Từ Quang Hiển và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
108(08): 173 - 178<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÁ SẮN VÀ BỘT LÁ KEO GIẬU TRONG KHẨU<br />
PHẦN ĂN CÓ CÙNG MỨC NĂNG LƯỢNG, PROTEIN ĐẾN NĂNG SUẤT<br />
VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ĐẺ BỐ MẸ LƯƠNG PHƯỢNG<br />
Từ Quang Hiển1*, Nguyễn Văn Đức2, Nguyễn Thị Mai Trang2,<br />
Chu Bá Trung2, Từ Quang Trung3<br />
2<br />
<br />
1<br />
Đại học Thái Nguyên,<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
3<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm trên gà đẻ bố mẹ Lương Phượng, gồm có 3 lô, lô đối chứng (ĐC), thí nghiệm 1 (TN1),<br />
thí nghiệm 2 (TN2). Khẩu phần (KP) ăn của lô ĐC không có bột lá, còn khẩu phần ăn của TN1 có<br />
6 % bột lá sắn (BLS), của lô TN2 có 6 % bột lá keo giậu (BLKG). Khẩu phần ăn của 3 lô có cùng<br />
mức năng lượng trao đổi (2700 kcal/kg thức ăn) và protein (15 % trong thức ăn). Kết quả cho thấy:<br />
Khẩu phần có BLS hoặc BLKG đã làm tăng tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, hàm lượng cartenoids và<br />
điểm số quat của lòng đỏ, tỷ lệ trứng có phôi, ấp nở, tỷ lệ gà con loại I/trứng ấp so với đối chứng<br />
với sự sai khác rõ rệt (p < 0,05), làm giảm tiêu tốn, chi phí thức ăn cho sản xuất trứng, trứng giống,<br />
gà con loại I. Các chỉ tiêu nêu trên của lô TN1 (BLS) và TN2 (BLKG) đều tương đương nhau và<br />
không có sự sai khác rõ rệt (p > 0,05). Điều đó chứng tỏ sử dụng BLS hay BLKG bổ sung vào<br />
thức ăn cho gà đẻ bố mẹ đều có kết quả như nhau.<br />
Từ khóa: bột lá, cùng mức, thang điểm quạt.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Bột lá sắn (BLS) và bột lá keo giậu (BLKG)<br />
đều giàu protein và đặc biệt là giàu sắc tố.<br />
Hàm lượng caroten trong vật chất khô (VCK)<br />
của BLS từ 476 – 625 mg/kg (Trần Thị Hoan<br />
2012); còn của BLKG từ 227 – 248 mg/kg<br />
VCK (dẫn theo Từ Quang Hiển và CS, 2008).<br />
Sắc tố làm tăng độ đậm màu của lòng đỏ<br />
trứng gà, độ vàng của da gà. Gà mái sinh sản<br />
ăn khẩu phần (KP) có ngô (vàng, đỏ) mà<br />
không bổ sung sắc tố hoặc bột lá thì màu lòng<br />
đỏ chỉ đạt 5 – 7 điểm theo thang điểm quạt<br />
của Roche (1988), nhưng nếu bổ sung sắc tố<br />
thương phẩm hoặc bột lá thì có thể đạt trên 10<br />
điểm, màu của lòng đỏ đạt ở mức điểm này có<br />
thể đáp ứng được thị hiếu của hầu hết người<br />
tiêu dùng trong đó có cả những người đòi hỏi<br />
lòng đỏ trứng có độ đậm màu cao.<br />
Bên cạnh ảnh hưởng đến màu sắc lòng đỏ<br />
trứng, sắc tố còn có tác dụng làm tăng tỷ lệ<br />
đậu thai ở gia súc, tăng tỷ lệ trứng có phôi và<br />
*<br />
<br />
Tel:0913286190<br />
<br />
ấp nở ở gia cầm. Đối với cá, sắc tố làm tăng<br />
sản lượng trứng và chất lượng trứng<br />
(Wantanabe, 2003).<br />
Chính vì những ưu điểm trên của BLS và<br />
BLKG mà đã có nhiều nghiên cứu về ảnh<br />
hưởng của BLS và BLKG trong khẩu phần ăn<br />
đến năng suất và chất lượng sản phẩm của vật<br />
nuôi. Tuy nhiên, hầu như chưa có đề tài nào<br />
nghiên cứu bổ sung hai loại bột lá này vào<br />
khẩu phần ăn của cùng một đối tượng vật<br />
nuôi là gà đẻ bố mẹ để so sánh ảnh hưởng của<br />
chúng đối với năng suất và chất lượng trứng.<br />
