Journal of Science – 2015, Vol.7 (1), 84 – 93<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA 5 CÔNG THỨC PHÂN BÓN VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG BẰNG<br />
CHỒI CỦ VÀ NUÔI CẤY MÔ LÊN NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG CURCUMIN CỦA<br />
CÂY NGHỆ XÀ CỪ<br />
Trịnh Hoài Vũ1<br />
1<br />
ThS. Trường Đại học An Giang<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 24/08/15<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
07/09/15<br />
Ngày chấp nhận đăng : 09/15<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
The research was conducted to evaluate the effects of 5 fertilized fomulars on the<br />
productivity and curcumin concentration of temulawak propagated from rhizome<br />
and tissue culturing. The results showed that fertilizers increased significantly the<br />
height, the number of shoot and the length of leaves but did not increase the width<br />
Title:<br />
of leaves. The fertilized fomula provided high productivity 90-60-120kg/ha of two<br />
The effects of 5 fertilized fomulars<br />
kinds of temulawak propagated from rhizome and tissue culturing. The<br />
and propagated technique from<br />
productivity of rhizome of temulawak propagated from rhizome was higher and<br />
rhizome and tissue culturing on<br />
has more meaning than those propagated from tissue culturing. The increase of<br />
productivity and curcumin<br />
fertilizer help to increase the productivity of rhizome; however, there is no<br />
concentration of temulawak<br />
difference of curcumin concentration in all fertilized fomulas. Curcumin<br />
Từ khóa:<br />
concentration was 0,517% in temulawak propagated from rhizome and 0,583% in<br />
Nghệ Xà Cừ, Curcuma<br />
temulawak propagated from tissue culturing; but, this differences has no meaning<br />
xanthorrhiza, curcumin, phân<br />
in statistics.<br />
bón, nuôi cấy mô<br />
Keywords:<br />
TÓM TẮT<br />
Temulawak, Curcuma<br />
xanthorrhiza, curcumin, fertilizer,<br />
Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của các liều lượng phân bón<br />
tissue culture<br />
khác nhau lên năng suất và hàm lượng curcumin của nghệ Xà Cừ được nhân<br />
giống bằng chồi củ và nuôi cấy mô. Kết quả thí nghiệm cho thấy yếu tố phân bón<br />
làm gia tăng đáng kể chiều cao cây, số chồi và chiều dài lá, nhưng không làm gia<br />
tăng chiều rộng lá của cây. Công thức phân bón cho năng suất cao là 90 – 60 120 (kg/ha) ở cả hai loại nghệ Xà Cừ nhân giống bằng chồi củ và nuôi cấy mô.<br />
Năng suất củ ở cây nghệ Xà Cừ nhân giống bằng củ cao hơn và khác biệt có ý<br />
nghĩa so với cây nhân giống bằng nuôi cấy mô. Sự gia tăng liều lượng phân làm<br />
gia tăng năng suất củ nhưng không có sự khác biệt về hàm lượng curcumin ở tất<br />
cả các nghiệm thức phân bón. Hàm lượng curcumin đạt trung bình 0,517% ở cây<br />
nhân giống bằng củ và 0,583% ở cây nuôi cấy mô và những khác biệt này cũng<br />
không có ý nghĩa về mặt thống kê.<br />
<br />
1.<br />
<br />
(Ravindran & Babu, 2004). Ở Việt Nam, cây nghệ<br />
được trồng phổ biến để lấy củ, chủ yếu sử dụng<br />
