intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ăn uống phòng ngừa bệnh gút

Chia sẻ: Bacsi Bacsi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

163
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh gút (gout) được coi là bệnh của xã hội văn minh, liên quan đến lối sống hiện đại - ăn uống quá độ và thiếu vận động... Việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh này. Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Các tinh thể urat lắng đọng ở khớp và các tổ chức xung quanh khớp gây nên phản ứng viêm. Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ăn uống phòng ngừa bệnh gút

  1. Ăn uống phòng ngừa bệnh gút Bệnh gút (gout) được coi là bệnh của xã hội văn minh, liên quan đến lối sống hiện đại - ăn uống quá độ và thiếu vận động... Việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh này. Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Các tinh thể urat lắng đọng ở khớp và các tổ chức xung quanh khớp gây nên phản ứng viêm. Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh xảy ra vào ban đêm, biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp, thường nhất là khớp bàn ngón chân cái. Việc sử dụng thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn để sử dụng cho đúng. Bệnh có thể tạm ổn nếu điều trị đúng cách.
  2. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh gút: - Ăn uống điều độ, không được nhịn đói, bỏ bữa, không dùng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu, các loại dưa muối và cà muối. Hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm như gan, tim, lưỡi động vật, nấm, trứng cá, kem, bánh ga tô có kem. Tránh ăn các đồ thịt cá rán, thịt chó, nước canh xương hầm, canh cá; tránh ăn một số loại rau quả như các loại đậu đỗ, súp lơ, các loại cà, củ cải. Có thể ăn các loại thịt màu trắng như thịt lườn gà, thịt thỏ. - Không uống rượu, hạn chế uống bia, không uống nước chè, cà phê đặc và các đồ uống có ga. Trong một công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng ở nhóm người uống khoảng 1 lít bia trở lên trong một ngày có tỷ lệ bị gút gấp 2,5 lần so với nhóm người uống hạn chế. - Sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua; dưa chuột, dưa hấu... là các thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút. Bánh mì, trứng, đa số các loại trái cây, rau quả (khoai tây, bí đao, bí đỏ, cải bắp, hành, tỏi... trừ cà chua) bệnh nhân gút đều có thể sử dụng. - Uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), các loại nước khoáng có tỷ lệ chất khoáng thấp và có tính kiềm có tác dụng thải bớt lượng acid uric thừa trong cơ thể cũng rất tốt cho bệnh nhân gút (có thể uống 1-3 cốc/ngày trước bữa ăn 1 giờ trong giai đoạn tái phát của bệnh).
  3. - Điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý, tập luyện các bài tập rèn sức bền vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe chung, giảm cân và điều hòa các quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên cần nghỉ tập trong giai đoạn tái phát của bệnh.
  4. Bệnh gút và cách phòng tránh Bệnh nhân gút không nên ăn nhiều thịt bò. Sau một bữa tiệc thịnh soạn với đầy rượu thịt, nếu có cơn đau dữ dội nổi lên ở các khớp, nhiều khả năng là bạn đã bị bệnh gút (thống phong). Bệnh xuất hiện do hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, triệu chứng điển hình là nổi u cục hoặc viêm ở các khớp. Tiến sĩ Nguyễn Thị Bay, Đại học Y dược TP HCM, cho biết, các u cục có đường kính từ vài mm đến nhiều cm, không đau, thường xuất hiện ở khớp ngón chân, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, sụn vành tai... Đôi khi, chỗ da bọc khối u bị loét và chảy nước vàng. Còn tình trạng viêm thường xuất hiện ở các khớp bàn chân, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, diễn tiến chậm và gây đau nhẹ (trừ những cơn đau cấp sau bữa ăn có nhiều rượu thịt). Bệnh gút tiến triển trong 10-20 năm. Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân mất khả năng vận động, có nhiều biến chứng ở thận, suy kiệt dần, có thể dẫn đến tử vong. Để phòng tránh và hạn chế sự phát triển của bệnh gút, cần kiêng rượu và các chất kích thích như cà phê, ớt. Hạn chế dùng bia và các thức ăn nhiều đạm như thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản. Nên ăn nhiều hoa quả và rau; uống các loại
