intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ai là tác giả bức ảnh Chủ tịch - Bác sỹ Trần Duy Hưng vẫy chào nhân dân Hà Nội ngày 10/10/1954 ?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

68
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ tịch - Bác sỹ Trần Duy Hưng vẫy chào nhân dân Hà Nội ngày 10/10/1954 Trong Tạp chí Nhiếp ảnh số 254-4/2009, có bài viết: “Ai là tác giả bức ảnh Chủ tịch - Bác sỹ Trần Duy Hưng vẫy chào nhân dân Hà Nội ngày 10/10/1954?” của tác giả Chu Thu Hảo phỏng vấn ông Đào Trình về bản quyền tác giả bức ảnh trên với ông Nguyễn Duy Kiên. Tôi có ý kiến như sau: Ông Nguyễn Duy Kiên đã mất thì không thể lên tiếng được, nay ông Đào Trình có film gốc, đó là lý...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ai là tác giả bức ảnh Chủ tịch - Bác sỹ Trần Duy Hưng vẫy chào nhân dân Hà Nội ngày 10/10/1954 ?

  1. Ai là tác giả bức ảnh Chủ tịch - Bác sỹ Trần Duy Hưng vẫy chào nhân dân Hà Nội ngày 10/10/1954 ? Chủ tịch - Bác sỹ Trần Duy Hưng vẫy chào nhân dân Hà Nội ngày 10/10/1954 Trong Tạp chí Nhiếp ảnh số 254-4/2009, có bài viết: “Ai là tác giả bức ảnh Chủ tịch - Bác sỹ Trần Duy Hưng vẫy chào nhân dân Hà Nội ngày 10/10/1954?” của tác giả Chu Thu Hảo phỏng vấn ông Đào Trình về bản quyền tác giả bức ảnh trên với ông Nguyễn Duy Kiên. Tôi có ý kiến như sau: Ông Nguyễn Duy Kiên đã mất thì không thể lên tiếng được, nay ông Đào Trình có film gốc, đó là lý do duy nhất để được tác giả Chu Thu
  2. Hảo khẳng định “Cho dù thế nào, điều hiển nhiên, không còn gì để bàn cãi bản quyền bức ảnh nói trên thuộc về NSNA Đào Trình - người đang giữ phim gốc trong tay” là chính tác giả như kết thúc bài viết… thì tôi thấy tác giả bài viết có phần vội vàng, hấp tấp và sẽ tạo tiền lệ cho những ai có film gốc sẽ là “tác giả” thì nguy mất (có dịp tôi sẽ trình bày không ít trường hợp đã xảy ra như thế). Việc trả lại tên cho tác giả nên hết sức thận trọng, khoan vội kết luận, với cá nhân tôi, tôi không đưa ra bất kỳ lập luận nào về việc ai là tác giả của bức ảnh đó. Ở đây tôi chỉ xin nói những bất cập khác trong bài viết này: Ông Đào Trình nói: Sáng 10/10/1954 tôi mang theo 2 máy ảnh VOLLABE và ROLLEIFEX (mà chỉ chụp được có đúng … 1 kiểu ảnh trên?), sau đó đi cùng với ông Nguyễn Văn Dụ, cả ngày hôm tôi đó tôi chụp được 1 cuốn phim 16 kiểu. Ơ hay! Ông Đào Trình đã được thiếu tướng Lê Thiết Hùng báo cho biết trước một ngày để chuẩn bị tác nghiệp công việc quan trọng trong thời điểm Lịch sử thiêng liêng ngàn năm có một như thế… mà film không nhiều (01 cuộn). Tuy đem những 2 máy cơ đấy (máy nhiều hơn film?) Thật tiếc! Xin thưa: 1. Hai máy ảnh mà ông Đào Trình mang theo không biết máy nào chụp