trong chế biến thực phẩm và chữa một số bệnh<br />
theo kinh nghiệm truyền thống (Đỗ Tất Lợi,<br />
2004). Thành phần chính trong nghệ Xà Cừ là<br />
curcumin, một hoạt chất có tác dụng kích thích tế<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
<br />
Chi Nghệ (Curcuma) là một chi lớn trong họ<br />
Gừng (Zingiberaceae), là loài cây hàng niên và rễ<br />
củ có thể tái sinh chồi mới trong nhiều năm, lâu<br />
nay được sử dụng để làm gia vị, thuốc nhuộm vải<br />
và thuốc kích thích ăn uống trong y học<br />
84<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.7 (1), 84 – 93<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
bào gan tiết mật và tăng co bóp túi mật, tống mật,<br />
phá cholesterol ở thành mạch. Tinh dầu có tác<br />
dụng diệt vi sinh vật, tiêu viêm, ức chế kết tập tiểu<br />
cầu, khử gốc tự do chống oxy hóa. Gần đây tìm<br />
thấy thêm nhiều chất trong củ nghệ có tác dụng<br />
đối với một số bệnh ung thư, AIDS (Itokawa et al,<br />
2008).<br />
<br />
của các liều lượng phân bón lên khả năng sinh<br />
trưởng và năng suất của cây nghệ Xà Cừ được<br />
nhân giống bằng củ và cả nuôi cấy mô để góp<br />
phần hoàn thiện quy trình trồng và đưa nghệ Xà<br />
Cừ vào cơ cấu cây dược liệu được trồng trong tỉnh<br />
An Giang.<br />
<br />
Cây nghệ Xà Cừ có thể được trồng ở điều kiện<br />
nhiệt đới. Mă ̣c dù có thể trồng được trên các loại<br />
đất khác nhau, nhưng phát triển tốt nhất là trong<br />
đất pha cát dễ thoát nước hay đất nhiều mùn tơi<br />
xốp. Cây nghệ Xà Cừ có rễ con màu vàng, được<br />
dùng làm đồ gia vị, thuốc nhuộm màu thực vật,<br />
thuốc và mỹ phẩm (Mai Văn Quyền, 2000).<br />
<br />
2.1. Bố trí thí nghiệm<br />
<br />
2.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn<br />
toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại gồm 2 nhân tố:<br />
(1) Nhân tố giống (V) gồm 2 loại: V1: Cây giống<br />
được nhân giống từ chồi củ. V2: Cây giống được<br />
nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô; (2)<br />
Nhân tố phân bón (F) gồm các nghiệm thức phân<br />
N - P2O5 - K2O với lượng như sau: F0: 45 – 30 30 (kg/ha) (đối chứng, lượng phân tương tự với<br />
lượng phân bón của nông dân tại địa bàn); F1: 90<br />
– 60 - 60 (kg/ha); F2: 90 – 60 - 90 (kg/ha); F3: 90<br />
– 60 - 120 (kg/ha); F4: 90 – 60 - 150 (kg/ha).<br />
Trong đó, phân lân được bón lót vào thời điểm<br />
làm đất trước khi trồng, phân đạm và kali còn lại<br />
được chia làm 3 lần bón vào các thời điểm 30, 60,<br />
90 ngày sau khi trồng (SKT) vào thời điểm sau<br />
khi làm cỏ và vun gốc cho cây.<br />
<br />
Những năm gần đây, do nhu cầu rất cao về loại<br />
cây này trong sản xuất dược phẩm nên việc khai<br />
thác từ tự nhiên đã cạn kiệt. Để đáp ứng nhu cầu<br />
thị trường cần phải đẩy mạnh việc trồng và sản<br />
xuất cây nghệ Xà Cừ thương phẩm. Tuy nhiên,<br />
đây là đối tượng mới nên vấn đề gặp phải là<br />
nguồn cây giống và liều lượng phân bón hợp lý<br />
cho loại cây này là vấn đề đang được đặt ra, bởi vì<br />
chú ng quyết định đến năng suất, chất lượng sản<br />