Thí nghiệm của chúng tôi nhằm giải quyết<br />
vấn đề còn đang bỏ trống này.<br />
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu là gà đẻ bố mẹ Lương<br />
Phượng, bột lá sắn KM 94, bột lá keo giậu<br />
Leucaena leucocephala.<br />
Thí nghiệm được thực hiện tại Trung tâm<br />
Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi<br />
thuộc Viện Chăn nuôi.<br />
Thí nghiệm gồm 180 gà mái đẻ bố mẹ Lương<br />
Phượng ở tuần tuổi 41 – 50 (tuần đẻ 18 đến<br />
173<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Từ Quang Hiển và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
27) và 18 gà trống được chia làm 3 lô, mỗi<br />
lô có 60 gà mái và 6 gà trống, mỗi lô lại<br />
được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 20<br />
gà mái và 2 gà trống. Bảo đảm các yếu tố<br />
đồng đều theo quy định về bố trí thí nghiệm<br />
trong chăn nuôi.<br />
Lô ĐC được ăn khẩu phần ăn không có bột lá,<br />
lô TN1 được ăn khẩu phần ăn có 6 % BLS,<br />
còn lô TN2 được ăn khẩu phần ăn có 6 %<br />
BLKG.<br />
Nguyên liệu thức ăn sử dụng để phối hợp<br />
khẩu phần ăn cho gà thí nghiệm gồm có: ngô,<br />
cám mỳ, khô dầu đậu tương, bột cá, bột lá và<br />
các chất bổ sung khác. Nguyên liệu thức ăn<br />
được phân tích thành phần hóa học trước khi<br />
xây dựng công thức thức ăn và phối hợp khẩu<br />
phần ăn cho các lô.<br />
Thức ăn hỗn hợp của các lô ĐC, TN1 và TN2<br />
có cùng mức năng lượng trao đổi là 2700<br />
kcal/1 kg thức ăn và tỷ lệ protein thô là 15 %.<br />
Thức ăn của lô TN1 và TN2 được bổ sung<br />
dầu đậu tương để có mức năng lượng ngang<br />
bằng với lô ĐC.<br />
Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Tỷ lệ nuôi sống, tỷ<br />
lệ đẻ, năng suất trứng, một số chỉ tiêu lý, hóa<br />
học của trứng, tỷ lệ trứng có phôi, ấp nở, gà<br />
con loại I, tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 10<br />
trứng, 10 trứng giống và 1 gà con loại I.<br />
Theo dõi các chỉ tiêu bằng các phương<br />
pháp thường được sử dụng trong nghiên<br />
cứu chăn nuôi.<br />
<br />
108(08): 173 - 178<br />
<br />
Số liệu được xử lý theo phương pháp nghiên<br />
cứu trong chăn nuôi (Nguyễn Văn Thiện và<br />
CS 2002), xử lý thống kê ANOVA – GLM<br />
bằng phần mềm Minitab phiên bản 14.<br />
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ<br />
Tỷ lệ nuôi sống<br />
Trong suốt 70 ngày thí nghiệm, gà của các lô<br />
đều khỏe mạnh, không con nào bị chết, tỷ lệ<br />
nuôi sống đều đạt 100 %. Gà của lô TN1 và<br />
TN2 có bộ lông bóng mượt, da vàng ánh, mào<br />
gà trống đỏ tươi. Điều đó chứng tỏ khẩu phần<br />
ăn có chứa 6 % BLS và BLKG không có ảnh<br />
hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tỷ lệ nuôi<br />
sống của gà mà có ảnh hưởng tốt đến màu<br />
sắc, da, lông của gà.<br />
Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng<br />
Tỷ lệ đẻ bình quân, năng suất trứng và trứng<br />
giống/1 mái trong 10 tuần thí nghiệm được<br />
trình bày tại bảng 1.<br />
Bột lá có ảnh hưởng tốt nhưng không rõ rệt<br />
đến tỷ lệ đẻ ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối<br />
của chu kỳ đẻ, do đó chúng tôi đã bố trí thí<br />
nghiệm ở tuần tuổi 41 – 50 (tuần đẻ 18 – 27).<br />
