Ăn gì để “giải nhiệt” ngày Tết
lượt xem 8
download
Trong cái rét buốt của những ngày Tết, cơ thể lại dường như muốn “phát hỏa” bởi những chương trình tiệc tùng liên miên. Những món ăn và đồ uống đơn giản dưới đây sẽ là cách giúp bạn “giải nhiệt” hiệu quả để đảm bảo sức khỏe ngày tết. 1. Nước ép cà chua Chứa nhiều thành phần vitamin C, 2 loại nước ép hoa quả này giúp trung hòa các chất béo, kích thích tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn giúp phái đẹp luôn sở hữu một dáng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ăn gì để “giải nhiệt” ngày Tết
- Ăn gì để “giải nhiệt” ngày Tết
- Ăn gì để “giải nhiệt” ngày Tết Trong cái rét buốt của những ngày Tết, cơ thể lại dường như muốn “phát hỏa” bởi những chương trình tiệc tùng liên miên. Những món ăn và đồ uống đơn giản dưới đây sẽ là cách giúp bạn “giải nhiệt” hiệu quả để đảm bảo sức khỏe ngày tết. 1. Nước ép cà chua Chứa nhiều thành phần vitamin C, 2 loại nước ép hoa quả này giúp trung hòa các chất béo, kích thích tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn giúp phái đẹp luôn sở hữu một dáng vẻ thon thả và làm da trắng mịn ngày tết, bất chấp những mệt mỏi sau quá trình bận rộn chuẩn bị đón tết.Vitamin C có tác dụng tốt trong việc ức chế hoạt động của các hắc tố melanin cũng như ngăng ngừa quá trình lão hóa của các tế bào da. 2. Cháo dưa leo Nguyên liệu gồm có 100gram gạo, dưa leo tươi 300gram, muối 2gram và gừng 10gram. Rửa sạch dưa leo, bỏ vỏ và thái lát mỏng, gạo vo sạch, gừng bỏ vỏ, đập dập. Cho 1 lít nước vào nồi cùng gạo, đun to lửa, tới khi sôi thêm gừng, sau đó cho nhỏ lửa. Khi cháo chín, cho dưa leo đã thái lát vào và thêm muối cho vừa miệng. Món cháo dưa leo thanh mát, có mùi thơm đặc trưng của dưa leo và gừng giúp kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc. Thành phần chất kháng sinh tự nhiên có trong gừng sẽ giúp ngừa cảm mạo, giữ ấm cơ thể và luôn tỉnh táo sau khi uống nhiều rượu bia. 3. Canh mộc nhĩ táo đỏ Mộc nhĩ 30gram, táo đỏ 20 quả nhỏ, tất cả đem rửa sạch, táo bỏ hạt. Bỏ tất cả vào nồi thêm lượng nước vừa phải và đun sôi trong khoảng 30 phút. Táo đỏ có tính hòa, vị ngọt tự nhiên, giúp bổ khí, bổ máu và ngăn ngừa hiện tượng cảm lạnh. Ngoài ra, táo đỏ còn có tác dụng an thần, giảm mệt mỏi sau những bữa tiệc tùng ngày tết. Mộc nhĩ có chứa một dạng keo tự nhiên có tác dụng chống lão hóa, kháng khuẩn. Theo y học cỗ truyền, mộc nhĩ đen có vị ngọt, tính bình, không có độc, có tác dụng lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết nhuận táo , giải độc, ích khí dưỡng âm. 4. Nước chanh Dùng chanh tươi để pha nước cũng là một món đồ uống bổ dưỡng trong dịp tết. Thành phần vitamin C trong chanh tươi rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, các thành phần khác như phốt pho, sắt và vitamin B giúp ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch, kết quả của việc ăn uống vô độ trong dịp Tết cũng như giúp tinh thần bạn luôn vui vẻ và sảng khoái trong những ngày đầu năm mới. 5. Nước ép cà rốt Mỗi ngày một cốc nước éo cà rốt tươi sẽ cung cấp cho bạn một lượng vitamin A và beta carotene cần thiết để cải thiện làn da cũng như giúp mắt luôn tinh tường. Nguồn: Dantri http://www.dinhduong.com.vn/node/75855
- Phòng ngừa bệnh do nắng nóng như thế nào? Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, mùa hè năm 2009 sẽ có hơn 10 đợt nắng nóng kéo dài, đây là đợt nắng nóng đầu tiên. Chúng ta không thể kiểm soát được thời tiết nhưng có thể phòng ngừa và tự xây dựng cho mình kế hoạch chăm sóc và tăng cường sức khỏe để chống đỡ tốt với khí hậu khắc nghiệt, quan trọng nhất là duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, đều đặn. Cụ thể, với người cao tuổi tập thể dục buổi sáng không nên ở ngoài trời nắng quá lâu, không nên về quá muộn khi ánh nắng đã chói chang. Hằng ngày nên ăn nhiều rau, quả, uống vitamin để tăng sức đề kháng, đặc biệt cần uống đủ lượng nước cần thiết, từ 1,2 - 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể chống đỡ với nắng nóng. Nên mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi như vải cotton; khi ra ngoài trời nên đội nón, mũ rộng vành, mang theo ô; với người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh thì cần uống thuốc đều đặn, chú ý theo dõi sức khỏe, nếu có những bất thường cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Phòng ngừa bệnh ngoài da mùa hanh khô ở người cao tuổi Vào mùa hanh khô, độ ẩm không khí thấp, gió nhiều nên các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát tán rất nhanh. Chính vì vậy mà số lượng người mắc bệnh khô da cao hơn các mùa khác. Trong mùa lạnh, người cao tuổi do sức đề kháng kém nên càng dễ mắc bệnh hơn. Vì thế, người cao tuổi cần chú ý giữ gìn sức khỏe và cần đề phòng một số bệnh về da sau đây. Viêm da ứ trệ Da vùng cổ chân, phần thấp của cẳng chân ngứa, thô ráp, nhăn nheo, đỏ sần, có mụn nước hoặc mụn mủ.Nếu chà xát hoặc gãi mạnh sẽ làm vùng da này tổn thương, nhiễm khuẩn, lở loét khó liền. Bệnh nhân phải được khám và dùng thuốc kháng sinh, kháng histamin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Viêm da liên cầu Bệnh thường biểu hiện bằng các đám da đỏ, mụn nước rải rác toàn thân, trên đầu nhiều vảy, ngứa. Người bệnh luôn cảm thấy lạnh do mất nhiệt qua da. Những trường hợp này bắt buộc phải dùng thuốc bôi tại chỗ kết hợp điều trị kháng sinh, kháng viêm theo đơn bác sĩ da liễu. Cần luôn luôn giữ da thoáng mát, tránh mặc quần áo chật, nên làm việc trong môi trường ít nóng bức. Ở người cao tuổi cần kiểm tra đường máu thường xuyên, nếu đường máu tăng cần chữa trị và theo dõi liên tục, cần lưu ý đến những vết thương trầy xước nhỏ. Bệnh nặng hơn phải vào viện điều trị. Viêm da cơ địa Viêm da cơ địa thường tiến triển mạn tính, có thể khỏi một thời gian, sau đó lại tái phát.Bệnh có tính chất gia đình.Thời tiết càng khô hanh thì da của người bệnh càng trở nên dày, khô, mốc trắng và ngứa. Vùng da dễ bị khô dày và tổn thương do gãi nhiều thường là nách, kẽ vú, bẹn, khuỷu tay, khoeo chân. Có người không chịu được ngứa đã gãi nhiều nên vùng da này càng dày hơn trông như hằn cổ trâu.Việc điều trị không dễ bởi các tổn thương bị nhiễm khuẩn, dùng thuốc hay có tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh nên được bác sĩ da liễu chỉ định dùng thuốc và theo dõi chặt. Tuyệt