phẩm làm ra và hiệu quả kinh tế của người dân.<br />
<br />
Chuẩn bị giống: (1) Đối với cây con nhân giống<br />
bằng chồi củ (V1): củ giống được giâm tại địa<br />
điểm thí nghiệm, khi củ nghệ nảy chồi cao từ 10 –<br />
15 cm, hình thành 1 – 3 lá thì tách riêng từng chồi<br />
đem trồng. (2) Đối với cây con nhân giống bằng<br />
phương pháp nuôi cấy mô (V2): qua thời gian nuôi<br />
cấy in vitro, sau khi cây tái sinh hoàn chỉnh tiến<br />
hành đưa cây con ra vườm ươm thuần dưỡng từ<br />
10 – 15 ngày, để cây con thích nghi với điều kiện<br />
bên ngoài. Khi cây con phát triển được 3 – 4 lá,<br />
cao khoảng 10 – 12 cm thì đem cây ra ngoài đồng.<br />
<br />
Tại An Giang, hiện nay, phần lớn nghệ Xà Cừ<br />
được trồng chủ yếu với nguồn giống từ củ nghệ<br />
vụ trước nên đưa đến tình trạng không chủ động<br />
được nguồn giống khi trồng với diện tích lớn.<br />
Năm 2011, Trường Đại học An Giang bắt đầu<br />
thực hiện việc nhân giống cây nghệ Xà Cừ bằng<br />
phương pháp nuôi cấy mô, kết quả thử nghiệm sơ<br />
bộ cũng đã cho thấy cây nghệ Xà Cừ được nhân<br />
giống bằng phương pháp nuôi cấy mô có khả<br />
năng phát triển tốt khi đem trồng ngoài đồng<br />
(Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 2007). Hiện nay vẫn<br />
chưa có nghiên cứu nào trong nước thực hiện so<br />
sánh khả năng tăng trưởng của cây giống được<br />
nuôi cấy mô so với cây con được nhân giống bằng<br />
phương pháp truyền thống. Cho đến nay vẫn chưa<br />
có một công trình chính thức nào nghiên cứu về<br />
ảnh hưởng của phân bón lên sinh trưởng và năng<br />
suất của cây nghệ Xà Cừ, nhất là nghệ Xà Cừ<br />
được nhân giống bằng nuôi cấy mô ở An Giang.<br />
Chính điều này đã thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề<br />
tài này nhằm nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng<br />
<br />
Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng được xới tơi, rải vôi<br />
bột với liều lượng 50 kg/1.000 m2. Sau đó được<br />
lên liếp với diện tích liếp 2 x 2,5 = 5 m2, cao<br />
15cm, khoảng cách giữa các liếp là 40 cm. Cây<br />
giống được trồng với khoảng cách 40 x 40 cm.<br />
Thu hoạch: Khi cây nghệ Xà Cừ ngừng phát triển<br />
lá non, lá già bắt đầu khô ở mép lá và ngả màu<br />
vàng nhạt, vỏ củ có màu vàng sẫm, da bóng thì<br />
tiến hành thu hoạch.<br />
85<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.7 (1), 84 – 93<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
thức được thực hiện bằng<br />
Statgraphics Centurion XV.<br />
<br />
2.2. Các chỉ tiêu theo dõi<br />
a. Các chỉ tiêu sinh trưởng: được thu thập trên 10<br />
cây mẫu vào thời điểm tháng thứ 8 sau khi trồng<br />
(theo phương pháp của Hadipoentyanti & Syahid,<br />
2007).<br />
- Tỉ lệ sống của từng loại cây con: thu thập ở<br />
thời điểm 1 tháng sau khi trồng.<br />
- Chiều cao cây: đo chiều cao từ gốc của cây đến<br />
chóp lá cao nhất.<br />
- Số chồi: đếm toàn bộ số chồi mọc từ một đơn<br />
vị chồi trồng ban đầu.<br />
- Số lá/cây: đếm toàn bộ số lá từ một đơn vị chồi<br />
ban đầu.<br />
- Chiều dài lá (cm): đo từ gốc phiến lá đến chóp<br />
lá.<br />
