phù hợp với công việc, đã chăm sóc người già yếu thì phải sẵn sàng rửa ráy, lau chùi nếu họ lỡ bậy ra quần. Nhưng đạo Hồi không cho phép phụ nữ chạm vào chỗ kín của đàn ông lạ mặt (dù bố của Nadar thuộc loại già khú). Cô cũng đang mang thai, nên thể trạng cũng không tốt. Một hôm, Nader đi làm về sớm, và phát hiện ra bố mình bị cột tay vào giường, trong khi Razieh biến đâu mất tiêu. Thực chất thì Razieh có lý do chính đáng để bỏ đi, nhưng Nader lẫn người xem không biết lý do này cho đến khi phim gần kết thúc. Giận quá, Nader chờ Razieh về, rồi chửi bới và đuổi cô ra khỏi nhà. Dùng dằng sao đó, anh lỡ tay đẩy cô té, và cô sảy thai. Mọi chuyện thế là rối um lên. Chồng của Razieh, tên là Modjat, kiện Nader ra tòa vì tội giết người.
  5. Ai đúng ai sai? Nader cho rằng anh chỉ quá tay vì Razieh trói bố mình vào giường. Anh cũng không hề biết Razieh đang mang thai. Vốn mộ đạo nên cô tối ngày trùm khăn kín mít, ăn mặc lùm xùm như thế thì ai mà biết được rằng cô có bầu hay không? Và nếu biết thì anh đã chả thuê Razieh chăm bố mình, với lại cú đẩy của anh không thể mạnh đến nối khiến cô mất đứa con trong bụng. Modjat thì cho rằng Nader không thể không biết vợ mình đang mang bầu, việc anh dám thuê Razieh trước khi hỏi ý kiến chồng cũng trái đạo lý, không chấp nhận được. Modjat (áo xám) gây gổ với Nader, khiến mọi người phải bu vào cản. Nhưng không phải cái gì cũng rạch ròi trắng đen. Chắc hẳn nhiều người đã và đang cho rằng Iran là một nước khó sống, phụ nữ bị đàn áp, luật
  6. Hồi giáo thì hà khắc; ngẫm nghĩ vẫn thấy làm người Việt Nam sướng chán. Tuy nhiên, đạo diễn Asghar Farhadi có con mắt quan sát cực kỳ nhân bản và thâm thuý, phim của ông chẳng đã phá Iran hay lên án những bất cập của đạo Hồi, nó chạm tới một thực tế đúng đến kinh ngạc: đa số những bi kịch trong cuộc sống của chúng ta không phải do đất nước, luật lệ; mà là do chính chúng ta tạo ra. Bi kịch của gia đình anh Nader là chuyện vợ chồng lục đục. Ai cũng cảm thông được với Simin, cô chỉ muốn tốt cho con gái, muốn con được sống ở một xã hội văn minh hơn. Còn người nào đang nuôi bố mẹ già thì sẽ hiểu được Nader, anh cũng yêu con, nhưng không nỡ bỏ bố cho bệnh viện, cho y tá trông để rảnh rang chuyển đến nước khác sống. Nhưng rồi nghĩ thêm chút nữa sẽ thấy Simin có lý của cô, người mắc bệnh nặng như bố Nader phải được dân chuyên nghiệp săn sóc, chứ để ở nhà rồi mướn người không có bằng cấp trông nom thì sẽ xảy ra chuyện. Nader và bố
  7. Còn Razieh thì sao? Quả thật, một phần bi kịch của cô là vì cô quá tin đạo, nhưng cô sẽ chẳng bao giờ gặp rắc rối nếu chồng cô làm ra tiền. Modjat không thuộc dạng vũ phu, nhưng anh rất nóng tính nên thường xuyên mất việc. Tình trạng thất nghiệp của anh khiến cả nhà lâm vào cảnh nợ nần, nghèo đói, đến nỗi vợ phải nai lưng ra lo chuyện kinh tế trong lúc đang mang bầu. Chính cái nghèo đã đẩy Razieh làm những chuyện đạo Hồi không cho phép. Tình cảnh bi đát này ở Việt Nam có, Iran có, thậm chí bên Tây cũng có. Phim của Asghar nhẹ nhàng từ tốn, ông đưa người xem vào sâu trong cuộc sống của hai gia đình, khiến chúng ta có cảm giác như ta đang ở cùng họ. Đôi lúc ta đồng ý với Nader, nhưng đôi lúc ta phải công nhận rằng anh cũng sai, rồi có lúc ta ngả theo Simin, hay thương cho Razieh, thậm chí ta còn cảm thấy rằng mình đã quen biết cô con gái Termeh của họ từ lâu. Những bi kịch của hai gia đình là những bi kịch rất người, bắt cứ ai, dù thuộc quốc tịch nào, cũng có thể hiểu được.