- đối không gãi, không cạo, không chà xát.Nên rửa nhẹ nhàng bằng nước lã bình thường ngày 2 lần, không dùng xà phòng. Vảy nến Người bệnh thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, giới hạn rõ, hơi gồ cao, nền cứng cộm.Có khi vảy trắng choáng gần hết nền đỏ, chỉ còn lại viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp vảy.Vảy màu trắng đục bóng như màu nến trắng.Vảy nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột trắng, như phấn, như vết nến rơi lả tả.Vảy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên, số lượng nhiều.Vảy nến lành tính, bệnh nhân sống khỏe mạnh suốt đời, trừ một số thể nặng như vảy nến thể khớp, vảy nến đỏ da toàn thân.Điều trị bệnh này chủ yếu là “làm sạch” tổn thương nhanh chóng và kéo dài thời gian tái phát. Người bệnh tuyệt đối không được tiêm các thuốc theo mách bảo như: depersolon, solu medrol, methyl prednisolon... sẽ làm bệnh nặng thêm. Chàm không tiết bã nhờn Vị trí bị tổn thương nặng nhất thường là mặt trước hai cẳng chân và mặt duỗi hai cẳng tay. Da người bệnh căng lên, khô, nhiều đường nứt ngang dọc, có vảy trắng mỏng, bong ở rìa, ngứa rát khó chịu. Nếu gãi nhiều sẽ gây bội nhiễm.Khi có những triệu chứng trên, người bệnh không nên tắm nước quá nóng, không kỳ, gãi mạnh.Nên đi khám chuyên khoa da liễu để được dùng thuốc kháng sinh, thuốc bôi làm mềm da, giữ ấm cho da.Ngoài ra cần uống nhiều nước trong ngày. Để phòng các bệnh trong mùa hanh khô, mọi người chú ý mặc quần áo thoải mái, không nóng quá, không lạnh quá, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Nếu có điều kiện, tùy theo nhu cầu sinh lý của cơ thể, tốt nhất mỗi ngày nên ăn 0,5kg hoa quả tươi hoặc rau xanh. Khi đi ra ngoài đường, nên đeo khẩu trang, mang kính, mũ để hạn chế bụi, gió khiến các bệnh ngoài da sẽ tái phát và nặng hơn. BS. TRẦN LAN ANH Người cao tuổi chớ chủ quan với chứng tăng mỡ máu Tăng mỡ trong máu có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Tăng mỡ máu là một chứng bệnh gặp khá phổ biến ở NCT, tác hại của nó rất đáng được quan tâm vì gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trong đó NCT gặp với tỷ lệ khá cao. Cholesterol và triglycerit là chất gì? Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol không có nguồn gốc từ thức ăn mà được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: trứng, sữa, não, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm... Đặc điểm của cholesterol kém tan trong nước, nó không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp ra và tan trong nước mang theo cholesterol).
- Tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng. Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào trong cơ thể, cần cho sự hoạt động của cơ thể để sản xuất ra một nội tiết tố và cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật. Còn triglycerit là gì? Chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn là khi chất acid béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerit. Tại gan, chất triglycerit sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất ra) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỷ trọng thấp. Khi có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ. Khi gan bị nhiễm mỡ thì sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein làm cho lượng acid béo vào gan quá lớn, càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Nếu tăng quá cao triglycerit máu thì sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính. Khi nào được gọi là rối loạn mỡ máu Khi có một trong các chất sau đây không nằm trong giới hạn bình thường thì được gọi là rối loạn: Tăng cholesterol máu (bình thường cholesterol máu < 5,2mmol/l).Cholesterol gồm các chất HDL-C (cholesterol có tỷ trọng cao), HDL-C là loại cholesterol tốt có tác dụng bảo vệ thành mạch máu. Còn chất LDL-C (cholesterol có tỷ trọng thấp) trong máu người bình thường < 3,4mmol/l là loại cholesterol xấu, có khả năng làm xơ vữa thành động mạch mà hậu quả sẽ là làm hẹp lòng động mạch gây tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não, thiểu năng mạch vành... Khi triglycerit máu trên 2,26 mmol/l được gọi là triglycerit cao. Còn khi tăng cả cholesterol và triglycerit thì được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp. Một số nguyên nhân thường gặp gây tăng mỡ máu ở NCT Hay gặp nhất trong trong tăng cholesterol máu ở NCT là do chế độ ăn không hợp lý như: ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, trứng (nhất là lòng đỏ trứng), sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ, lòng động vật… trong các bữa ăn hàng ngày. Tiếp đến là người béo phì, ngoài ra người ta cũng có thể gặp do di truyền, mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Còn tăng triglycerit hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa… Một số biện pháp nhằm ngăn chặn tăng mỡ máu
- Để góp phần làm cho mỡ máu không tăng cao, NCT cần hạn chế ăn mỡ động vật mà nên thay bằng dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày. Không nên ăn nhiều lòng động vật mà nên ăn nhiều cá, mỗi tuần nên ăn từ 2 - 3 lần ăn cá thay thịt. Cần tăng cường ăn rau, hoa quả. Không nên nghiện rượu, bia hoặc uống quá nhiều rượu, bia hàng ngày. Không nên ăn quá nhiều tinh bột. Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn, sau mỗi một bữa ăn nên có hoa quả để ăn như: cam, bưởi, táo, nho… Tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, chơi cầu lông… Hạn chế tăng cân, béo phì. NCT nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm máu về mỡ máu, khi có hiện tượng tăng mỡ máu thì bác sĩ sẽ tư vấn và khi cần thiết phải dùng thuốc bác sĩ cũng sẽ kê đơn phù hợp với bệnh của từng người.Không nên tự động mua thuốc để điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ. PGS.TS.BS. BÙI KHẮC HẬU