  5. nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat. Ngoài ra, cần tránh làm việc quá sức và ăn uống quá mức, không để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc táo bón. Những người bị gút có thể làm giảm triệu chứng bệnh bằng cách hái lá sake già để nấu nước uống thay trà hằng ngày (hoặc nhúng lá tươi vào nước sôi rồi đem phơi khô, nấu lấy nước uống).
  6. Điều trị bệnh Gout GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN CHO BỆNH NHÂN GOUT Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purine làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urate tại khớp gây viêm khớp, biểu hiện lâm sàng đặc trưng là sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội tại 1 hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển. Nếu không được điều trị tiếp tục, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn, giai đoạn muộn hơn có thể xuất hiện những u, cục gọi là tophi xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế. Bàn chân bệnh nhân Gout đang bị cơn gout cấp Trong hơn 2 năm qua, các bác sỹ Viện Gút đã tập trung nghiên cứu tìm ra giải pháp điều trị hữu hiệu, áp dụng phác đồ điều trị bằng đông, tây y kết hợp, đạt hiệu quả cao. Hầu hết các bệnh nhân nếu tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của Viện Gút đều cho kết quả tốt, cơn đau không tái phát trở lại, bệnh ổn định lâu dài,
  7. kể cả những bệnh nhân nặng, mắc bệnh lâu năm. Những bệnh kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu cũng được cải thiện tốt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng tránh được các tác dụng không mong muốn thường gặp phải khi dùng một số loại thuốc khác, như viêm loét dạ dày, rối loạn chức năng gan, thận…Khi kết thúc điều trị, bệnh nhân không còn phải ăn uống quá kiêng khem như trước. Đặc biệt, về lâu dài, cục tophi có thể nhỏ lại, thậm chí mất hẳn. Tuy đã tạo được bước đột phá trong việc điều trị bệnh gout, nhưng khó khăn lớn nhất lại thuộc về sự quyết tâm của bệnh nhân trong việc điều trị. Trong số hơn 3000 bệnh nhân đã kết thúc điều trị tại Viện Gút tính đến tháng 10/2009, vẫn còn hàng trăm bệnh nhân không đủ kiên trì điều trị theo đúng phác đồ, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Quyết tâm của bệnh nhân và sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sỹ với bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị chính là giải pháp điều trị toàn diện và hiệu quả cho bệnh nhân gout. Hai bài thuốc đông y đã được các bác sỹ Viện Gút tin cậy, lựa chọn áp dụng trong phác đồ điều trị đông, tây y kết hợp vì có kế quả tổng kết chứng minh trên hiệu quả trên hàng ngàn bệnh nhân : 1- KHANG THỤY I có nguồn gốc từ thảo dược quý vùng Tây Tạng do các giáo sư, bác sỹ viện Trung y - Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, nghiên cứu và bào chế dưới dạng viên nhộng.
  8. Tác dụng : Hoạt huyết, trừ phong, nâng cao khả năng miễn dịch, giải độc, kháng viêm, làm tan muối urat trong các cục tophi, hỗ trợ ổn định mỡ máu, ổn định lượng đường trong máu, ổn định huyết áp. Đối tượng sử dụng : Bệnh nhân gút (gout) cấp và mãn tính 2 - GÚT SAMAN có nguồn gốc từ thảo dược, được các bác sỹ Việt Nam nghiên cứu bào chế từ bài thuốc gia truyền của một dòng họ đồng bào dân tộc Mán ở tỉnh Hà Giang. Tác dụng : Giảm đau, chống viêm, tác động vào chuyển hóa cơ chất purin trong bệnh Gút nguyên phát Đối tượng sử dụng : Bệnh nhân gút (gout) cấp và mãn tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2