- Chiều rộng lá: thu thập trên 10 cây mẫu ở thời<br />
điểm 2, 3, 4, 5 tháng sau khi trồng.<br />
- Trọng lượng củ (gram): cân toàn bộ củ thu<br />
được từ một đơn vị chồi ban đầu.<br />
- Chiều dài (cm): đo từ gốc cây đến phần cuối<br />
của củ.<br />
- Chiều rộng củ (cm): được đo trên toàn bộ củ,<br />
đo nơi có chiều rộng nhất của củ.<br />
- Đường kính củ cái: được đo trên củ cái, là củ<br />
mọc từ thân chính của cây, đường kính củ lớn<br />
nhất được lấy tại nơi củ có kích thước lớn nhất.<br />
b. Sâu bệnh hại trong quá trình thí nghiệm: ghi<br />
nhận các loại sâu bệnh hại có ảnh hưởng đến các<br />
chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của cây nghệ Xà<br />
Cừ trong quá trình thí nghiệm.<br />
c. Chỉ tiêu năng suất: năng suất củ (tươi) của mỗi<br />
nghiệm thức được thu trên toàn bộ diện tích lô thí<br />
nghiệm (5 m2) và được quy về năng suất tính bằng<br />
kg/ha.<br />
d. Chỉ tiêu chất lượng củ: hàm lượng curcumin:<br />
được phân tích tại phòng thí nghiệm thuộc Trung<br />
Tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM – Chi<br />
nhánh Cần Thơ bằng phương pháp sắc ký lỏng<br />
hiệu nâng cao (High Performance Liquid<br />
Chromatography).<br />
<br />
3.<br />
<br />
chương<br />
<br />
trình<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng<br />
3.1.1. Tỉ lệ sống của cây nghệ Xà Cừ<br />
Cây nghệ Xà Cừ nhân giống bằng chồi củ có tỉ lệ<br />
hao hụt là không đáng kể khi đưa ra trồng ngoài<br />
đồng. Các nghiệm thức F1V1, F3V1 và F4V1 có tỉ<br />
lệ sống sau khi trồng đạt 100%, nghiệm thức F2V1<br />
đạt 98,67% và nghiệm thức F0V1 (ND) cũng đạt<br />
đến 98,67%. Đối với cây nghệ Xà Cừ được nhân<br />
giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, tỉ lệ sống<br />
sau 1 tháng trồng ngoài đồng thấp hơn so với<br />
trồng bằng củ. Các nghiệm thức có tỉ lệ sống từ<br />
72,22 – 94,45%. Điều này có thể do cây nghệ Xà<br />
Cừ nhân giống bằng chồi củ có chất dự trữ trong<br />
củ nuôi cây con vào thời gian đầu nên cây nghệ có<br />
sức sống rất mạnh và phát triển rất nhanh chóng<br />
trong thời gian đầu. Riêng cây nghệ Xà Cừ được<br />
nhân giống bằng nuôi cấy mô dù đã trải qua giai<br />
đoạn thuần dưỡng trong vườn ươm nhưng vẫn<br />
chưa thích nghi kịp với điều kiện thời tiết ngoài<br />
đồng, cây rất yếu và bộ rễ chưa phát triển hoàn<br />
chỉnh nên tỉ lệ sống thấp. Khi tiến hành đưa cây ra<br />
bố trí thí nghiệm lúc điều kiện nắng nóng, ít mưa<br />
nên cây bị hao hụt cao. Đây cũng là mặt hạn chế<br />
cần phải xem xét và đánh giá thêm khi muốn đưa<br />
cây cấy mô nghệ Xà Cừ ra trồng ở ngoài đồng<br />
(nhất là trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc<br />
nghiệt ở vùng có địa hình cao hiện nay).<br />
3.1.2. Sự tăng trưởng của cây nghệ Xà Cừ<br />
Ảnh hưởng của nhân tố giống<br />
Nhìn chung, cây nghệ Xà Cừ phát triển tương đối<br />
tốt trên vùng đất núi, chiều cao cây gia tăng rất<br />
nhanh từ thời điểm 4 tháng sau khi trồng và giữa<br />
các nghiệm thức có sự khác biệt về mặt thống kê<br />
ở mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, sau 5 tháng cây<br />