  8. Cặp vợ chồng Simin/Nader tuy yêu nhau và yêu gia đình nhưng lại có ý kiến và cách hành xử trái ngược. Phim quá nhân bản đi, nên xem xong mà tôi phải giật mình và xem xét lại bản thân. Những ai nghĩ rằng dân Việt Nam sướng hơn dân đạo Hồi, và dân Mỹ dân Pháp sướng hơn dân Việt sẽ nghiệm ra rằng cơ bản thì ở đâu cũng thế. Không luật lệ nào hoàn hảo, chúng ta chẳng phải thánh nên dù luật hay đạo có nghiêm khắc hay lỏng lẻo kiểu gì thì ta cũng sẽ mắc lỗi. Ai mà chẳng phải tự lo chuyện gia đình, chuyện cơm áo gạo tiền? Ai mà không có những bi kịch cá nhân? Dù có trách móc gì về đất nước bản xứ, phần đông dân chúng (Iran, hay Việt Nam, Mỹ, Tàu) đơn giản chỉ mong muốn được cải thiện cuộc sống, và cũng vì vậy mà đôi khi ta phá vỡ đạo lý, truyền thống, và đi ngược lại với những gì luật pháp (thậm chí chính mình) cho là đúng. A Speration thắng giải Oscar phim nước ngoài xuất sắc nhất, nhưng lý ra nó phải tranh giải phim hay
  9. nhất nữa kia, để làm ra một bộ phim tuy đơn giản nhưng lại thâm thúy đếm mức vượt qua được rào cản văn hóa, tôn giáo như thế này thật không dễ chút nào. Đạo diễn Asghar có thể đi theo hướng “làm phim đả kích đạo Hồi”, và không chừng ông cũng sẽ thành công, được “thằng Tây” khen vì đạo Hồi cũng lắm bất cập, làm 100 phim chê cũng chưa chắc chê được hết. Nhưng Asghar không làm vậy, ông hiểu rằng “ta” hay “địch” đều là người, và vì thế chúng ta có chung một nỗi khổ. Ông chọn cách nhìn thẳng vào vấn đề một cách khách quan thay vì chê bai những thứ ai cũng biết là đáng chê. Xem xong phim, tôi tin rằng mình chả sướng gì hơn Iran, và “bên Tây” cũng chưa chắc đã sướng như mình; nhưng nền điện ảnh Iran chắc chắn vượt xa nền điện ảnh của chúng ta. Iran có rất nhiều các tác phẩm – nói đúng hơn là siêu phẩm – đậm tình người, gần gũi, sâu lắng một cách đặc biệt. Những phim này không tốn kém, không kỹ xảo, không ồn ào phản đối, đả kích xã hội, hay nói lên những tệ nạn, những thú ăn chơi của dân sành điệu. Chính những phim như A Seperation mới khiến chúng ta cảm thấy chán nản cho phim Việt; xem phim bom tấn của Mỹ thì còn tự an ủi rằng mình thiếu tiền nên chẳng làm hoành tráng hay chuyên nghiệp như “tụi Tây”, nhưng A Seperation hay quá mà lại mộc mạc quá. Tại sao Iran làm được còn mình thì không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0