- Dinh dưỡng cho người cao tuổi Với người già, có nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ cao… nên càng phải được quan tâm nhiều hơn về chế độ ăn. Nhất là các thực phẩm chứa nhiều chất béo, các món ăn phải nấu đi nấu lại nhiều lần... có hại cho sức khỏe. -Tránh các món ăn nhiều dầu mỡ Đối với người lớn tuổi, việc ăn nhiều chất béo luôn không tốt cho sức khỏe vì đó chính là mầm mống của những căn bệnh mà tuổi già hay mắc phải. Với người lớn tuổi, việc ăn nhiều chất béo luôn không tốt cho sức khỏe. Những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như thịt kho nước dừa, thịt nấu đông, các loại thịt quay, nội tạng động vật (tim, gan, ruột)... đều chứa nhiều cholesterol động vật. Nếu sử dụng nhiều các loại thực phẩm này sẽ làm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Khi lượng cholesterol tăng đến một mức không thể kiểm soát thì các cơn đột quỵ tim mạch hoặc tai biến mạch máu não có thể xảy ra, rất nguy hiểm. Thực tế, hàng năm, vào những ngày Tết, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì các cơn tai biến thường tăng cao nên các cụ và người thân trong gia đình cần hết sức chú ý đến vấn đề này. Ngoài việc hạn chế các món ăn trên, các cụ có thể bổ sung chất béo, đạm động vật từ cá vì cá dễ tiêu hóa, hàm lượng Omega 3 cao. Một tuần, nên bổ sung từ hai đến ba bữa cá và ăn kèm với các loại đậu, muối mè. -Có nên ăn nhiều rau củ quả muối chua? Các loại dưa cải muối chua, kim chi... thường kích thích vị giác (do có vị chua), nên tạo sự ngon miệng và thèm ăn cho các cụ. Tuy nhiên, loại thực phẩm này được làm chủ yếu từ các loại rau củ quả đã qua quá trình lên men và mất đi lượng vitamin cần thiết, không nên cho các cụ ăn nhiều vì không đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết. Nên chọn các loại rau, trái cây tươi như: cam, bưởi..., cung cấp nhiều vitamin C và giúp tăng sức đề kháng, mau lành vết thương. Những trái cây có màu đỏ như dưa hấu, hồng, đu đủ... cũng là nguồn dồi dào vitamin A. Kết hợp bổ sung vitamin C và A sẽ hết sức có lợi vì vitamin C giúp hấp thu vitamin A tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh về mắt như khô mắt, mỏi mắt, hạn chế bệnh lão hóa về mắt. -Không dùng thức ăn nấu lại nhiều lần Các món ăn trong mùa đông thường phải nấu đi nấu lại nhiều lần, lượng vitamin mất dần theo mỗi lần nấu, lại đồng thời làm tăng vị mặn cho món ăn. Đối với người già, ăn mặn là "kẻ thù" gây ra các bệnh thận, tăng huyết áp. Do vậy, không nên cho các cụ ăn những thức ăn nấu lại nhiều lần. Thức ăn tốt, đảm bảo vitamin, khoáng chất là phải ăn ngay sau khi nấu, lúc này hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn còn cao. Cân bằng giữa ăn và uống
- Ngoài việc ăn sao cho tốt, đúng khoa học, đảm bảo sức khỏe thì việc uống cũng không nên xem nhẹ. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể nên các cụ phải uống nước thường xuyên. Nguồn nước tốt nhất vẫn là nước lọc đun sôi để nguội. Ăn uống hợp lý, cân bằng là điều quan trọng để giúp các cụ tránh được nguy cơ phát triển bệnh tật, tăng tuổi thọ... Trong không khí vui tươi, đầm ấm ngày Tết, con cháu sum họp thì tinh thần kích thích vị giác, các cụ có thể ăn được nhiều hơn so với ngày bình thường nhưng đó chưa hẳn là tốt. Nên ăn trong tinh thần thoải mái, giữ mức độ ăn đều đặn, vừa phải, không nên ăn quá no và có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tạo cảm giác thích thú khi ăn. BS. Hồng Hạnh
- Người cao tuổi phải lượng sức khi luyện tập Không luyện tập được coi là một yếu tố nguy cơ với động mạch vành. Hơn nữa, luyện tập còn làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) và loãng xương. Luyện tập cũng được coi là một phần trong lối sống khỏe mạnh, qua đó tăng khả năng dự trữ (khả năng làm việc nhiều mà ít mệt mỏi), người tập sẽ cảm thấy dễ chịu mỗi khi luyện tập đều đặn.Muốn tránh sự thoái hóa và các bệnh tật trên cần phải vận động.Nhưng vận động thế nào cho phù hợp với tuổi già? Phải lượng sức mình Cần chú ý rằng, sức khỏe của mỗi người không giống nhau, có thể chia các nhóm theo tuổi, giới tính, tình hình luyện tập trước đó. Mức hoạt động khi luyện tập sẽ cao hơn đối với những người tương đối trẻ và thấp hơn đối với người nhiều tuổi.Có thể chia ra những người có trình độ luyện tập thể lực tốt, những người có trình độ luyện tập vừa phải và những người không luyện tập. Rõ ràng những người bị bệnh mạch vành và tăng huyết áp phải có chế độ luyện tập riêng. Ở người mắc bệnh động mạch vành, cần phải làm điện tâm đồ gắng sức để đánh giá mức độ an toàn khi luyện tập và lúc bắt đầu tập luyện, cần có sự theo dõi của cán bộ y tế. Người béo và người có bệnh khớp không nên tập với các dụng cụ bê vác (tạ), nên tập bơi và đi xe đạp là thích hợp nhất. Cần có chế độ luyện tập thích hợp Với người khỏe mạnh, không bị bệnh tim mạch, có thể tập luyện theo chế độ sau: hãy bắt đầu bằng các bài tập buổi sáng, bài tập dưỡng sinh tại các câu lạc bộ ngoài trời (có thể áp dụng cho mọi đối tượng). Các cụ tự xác định xem mình có thể tập ở mức độ nào? Để đánh giá cường độ tập của bản thân, có thể áp dụng thử nghiệm sau: đi bộ từ dưới nhà lên tầng 4 với nhịp độ bình thường và không nghỉ ở giữa chừng. Nếu khi lên đến tầng 4 mà vẫn thở nhẹ nhàng và không có cảm giác khó chịu thì trình độ luyện tập thể lực là trên trung bình, nếu thấy khó thở là trung bình, rất khó thở và cảm thấy mệt mỏi khi lên đến tầng 3 là kém. Có thể đánh giá chính xác hơn kết quả của thử nghiệm này theo sự thay đổi nhịp tim trước khi lên cầu thang và ngay sau khi lên tầng 4. Nếu đến tầng 4 mà mạch dưới 100 - 120 lần phút là tốt, 120 -140 lần phút là trung bình còn trên 140 lần phút là kém. Tốt nhất là đếm trong 10 giây đầu rồi nhân 6 (vì số mạch giảm nhanh theo thời gian, đếm dài hơn sẽ không đánh giá chính xác). Đi bộ Đi bộ không chỉ đơn giản là hương thức chuyển dịch trong không gian mà còn là biện pháp tăng cường sức khỏe tốt nhất với hệ tim mạch. Đi chậm dưới 70 bước/phút, áp dụng cho người yếu, người sau khi bị nhồi máu cơ tim đã hồi phục. Đi bộ trung bình từ 71 - 90 bước/phút (khoảng 3 - 4km/h) áp dụng cho người có bệnh tim nhẹ. Đi bộ nhanh 91 - 110 bước/phút (4,5 - 5km/h) áp dụng cho người khỏe mạnh Chạy chậm
