intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ăn kiêng hợp lý với từng loại bệnh

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

160
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chế độ ăn uống là một trong những nhân tố quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả Để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả với người suy thận, cao huyết áp, viêm gan mạn tính, TS. BS Võ Phi Hùng, chuyên khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Triều An tư vấn chế độ ăn như sau: Những thức ăn mặn cần kiêng đối với bệnh suy thận và bệnh cao huyết áp Bơ mặn, phô mai. Xúc xích, patê, thịt cá hun khói, thịt hộp, tôm khô, cá khô. Rau cải đóng hộp (kim chi), dưa chua, củ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ăn kiêng hợp lý với từng loại bệnh

  1. Ăn kiêng hợp lý với từng loại bệnh Chế độ ăn uống là một trong những nhân tố quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả Để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả với người suy thận, cao huyết áp, viêm gan mạn tính, TS. BS Võ Phi Hùng, chuyên khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Triều An tư vấn chế độ ăn như sau: Những thức ăn mặn cần kiêng đối với bệnh suy thận và bệnh cao huyết áp Bơ mặn, phô mai.
  2. Xúc xích, patê, thịt cá hun khói, thịt hộp, tôm khô, cá khô. Rau cải đóng hộp (kim chi), dưa chua, củ kiệu, trái olive ngâm. Các loại hạt rang tẩm muối, khoai tây chiên, muối tiêu, muối ớt, trứng vịt muối. Nước mắm, nước tương. Với bệnh nhân suy thận Nguồn năng lượng chủ yếu (ngoài bệnh nhân đái tháo đường): Xuất phát từ chất bột đường và chất béo, phù hợp với thể trọng, giới tính và tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân. Ăn nhạt là rất cần thiết: Ăn ít muối, khoảng dưới 3gr mỗi ngày. Tránh dùng những thực phẩm có nhiều muối như: cá mắm muối, thịt kho, cá khô, xúc xích, thịt muối, thịt cá hộp, trứng vịt muối, mắm ruốc, nước mắm, nước tương, các loại nước chấm... Không uống quá nhiều nước: Nhất là khi có triệu chứng phù toàn thân kể cả nước từ canh, thức uống, trong rau quả và trái cây tươi. Giới hạn thịt, cá, trứng, hải sản: Khi chưa thẩm phân phúc mạc (lọc máu): Giới hạn nhiều hay ít là còn tùy vào chức năng thận: Chức năng thận càng giảm thì lượng thịt cá trong ngày càng phải hạn chế nhiều hơn.
  3. Giảm rau quả, trái cây (vì chứa nhiều potassium - kali): Chất này thường được giữ lại nhiều trong máu bệnh nhân suy thận mạn và có nguy cơ cao gây rối loạn nhịp tim và ngừng tim. Tránh dùng các thực phẩm có nhiều phosphor: như bơ, sữa, phô mai, các loại hạt, dừa, nho, hải sản, thịt, trứng... Với bệnh nhân cao huyết áp Năng lượng cần thiết trong ngày: Có thể tính được theo quy ước 30- 35kcal/kg cân nặng/ngày. Tuy nhiên cũng phải phù hợp với tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh hoạt và thể trạng. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng cho cơ thể: Protein (chất đạm) 12% riêng đối với bệnh nhân tăng huyết áp nặng, tỷ lệ này phải được giảm xuống nhiều hơn nữa. Lưu ý giảm ăn thịt, cá, nội tạng, lòng đỏ trứng... Lipid (chất béo) 12% nên ăn dầu thực vật, tránh ăn mỡ động vật kể cả chất béo từ sữa như bơ, phô mai... Glucid (chất đường, bột) 76%. Muối khoáng và vitamin:
  4. Giảm bớt muối ăn (NaCl) còn 2-3gr/ngày. Tránh ăn thức ăn mặn, nên bỏ thói quen chấm các loại nước chấm mặn. Ngoại trừ bệnh nhân có kèm theo chứng suy thận, nên tăng chất kali cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau cải, khoai, cà chua, dưa hấu, chuối... Tỏi cũng có lợi cho người tăng huyết áp. Bổ sung đầy đủ vitamin theo khuyến cáo về nhu cầu vitamin cần thiết trong ngày (có đầy đủ trong các loại rau trái). Không kiêng nước uống: Ngoại trừ trường hợp phù và suy tim, uống nước theo nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Không nên uống rượu và hút thuốc. Với bệnh nhân viêm gan mạn tính Nên ăn nhiều lần trong ngày (3 bữa chính và 3 bữa phụ), chủ yếu rau quả - thịt cá, nhiều chất bột đường (bột đường/thịt cá - 5/1). Tổng số năng lượng khoảng 35kcal/kg cân nặng/ngày. Trong đó: chất bột đường - glucid 60%, chất thịt - protein 12%, chất béo - lipid 28%. Nguồn năng lượng chính từ chất bột đường như: các loại đường mía, sữa, ngũ cốc, các loại hạt, trái cây, khoai, đậu hũ, rau quả... Tốt nhất là rau quả có màu xanh, vàng như bông cải xanh và chuối... Protein rất cần thiết cho sự tái tạo mô, bình quân nên dùng 60g protein/ngày có nguồn gốc từ thịt bò, heo, gà, cá hoặc từ thực vật như các loại đậu... Không
  5. khuyến khích dùng hải sản vì dễ có nguy cơ nhiễm Vibrio vulnificus (một loại vi trùng hình que có họ hàng với vi trùng bệnh tả) có hại cho gan. Bổ sung vitamin nếu chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều đối với bệnh nhân viêm gan nặng vì sẽ có phản ứng độc đối với cơ thể. Ngoài ra, cần ăn nhạt, nhất là khi có triệu chứng phù thủng và không uống rượu. Giới hạn chất dầu mỡ nhất là khi ăn uống chậm tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, và đối với người bị béo phì. Hạn chế thuốc Nam và các loại thuốc cổ truyền vì có khả năng tương tác với thuốc điều trị Tây y, thậm chí phản ứng độc với gan. Tránh "tự điều trị" bằng một số thuốc gây độc với gan như acetamol, erythromycine, isoniazid, thuốc ngủ, thuốc an thần,... nếu không có chỉ định của bác sĩ điều trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2