Mặc dù đã sau đỉnh điểm của tỷ lệ đẻ khoảng<br />
8-10 tuần, nhưng tỷ lệ đẻ trứng của cả 3 lô<br />
vẫn đạt khá cao từ 62,67 – 69,17 %. Tỷ lệ đẻ<br />
của lô TN1 và TN2 cao hơn và có sự sai khác<br />
rõ rệt so với lô ĐC (P < 0,05). Tỷ lệ đẻ của lô<br />
TN1 so với TN2 không có sự sai khác rõ rệt<br />
(P > 0,05).<br />
<br />
Bảng 1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng<br />
Chỉ tiêu<br />
Tỷ lệ đẻ<br />
NS trứng/mái/10 tuần<br />
So với ĐC<br />
NS trứng giống/mái/10 tuần<br />
So với ĐC<br />
Tỷ lệ trứng giống<br />
<br />
Đơn vị<br />
tính<br />
%<br />
quả<br />
%<br />
quả<br />
%<br />
%<br />
<br />
ĐC<br />
62,67a ± 2,52<br />
43,87a ± 0,19<br />
100,00<br />
42,82a ± 0,09<br />
100,00<br />
97,64a ± 0,45<br />
<br />
TN1<br />
(BLS)<br />
68,67b ± 1,02<br />
48,07b ± 0,15<br />
109,57<br />
47,48b ± 0,09<br />
110,90<br />
98,78a ± 0,41<br />
<br />
TN2<br />
(BLKG)<br />
69,17b ± 0,97<br />
48,42b ± 0,13<br />
110,37<br />
47,60b ± 0,08<br />
111,16<br />
98,33a ± 0,05<br />
<br />
Theo hàng ngang, số liệu có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)<br />
<br />
174<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Từ Quang Hiển và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
108(08): 173 - 178<br />
<br />
Năng suất trứng/1 mái/10 tuần của lô TN1 và<br />
TN2 nhiều hơn lô ĐC lần lượt là: 4,20 và 4,55<br />
quả, còn năng suất trứng giống thì lớn hơn<br />
ĐC là 4,36 và 4,78 quả. Năng suất trứng và<br />
trứng giống của lô TN1 và TN2 lớn hơn ĐC<br />
với sự sai khác rõ rệt (P < 0,05), còn giữa lô<br />
TN1 và TN2 thì không có sự sai khác rõ rệt<br />
(P > 0,05).<br />
<br />
Số liệu bảng 2 cho thấy tỷ lệ VCK, protein,<br />
lipit trong lòng đỏ của các lô TN1 và TN2 có<br />
xu hướng cao hơn lô ĐC, còn trong lòng trắng<br />
thì có xu hướng ngược lại (thấp hơn so với lô<br />
ĐC). Tuy nhiên, các chỉ tiêu này trong lòng<br />
đỏ cũng như trong lòng trắng trứng của cả 3<br />
lô đều gần tương đương nhau và không có sự<br />
sai khác rõ rệt (P > 0,05).<br />
<br />
Tỷ lệ trứng giống của 3 lô đạt từ 97,64 –<br />
98,78 % và không có sự sai khác giữa 3 lô<br />
(P < 0,05).<br />
<br />
Chúng tôi đã phân tích hàm lượng<br />
carotenoids trong lòng đỏ trứng và đo độ<br />
đậm màu của lòng đỏ trứng theo thang điểm<br />
quạt so màu của Roche (1988) tại 7 thời<br />
điểm khác nhau, đó là ngày thứ 1, 3, 5, 7, 9,<br />
10 và 20 kể từ lúc bắt đầu thí nghiệm. Mỗi<br />
thời điểm phân tích carotenoids 3 mẫu/lô và<br />
đo độ đậm mầu lòng đỏ 10 mẫu/lô. Kết quả<br />
được trình bày tại bảng 3.<br />
<br />
Như vậy, BLS và BLKG có ảnh hưởng tốt rõ<br />
rệt đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng, nhưng<br />
không ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ trứng giống.<br />
Ảnh hưởng của BLS và BLKG đến các chỉ<br />
tiêu nói trên là tương đương nhau.<br />
Một số chỉ tiêu lý, hóa học của trứng<br />
<br />
Hàm lượng carotenoids trong VCK của lòng đỏ<br />
trứng tăng dần theo thời gian gà được ăn thức<br />
ăn có bột lá và ổn định kể từ ngày thứ 9 trở đi.<br />
Hàm lượng carotenoids trung bình của lô TN1<br />
và TN2 cao hơn lô ĐC với sự sai khác rõ rệt (P<br />
< 0,05), còn giữa hai lô thí nghiệm với nhau thì<br />