- Nguyên tắc cơ bản của chạy chậm là luyện tập phù hợp với sức khỏe dự trữ, không gắng sức, không bao giờ thi chạy với người khác, luôn luôn duy trì nhịp độ chạy thích hợp của mình. Nếu thấy còn sức thì tăng khối lượng vận động bằng cách kéo dài khoảng cách chứ không tăng nhịp độ chạy, không ngại và không sợ phải nghỉ một chút nếu cần. Những người mới bắt đầu chạy, trong khoảng 2 - 3 tháng đầu, không nên chạy quá 5 - 6 phút. Với sự tự cảm tốt và hiệu quả tập luyện bước đầu khá thì có thể tăng thời gian chạy nhưng không quá 10 phút. Bơi Bơi là phương pháp rèn luyện toàn diện và thích hợp nhất.Nên bơi chậm, bơi trong thời gian ngắn.Ngoài ích lợi sức khỏe, bơi còn giúp uốn lại cột sống đã bị hơi còng ở người cao tuổi. Cầu lông và quần vợt là 2 loại mang tính thể thao, đòi hỏi nhiều sức lực. Những người có bệnh tim không thể chơi môn thể thao này. Loại thể thao này có thể làm hạ đường huyết nên ở người bị đái tháo đường đang điều trị thuốc cần theo dõi đường huyết sau tập và có thể giảm liều thuốc hạ đường huyết. Ở người tăng huyết áp mức độ nhẹ, huyết áp có thể giảm sau mỗi lần luyện tập. Ở người cao tuổi, chỉ nên chơi mỗi ngày 30 phút và tần số mạch không được quá 150 sau 30 phút tập. Những vấn đề cần chú ý Điều quan trọng của luyện tập không phải là tập nhiều, tập hết sức mà chủ yếu là tập thường xuyên, có hệ thống, phù hợp với bản thân và kiên trì liên tục. Sinh hoạt điều độ, tăng cường vận động thân thể nhẹ nhàng hạn chế ngồi một chỗ, tranh thủ các yếu tố thiên nhiên tạo cuộc sống hài hòa (chỗ ở thoáng, sạch có cây cảnh, chim, cá... nếu có điều kiện). Thanh thản tinh thần làm chủ bản thân, giữ tâm lý ổn định trước các stress trong gia đình và xã hội. Hiểu đúng tình hình sức khỏe bệnh tật của bản thân để có thể chủ động khám chữa bệnh kịp thời lúc ốm đau.Thận trọng khi phải uống thuốc. Ăn uống hợp lý. BS. QUỐC BẢO Người cao tuổi thận trọng khi có huyết áp thấp Trong đại đa số trường hợp, người cao tuổi (NCT) thường bị tăng huyết áp. Đây là nguy cơ lớn dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có người lại rơi vào tình trạng huyết áp thấp. Ở người trẻ, có thể điều này ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng đối với NCT thì điều này rất cần phải chú ý. Thói quen tốt giúp điều chỉnh huyết áp Trong một số trường hợp bệnh lý thì người bệnh cần dùng thuốc điều trị.Tuy nhiên, hầu hết có thể cải thiện bằng các quy tắc sống đơn giản sau. Về tập luyện: Từ xưa người ta đã nhận thấy, những người bị huyết áp thấp không thể đứng lâu một chỗ, họ cần thiết phải vận động. Ở họ, huyết áp thấp là do giảm trương lực mạch máu - thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do
- cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng nâng cao trương lực mạch máu và nâng cao khả năng đẩy máu của tim. Tập luyện các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông đều rất tốt.Tập luyện các bài tập thể dục trong 10 - 15 phút, 2 - 3 lần ngày cũng rất tốt.Tuy nhiên, cần tránh tập các bài tập rèn sức mạnh các nhóm cơ với cường độ lớn và trong thời gian dài.Khi cảm thấy không được khỏe (mỏi mệt, chóng mặt, đau đầu), có thể tập tại nhà với các bài tập thể dục, tốt nhất là tập một số động tác ở tư thế ngồi hoặc nằm trên sàn. Về ăn uống: Người ta thấy, huyết áp thấp thường hay gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa dẫn đến giảm trương lực mạch máu, giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3 - 4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh. Khuyến cáo một số thức ăn, đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: uống cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho. NCT cần có sự tư vấn của bác sĩ khi lựa chọn những biện pháp này. Ngoài ra những người bị huyết áp thấp cần ngủ nhiều hơn.Một giấc ngủ ngon sẽ làm cho tâm trạng thoải mái, điều hòa hoạt động các trung tâm thần kinh, trong đó có trung tâm vận mạch. Tránh dùng thuốc ngủ, thuốc an thần vì chúng gây giảm huyết áp, đau đầu và buồn ngủ ban ngày. Tốt nhất là dùng một số loại chè thảo mộc.Phương pháp tắm nóng lạnh luân phiên cũng rất tốt cho người bị huyết áp thấp. Thay đổi nhiệt độ nước liên tục luân phiên từ nóng sang lạnh và ngược lại có tác dụng rèn luyện trương lực mạch máu (mạch máu dãn ra khi nóng, co lại khi lạnh) - cải thiện trương lực mạch máu. Một phương pháp đơn giản để tăng huyết áp là nhịn thở. Hít vào sâu rồi thở ra, sau đó nhịn thở 20 giây.Lặp lại 5 - 6 lần, 3 lần tập/ngày. Người cao tuổi lưu ý với bệnh viêm nhiễm Những ổ viêm tồn tại lâu dài trong cơ thể với những đợt tái phát, làm suy giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể, ảnh hưởng xấu lên trạng thái chức năng của các cơ quan và hệ thống khác nhau. Ổ nhiễm khuẩn mãn có thể khu trú ở các cơ quan và hệ thống khác nhau, nhưng thường xuyên nhất là ở đường hô hấp trên (viêm mũi, họng, xoang), ở răng miệng (sâu răng, viêm lợi), túi mật, ống dẫn mật và ở bộ phận sinh dục. ThS. Trần Quốc Minh Các dấu hiệu huyết áp thấp cần được chú ý Chỉ số huyết áp đạt dưới 100/60mmHg được coi là huyết áp thấp. Sức bóp cơ tim yếu, giảm trương lực mạch máu, đặc biệt là các mạch máu nhỏ được biểu hiện bằng giảm các giá trị huyết áp. Huyết áp thấp được chia thành huyết áp thấp sinh lý và huyết áp bệnh lý. Huyết áp thấp sinh lý gặp ở những người khỏe mạnh với đặc điểm giá trị huyết áp thấp duy trì trong suốt cuộc đời, không phát hiện được những biến đổi bệnh lý khi chẩn đoán lâm sàng. Huyết áp thấp sinh lý có thể là huyết áp thấp do thể tạng - di truyền, huyết áp thấp do rèn sức bền thường xuyên (ví dụ ở vận động viên chạy, bơi, đạp xe cự ly dài) và huyết áp thấp ở cư dân sống trên vùng núi cao do sự bù trừ thích nghi trong điều kiện thiếu ôxy.