nghệ bắt đầu ngừng phát triển về chiều cao và<br />
chuẩn bị giai đoạn nuôi củ. Theo kết quả nghiên<br />
cứu của Hadipoentyanti và Syahid (2007), chiều<br />
cao cây nghệ Xà Cừ trong thí nghiệm của họ tại<br />
Bongor, Indonesia trong năm 2003 đạt đến<br />
khoảng 132,9 - 162,1 cm. Như vậy, chiều cao cây<br />
trong thí nghiệm tại Tịnh Biên vẫn còn thấp. Cây<br />
nghệ Xà Cừ được nhân giống bằng chồi củ phát<br />
<br />
2.3. Phân tích thống kê<br />
Số liệu được thu thập và tính trung bình bằng<br />
chương trình Microsoft Excel. Phân tích phương<br />
sai (ANOVA) và so sánh các trung bình nghiệm<br />
<br />
86<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.7 (1), 84 – 93<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
triển mạnh hơn cây được nhân giống bằng phương<br />
pháp nuôi cấy mô và chiều cao phát triển khác<br />
biệt rất có ý nghĩa. Sau 4 tháng, cây nghệ củ cao<br />
trung bình 87,61 cm, trong khi đó chiều cao trung<br />
bình của cây nghệ nuôi cấy mô là 71,38 cm. Cây<br />
nghệ trồng bằng củ có chiều cao cây vượt trội hơn<br />
<br />
so với cây nghệ nuôi cấy mô một phần có thể do<br />
chúng mau thích nghi với điều kiện thời tiết, có<br />
sức sống cao hơn và khả năng hấp thu phân bón<br />
trong thời gian đầu hiệu quả hơn cây nghệ nuôi<br />
cấy mô.<br />
<br />
Bảng 1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của hai loại cây giống ở thời điểm 3, 4, 5 tháng SKT<br />
<br />
Thời gian<br />
<br />
4 tháng<br />
<br />
5 tháng<br />
<br />
Cao cây<br />
<br />
Số lá<br />
<br />
Dài lá<br />
<br />
Rộng lá<br />
<br />
Số chồi<br />
<br />
V1<br />
<br />
71,96a<br />
<br />
17,32a<br />
<br />
44,29a<br />
<br />
11,89a<br />
<br />
3,82a<br />
<br />
V2<br />
<br />
43,46b<br />
<br />
8,37b<br />
<br />
27,60b<br />
<br />
8,68b<br />
<br />
1,44b<br />
<br />
V1<br />
<br />
87,61a<br />
<br />
28,03a<br />
<br />
56,04a<br />
<br />
11,87ns<br />
<br />
5,96ns<br />
<br />
V2<br />
<br />
71,38b<br />
<br />
19,50b<br />
<br />
44,54b<br />
<br />
12,86ns<br />
<br />
4,94ns<br />
<br />
V1<br />
<br />
3 tháng<br />
<br />
Giống<br />
<br />
84,60ns<br />
<br />
23,64ns<br />
<br />
47,64A<br />
<br />
11,34ns<br />
<br />
5,53ns<br />
<br />
V2<br />
<br />
76,23ns<br />
<br />
23,36ns<br />
<br />
41,58B<br />
<br />
10,84ns<br />
<br />
5,41ns<br />
<br />
Ghi chú: V1 - Cây giống được nhân từ chồi củ; V2 - Cây giống được nhân bằng nuôi cấy mô.<br />
Ở từng thời điểm 3,4,5 tháng các số có ký hiệu ns theo sau thì khác biệt không có ý nghĩa theo từng chỉ tiêu thí<br />
nghiệm. a, b: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%; A, B: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.<br />
<br />
Đối với cây nghệ nhân giống bằng chồi củ thì lá<br />
phát triển sớm hơn, nhiều hơn và nhanh hơn cây<br />
nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô.<br />
̉<br />
Ơ thời điểm 3 tháng sau khi trồng cây nghệ được<br />
nhân giống từ củ đạt 17,32 lá/bụi so với cây nghệ<br />
nuôi cấy mô chỉ đạt 8,37 lá/bụi. Sự chênh lệch<br />
này có thể do cây nghệ trồng bằng củ có khả năng<br />