  3. 1 kiểu film đó. 2. Trong các dòng máy ảnh trên thế giới cho đến tận bây giờ không có máy ảnh nào có tên VOLLABE như ông Đào Trình trả lời phỏng vấn. 3. Rất có thể lầm lẫn với ống kính máy ảnh (thường gọi là máy ảnh) Voigtlander (Đức) vì cách phát âm gần gần giống nhau chăng (Voa - lăng - đe)? Loại ống kính này (chứ không phải máy ảnh) dùng để chụp loại film khổ lớn (thời ấy sử dụng film kính cliché), thường là in trực tiếp nên chất lượng ảnh rất đẹp), nên máy to lắm cồng kềnh thường chụp chân dung mà thường gọi là Salon, nhỏ nhất cũng cỡ 9x12. Dòng ống kính này thường có khẩu độ là 5.6 hoặc 6.3, mãi thập nên 60 thế kỷ trước Việt kiều có mang về ống kính loại này, to và nặng lắm, hiện tôi còn giữ ống kính này. Với khẩu độ như thế thì thời gian chụp phải chậm, máy lại to cồng kềnh thao tác chậm rãi... nếu tác nghiệp trong hoàn cảnh trên là không hợp lý (vì không phải loại máy xách tay). 4. Máy ROLLEIFLEX đây là loại máy chụp cỡ fim duy nhất 6x6cm, “dòng” máy ảnh này mọi người hay gọi là máy 6-6, film cuộn, loại film này chụp được cỡ 6x9cm - 6x7cm - 6x6cm - 4x6cm. Tuy nhiên ngoại trừ chụp film 6x6 ra thì các cỡ còn lại phải chụp máy hộp xếp, vì có bộ phận lắp film (gọi là adapteur, hoặc cắt film miếng bỏ vào châssis porte film) mới đáp ứng được yêu cầu trên, hoặc ngăn chụp film cỡ nhỏ hơn 6x6 (nhưng 6cm bề ngang film không thay đổi). Trong thời chiến tranh leo thang của Mỹ do khan hiếm nguyên liệu người ta dựa vào nguyên
  4. lý trên để cải tạo, sáng chế cho tất cả các loại máy 6x6 khác chụp film này ra các cỡ film 4x6 hay 3x4 cm thậm chí nhỏ hơn nữa, tất nhiên muốn thực hiện được như thế phải qua mấy công đoạn rất tỉ mẩn (người viết thư này vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước đã hành nghề trong hoàn cảnh đó). Còn thời điểm lịch sử trên thì 2 chiếc máy ảnh ấy chụp film 4x6 là không thể. 5. Để sử dụng máy 6x6 chụp cỡ film nhỏ hơn thì khi lên film nhìn vào phía sau thân máy phải có một lỗ tròn nhỏ có kính đỏ để nhìn thì mới biết được. Hầu hết các loại máy 6x6 đều có lỗ như thế, riêng máy ảnh ROLLEIFLEX là không, vì khi lên film bằng manivel và khi quay đủ vòng cũng là armer luôn, mỗi lần như thế là một khổ film 6x6 không thể nào khác được (dẫu muốn cũng không được), cho nên cuộn film đó chỉ chụp được 12 tấm (chứ không thể chụp được16 tấm). Thông thường khi tác nghiệp bao giờ người ta cũng đem film nhiều hơn máy ảnh, chỉ cần một máy cũng được, ở đây ngược lại: đem hai máy mà chỉ có một cuộn film, trong đó một máy ảnh chưa có bao giờ (có thể là trong tương lai) và một máy ảnh không thể chụp được tấm film trên. Có film 6x6 người ta cắt cúp khi phóng ảnh thành các cỡ ngang-dọc tỉ lệ 4x6 hoặc tỉ lệ khác theo ý đồ nghệ thuật của họ, không ai có film 6x6 lại cắt film thành 4x6 cả (vì lý do khác thì tôi không bàn đến). Lạ quá! Đây là Lịch sử phát triển của ngành Nhiếp ảnh Việt Nam, thiết nghĩ
  5. nên hết sức cẩn trọng, khách quan, khoa học trong nhận định để đưa ra kết luận. Cái gì của César hãy trả lại cho César. Tôi có những băn khoăn như vậy, xin được trao đổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0