- Huyết áp thấp bệnh lý được phân ra thành: tụt huyết áp cấp với các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ngất và huyết áp thấp mạn tính. Huyết áp thấp mạn tính lại được chia ra: huyết áp thấp nguyên phát do giảm trương lực thần kinh mạch máu và huyết áp thấp thứ phát - triệu chứng của bệnh khác như thiếu máu, bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, mạn tính hay ngộ độc như: viêm họng mạn, viêm đường mật, sâu răng, viêm lợi... Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu (bệnh huyết áp thấp) với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).
- Bệnh hen ở người cao tuổi Hen hay còn gọi là hen suyễn là một bệnh của đường hô hấp. Bệnh có thể là cấp tính hoặc mạn tính kéo dài. Bệnh hen gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người cao tuổi (NCT) khi bị bệnh hen thì gặp không ít khó khăn trong tìm căn nguyên cũng như điều trị. Nhiều trường hợp khi còn rất nhỏ bị hen (hen phế quản hay còn gọi là hen sữa) sau đó khỏi bệnh, khi tuổi đã cao lại thấy bị hen. Cũng có trường hợp lúc còn bé không hề bị bệnh hen nhưng khi về già lại mắc bệnh hen. Bệnh hen cấp tính là một bệnh cấp cứu nội khoa nếu xử trí không kịp thì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Căn nguyên gây bệnh hen ở người cao tuổi Ở NCT có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen. Có trường hợp lúc còn bé bị hen nhưng qua năm tháng bệnh hen đã biến mất nay về già tuổi cao, sức yếu lại thấy bệnh hen xuất hiện. Cũng có nhiều trượng hợp NCT chưa hề bị hen một lần nào nhưng nay lại thấy gặp bệnh hen. Nhiều yếu tố thuận lợi làm cho bệnh hen xuất hiện ở NCT như nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính hay mạn do vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm) như viêm họng mạn tính, viêm xoang, viêm phế quản, giãn phế quản do lạnh đột ngột hoặc lạnh kéo dài trong khi mặc không đủ ấm hoặc phòng ngủ không kín gió lùa. Người ta cũng gặp NCT bị hen do gặp phải kháng nguyên lạ đối với cơ thể như vảy da hay nước bọt của một số động vật có lông nuôi trong nhà như chó, mèo. Cũng có ý kiến cho rằng người bị hen suyễn do dị ứng với phân khô, những chất thải và các mảnh vụn của loài gián cư trú trong nhà. Nấm mốc cũng là một nguyên nhân được nhắc tới nhiều trong căn nguyên gây nên bệnh hen suyễn. Khói, bụi đường, khói của hút thuốc lá, thuốc lào hoặc ngửi phải mùi thuốc lá, thuốc lào trong một thời gian dài cũng là những căn nguyên thuận lợi làm bùng phát bệnh hen hoặc làm bệnh hen nặng thêm. Một số thuốc dùng điều trị một số bệnh cũng là căn nguyên gây nên bệnh hen ở một số NCT như thuốc aspirin có tác dụng chống đau, hạ sốt, chống ngưng tập tiểu cầu. Người ta cũng có thể gặp hen suyễn ở một số bệnh nhân dùng thuốc chống đau, giảm viêm không steroid trong bệnh khớp. Một số NCT bị hen khi ăn một số thức ăn như tôm, cua, uống bia... cũng xuất hiện bệnh hen. Biểu hiện hen ở người cao tuổi Bệnh hen ở NCT là một bệnh hay gặp nhưng có khi bỏ sót do nó dễ nhầm với mốt số bệnh khác cũng hay gặp ở NCT về mùa lạnh như bệnh về tim hoặc một số bệnh khác về phổi (viêm phổi cấp tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh viêm phế quản mạn tính,bệnh khí phế thủng, viêm mũi, xoang, bệnh trào ngược thực quản, bệnh lao phổi...). Một số triệu chứng điển hình của hen ở NCT là ho. Ho có khi chỉ thúng thắng nhưng hầu hết là ho kéo dài kèm theo khó thở, có tiếng khò khè và nặng ngực. Những triệu chứng này nếu nhẹ thường bị bỏ qua vì thường cho là bệnh thường gặp ở người có tuổi nhất là vào mùa lạnh thời tiết thay đổi đột ngột. Để chẩn đoán bệnh hen ở NCT nếu có điều kiện cần theo dõi và đánh giá về chức năng hô hấp. Đây là yếu tố rất cần thiết. Phòng bệnh hen ở NCT vào mùa lạnh: Nếu biết được nguyên nhân gây bệnh hen thì tìm mọi cách để loại trừ chúng là điều lý tường nhất. Mùa lạnh NCT cần mặc ấm, tắm nước nóng và không nên tắm với thời gian dài. Trước khi tắm cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn, bít tất sạch và nên
- có khăn khô dùng để lau người sau khi tắm. Nếu NCT tuổi không tự chuẩn bị được thì người nhà hoặc người giúp việc nên hỗ trợ giúp. NCT vào mùa lạnh không nên ra ngoài trời sớm, nhất là các cụ có thói quen tập thể dục buổi sáng hoặc đi bộ. Những lúc thời tiết không tốt nên tập thể dục trong nhà chủ yếu là vận động cơ thể là chính. Cần mặc ấm từ đầu chí chân ( mũ, áo, quần, tất và khăn quàng cổ, găng tay...). Phòng ngủ của NCT cần kín gió, tránh gió lùa.Nếu có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào thì nên hạn chế và tiến tới bỏ hẳn vì lợi ích trước hết là cho sức khoẻ của bản thân mình và ngoài ra còn là ích lợi của nhiều thành viên trong gia đình, đặc biệt là con trẻ. Không nên nuôi một số con vật trong nhà mà nghi là do chúng mà bệnh hen của các cụ xuất hiện (chó, mèo). Nếu có nuôi thì nên có chỗ nhốt riêng chúng và cách nơi ở của các cụ.Nên giặt, thay các bọc đệm, vỏ gối, vỏ chăn hàng tuần tránh nấm mốc phát triển. Nếu có điều kiện nên hút ẩm hàng tuần trong các phòng, nhất là phòng ngủ để hạn chế môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là loài nấm mốc. Cần diệt gián bằng các hình thức dân gian và hoá chất vì gián ngoài việc có thể là tác nhân gây bệnh hen thì chúng còn có khả năng làm gieo rắc nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Ngoài các vấn đề cơ bản vừa nêu ở trên NCT cũng cần tập thể dục, vận động thân thể, ăn uống điều độ để nâng cao sức khoẻ chống chọi với mọi loại bệnh tật. Cần đi khám định kỳ và luôn có đủ các loại thuốc điều trị và phòng hen mà bác sĩ khám bệnh kê đơn, hướng dẫn sử dụng. Điều trị hen có hiệu quả trước hết phải biết phòng hen thật tốt. Tiến sĩ - Bác sĩ Bùi Khắc Hậu
