intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật An sinh xã hội: Bài 7 - TS. Đỗ Thị Dung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

69
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Luật An sinh xã hội - Bài 7: Tranh chấp an sinh xã hội và giải quyết tranh chấp an sinh xã hội" được biên soạn nhằm trình bày khái niệm, các loại tranh chấp an sinh xã hội; phân tích được mục đích và các phương thức giải quyết tranh chấp an sinh xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật An sinh xã hội: Bài 7 - TS. Đỗ Thị Dung

  1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC LUẬT AN SINH XÃ HỘI Giảng viên: TS. Đỗ Thị Dung v1.0015104216 1
  2. BÀI 7 TRANH CHẤP AN SINH XÃ HỘI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP AN SINH XÃ HỘI Giảng viên: TS. Đỗ Thị Dung 2 v1.0015104216
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm, các loại tranh chấp an sinh xã hội. • Trình bày và phân tích được mục đích và các phương thức giải quyết tranh chấp an sinh xã hội. 3 v1.0015104216
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt môn học này, người học phải học xong môn học: Luật Lao động. 4 v1.0015104216
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc văn bản pháp luật liên quan đến nội dung các bài đã học. • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. 5 v1.0015104216
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 7.1 Tranh chấp an sinh xã hội 7.2 Giải quyết tranh chấp an sinh xã hội 6 v1.0015104216
  7. 7.1. TRANH CHẤP AN SINH XÃ HỘI 7.1.2. Các loại tranh 7.1.1. Khái niệm chấp an sinh xã hội 7 v1.0015104216
  8. 7.1.1. KHÁI NIỆM • Tranh chấp là xung đột về quyền và lợi ích giữa các bên chủ thể trong quan hệ xã hội nào đó. • Tranh chấp an sinh xã hội là xung đột về quyền và lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ an sinh xã hội. 8 v1.0015104216
  9. 7.1.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo) Các dấu hiệu của tranh chấp an sinh xã hội: • Về chủ thể tranh chấp an sinh xã hội: Là chủ thể trong quan hệ an sinh xã hội, gồm: Chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội, chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm y tế, chủ thể tham gia quan hệ ưu đãi xã hội, chủ thể tham gia quan hệ trợ giúp xã hội. • Về nội dung tranh chấp an sinh xã hội: Nội dung xung đột giữa các chủ thể liên quan đến quyền và lợi ích, trách nhiệm của các chủ thể nêu trên. • Về hình thức (thủ tục): Xung đột thể hiện ra bên ngoài bằng việc một trong các bên chủ thể yêu cầu bên còn lại hoặc người thứ ba đứng ra giải quyết. 9 v1.0015104216
  10. 7.1.2. CÁC LOẠI TRANH CHẤP AN SINH XÃ HỘI (tiếp theo) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội. Bốn loại Tranh chấp về bảo hiểm y tế. tranh chấp an sinh xã hội chủ yếu Tranh chấp về ưu đãi xã hội. Tranh chấp về trợ giúp xã hội. 10 v1.0015104216
  11. 7.1.2. CÁC LOẠI TRANH CHẤP AN SINH XÃ HỘI (tiếp theo) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội Tranh chấp về bảo hiểm xã hội là tranh chấp giữa các chủ thể trong quan hệ bảo hiểm xã hội về việc tham gia và chi trả chế độ bảo hiểm xã hội. Tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Các dạng tranh chấp Tranh chấp giữa người sử dụng lao động về bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc đóng xã hội bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tranh chấp giữa người hưởng bảo hiểm xã hội với tổ chức bảo hiểm xã hội trong việc chi trả chế độ bảo hiểm xã hội. 11 v1.0015104216
  12. 7.1.2. CÁC LOẠI TRANH CHẤP AN SINH XÃ HỘI (tiếp theo) Tranh chấp về bảo hiểm y tế Là tranh chấp giữa người tham gia bảo hiểm y tế với tổ chức bảo hiểm y tế trong việc đóng phí và chi trả chế độ bảo hiểm y tế. Tranh chấp giữa người tham gia bảo hiểm y tế với tổ chức bảo hiểm y tế về việc đóng Các loại bảo hiểm y tế. tranh chấp về bảo hiểm y tế Tranh chấp giữa người hưởng bảo hiểm y tế với tổ chức bảo hiểm y tế về việc chi trả chế độ bảo hiểm y tế. 12 v1.0015104216
