intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

An sinh xã hội

Chia sẻ: Bích Phượng Bích Phượng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

453
lượt xem
168
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ Chế độ pháp lí về ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Trước đây, điều này đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật khác nhau , nhưng để phù hợp và toàn diện hơn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: An sinh xã hội

  1. Chuyªn ®Ò thùc tËp 1 PHẦN I GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ Chế độ pháp lí về ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Trước đây, điều này đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật khác nhau, nhưng để phù hợp và toàn diện hơn, ngày 29-6-2005, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, với một trong những nội dung quan trọng là quy định cụ thể các chế độ ưu đãi và mở rộng đối tượng hưởng ưu đãi. Đó chính là cơ sở pháp lí quan trọng giúp cho lợi ích của thương binh, gia đình liệt sỹ được đảm bảo trên thực tế. Được phân công thực tập tại Uỷ ban dân số gia đình và Trẻ em huyện Lập Thạch là địa bàn một vài năm gần đây việc thực hiện chế độ pháp lí về ưu đãi đang được quan tâm rất nhiều, để chứng minh điều đó em đã chọn đề tài “Chế độ pháp lí về ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ theo Pháp lệnh NCC 2005”.Thời gian thực tập để hoàn thành chuyên đề là không dài và trong khuôn khổ hạn hẹp của một chuyên đề nên em không thể xem xét một cách sâu sắc, thấu đáo mọi khía cạnh của chế độ pháp lí về ưu đãi được, vì vậy bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy, các cô để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  2. Chuyªn ®Ò thùc tËp 2 PHẦN II QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN 1. Khái quát chung về quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin. Nhận thức rõ tầm quan trọng của khâu tìm hiểu và thu thập thông tin đối với việc viết chuyên đề thực tập, có thể coi đây là bước khởi đầu tìm chất liệu để tạo nên sản phẩm và sản phẩm muốn có kết quả tốt thì phải chọn được chất liệu phù hợp. Công việc này không hề đơn giản mà nó đòi hỏi những định hướng, yêu cầu cụ thể ngay từ đầu khi mới bắt tay vào việc viết chuyên đề thì mới tránh khỏi được những sai lầm cũng như thiếu sót. Được sự giúp đỡ của cơ quan nơi thực tập, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của lãnh đạo Uỷ ban dân số gia đình và Trẻ em huyện Lập Thạch: bác chủ nhiệm uỷ ban dân số, bác phó chủ nhiệm uỷ ban dân số và các cán bộ khác đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin. Với nội dung của chuyên đề thực tập “chế độ pháp lí về ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ theo Pháp lệnh NCC năm 2005 ”, thì công việc đầu tiên là tiếp xúc với sổ sách, hồ sơ liên quan đến thương binh, gia đình liệt sỹ tại huyện Lập Thạch. Việc tìm hiểu, nghiên cứu sổ sách đòi hỏi phải cẩn thận, xem xét hết mọi góc độ, mọi khía cạnh để đưa ra những nhận định, những ý kiến xác đáng, khách quan phù hợp với thực tế. Công việc tìm hiểu, nghiên cứu sổ sách, bước đầu đã cho em được cái nhìn tương đối khách quan về chính sách ưu đãi của huyện Lập Thạch đối với thương binh, gia đình liệt sỹ. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  3. Chuyªn ®Ò thùc tËp 3 Những thông tin thu được sau quá trình tiếp xúc với tài liệu, sổ sách mới chỉ là cái khung cơ bản, còn thiếu những yếu tố thực tiễn để cho việc nhìn nhận, đánh giá được toàn diện hơn. Để đạt được điều này thì việc trực tiếp tham gia đi cơ sở thăm hỏi, động viên thương binh, gia đình liệt sỹ cùng cán bộ cơ quan là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho việc viết chuyên đề thực tập của mình thì việc tìm hiểu, thu thập thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo đặc biệt là qua việc tìm hiểu nghiên cứu Pháp lệnh ưu đãi người có công 2005 và các văn bản hướng dẫn cũng được chú trọng đến. 2. Phương pháp thu thập thông tin và nguồn thu thập thông tin. a. Phương pháp thu thập thông tin. Phương pháp thu thập thông tin là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin. Lựa chọn những phương pháp đúng đắn, khoa học, thích hợp với từng hoạt động cụ thể sẽ giúp cho những thông tin thu được có tính khác qua và hiệu quả. Ngược lại nếu sử dụng những phương pháp sai lầm sẽ dẫn tới việc những thông tin thu nhập được không phản ánh đúng bản chất của sự việc mà chúng ta xem xét. Trên cơ sở của phương pháp luận triết học Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lí luận chung về nhà nước và pháp luật em đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp với nhau trong mỗi hoạt động thực tiễn của mình. Các phương pháp được sử dụng như: Phương pháp quan sát kết hợp với phân tích khi trực tiếp tham gia các cuộc phỏng vấn, gặp gỡ, nói chuyện cùng cán bộ phòng thương binh, cán bộ uỷ ban dân số với thương binh, gia đình liệt sỹ. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  4. Chuyªn ®Ò thùc tËp 4 Phương pháp thống kê tổng hợp và phương pháp so sánh cũng được sử dụng khi xem xét, nghiên cứu sổ sách. b. Nguồn thu thập thông tin Trong quá trình thực tập đã tạo cơ hội để em tiếp xúc với rất nhiều nguồn, nhưng để phục vụ cho việc viết chuyên đề em đã sử dụng những nguồn sau: - Báo cáo thống kê hàng tháng, hàng quý, hàng năm của Uỷ ban nhân dân huyện Lập Thạch, Uỷ ban dân số gia đình và Trẻ em Lập Thạch, phòng Thương binh xã hội huyện Lập Thạch. - Sổ kế toán các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007. - Hồ sơ, tài liệu về thương binh và liệt sỹ. - Các hoạt động khác: tiếp dân, thăm hỏi, động viên, đi cơ sở cùng cán bộ Uỷ ban dân số… 3. Kết quả của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin: Sau một thời gian làm việc, với tinh thần nghiêm túc em đã thu được các kết quá sau tại huyện Lập Thạch: Bảng số liệu thống kê tình hình thương binh, gia đình liệt sỹ đang hưởng trợ cấp tại huyện Lập Thạch từ năm 2004 đến năm 2007. Đơn vị: người Tổng số Tổng số gia đình Tổng số Tổng số bà mẹ Năm thương liệt sỹ đang hưởng liệt sỹ Việt Nam anh hùng binh trợ cấp 2004 1500 3360 21 1692 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  5. Chuyªn ®Ò thùc tËp 5 2005 1501 3360 21 1692 2006 1508 3360 19 1692 2007 1508 3360 17 1692 PHẦN III CHẾ ĐỘ PHÁP LÍ VỀ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, GIA ĐÌNH LIỆT SĨ THEO PHÁP LỆNH NGƯỜI CÓ CÔNG 2005 1. Vai trò, ý nghĩa Pháp lệnh ưu đãi người có công 2005. Pháp lệnh là văn bản quản lí nhà nước, là những quy định quản lí thành văn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo hình thức trình tự, thủ tục, quy chế do luật định mang tính quyền lực đơn phương và làm phát sinh những hậu quả pháp lí cụ thể. Do vậy, Pháp lệnh ưu đãi người có công 2005 mang đậm tính khuôn mẫu, chặt chẽ, rõ ràng và có hiệu lực pháp lí cao tạo nên giá trị quan trọng trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động thực hiện chế độ pháp lí về ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ. 2. Những mặt tích cực và hạn chế của Pháp lệnh ưu đãi người có công 2005. a. Tích cực. Chế độ trợ cấp đối với thương binh, gia đình liệt sỹ đã được thực hiện từ năm 1995 theo quy định của Pháp lệnh người có công với cách mạng và một số văn bản pháp quy ban hành bước đầu phù hợp với nền kinh tế thị trường. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  6. Chuyªn ®Ò thùc tËp 6 Tuy vậy, Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 1995 đã thể hiện nhiều bất cập được thay thế bằng Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005. Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005, đã có những điểm mới so với những văn bản trước ở các điểm sau: - Đối tượng và phạm vi: đối tượng hưởng ưu đãi ở Pháp lệnh này gồm 11 nhóm đối tượng (Pháp lệnh cũ chỉ có 7 nhóm) - Về chế độ trợ cấp ưu đãi kể từ ngày 1-10-2005, mức chuẩn xác định các mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng là 355.000đ (từ ngày 1-10-2005 trở về trước là 292.000đ). - Những sửa đổi, bổ sung liên quan đến vấn đề quản lí Nhà nước. - Sửa đổi một số quy định để làm rõ những hành vi vi phạm trong lĩnh vực ưu đãi người có công. b. Hạn chế. Trong các văn bản hiện hành, điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công và chế độ trợ cấp còn nhiều điểm chưa hợp lí: - Tiêu chuẩn xác nhận là thương binh được quy định trong nhiều văn bản pháp lí ở các giai đoạn khác nhau vì vậy dẫn đến sơ hở và bỏ sót đối tượng. - Điều kiện tiêu chuẩn xác nhận liệt sỹ theo quy định của pháp luật hiện hành có quy định đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát được xét xác nhận là liệt sỹ(K1Đ11_ Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005), nhưng lại chưa làm rõ thẩm quyền trách nhiệm pháp lí trong trường hợp thương binh chết tại gia đình. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  7. Chuyªn ®Ò thùc tËp 7 - Chế độ trợ cấp đối với thương binh, gia đình liệt sỹ còn nhiều loại trợ cấp quá thấp. Theo điều tra, tổng thu nhập trợ cấp ưu đãi của đối tượng này chỉ chiếm 30% đối với gia đình liệt sỹ, 22%-38% đối với gia đình thương binh là chưa đảm bảo được nhu cầu sống tối thiểu. 3. Chế độ pháp lí về ưu đãi đối vơí thương binh, gia đình liệt sỹ theo Pháp lệnh người có công 2005. a. Chế độ pháp lí về ưu đãi đối với thương binh theo Pháp lệnh ưu đãi người có công 2005. Ưu đãi: là sự đãi ngộ của nhà nước, của cộng đồng và toàn xã hội về đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với người có công và gia đình họ. Thực chất, chế độ pháp lí về ưu đãi là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người có công nhằm ghi nhận công lao, sự đóng góp, hi sinh cao cao cả của họ, đồng thời đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, tinh thần cho họ. Để chính sách này được đảm bảo thực thi trên thực tế, nhà nước cần thể chế hoá thành pháp luật như: luật, Pháp lệnh, nghị định… Theo K1Đ19, Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005 “Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”.. Theo Đ20 Pháp lệnh, thương binh được hưởng các chế độ ưu đãi sau: * Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh. Căn cứ vào Nghị định của Chính phủ số 147/2005/NĐ-CP ngày 30-11- 2005 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  8. Chuyªn ®Ò thùc tËp 8 mạng, tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, thương binh được hưởng mức trợ cấp phù hợp: nếu suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 60%, thương binh sẽ được hưởng trợ cấp từ 239.000đ đến 684.000đ; nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên sẽ được hưởng trợ cấp từ 695.000đ trở lên. Đối với thương binh loại B, nếu suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 60% sẽ được hưởng mức trợ cấp là 192.000đ đến 547.000 đ, còn nếu suy giảm khả năng lao động từ 88% trở lên sẽ được hưởng mức trợ cấp là 803.000đ Một số văn bản khác lại cho rằng: Nếu mất sức lao động từ 5% đến 20% thì thương binh được trợ cấp thương tật một lần, từ 1 đến 3 tháng lương khi bị thương. Thương binh được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng nếu mất sức lao động từ 21% trở lên. Mức trợ cấp từ 130.000đ đến 619.000đ tuỳ thuộc vào mức độ mất sức lao động. Đối với thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên còn được phụ cấp thêm 40.000đ/tháng, nếu vết thương đặc biệt nặng thì mức phụ cấp thêm này là 140.000đ/tháng. Thương binh loại B được xác nhận từ ngày 31-12-1994 trở về trước (quân nhân bị tai nạn lao động) nếu mất sức từ 21% trở lên được trợ cấp hàng tháng từ 115.000đ đến 465.000đ tuỳ thuộc vào mức độ mất sức lao động. Người mất sức lao động còn được phụ cấp thêm 30.000đ/tháng, nếu vết thương đặc biệt nặng thì mức phụ cấp thêm là 100.000đ/tháng. Đối với thương binh, quân nhân bị tai nạn lao động, mất sức lao động từ 81% trở lên, điều dưỡng ở gia đình thì được trợ cấp người phục vụ 240.000đ/tháng, nếu vết thương đặc biệt nặng sẽ là 290.000đ. Nếu do hoàn cảnh hoặc do thương tật, họ không thể về sinh sống cùng gia đình thì được tổ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  9. Chuyªn ®Ò thùc tËp 9 chức nuôi dưỡng tại các cở sở chăm sóc thương binh, được điều trị, điều dưỡng phục hồi. Khi thương binh mất sức lao động từ 61% trở lên mà chết thì người đảm nhiệm việc chôn cất được trợ cấp mai táng 2.320.000đ. Thân nhân chủ yếu của họ, nếu không thuộc diện hưởng bảo hiểm xã hội, được hưởng tử tuất từ trần với mức cơ bản là 120.000đ/tháng, trợ cấp nuôi dưỡng 210.000/người/tháng. Đến năm 2007, cứ 1% thương tật được hưởng 15.000đ/tháng. * Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp; dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước. * Ưu tiên trong tuyến sinh; tạo việc làm; ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. * Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương. Do đặc thù về thương tật, bệnh tật, do hạn chế về sức khoẻ nên phần lớn thương binh là những người có hoàn cảnh khó khăn. Sự giúp đỡ của nhà nước cũng phần nào giúp họ giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống. Vì vậy tạo việc làm và đảm bảo việc làm cho những người có công là vấn đề hết sức quan trọng. Để làm được điều đó, nhà nước phải có những chính sách ưu tiên, ưu đãi phù hợp. Nhà nước khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động nhận thương binh vào làm việc như tạo “các cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  10. Chuyªn ®Ò thùc tËp 10 binh” (Điều 22 Pháp lệnh ưu đãi người có công 2005). Nhà nước còn có những chính sách ưu tiên, ưu đãi với doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề của thương binh như ưu tiên cho thuê đất, hỗ trợ cho họ xây dựng cơ sở vật chất ban đầu về nhà xưởng, trường lớp, miễn thuế, vay vốn ưu đãi. Điều 21 Pháp lệnh ưu đãi người có công 2005 còn quy định ưu đãi đối với thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: ­ Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho con từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. ­ Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng ở gia đình thì người phục vụ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng. ­ Khi thương binh chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí mức 2.400.000đ, thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp (nghị định của chính phủ số 210/2004/NĐ-CP ngày 20-12-2004 quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng). - Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do ốm đau, tai nạn thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất theo quy định của Chính Phủ. ­ Con của thương binh được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  11. Chuyªn ®Ò thùc tËp 11 Điều 31 Nghị định 54/2006/NĐ-CP đã cụ thể hoá điều đó, học sinh là con của người có công theo Pháp lệnh này khi học ở các trường thuộc cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông được: ­ Miễn học phí theo quy định của Nhà nước. ­ Trợ cấp mỗi năm một lần để hỗ trợ mua sách giáo khoa, vở đồ dùng học