- Bệnh và tai biến thường gặp trong dịp Tết Vào dịp này, sự thiết điều độ trong đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi… có thể khiến cho nhịp sinh học của cơ thể bị đảo lộn, gây ra bệnh tật. Các vấn đề về sức khỏe như: chứng cảm cúm, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa… nhưng cũng có thể là các tai biến nguy hiểm, cần được can thiệp sớm. Đối với người lớn Tăng huyết áp: do phải tiếp khách nhiều, ăn uống thất thường, được mời uống nhiều trà, rượu, hút thuốc lá. Cơn cao huyết áp có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, co thắt mạch vành. Khi có người bị các tai biến trên, cần đưa ngay bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu gần nhất, không được cạo gió, cắt lễ. Viêm loét dạ dày - tá tràng: hay xuất hiện trong dịp Tết do ăn uống không điều độ, dùng nhiều chất kích thích, bia rượu. Bệnh có thể gây biến chứng cấp tính (như chảy máu hoặc thủng dạ dày - tá tràng), đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh gút: nhiều người lên cơn gút cấp do ăn nhiều thịt, uống nhiều bia rượu. Đối với trẻ em Nôn: trong dịp Tết, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị nôn là ăn quá nhiều, dị ứng thức ăn (phẩm màu, gia vị...). Nôn cũng có thể là biểu hiện của các bệnh đường tiêu hóa (viêm dạ dày - ruột, viêm màng não, u não, áp-xe não, tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa), dị tật đường tiêu hóa (như hẹp thực quản) hoặc rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn co bóp dạ dày. Tiêu chảy cấp: đây là biểu hiện viêm ruột non cấp tính do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Bệnh khởi phát đột ngột, trẻ thường bị nôn, sau đó tiêu chảy, sốt, đau bụng, bụng đầy hơi.Bệnh gây mất nước, rối loạn điện giải, có trường hợp tiến triển thành mạn tính. Sốc phản vệ: thường bắt đầu từ đau bụng hoặc co thắt khí - phế quản, gây khó thở, suy hô hấp... Sốc xảy ra có thể do côn trùng cắn, tiêm kháng sinh, truyền dịch hoặc dị ứng thức ăn... Nếu phát hiện sớm hiện tượng sốc phản vệ, có thể điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc đặc hiệu. Để ăn Tết được vui tươi, đầm ấm, không để các bệnh xảy ra, mọi người nên phân bố thời gian nghỉ ngơi, vui chơi và ăn uống một cách hợp lý, điều độ. Những người đã mắc sẵn chứng bệnh nào đó nên để ý phát hiện sớm các triệu chứng đáng nghi ngờ (chẳng hạn như nhức đầu có thể là dấu hiệu tăng huyết áp). Nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc và điều trị bệnh BS. PHẠM THÌN Chứng đau lưng ở người cao tuổi Mọi người có thể mắc triệu chứng đau lưng (ĐL), đặc biệt là ngườii cao tuổi (NCT).ĐL chỉ là một triệu chứng nhưng gây không ít phiền toái cho người bệnh. Nguyên nhân gây ĐL ở NCT ĐL có hai nguyên nhân cơ bản:
- ĐL do tác động cơ học: đây là loại ĐL hay gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành và đặc biệt là NCT như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống... Thoái hóa cột sống thường hay xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm, bởi do hiện tượng trọng lực của cơ thể quá nặng tác động hàng ngày lên cột sống và cả tác động của trọng lực đè lên vai gáy rồi tác động xuống hệ thống đốt sống (ví dụ như ngồi làm việc nhiều giờ không vận động). Khi cột sống bị thoái hóa thì triệu chứng ĐL được thể hiện khá sớm. Ngoài các nguyên nhân do thoái hóa cột sống thì có những nguyên nhân thuộc về cơ học như: mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê không cân xứng... ĐL do hiện tượng viêm: trong các nguyên nhân gây viêm có thể xảy ra ngay tại cột sống như: viêm đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu... Cũng có nhiều trường hợp ĐL nhưng lại do viêm nhiễm ở một cơ quan khác trong cơ thể như: viêm phần phụ ở nữ giới (viêm tiểu khung, viêm buồng trứng...), viêm dạ dày - tá tràng, viêm tiết niệu (do sỏi hoặc do vi khuẩn)... Các loại bệnh trên thường gây ĐL một cách âm ỉ, đặc biệt hay xảy ra vào ban đêm và ĐL cùng một lúc với các triệu chứng chính của bệnh (ví dụ như người bị đau dạ dày, sỏi tiết niệu).Những nguyên nhân này cũng thường gặp ở NCT nhiều hơn người trẻ tuổi. Chẩn đoán nguyên nhân ĐL ĐL chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh.Trước hết, người bị ĐL nên xem ĐL có từ bao giờ và có những hiện tượng gì liên quan đến ĐL hay không? ĐL vào thời gian nào trong ngày, đau có liên tục không, cơn đau có dữ dội hay âm ỉ? Ngoài ĐL còn có triệu chứng nào liên quan như: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu són, nước tiểu có máu, nước tiểu đục hoặc sau mang vác nặng; bưng bê vật nặng, sai tư thế (nhất là NCT hay chăm sóc cây cảnh bưng bê chậu cảnh sai tư thế, quá nặng...). Có thể tự tìm thấy một số dấu hiệu hoặc hiện tượng có khả nghi nhưng không nên tự chẩn đoán bệnh khi không có chuyên môn thực sự về y tế, mà nên đi khám bệnh ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và trang thiết bị chẩn đoán. Khi đến khám, bệnh nhân cần nói rõ cho thầy thuốc biết những hiện tượng ĐL và các biểu hiện kèm theo như vừa nêu ở phần trên. Bác sĩ có thể cho làm các xét nghiệm có liên quan, ví dụ như nghi thoái hóa cột sống, lồi đĩa đệm thì có thể cho chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ; khi nghi do sỏi đường tiết niệu ngoài chụp X-quang ổ bụng, thầy thuốc sẽ cho siêu âm hệ thống niệu (thận, niệu quản, bàng quang), làm xét nghiệm về nước tiểu... Biện pháp khắc phục ĐL Khi biết rõ nguyên nhân gây ĐL, thầy thuốc sẽ có chỉ định cụ thể trong điều trị. Khi giải quyết được nguyên nhân thì triệu chứng ĐL cũng biến mất, ví dụ thấy sỏi đường tiết niệu có thể dùng các kỹ thuật thích hợp để tán sỏi hay mổ lấy sỏi (mổ nội soi hay mổ phanh...). Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp mặc dù biết rõ căn nguyên nhưng giải quyết triệt để căn nguyên đó lại không hề đơn giản. Ví dụ như thoái hóa cột sống, lồi đĩa đệm. Nhiều nhà chuyên môn khuyên rằng, khi biết rõ nguyên nhân gây ĐL thì cần tìm mọi cách để giải quyết nguyên nhân và sau khi đã điều trị khỏi chứng ĐL thì không nên để tái phát nguyên nhân đó, bởi vì theo họ, nếu để tái phát thì ĐL còn tăng hơn nhiều lần so với trước. Ngoài việc tìm căn nguyên để điều trị, các việc làm khác hỗ trợ cũng rất cần thiết như tập thể dục nhẹ nhàng tùy theo sức và bệnh của mình. Các động tác đi bộ hoặc
- tập thể dục cho người thoái hóa cột sống cũng rất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, theo dõi sức khỏe cho mình. Việc dùng thuốc để điều trị căn nguyên gây ĐL không phải tùy tiện mà cần tuân thủ y lệnh một cách tuyệt đối của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị hoặc cùng một lúc cả thuốc Tây y lẫn Đông y. Trong điều kiện cho phép, có thể điều trị Đông - Tây y kết hợp, ví dụ như uống thuốc Tây y kết hợp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt hoặc vật lý liệu pháp. NCT cũng đừng quên đi khám bệnh định kỳ để được theo dõi bệnh một cách liên tục đề phòng bệnh ĐL tái phát. PGS.TS.BS. BÙI KHẮC HẬU Chóng mặt, chữa thế nào? Việt Nam hiện có hơn 7 triệu người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Theo các chuyên gia y tế, chi phí chăm sóc y tế người cao tuổi cao gấp 10 lần so với người trẻ nếu không có giải pháp thích hợp. Người cao tuổi thường mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, nội tiết, trầm cảm, mất trí nhớ, các bệnh về xương khớp... trong đó chóng mặt là nguyên nhân gây ra nhiều chấn thương, thậm chí là tàn phế do tai nạn té ngã ở người cao tuổi. Chóng mặt là một cảm giác chủ quan của người bệnh: tự nhiên cảm thấy mọi vật xung quanh mình đều quay tít như đứng giữa một cơn lốc, hay thấy mất cân bằng, đi đứng không vững, cảm giác bồng bềnh như đứng trên thuyền, có khi như bước hụt, cảm giác lâng lâng như không có trọng lượng, như say rượu. Đôi khi bệnh nhân thấy mọi vật đu đưa, dập dềnh hoặc nhìn vật nhòe không rõ, người nôn nao, khó chịu, ruột gan như bị đảo lộn. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn ở người cao tuổi như té ngã dẫn đến chấn thương, tàn phế. Chóng mặt ở người cao tuổi dễ gây ngã, chấn thương. Nguyên nhân gây chóng mặt Có nhiều nguyên nhân gây chóng mặt, phần lớn liên quan đến những bệnh lý ở tai (tai ngoài, tai giữa, tai trong). Bên cạnh đó, chóng mặt còn liên quan đến bệnh lý thần kinh, mất thăng bằng, stress và các bệnh nội khoa, bệnh huyết áp, mạch máu, nội tiết, dị ứng, chuyển hóa, thận, các viêm nhiễm... nên kết quả điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây chóng mặt, trong đó cơn chóng mặt kịch phát kéo dài do ảnh hưởng của tăng huyết áp là dạng chóng mặt nguy hiểm nhất và là nguyên nhân của nhiều tai nạn ở người cao tuổi. Nguyên nhân ở tai:
- - Ống tai ngoài: Như nút dáy, khi gặp nước nở to ra, kích thích ống tai ngoài gây chóng mặt hoặc nhọt ống tai cũng gây đau tai và chóng mặt. -Tai giữa: trong viêm tai giữa cấp tính, bên cạnh sốt, đau tai, ù tai, nghe kém còn kèm chóng mặt. - Tai trong: Viêm tai tiết dịch gây chóng mặt ghê gớm kèm theo ù tai, nghe kém. Có khi viêm tai đi kèm với viêm màng não; Viêm thần kinh tiền đình do virut hoặc vi khuẩn gây chóng mặt, quay cuồng, chóng mặt tư thế rõ nhưng thính lực lại bình thường. Chóng mặt tư thế: Xuất hiện cảm giác chóng mặt khi cơ thể ở trong một tư thế nhất định: có thể gặp trong bệnh lý ngoại biên hoặc bệnh lý trung ương cũng gây tư thế chóng mặt, còn chóng mặt tư thế trung ương xuất hiện ở một tư thế nhất định, thời gian kéo dài hơn ở các mức độ khác nhau. Người cao tuổi hay bị chóng mặt tư thế do hạ huyết áp tư thế, thiểu năng tuần hoàn não, tăng huyết áp, thoái hóa đốt sống cổ, xơ hóa mạch máu não, hạ đường huyết, thiếu ôxy não, rối loạn thần kinh tim... Các bệnh khác: Những rối loạn về mắt: rối loạn vận động các cơ của nhãn cầu, glôcôm, đục thủy tinh thể; Rối loạn cảm thụ bản thể gây nên mất thăng bằng u dây thần kinh tiền đình, áp-xe não. Ngoài ra, nhiễm độc các thuốc: điều trị tăng huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống thụ thai, lợi tiểu, nhóm thuốc aminorid, streptomycin, kanamycin, thuốc chống hen, sốt rét, thuốc ngủ cũng gây chóng mặt. Làm gì khi bị chóng mặt? Chóng mặt nói chung và cơn chóng mặt kịch phát (thường lành tính) phần lớn không rõ nguyên nhân chiếm khoảng 50% - 70% nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân nguy hiểm gây ra mà chóng mặt là dấu hiệu tiền triệu báo trước. Vì vậy, người bệnh khi bị chóng mặt cần ngồi nghỉ tại chỗ hoặc nằm nghỉ yên tĩnh. Nếu đi lại phải có người giúp đỡ để tránh té ngã. Thường khi bị chóng mặt do bất kỳ nguyên nhân nào thì việc đầu tiên là nằm nghỉ ở nơi yên tĩnh (tránh ồn ào) và dùng thuốc an thần. Trường hợp không đỡ phải đi khám vì đôi khi chóng mặt là một cấp cứu cần xác định nguyên nhân để điều trị đúng, nếu bỏ sót có thể gây biến chứng nguy hiểm. Điều trị chóng mặt Trước một bệnh nhân chóng mặt, ta cần phải chẩn đoán nguyên nhân nếu có thể được, bằng không tiến hành điều trị triệu chứng là chính. Trong khi điều trị triệu chứng, chờ cho bệnh nhân đỡ chóng mặt thì tiến hành