  13. 7.1.2. CÁC LOẠI TRANH CHẤP AN SINH XÃ HỘI (tiếp theo) Tranh chấp về ưu đãi xã hội Là tranh chấp giữa đối tượng hưởng ưu đãi xã hội với Nhà nước hoặc quỹ đền ơn đáp nghĩa về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ ưu đãi xã hội. Tranh chấp giữa đối tượng hưởng ưu đãi xã hội với Nhà nước hoặc quỹ đền ơn đáp nghĩa về việc xác định đối tượng hưởng ưu đãi xã hội. Các loại tranh Tranh chấp giữa đối tượng hưởng ưu đãi xã hội chấp về ưu với Nhà nước hoặc quỹ đền ơn đáp nghĩa về đãi xã hội việc xác định các chế độ hưởng, mức hưởng ưu đãi xã hội. Tranh chấp giữa đối tượng hưởng ưu đãi xã hội với Nhà nước hoặc quỹ đền ơn đáp nghĩa về việc chấm dứt hưởng ưu đãi xã hội. 13 v1.0015104216
  14. 7.1.2. CÁC LOẠI TRANH CHẤP AN SINH XÃ HỘI (tiếp theo) Tranh chấp về trợ giúp xã hội Là tranh chấp giữa đối tượng hưởng trợ giúp xã hội với cơ quan, tổ chức thực hiện trợ giúp xã hội về việc xác định đối tượng và chi trả chế độ trợ giúp xã hội. Tranh chấp giữa đối tượng hưởng trợ giúp xã hội với Nhà nước về việc xác định đối tượng hưởng trợ giúp xã hội. Các loại tranh chấp Tranh chấp giữa đối tượng hưởng trợ giúp xã về trợ giúp hội với Nhà nước về việc xác định các chế độ xã hội hưởng, mức hưởng trợ giúp xã hội. Tranh chấp giữa đối tượng hưởng trợ giúp xã hội với Nhà nước về việc chấm dứt hưởng trợ giúp xã hội. 14 v1.0015104216
  15. 7.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP AN SINH XÃ HỘI 7.2.1. Mục đích giải 7.2.2. Các phương quyết tranh chấp an thức giải quyết tranh sinh xã hội chấp an sinh xã hội 15 v1.0015104216
  16. 7.2.1. MỤC ĐÍCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP AN SINH XÃ HỘI Khôi phục quyền và lợi ích cho các bên tranh chấp an sinh xã hội, trong đó chủ yếu là quyền và lợi ích của đối tượng hưởng an sinh xã hội. Ngăn ngừa các tranh chấp an sinh xã hội Mục đích mới phát sinh. Hoàn thiện quy định của pháp luật an sinh xã hội. 16 v1.0015104216
  17. 7.2.2. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP AN SINH XÃ HỘI Phương thức giải quyết tranh chấp an sinh xã hội là cách thức tiến hành giải quyết tranh chấp an sinh xã hội. Thương lượng Các cách thức Hòa giải Xét xử 17 v1.0015104216
  18. 7.2.2. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP AN SINH XÃ HỘI Là việc các bên tranh chấp cùng bàn bạc, thảo luận và cùng đưa ra cách giải quyết tranh chấp an sinh xã hội. Thương lượng Pháp luật không quy định thủ tục thương lượng mà hoàn toàn do các bên tự quyết định việc thương lượng. 18 v1.0015104216
  19. 7.2.2. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP AN SINH XÃ HỘI (tiếp theo) Xét xử Là việc giải quyết tranh chấp an sinh xã hội có sự tham gia của người thứ ba có thẩm quyền. Hòa giải Tuy nhiên hòa giải tranh chấp an sinh xã hội cũng không phải là thủ tục bắt buộc. 19 v1.0015104216
  20. 7.2.2. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP AN SINH XÃ HỘI (tiếp theo) • Là phương thức giải quyết tranh chấp an sinh xã hội tại Tòa án nhân dân. • Hiện nay, pháp luật chưa quy định cách thức xét xử riêng đối với tranh chấp an sinh xã hội mà đang áp dụng cách thức giải quyết tranh chấp của các ngành/lĩnh vực pháp luật khác. Cụ thể:  Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được giải quyết theo thủ tục tranh chấp lao động. Sau khi thương lượng không thành các bên có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011.  Tranh chấp về ưu đãi xã hội, trợ giúp xã hội được giải quyết theo thủ tục tranh chấp hành chính. Sau khi áp dụng cơ chế giải quyết khiếu nại vẫn không giải quyết xong thì các bên có thể khởi kiện ra Tòa hành chính. Cách thức xét xử được quy định theo pháp luật tố tụng hành chính. 20 v1.0015104216
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2