tập. Học sinh, sinh viên là người có công với cách mạng và con của họ theo quy định của Pháp lệnh khi học từ một năm trở lên tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề, các trường đại học, cao đẳng, dự bị đại học và trường phổ thông dân tộc bán trú, nội trú được: ­ Miễn học phí theo quy định của Nhà nước. ­ Học sinh, sinh viên không thuộc diện hưởng lương được: trợ cấp mỗi năm một lần để hỗ trợ mua sách vở, đồ dùng học tập; trợ cấp hàng tháng. Con thương binh tiêu biểu hàng năm còn được mời đi dự hội nghị con thương binh tiêu biểu toàn quốc đã phần nào động viên khích lệ các em trong học tập. * Bên cạnh đó thương binh còn được hưởng ưu đãi trong việc chăm sóc sức khoẻ, Nhà nước đã thành lập các trung tâm điều dưỡng thương, bệnh binh, các trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng cho thương binh. Đối với những thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên trong hoàn cảnh cần thiết có thể được tổ chức nuôi dưỡng tại các cơ sở của tỉnh, được tổ chức điều trị, điều dưỡng dưới nhiều hình thức khác nhau. Để người có công nói chung và thương binh nói riêng được ưu đãi trên tất cả các phương diện, Nhà nước còn có một số chính sách ưu đãi khác như: hỗ trợ cải thiện về nhà ở, chăm sóc đời sống tinh thần… Với nguyên tắc căn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  12. Chuyªn ®Ò thùc tËp 12 cứ vào công lao đóng góp, hoàn cảnh từng người, khả năng địa phương và cùng với phương châm cả nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước đã áp dụng một số hình thức để cải thiện nhà ở như: tặng nhà tình nghĩa; hỗ trợ kinh phí để xây dựng và sửa chữa nhà ở; hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần tiền sử dụng đất khi bán nhà của Nhà nước hoặc khi giao đất làm nhà ở; các hình thức hỗ trợ khác. Đặc biệt Nhà nước còn phát động phong trào: đón thương binh về nhà chăm sóc, cấp thuốc định kì… Đối với những thương binh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không thể tạo lập được nhà ở mà chưa thuê được nhà hoặc mất nhà do thiên tai, hoả hoạn thì theo hoàn cảnh của địa phương và công lao đóng góp của người đó mà được xét tặng nhà tình nghĩa, được giao đất làm nhà ở hoặc mua nhà trả góp. Với những người có nhà ở nhưng dột nát, chật chội, không đảm bảo được đời sống trung bình thì được nhà nước hỗ trợ cải tạo, sửa chữa nhà ở. Cùng với sự hỗ trợ về nhà ở thương binh còn được Nhà nước và xã hội chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần. Những ngày lễ tết, chính quyền địa phương và nhân dân đều đến thăm hỏi, quan tâm, tặng quà… vật chất có thể là rất nhỏ nhưng với những thương binh thì đó là món quà có ý nghĩa vô cùng. Nó góp phần củng cố đời sống tinh thần của những thương binh. b.Chế độ pháp lí về ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ theo Pháp lệnh ưu đãi người có công 2005. Liệt sỹ là người đã hi sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” (K1Đ11 Pháp lệnh ưu đãi người có công 2005). Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  13. Chuyªn ®Ò thùc tËp 13 K1Đ14 Pháp lệnh ưu đãi người có công quy định: thân nhân liệt sỹ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ” bao gồm: ­ Cha đẻ, mẹ đẻ. ­ Vợ hoặc chồng. ­ Con. Người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ. Theo K2Đ14, Pháp lệnh ưu đãi người có công, các chế độ ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ bao gồm: • Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử. Các liệt sỹ được đơn vị, cơ quan, chính quyền địa phương chôn cất chu đáo. Chi phí cho việc chôn cất liệt sỹ được ngân sách Nhà nước cấp 2.320.000đ. Liệt sỹ có di vật hoặc tài sản riêng thì được tổ chức bàn giao trực tiếp cho gia đình liệt sỹ. Mọi chi phí cho lễ tang, chôn cất, báo tử