khám tỉ mỉ, nhiều khi phải phối hợp các chuyên khoa nội, thần kinh, mắt, tai mũi họng và các thăm dò cận lâm sàng khác để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó điều trị tận gốc. Có 3 nhóm thuốc chính thường dùng điều trị chóng mặt, nên dùng thuốc riêng rẽ để hiểu rõ tác dụng phụ của từng loại. - Nhóm kháng histamin: Ngăn chặn kích thích cơ quan tiền đình ngoại vi và trung ương, điển hình là stugeron, papaverin, phenothiamin. - Nhóm kháng tiết cholin: kiềm chế kích động tiền đình điển hình là scopalamin. - Nhóm an thần: chủ yếu làm dịu, có tác dụng cả trung ương và ngoại vi. Thuốc hay dùng là seduxen (diazepam), chống nôn bằng phenothiamin. Hướng điều trị không dùng thuốc tập trung vào cách vận động làm tăng khả năng bù trừ của não. Đặc biệt khi không thường xuyên có cơn chóng mặt kèm các dấu hiệu
- nhức nửa đầu hay cả đầu, tê yếu tay chân, mắt và đặc biệt là mất nhận thức về thời gian và không gian, mất định hướng và khả năng nhận thức. Khi đó cần đưa bệnh nhân đi khám ngay tại cơ sở y tế. Phòng ngừa - Chóng mặt có thể phòng ngừa bằng luyện tập thích nghi cho hệ thống giữ thăng bằng của cơ thể khi bệnh nhân ở giai đoạn ổn định hay chóng mặt nhẹ. - Người cao tuổi bị chóng mặt cần hạn chế độ cao, tránh thay đổi tư thế đột ngột vì dễ té ngã gây chấn thương. BS. Nguyễn Văn Thịnh Tăng huyết áp, khi nào cần phải điều trị? Tôi năm nay 64 tuổi, gần đây tôi rất hay bị tăng huyết áp, có lúc đo được ở mức 145/120mmHg khiến tôi hay mệt mỏi, đau đầu. Xin hỏi bác sĩ bệnh của tôi đã phải dùng thuốc điều trị hay chưa? Trần Hữu Tú (Thanh Hóa) Huyết áp (HA) bình thường đo ở cánh tay là nhỏ hơn hoặc bằng 120/80mmHg. Huyết áp có đặc điểm là thay đổi theo thời gian, trạng thái tâm sinh lý và nhiều yếu tố khác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, THA khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg. THA là một yếu tố nguy cơ thường gặp, không có triệu chứng, nhưng có thể bị biến chứng như bệnh mạch vành và đột quỵ. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ, bệnh nhân THA lâu ngày sẽ bị các biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như tim, thận, não và mắt... Các biện pháp không dùng thuốc của điều trị tăng huyết áp là bỏ thuốc lá (nếu hút), giảm cân nếu quá béo, ăn giảm muối, không quá 100mmol natri mỗi ngày. Hạn chế uống rượu, bia. Tập thể dục ít nhất 30 - 45 phút mỗi ngày, tránh các stress. Đảm bảo đủ nhu cầu các vi chất dinh dưỡng như kali, magie... Sau khi thực hiện biện pháp ăn kiêng, luyện tập và các biện pháp điều trị không cần thuốc mà HA vẫn không giảm, lúc đó cần dùng thuốc. Bệnh THA cần điều trị liên tục, lâu dài nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân và gia đình trong quá trình điều trị. Bệnh THA cần điều trị nhiều năm, có thể suốt đời do đó người bệnh cần hiểu về bệnh, tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn. Các thuốc lợi tiểu thiazide nên được sử dụng trong điều trị bằng thuốc cho phần lớn các trường hợp THA chưa có biến chứng, dùng một mình hoặc phối hợp với các thuốc nhóm khác. Trường hợp của bác nên đến chuyên khoa tim mạch để khám và có chỉ định phù hợp. TS. Nguyễn Quang Tuấn
- Năm mới nói chuyện chăm sóc người già Ngày Tết là dịp để con cháu quy tụ về bên ông bà, cha mẹ, thể hiện sự quan tâm chăm sóc, sự hiếu thảo với các bậc sinh thành. Bên cạnh sự chăm lo về vật chất và tinh thần, đây cũng là dịp tốt để chúng ta bàn về việc chăm sóc sức khỏe cho các bậc "cao niên". Chăm sóc người già là việc rất hệ trọng trong mỗi gia đình hay cơ sở dưỡng lão. Công việc đòi hỏi người chăm sóc vừa phải có lòng kính trọng đối với người già vừa phải có kiến thức y học mới có thể làm tốt việc chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Phòng bệnh cho người già Bằng sự quan tâm của thầy thuốc và người nhà, nhiều việc có thể làm để ngăn ngừa sự phát sinh một bệnh cũng như dự phòng sự tiến triển xấu của bệnh đó ở người già. Những điểm chính cần đặc biệt chú ý để phòng bệnh ở người già gồm: - Về dinh dưỡng: cần thực hiện cách ăn uống cho hợp lý và khoa học. Hạn chế tối đa thuốc lá, rượu, phấn đấu dùng ngày càng ít từ tuổi 65, tiến tới loại bỏ hoàn toàn rượu và thuốc lá. - Vấn đề sử dụng thuốc: bạn nên rà soát lại tất cả các loại thuốc đang dùng cho người già, loại bỏ những thuốc không cần thiết hoặc có hại với sự giúp đỡ của bác sĩ. Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy: điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp, làm giảm rõ rệt nguy cơ tai biến mạch máu não cũng như tử vong do bệnh tim. Thuốc khuyên dùng là thiazid hoặc giống thiazid (như chlorthalidon) coi như bước đầu, sau đó dùng liều thấp reserpin hoặc atenolol khi cần, dùng như vậy tác dụng phụ của thuốc không đáng kể, rất ít độc hại. Các thuốc vừa nêu trên đã được thực nghiệm là hiệu quả, rẻ, nên được coi là thuốc đầu tay. - Sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh: bằng xét nghiệm, máy Xquang, điện tim, siêu âm, chụp cắt lớp trong những trường hợp triệu chứng lâm sàng không rõ ràng. Người già cần được khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh glôcôm, điều chỉnh kịp thời sự giảm sút thị lực, thính lực, khám chữa răng, làm răng giả nếu cần, chú ý phát hiện những tổn thương vùng miệng. - Tạo miễn dịch với một số bệnh: cúm, viêm phổi do phế cầu khuẩn, uốn ván... Định kỳ làm xét nghiệm đờm cho các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao. Định lượng cholesterol huyết thanh, đặc biệt với bệnh nhân suy mạch vành hoặc có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn