intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ấn chương Việt Nam - Khái lược về ấn chương học Trung Quốc

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

93
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự xuất hiện của ấn chương Trung Quốc gắn liền với sự phát triển của lịch sử thành văn Trung Quốc. Bên cạnh Cổ tiền học (Numismatics) và Minh văn học (Epigraphics), ấn chương học (Sphragistics) là viên đá lớn trong nền móng của lịch sử thành văn Trung Quốc giúp ích cho công tác nghiên cứu lịch sử ngôn từ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ấn chương Việt Nam - Khái lược về ấn chương học Trung Quốc

  1. Ấn chương Việt Nam - Khái lược về ấn chương học Trung Quốc Sự xuất hiện của ấn chương Trung Quốc gắn liền với sự phát triển của lịch sử thành văn Trung Quốc. Bên cạnh Cổ tiền học (Numismatics) và Minh văn học (Epigraphics), ấn chương học (Sphragistics) là viên đá lớn trong nền móng của lịch sử thành văn Trung Quốc giúp ích cho công tác nghiên cứu lịch sử ngôn từ. Qua nhiều công trình nghiên cứu về ấn chương từ cổ đến nay, các nhà khoa học Trung Quốc đã khẳng định ấn chương Trung Quốc đã có từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc (770 - 255 TCN). Thời Xuân Thu, nền nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp của các nước chư hầu lớn đã phát triển
  2. mạnh, giao lưu thương phẩm phồn thịnh, công nghệ tạo đúc đồng xanh tiến bộ, nhu cầu trong kinh tế xã hội đòi hỏi dẫn đến việc sản sinh ra ấn tỷ làm tín vật bằng chứng. Giai đoạn này đã xuất hiện việc chế tạo ấn chương bằng đồng và bằng đất nung. Các thời kỳ sau đó, việc làm và sử dụng ấn chương ngày một thịnh, cho đến bây giờ người Trưng Hoa còn lưu giữ được những hiện vật và tài liệu về ấn chương từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc. (H.1&2)[11]
  3. Tỷ là cách gọi của ấn chương Trung Quốc trước thời kỳ Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc tức là thời Tiên Tần, giai đoạn này từ vương công quý tộc đến thứ dân đều dùng Tỷ không phân biệt. Chữ Tỷ ấn văn đương thời lúc đó có nhiều kiểu viết chữ, có chữ thì chỉ quả ấn có chất liệu bằng bùn đất, có chữ thì chỉ loại ấn có chất liệu thuộc kim loại. Ban đầu Tỷ ấn đều được làm từ đất bùn và Tỷ ấn bằng kim loại thì được làm ở giai đoạn sau, khi mà xã hội đã phát triển. Thời Tiên Tần, cơ cấu chính quyền ngày một hoàn thiện, vai trò của ấn chương bắt đầu định hình với
  4. chức năng tín vật làm bằng chứng và tượng trưng của quyền lực. Đương thời quốc thư của trung ương vương thất và các nước chư hầu cùng các khế ước của cấp dưới đến thứ dân đều đóng dấu ấn chương, kiềm cái coi là tín vật bằng chứng của tín ước. Cơ cấu quyền lực các cấp cần tuyên bố chính lệnh, chính sách cho dân chúng đều dùng ấn làm tín vật quyền uy. Chính phủ trao quyền mệnh cho quan lại cấp dưới cũng phải ban cấp ấn chương coi đó là tiêu chí của chức vụ cấp bậc trong hoạt động công vụ. Trong hoạt động kinh tế chức năng ấn chương được coi là tiêu chí vật chứng trong các việc thu thuế, quản lý chợ quan, kiểm nghiệm thương phẩm, cấm hoặc không các loại vật phẩm lưu thông ở thương trường. Giai đoạn này công nghệ tạo đúc đồng phát triển, một số ít ấn chương được dùng là ấn phôi tức là loại ấn chưa qua đúc, nhưng được khắc chữ trực tiếp lên ấn
  5. còn đại đa số là ấn đúc, tức là khắc chữ lên ấn rồi qua công nghệ đúc mới đưa vào sử dụng. Công nghệ chế đúc ấn chương thời kỳ này ngày một tiến bộ và tinh mỹ. Ấn văn trên cổ tỷ của các nước ở giai đoạn này về thể mạo đều giống nhau gọi là “Lục quốc cổ văn” theo thể chữ Đại Triện, hình thành một phong cách riêng. Nhìn tổng thể công nghệ tạo đúc khắc hình thể và ấn văn thời Tiên Tần đã đạt những thành tựu lớn, ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của ấn chương các giai đoạn sau này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2