intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ám thị – bản ngã trong giao tiếp - 8 bí quyết để lấy lòng sếp

Chia sẻ: Ffsfff Thng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

286
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chắc hẳn không nhiều người trong số chúng ta biết tới khái niệm “Ám thị”. Vậy ám thị là gì và tác dụng của nó thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn các bạn nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ám thị – bản ngã trong giao tiếp - 8 bí quyết để lấy lòng sếp

  1. Ám thị – bản ngã trong giao tiếp 8 bí quyết để lấy lòng sếp
  2. Chắc hẳn không nhiều người trong số chúng ta biết tới khái niệm “Ám thị”. Vậy ám thị là gì và tác dụng của nó thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Góc Kỹ Năng để có câu trả lời: Ám thị trong giao tiếp Ám thị là tác động tâm lý tới cá nhân hoặc một nhóm người nhằm làm cho họ tiếp thu thông tin mà không có sự phê phán. Có thể tiến hành ám thị lúc con người tỉnh táo hoặc trong trạng thái thôi miên. Ám thị thường đi kèm với quá trình giao tiếp. Nó có thể mang tính chất trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hay tiêu cực, trọn vẹn hay không trọn vẹn. Ám thị trực tiếp là tác động trong đó người này thông báo cho người kia – dưới hình thức mệnh lệnh thực hành – những ý nghĩ nhất định, khiến người kia phải tiếp nhận không bàn
  3. cãi. Ám thị gián tiếp thì phải theo đường vòng để đạt mục đích trên, chẳng hạn, thủ thuật “noi gương” trong bán hàng là một ví dụ. Trong kinh doanh, ám thị được sử dụng qua tác động của quảng cáo (lặp đi lặp lại một câu nói hay một hình ảnh, dựa trên thương hiệu, hay là uy tín của đơn vị sản xuất, …). Khi bạn đưa cho khách món hàng được gói bọc cẩn thận kèm theo những lời lẽ tình cảm như: “Thật cứ như hàng may đo ấy”, “Món quà tặng tuyệt vời” là thực ra người bán hàng đang tạo cho khách hàng niềm tin là mình đã quyết định đúng. Tính chất bị ám thị phụ thuộc vào từng người, từng lứa tuổi, giới tính và từng hoàn cảnh. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà chuyên môn thì muốn tính bị ám thị của con người tăng lên khi người ta hoang mang dao động, đang trông chờ, đang đi tìm lối thoát, khi họ đang bị chi phối bởi một nhu cầu mãnh liệt nào đó. Thực tế cũng cho thấy rằng, tuổi càng cao, kinh nghiệm càng nhiều thì tính bị ám thị cũng giảm đi, và phụ nữ thường dễ bị ám thị hơn nam giới. Trạng thái bản ngã trong giao tiếp Trong khi giao tiếp, cá tính con người gồm có 3 trạng thái là trạng thái bản ngã phụ mẫu, trạng thái bản ngã thành niên và trạng thái bản ngã nhi đồng. Dù ở môi
  4. trường giao tiếp nào, con người cũng có thể hiện một trong ba trạng thái đó và dần dần chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác  Trạng thái bản ngã phụ mẫu Đó là đặc trưng cá tính nhận biết được quyền hạn và thế mạnh của mình và thể hiện trong khi giao tiếp. Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống là khi giao tiếp hay ra lệnh, hoặc huấn thị. Ở trạng thái này, nếu đối tượng giao tiếp là cấp dưới có thể tăng vẻ uy nghiêm, nhưng nếu đối tượng giao tiếp là đồng nghiệp sẽ gây phản ứng bất mãn.  Trạng thái bản ngã thành niên Đó là đặc trưng cá tính biết bình tĩnh và khách quan phân tích sự việc theo lý trong quá trình giao tiếp.  Trạng thái bản ngã nhi đồng Tên gọi “nhi đồng” đã nói lên phần nhiều về loại hình “bản ngã” này. Đó là đặc trưng cá tính hay xúc động và hành động theo sự xui khiến của tình cảm trong quá trình giao tiếp. Trong bối cảnh xã hội phức tạp, trong quá trình giao tiếp, chúng ta nên phân tích trạng thái bản ngã của mình cũng như của đối tượng. Phải phân tích trạng thái bản