sinh trưởng tích cực hơn, phát triển nhanh hơn ở<br />
giai đoạn đầu nên số lá gia tăng nhanh chóng. Ở<br />
tháng thứ 5 sau khi trồng, cây nghệ nuôi cấy mô<br />
phát triển lá tích cực hơn, trong khi đó cây nghệ<br />
nhân giống bằng củ hầu như chậm lại và thậm chí<br />
giảm số lá. Sau 5 tháng bố trí thí nghiệm ở cây<br />
nghệ củ đạt trung bình 23,64 lá/bụi so với ở cây<br />
nghệ nuôi cấy mô đạt trung bình 23,36 lá/bụi.<br />
<br />
nghiệm, kết quả nhận được cho thấy không có sự<br />
khác biệt về chiều dài và chiều rộng lá giữa 2 loại<br />
cây giống này (chiều dài 47,64 cm ở cây nghệ<br />
được nhân giống từ củ so với 41,58 cm ở cây nuôi<br />
cấy mô; chiều rộng lá 11,34 cm ở cây nghệ được<br />
nhân giống từ củ so với 10,84 cm ở cây nuôi cấy<br />
mô). Tương tự, số chồi cũng cho thấy không có sự<br />
khác biệt giữa 2 loại cây giống này (5,53 chồi so<br />
với 5,41 chồi) (Bảng 1).<br />
Ảnh hưởng của mức độ phân bón<br />
- Sự phát triển chiều cao cây (cm): Kết quả thí<br />
nghiệm cho thấy yếu tố phân bón có ảnh hưởng<br />
đến chiều cao cây. Ở nghiệm thức F4 chiều cao<br />
cây khác biệt có ý nghĩa đối với công thức đối<br />
chứng F0 nhưng khác biệt không ý nghĩa so với<br />
các nghiệm thức F1, F2, F3. Ở thời điểm 5 tháng<br />
sau khi trồng, các cây nghệ Xà Cừ ở nghiệm thức<br />
F4 đạt chiều cao 96,40 (cm) so với đối chứng là<br />
64,04 (cm) (Bảng 2).<br />
<br />
Nhìn chung, khả năng phát triển bộ lá của cây<br />
nghệ Xà Cừ nhân giống từ chồi củ tốt hơn cây<br />
nghệ Xà Cừ nhân giống bằng phương pháp nuôi<br />
cấy mô ở giai đoạn đầu từ 1 - 4 tháng sau khi<br />
trồng. Tuy nhiên vào thời điểm kết thúc thí<br />
<br />
87<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.7 (1), 84 – 93<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
Hình 1. Nghệ Xà Cừ ở thời điểm 3 tháng sau khi trồng<br />
<br />
a<br />
<br />
b<br />
Hình 2. Nghệ Xà Cừ ở thời điểm thu hoạch<br />
a) Nghệ trồ ng từ củ; b) Nghệ trồ ng từ cây nuôi cấy mô<br />
<br />
- Sự phát triển số lá: Tương tự như chiều cao<br />
cây, các nghiệm thức phân bón cũng cho thấy có<br />
ảnh hưởng đến sự phát triển số lá của cây nghệ Xà<br />
Cừ trong giai đoạn này. Nhìn chung, số lá phát<br />
triển rất nhanh và khác biệt rất có ý nghĩa về mặt<br />
thống kê. Ở tháng thứ 5, khi cây nghệ đã phát<br />
triển đủ số lá đạt từ 16 – 29 lá/bụi thì cây nghệ Xà<br />
Cừ ngừng phát triển lá non, sau đó lá già bắt đầu<br />
khô ở mép lá, ngả màu vàng nhạt và rụi dần đến<br />
khi thu hoạch. Các công thức phân bón (F1, F2, F3<br />
<br />
và F4) cho cây nghệ trong thí nghiệm này bằng<br />
nhau ở các lượng đạm, lân và chỉ khác nhau hàm<br />
lượng kali với mục đích đánh giá ảnh hưởng của<br />
hàm lượng kali lên năng suất củ và hàm lượng<br />
curcumin của cây nghệ sau này. Điều này chứng<br />
tỏ hàm lượng đạm và lân được cây sử dụng để tạo<br />
chồi và nuôi bộ lá trong thời gian đầu và có ảnh<br />
hưởng đến chiều cao cây ở phần trên cũng như số<br />
lá của cây thể hiện qua sự khác biệt so với nghiệm<br />
thức đối chứng (Bảng 2).<br />
<br />
88<br />
<br />