không có sự sai khác rõ rệt (P > 0,05).<br />
<br />
Một số chỉ tiêu lý học của trứng như khối<br />
lượng trứng, tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng, tỷ lệ<br />
vỏ, chỉ số lòng đỏ, lòng trắng đã được theo<br />
dõi (n = 130/lô đối với khối lượng trứng và<br />
n = 30/lô đối với các chỉ tiêu còn lại). Kết quả<br />
cho thấy: Các chỉ tiêu này của cả 3 lô đều<br />
tương đương nhau và không có sự sai khác rõ<br />
rệt (P > 0,05). Điều đó chứng tỏ BLS và<br />
BLKG không có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ<br />
tiêu lý học của trứng.<br />
<br />
Điểm số quạt của lòng đỏ trứng là tấm gương<br />
phản ánh hàm lượng carotenoids trong lòng<br />
đỏ trứng. Bởi vậy, điểm số quạt của lô TN1<br />
và TN2 cũng tăng lên theo thời gian. Điểm số<br />
quạt trung bình của lô TN1 và TN2 lớn hơn lô<br />
<br />
Một số chỉ tiêu hóa học của trứng như: vật<br />
chất khô (VCK), protein, lipit của lòng đỏ và<br />
lòng trắng trứng đã được phân tích ở các thời<br />
điểm 1; 10 và 20 ngày thí nghiệm (phân tích 3<br />
mẫu/lô/1 thời điểm). Kết quả được trình bày<br />
tại bảng 2.<br />
<br />
ĐC lần lượt là 4,63 và 5,07 điểm và có sự sai<br />
khác rõ rệt so với lô ĐC (P < 0,05), nhưng<br />
giữa chúng thì không có sự sai khác với nhau<br />
(P > 0,05).<br />
<br />
Bảng 2. Một số chỉ tiêu hóa học của trứng<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Đơn vị tính<br />
<br />
ĐC<br />
<br />
TN1 (BLS)<br />
a<br />
<br />
a<br />
<br />
TN2 (BLKG)<br />
<br />
VCK lòng đỏ<br />
VCK lòng trắng<br />
<br />
%<br />
%<br />
<br />
43,42<br />
14,04b<br />
<br />
45,10<br />
13,37b<br />
<br />
44,51a<br />
13,40b<br />
<br />
Protein lòng đỏ<br />
Protein lòng trắng<br />
<br />
%<br />
%<br />
<br />
14,30c<br />
12,05d<br />
<br />
14,76c<br />
11,70d<br />
<br />
14,72c<br />
11,75d<br />
<br />
Lipit lòng đỏ<br />
Lipit lòng trắng<br />
<br />
%<br />
%<br />
<br />
20,87e<br />
0,053F<br />
<br />
22,46e<br />
0,052F<br />
<br />
22,31e<br />
0,055F<br />
<br />
Theo hàng ngang, số liệu có chữ cái giống nhau thì không sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).<br />
<br />
175<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Từ Quang Hiển và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
108(08): 173 - 178<br />
<br />
Bảng 3. Hàm lượng carotenoids và điểm số quạt của lòng đỏ trứng<br />
Điểm số quạt<br />
<br />
Carotenoids (mg % VCK)<br />
<br />
Ngày<br />
TN<br />
<br />
ĐC<br />
<br />
TN1 (BLS)<br />
<br />
1<br />
3<br />
5<br />
7<br />
9<br />
10<br />
20<br />
<br />
16,16<br />
16,31<br />
15,89<br />
16,30<br />
16,24<br />
15,98<br />
16,19<br />
<br />
TB<br />
<br />
16,15a<br />
<br />
ĐC<br />
<br />
TN1 (BLS)<br />
<br />
16,18<br />
22,98<br />
28,78<br />
33,55<br />
34,26<br />
34,15<br />
34,28<br />
<br />
TN2<br />
(BLKG)<br />
16,04<br />
23,41<br />
30,58<br />
35,38<br />
36,78<br />
36,90<br />
36,80<br />
<br />
7,3<br />
7,4<br />
7,0<br />
7,4<br />
7,3<br />
7,0<br />
7,3<br />
<br />
7,3<br />
9,5<br />
11,6<br />
13,5<br />
13,8<br />
13,6<br />
13,8<br />
<br />
TN2<br />
(BLKG)<br />
7,1<br />
9,6<br />
12,1<br />
13,9<br />
14,4<br />
14,5<br />
14,5<br />
<br />