  5. ngã nào chủ động xuyên suốt trong quá trình giao tiếp để tự giác loại bỏ trạng thái vô ý thức và vô ý trí. Đó là cơ sở nâng cao hiệu quả giao tiếp. Đồng thời phải học cách kiềm chế trạng thái bản ngã của mình, trong bất cứ trường hợp nào ta cũng nên cố gắng duy trì trạng thái bản ngã thành niên. Chỉ khi bạn bình tĩnh và đưa ra những phân tích khách quan, bạn mới đưa ra một quyết định lựa chọn con đường đi sáng suốt cho bản thân mình! 8 bí quyết để lấy lòng sếp Những mối quan hệ tốt đẹp và bền vững đều được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Trong công việc, khi được sếp tin tưởng, bạn sẽ có cơ hội mở rộng phạm vi công việc đang làm. Cộng với tài năng và niềm đam mê, đây chính là cơ hội để bạn có những bước tiến mới trong sự nghiệp. Vậy làm như nào để lấy được lòng tin đó từ sếp của mình, NLL xin chia sẻ với bạn một vài bí quyết nhỏ để biến điều đó trở nên dễ dàng hơn.
  6.  · Luôn đề cao công việc Hãy tích cực và nhiệt tình trong công việc bạn được giao. Đây chính là chìa khóa giúp bạn chiếm được ấn tượng ban đầu với cấp trên. Hãy nhớ rằng, không một cấp trên nào yêu quý một nhân viên lười biếng và trì trệ trong công việc cả.  · Tỏ ra thật nhiệt tình, chăm chỉ Hãy tỏ thái độ làm việc thật nghiêm túc và chăm chỉ, cho dù sếp của bạn là người dễ dãi. Bên cạnh đó,khi công việc đã xong bạn nên kiểm tra kỹ có gì sai sót hay không. Đôi khi việc kiểm tra đó cũng giúp bạn phát hiện ra điều gì mới mẻ để rút kinh ngiệm làm tốt hơn ở những lần sau. Bạn cũng có thể giúp đỡ các đồng nghiệp trong công việc của họ, như thế sếp sẽ nhận ra bạn rất nhiệt tình trong công việc.
  7.  Tuân thủ giờ giấc làm việc Thời gian làm việc cần phải được tuân thủ chặt chẽ, tối kị việc đi muộn về sớm. Với mọi loại công việc, thời gian luôn là yếu tố hàng đầu cần được tôn trọng . Nếu không muốn mất lòng sếp, hãy tôn trọng và tuân thủ thời gian làm việc  Tích cực xây dựng các mối quan hệ Bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với sếp nếu bạn xây dựng được nhiều mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài công ty. Ví dụ, trình bày với sếp những điều bạn đã làm được để phục vụ khách hàng tốt hơn. Đây quả thực là những điều sếp rất mong muốn ở nhân viên của mình.  · Thể hiện sự giỏi giang, nhưng không quá đà
  8. Chả có vị sếp nào lại muốn nhân viên của mình cứ dậm chân tại chỗ mãi. Nhưng họ cũng không muốn nhân viên giỏi giang hơn mình. Bởi thế ngoài việc hỗ trợ để hoàn thành ý tưởng của người khác, bạn vẫn nên tự đưa ra ý kiến của bản thân. Bằng việc học hỏi từ mọi người và tích luỹ kiến thức cho bản thân, bạn sẽ chứng tỏ được khả năng của mình với sếp và đồng nghiệp rằng bạn là một nhân viên chăm chỉ và có tính cầu tiến. Tuy vậy, cái gì quá cũng không tốt, bạn không nên tỏ ra bạn giỏi giang hơn sếp của mình bởi đơn giản đơn giản không vị sếp nào muốn bạn qua mặt họ. Và thay vì một điểm cộng bạn có thể nhận lại một điểm trừ đấy!  · Hiểu ý sếp Sếp đang mong muốn điều gì, kỳ vọng những gì, nếu là một nhân viên tốt và là cánh tay phải của sếp, bạn phải nắm rõ được điều này. Hiểu được sếp cũng có nghĩa bạn hiểu rõ về tác phong cũng như cung cách làm việc của sếp để từ đó cư xử sao cho phù hợp. Đó cũng là cách để hạn chế tối đa nhưng bất đồng giữa bạn và sếp của mình.  · Hòa nhập với mọi người Đặc biệt khi bạn là một nhân viên mới thì việc giao tiếp, cởi mở với đồng nghiệp lại càng trở nên quan trọng. Hãy mạnh dạn đưa ra những thắc mắc với sếp và yêu cầu sếp giải thích bất cứ khi nào bạn không hiểu vấn đề..
  9.  Thân tình với sếp Trong công việc giữa bạn và sếp có khoảng cách, bạn nên tôn trọng khoảng cách đó. Tuy nhiên, bản thân sếp cũng muốn hòa đồng vơínhân viên, do vậy khi nói chuyện với sếp ngoài công sở bạn có thể nói về những đội bóng sếp yêu thích, những vấn đề sếp quan tâm….hãy thể hiện chân thành như một người bạn. Điều đó khiến sếp nhận ra bạn là người đáng tin cậy trong công việc lẫn trong cuộc sống. Hi vọng với 8 bí quyết trên có thể giúp bạn lấy được lòng sếp của mình và đạt được những thành công trong công việc như mong muốn. Chúc các bạn thành công !
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2