được ngân sách Nhà nước chi trả. Thân nhân liệt sỹ được hưởng tiền tuất lần đầu khi báo tử mức 3 triệu đồng, tiền tuất hàng tháng là 170.000đ/người/tháng. Riêng thân nhân có 2 liệt sỹ thì mức tiền tuất là 320.000đ/tháng. Vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ sống cô đơn không nơi nương tựa, cha mẹ có con độc nhất là liệt sỹ, hoặc có 3 con là liệt sỹ trở lên đến 55 tuổi với nam, 50 tuổi đối với nữ hoặc chưa đến tuổi đó nhưng mất sức lao động từ 61% trở lên, con liệt sỹ từ 16 tuổi trở xuống, con liệt sỹ trên 16 tuổi nếu còn tiếp tục học phổ thông, học nghề, đại học, cao đẳng… bị tật nguyền, bị tàn tật từ nhỏ mà mồ côi cả cha lẫn mẹ được trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mức 420.000đ/người/tháng. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  14. Chuyªn ®Ò thùc tËp 14 Thân nhân liệt sỹ thuộc diện hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mà chết thì người lo cho họ được nhận trợ cấp mai táng bằng 2.320.000đ. Liệt sỹ không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì một trong những người thân khác của liệt sỹ đang đảm nhận việc thờ cúng liệt sỹ được hưởng trợ cấp một lần mức 600.000đ. Theo thông tư của Bộ lao động thương binh và xã hội số 10/2005/TT- BLĐTBXH ngày 5-1-2005 hướng dẫn thực hiện nghị định số 210/2004/NĐ-CP ngày 20-12-2004 của Chính phủ quy định về chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng thì thân nhân liệt sỹ được hưởng trợ cấp như sau: ­ Trợ cấp tuất đối với thân nhân của một liệt sỹ: 292.000đ/người/tháng. ­ Trợ cấp tuất đối với thân nhân của 2 liệt sỹ trở lên: 495.000đ/người/tháng. ­ Trợ cấp tuất đối với người cô đơn, không nơi nương tựa: 495.000đ/người/tháng. • Trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ; con liệt sỹ từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sỹ bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng trợ cấp tiền tuất vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. • Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ đang sống cô đơn không nơi nương tựa; con liệt sỹ mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sỹ mồ côi bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  15. Chuyªn ®Ò thùc tËp 15 hết thời hạn hưởng trợ cấp nuôi dưỡng vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; thân nhân của 2 liệt sỹ trở lên. • Khi báo tử, liệt sỹ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sỹ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp một lần như đối với thân nhân liệt sỹ. • Thân nhân liệt sỹ được ưu tiên giao đất hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương. • Thân nhân liệt sỹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí. • Con liệt sỹ được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. Gia đình liệt sỹ cũng được hưởng chế độ ưu đãi về việc làm, đảm bảo việc làm, chế độ chăm sóc sức khoẻ…: đối với thân nhân liệt sỹ do hoàn cảnh khó khăn không thể tự chăm sóc nuôi dưỡng mình được thì được tổ chức nuôi dưỡng tại các cơ sở của tỉnh. Trong trường hợp gia đình liệt sỹ chưa có nhà ở còn được Nhà nước trao tặng nhà tình nghĩa, hỗ trợ kinh phí hoặc cho vay vốn để làm nhà… 4. Tình hình thực hiện chế độ pháp lí về ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ theo Pháp lệnh người có công 2005 ở huyện Lập Thạch. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  16. Chuyªn ®Ò thùc tËp 16 a. Đặc điểm tình hình huyện Lập Thạch. Lập Thạch là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giáp Tam Dương (Vĩnh Phúc), phía Tây giáp Phù Ninh (Phú Thọ), phía Nam giáp Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), phía Đông Bắc giáp Tam Đảo (Vĩnh Phúc) với dân số 211.282 người và diện tích là 32.307ha, có 35 xã và 1 thị trấn. Trên địa bàn của huyện có rất nhiều đồng bào sinh sống, với địa bàn tương đối rộng, hiểm trở nên gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề giao thông. Tuy là một huyện nghèo nhưng con người ở đây đã vô cùng anh dũng, năm 2004 nhân dân huyện Lập Thạch đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Huyện anh hùng”. Trong 2 cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, hoà chung với không khí cả nước lên đường nhập ngũ, biết bao người con anh dũng của Lập Thạch đã lên đường theo tiếng gọi của non sông bỏ lại sau lưng họ là quê hương, mẹ già. Trong số ấy có những người đã vĩnh viễn không trở về để lại nỗi đau cho những người mẹ, người vợ mòn mỏi chờ đợi, cũng có những người may mắn trở về quê hương nhưng lại mang trong mình vết tích chiến tranh. Để bù đắp những tổn hại về vật chất cũng như tinh thần, Đảng và nhân dân huyện Lập Thạch đã có những chính sách quan tâm thích đáng đến những thương binh, những gia đình liệt sỹ để phần nào giúp họ vươn lên trong cuộc sống. b. Tình hình thực hiện chế độ pháp lí về ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ theo Pháp lệnh ưu đãi người có công 2005 ở huyện Lập Thạch. * Những mặt tích cực đã làm được từ Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005 đối với thương binh, gia đình liệt sỹ ở huyện Lập Thạch. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  17. Chuyªn ®Ò thùc tËp 17 Trong những năm gần đây, với việc sửa đổi ban hành nhiều văn bản pháp luật về vấn đề thương binh, gia đình liệt sỹ, Đảng uỷ và nhân dân huyện Lập Thạch đã thực hiện và triển khai tốt, cụ thể như sau: Một là: đã thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005, do vậy thương binh, gia đình liệt sỹ ở huyện Lập Thạch cũng được hưởng những chế độ pháp lí về ưu đãi như K2Đ14, Đ15, Đ20. Hai là: tính đến tháng 12 năm 2006, bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng với mức là 804.000đ/ngươi/tháng; thương binh người hưởng chính sách như thương binh được hưởng trợ cấp hàng tháng là 429.000đ/người/tháng, nếu suy giảm khả năng lao động từ 21%80% thì mỗi tháng được trợ cấp thêm 40.000đ; nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sẽ được hưởng mức trợ cấp là 1.112.000đ/người/tháng; nếu có vết thương đặc biệt nặng thì được trợ cấp là 1.390.000đ/người/tháng; với thương binh loại B được trợ cấp hàng tháng là 300.000đ/người/tháng, suy giảm khả năng lao động từ 21%80% thì được hưởng trợ cấp là 287.000đ/người/tháng, nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng là 964.000đ/người/tháng. Mức trợ cấp đối với thương binh, gia đình liệt sỹ tại huyện Lập Thạch từ năm 2004 đến năm 2007 Đơn vị: đồng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  18. Chuyªn ®Ò thùc tËp 18 Năm Thương binh Tuất liệt sỹ Tuất 2 liệt Bà mẹ Việt Nam thương tật 1% sỹ anh hùng 2004 11.000đ 355.000đ 540.000đ 540.000đ 2005 11. 500đ 355.000đ 540.000đ 540.000đ 2006 11. 500đ 355.000đ 540.000đ 540.000đ 2007 15.000đ 470.000đ 794.000đ 794.000đ Ba là: tất cả những thương binh, gia đình liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng hàng năm nhân ngày tết nguyên đán, 27-7 đều được huyện uỷ, hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thăm hỏi tặng quà, động viên. Món quà tuy ít ỏi nhưng đã mang lại niềm vui, sự động viên lớn lao cho họ. Bốn là: thương binh, gia đình liệt sỹ do bệnh tật hoặc do điều kiện kinh tế không đủ khả năng mua nhà đã được Đảng uỷ nhân dân huyện Lập Thạch trao tặng nhà tình nghĩa, tổng số nhà tình nghĩa lên tới gần 500 nhà với trị giá là 30 triệu đồng một nhà được trích từ ngân sách huyện và sự đóng góp của nhân dân. Năm là: khi ốm đau, thương binh, gia đình liệt sỹ đều được khám chữa bệnh tận tình, chu đáo và không thu phí. Hàng năm, Đảng uỷ huyện Lập Thạch phối hợp với uỷ ban dân số huyện đã khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho những trẻ em thuộc diện chính sách bị khuyết tật, nhiễm chất độc hoá học. Sáu là: con em của thương binh, gia đình liệt sỹ đều được hưởng các ưu đãi trong giáo dục đào tao, việc làm tại huyện. Với những thương binh, gia đình liệt sỹ nghèo đói cô đơn còn được chăm sóc tại các trung tâm điêu dưỡng của huyện và được các đơn vị trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng. Bảy là: Năm 2007, hướng tới kỉ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2007), các cấp các ngành và toàn thể nhân dân huyện Lập Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  19. Chuyªn ®Ò thùc tËp 19 Thạch đã có những hoạt động cụ thể, thiết thực để chăm lo nhiều hơn đến đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các thương binh, gia đình liệt sỹ. Như vậy, Đảng uỷ và nhân dân huyện Lập Thạch đã thực thi triệt để và có hiệu quả Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005, tuy vậy cũng có những mặt hạn chế chưa làm được. * Những hạn chế và bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác thực hiện chế độ pháp lí về ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ ở huyện Lập Thạch theo Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005. Một là: do công tác quản lí hồ sơ ở huyện Lập Thạch chủ yếu là thủ công, nên việc quản lí hồ sơ gặp nhiều khó khăn, có nhiều trường hợp bị mất, thất lạc hồ sơ dẫn đến việc bỏ sót đối tượng cũng có những trường hợp giả mạo hồ sơ để được hưởng trợ cấp. Bởi vậy chính quyền và nhân dân huyện Lập Thạch đang cố gắng để khắc phục tình trạng trên làm sao cho người có công được đền đáp xứng đáng nhất. Hai là: vấn đề xây dựng nhà tình nghĩa ở huyện Lập Thạch chưa được thực hiện có hiệu quả vì ngân sách địa phương còn hạn hẹp. Do vậy, đòi hỏi sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhiều hơn để khắc phục được tình trạng trên. Ba là: do là một huyện nghèo, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên vấn đề giải quyết ưu đãi, việc làm cho thương binh, gia đình liệt sỹ vẫn còn hạn chế dẫn đến tình trạng đời sống của họ chưa được đảm bảo và gặp rất nhiều khó khăn. PHẦN IV NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
  20. Chuyªn ®Ò thùc tËp 20 Chế độ pháp lí về ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ có ý nghĩa quan trọng đối với thương binh, gia đình liệt sỹ về cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, khi chúng ta sống trong hoà bình và tự chủ của ngày hôm nay thì chính sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ đang đặt ra cho toãn xã hội những vấn đề đòi hỏi phải có những giải pháp, những hướng đi đúng đắn để làm sao cho thương binh, gia đình liệt sỹ được hưởng chính sách ưu đãi toàn diện, hoàn chỉnh nhất. Chính vì vậy Uỷ ban dân số phối hợp với phòng thương binh và xã hội huyện Lập Thạch đã đề cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giải quyết chế độ ưu đãi. Để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết chế độ ưu đãi cần tập trung vào những vấn đề sau: ­ Mở rộng phạm vi và đối tượng hưởng ưu đãi. ­ Đảm bảo không ngừng sự lãnh đạo của Đảng. ­ Pháp điển hoá đầy đủ đồng bộ pháp luật ưu đãi tạo ra văn bản pháp luật mới có tính kế thừa hiệu lực pháp lí cao. ­ Cần tăng mức trợ cấp cho các đối tượng hưởng chính sách. Mức trợ cấp sẽ phụ thuộc vào sự tăng lên của mức sống trung bình. ­ Bên cạnh trợ cấp bằng tiền Nhà nước có thể hỗ trợ về nhà ở, đất ở, dụng cụ sinh hoạt. ­ Quy định chi tiết những ưu đãi khác. ­ Đơn giản hơn về mặt thủ tục lập hồ sơ đối với thương binh, gia đình liệt sỹ. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh N ăm 2007
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2