intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ăn nhiều mì ăn liền không đủ chất, mất cân bằng về giá trị dinh dưỡng

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Ngọc Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

169
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ăn nhiều mì ăn liền không đủ chất, mất cân bằng về giá trị dinh dưỡng. Trong đời sống bận rộn hiện nay, mì ăn liền đang trở thành loại thực phẩm được sử dụng rất phổ biến. Ưu điểm của mì ăn liền là rẻ tiền, tiện dụng và giúp tiết kiệm thời gian nên được nhiều người chọn dùng, nhất là những người thường xuyên bận rộn với công việc, những người sống độc thân ngại thổi nấu và nhóm học sinh, sinh viên... Mì ăn liền (còn được gọi là mì tôm, mì gói) là món mì khô...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ăn nhiều mì ăn liền không đủ chất, mất cân bằng về giá trị dinh dưỡng

  1. Ăn nhiều mì ăn liền không đủ chất, mất cân bằng về giá trị dinh dưỡng. Trong đời sống bận rộn hiện nay, mì ăn liền đang trở thành loại thực phẩm được sử dụng rất phổ biến. Ưu điểm của mì ăn liền là rẻ tiền, tiện dụng và giúp tiết kiệm thời gian nên được nhiều người chọn dùng, nhất là những người thường xuyên bận rộn với công việc, những người sống độc thân ngại thổi nấu và nhóm học sinh, sinh viên... Mì ăn liền (còn được gọi là mì tôm, mì gói) là món mì khô chiên trước với dầu, thường được dội nước sôi vào, đợi 3 - 5 phút là ăn ngay không phải đun nấu. Tuy nhiên, suất mì ăn liền không thể thay được bữa ăn hằng ngày vì không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, giá trị dinh dưỡng không cân bằng. Mì ăn liền chứa rất nhiều chất béo bão hoà (shorteming) và chất bột, nhưng thiếu pô-tê-in động vật, thiếu chất xơ và thiếu vitamin.
  2. Có quá nhiều chất béo bão hoà trong mì ăn liền. Qua khảo sát một số nhãn sản phẩm mì ăn liền phổ biến nhất trên thị trường nước ta thấy trung bình mỗi gói mì cung cấp 30% năng lượng chất béo. Đây là chỉ số quá cao, vì theo tiêu chuẩn mỗi người chỉ cần 15 - 20%, tối đa là 25% hàm lượng chất béo trong khẩu phần năng lượng bữa ăn. Trong khi đó hàm lượng pô-tê-in trong mỗi gói mì chỉ đạt dưới 10% khẩu phần năng lượng và đều là đạm thực vật, thiếu đạm động vật, thiếu chất xơ và những vitamin từ rau quả, mất cân bằng về giá trị dinh dưỡng. Với khẩu phần dinh dưỡng trong các gói mì ăn liền hiện nay đang bị mất cân bằng như vậy, nếu ăn nhiều mì thay thế bữa ăn hằng ngày mà không bổ sung thêm thịt, rau bên ngoài sẽ dẫn đến thiếu máu, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin, nhưng lại tăng nguy cơ béo phì, cao huyết áp, tiểu đường... Đối với những người mắc bệnh tim mạch, ăn thường xuyên mì ăn liền càng có hại hơn. Một người bình thường cũng không nên ăn quá một gói mì ăn liền mỗi ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, ta không nên dùng mì ăn liền thay cho bữa ăn chính hằng ngày vì sản phẩm này không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Để bảo đảm sức khoẻ, khi sử dụng mì ăn liền chúng ta nên bổ sung thêm rau xanh và các loại đạm động vật như thịt, trứng... để bù đắp lượng vitamin và pô-tê-in thiếu trong mì ăn liền. Cảnh giác với mì ăn liền có chứa Trans fat
  3. Gần đây, Trung tâm dịch vụ Phân tích Thí nghiệm thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh đã phát hiện Trans fat có trong nhiều sản phẩm mì ăn liền rất đáng ngại: 38% mẫu mì gói chứa Trans fat. Điều này làm cho nhiều người tiêu thụ giật mình, nhất là những người dùng mì ăn liền hằng ngày. Chất béo Trans fat được sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao sử dụng phương pháp hyđro hoá. Trong quá trình sản xuất, mì ăn liền được chiên với dầu shorteming ở nhiệt độ cao nên dầu dễ bị ô-xy hoá, nếu dùng để chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ có khả năng tạo ra các chất béo dạng Trans fat nhiều hơn. Trans fat là loại chất béo vô cùng nguy hiểm. Nó làm tăng cô-lét-tơ-rôn xấu đồng thời làm giảm cô-lét-tơ-rôn tốt trong máu dẫn đến các bệnh tim mạch.
  4. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trans fat gây tăng mức cô-lét-tơ-rôn xấu trong máu dẫn đến nguy cơ tăng các bệnh tim mạch: Ngoài ra khi xâm nhập cơ thể, chất béo này tạo ra những mảng mỡ bám vào thành mạch máu gây hẹp lòng động mạch làm giảm sự lưu thông của máu, dần dần bịt kín mạch máu khiến máu không lưu thông được, gây tắc nghẽn và dẫn đến nguy cơ đột qụy. Trans fat nguy hiểm như vậy, ở nhiều nước phát triển đã có luật cấm dùng chất béo Trans fat trong thực phẩm và bắt buộc các nhà sản xuất phải ghi đầy đủ hàm lượng Trans fat có trong thực phẩm ngay trên nhãn mác. Cũng vì vậy, trên nhãn sản phẩm mì ăn liền ở những nước này đều có ghi rất đầy đủ thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hoà, axit béo dạng Trans fat. Còn tại nước ra hiện vẫn chưa có bất cứ quy định nào của cơ quan quản lí thực phẩm về Trans fat. Tuy nhiên hiện nay đã có nhà sản xuất mì ăn liền tiên phong trong việc ghi rõ thông tin không có Trans fat trên bao bì sản phẩm.
  5. Trong khi chờ đợi những quy định về hạn chế Trans fat được ban hành và thực thi ở nước ta, người tiêu dùng cần tự bảo vệ bằng cách chọn lựa sản phẩm của những nhà sản xuất có uy tín, đọc kĩ thông tin in trên bao bì, không mua những sản phẩm không có lợi cho sức khoẻ, những sản phẩm nghi ngờ có Trans fat.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2