29,17b<br />
<br />
30,84b<br />
<br />
7,24a<br />
<br />
11,87b<br />
<br />
12,30b<br />
<br />
Cùng một chỉ tiêu (carotenoids hoặc điểm số quạt), theo hàng ngang, số liệu có chữ cái khác nhau thì sai<br />
khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).<br />
<br />
Một số chỉ tiêu về trứng ấp<br />
Tổng số trứng ấp của 3 lô là 5400 quả, mỗi lô là 1800 quả, được ấp trong 6 đợt, mỗi đợt 300<br />
quả/lô. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu trứng ấp được trình bày tại bảng 4.<br />
Bảng 4. Tỷ lệ trứng có phôi, ấp nở, gà con loại I<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
ĐC<br />
<br />
TN1 (BLS)<br />
<br />
TN2 (BLKG)<br />
<br />
Tỷ lệ trứng có phôi<br />
Tỷ lệ trứng ấp nở<br />
Tỷ lệ gà con loại I/ấp nở<br />
Tỷ lệ gà con loại I/trứng ấp<br />
<br />
87,83a<br />
91,08a<br />
95,28a<br />
75,95a<br />
<br />
93,17b<br />
93,19b<br />
95,96a<br />
83,33b<br />
<br />
91,44b<br />
93,73b<br />
95,52a<br />
81,89b<br />
<br />
Theo hàng ngang, số liệu có chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)<br />
<br />
Tỷ lệ trứng có phôi của 3 lô đạt từ 87,83 đến<br />
93,17 %, theo công bố của Trần Thị Hoan<br />
(2012), thì tỷ lệ này là 88,70 đến 92,88 % và<br />
của Hồ Thị Bích Ngọc (2012) là 89,71 đến<br />
90,74 % cùng trên 1 đối tượng là trứng của<br />
gà đẻ bố mẹ Lương Phượng. Tỷ lệ trứng có<br />
phôi của TN1 và TN2 cao hơn lô ĐC với sự<br />
sai khác rõ rệt (P < 0,05). Tỷ lệ trứng có phôi<br />
của lô TN1 (BLS) cao hơn lô TN2 (BLKG)<br />
là 1,73 % nhưng không có sự sai khác rõ rệt<br />
(P > 0,05).<br />
Tỷ lệ trứng ấp nở/trứng có phối của 3 lô đạt<br />
từ 91,08 đến 93,73 %, theo công bố của Trần<br />
Thị Hoan (2012), thì tỷ lệ này đạt từ 87,69<br />
đến 91,16 %, còn của Hồ Thị Bích Ngọc<br />
(2012) là 88,31 đến 89,84 %; tỷ lệ trứng ấp<br />
nở trong thí nghiệm của chúng tôi đạt tương<br />
đương hoặc cao hơn so với các kết quả trên.<br />
<br />
Tỷ lệ ấp nở của lô TN1 và TN2 cao hơn so<br />
với lô ĐC với sự sai khác rõ rệt (P < 0,05),<br />
còn giữa lô TN1 và TN2 thì không có sự sai<br />
khác rõ rệt (P > 0,05).<br />
Tỷ lệ gà con loại I/ấp nở của 3 lô đều tương<br />
đương nhau đạt từ 95,28 đến 95,96 % và<br />
không có sự sai khác nhau rõ rệt (P > 0,05).<br />
Chỉ tiêu tỷ lệ gà con loại I/trứng ấp phản ánh<br />
tổng hợp cả 3 chỉ tiêu nêu trên. Kết quả cho<br />
thấy: Cứ 100 trứng ấp thì lô TN1 (BLS) có số<br />
gà con loại I lớn hơn lô ĐC là 7,38 con, còn<br />
lô TN2 (BLKG) lớn hơn ĐC là 5,94 con, lô<br />
TN1 lớn hơn lô TN2 là 1,44 con. Tỷ lệ gà con<br />
loại I/trứng ấp của lô TN1 và TN2 lớn hơn<br />
ĐC với sự sai khác rõ rệt (P < 0,05), còn giữa<br />
lô TN1 và TN2 thì không có sự sai khác rõ rệt<br />
(P > 0,05).<br />
<br />
176<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Từ Quang Hiển và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
108(08): 173 - 178<br />
<br />
Bảng 5. Tiêu thụ, chi phí thức ăn cho sản xuất trứng, trứng giống và gà con loại I<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Đơn vị tính<br />
<br />
ĐC<br />
<br />
TN1 (BLS)<br />
<br />
TN2 (BLKG)<br />
<br />
Tiêu tốn TĂ/10 trứng<br />
Tiêu tốn TĂ/10 trứng giống<br />
Chi phí TĂ/10 trứng<br />
Chi phí TĂ/10 trứng giống<br />
Chi phí TĂ/gà con loại I<br />
<br />
kg<br />
kg<br />
đồng<br />
đồng<br />
đồng<br />
<br />
2,63<br />
2,70<br />
22.256<br />
22.802<br />
4.269<br />
<br />
2,40<br />
2,43<br />
20.150<br />
20.938<br />
3.874<br />
<br />
2,39<br />
2,43<br />
19.706<br />
20.094<br />
3.883<br />
Ghi chú: TĂ là thức ăn<br />
<br />
Như vậy, BLS và BLKG có ảnh hưởng tốt rõ<br />
rệt đến tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở và tỷ<br />
lệ gà con loại I/trứng ấp, nhưng không ảnh<br />
hưởng rõ rệt đến tỷ lệ gà con loại I/ấp nở.<br />
Bột lá sắn có ảnh hưởng tốt hơn BLKG đối<br />
với các chỉ tiêu nói trên nhưng không rõ rệt<br />
(P > 0,05).<br />
Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản xuất<br />
trứng<br />
Tiêu thụ và chi phí thức ăn cho 10 trứng, 10<br />
trứng giống và 1 gà con loại I đã được tính<br />
trên cơ sở tiêu thụ thức ăn/lô, sản lượng<br />
trứng, trứng giống, tỷ lệ gà con loại I của từng<br />
lô. Kết quả được trình bày tại bảng 5.<br />
Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng của lô TN1 và<br />
TN2 thấp hơn so với lô ĐC lần lượt là 0,23 và<br />
0,24 kg, còn tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng<br />
giống của cả hai lô đều thấp hơn ĐC là 0,2<br />
kg. Chính vì vậy, chi phí thức ăn cho 10 trứng<br />
của lô TN1 và TN2 bằng 90,54 % và 88,54 %<br />
so với ĐC, còn cho 10 trứng giống thì bằng<br />
89,46 % và 88,12 % so với ĐC. Chi phí thức<br />
ăn/1 gà con loại I của lô TN1 và TN2 bằng<br />
90,74 % và 90,97 % so với lô ĐC.<br />
Như vậy, BLS và BLKG trong khẩu phần<br />
ăn của gà đẻ bố mẹ Lương Phượng đã làm<br />
giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn cho sản<br />
xuất trứng và gà con loại I. Bột lá sắn và<br />
BLKG có ảnh hưởng tương đương nhau đối<br />
với các chỉ tiêu này.<br />
KẾT LUẬN<br />
Khẩu phần ăn của gà đẻ bố mẹ Lương<br />
Phượng có 6 % BLS hoặc BLKG đã làm tăng<br />
tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, hàm lượng<br />
<br />
carotenoids, điểm số quạt của lòng đỏ, tỷ lệ<br />
trứng có phôi, ấp nở, tỷ lệ gà con loại I so với<br />
ĐC với sự sai khác rõ rệt (P < 0,05), làm giảm<br />
tiêu tốn, chi phí thức ăn cho sản xuất trứng,<br />
trứng giống và gà con loại I.<br />
Các chỉ tiêu nêu trên của lô TN1 (BLS) và<br />
TN2 (BLKG) tương đương nhau, không có sự<br />
sai khác nhau rõ rệt (P > 0,05). Điều đó chứng<br />
tỏ sử dụng BLS hay BLKG cho gà đẻ bố mẹ<br />
đều đạt kết quả tốt.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Từ Quang Hiển, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn<br />
Thị Inh, Nguyễn Thị Liên (2008) Nghiên cứu sử<br />
dụng keo giậu trong chăn nuôi, Nxb Đại học<br />
Thái Nguyên.<br />
[2]. Trần Thị Hoan (2012), Nghiên cứu trồng sắn<br />
thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà<br />
thịt và gà đẻ bố mẹ Lương phượng, Luận án tiến sĩ<br />
nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.<br />
[3]. Hồ Thị Bích Ngọc (2012), Nghiên cứu trồng,<br />
chế biến, bảo quản và sử dụng cỏ Stylosanthes<br />
guianensis CIAT 184 cho gà thịt và gà đẻ bố mẹ<br />
Lương phượng, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại<br />
học Thái Nguyên.<br />
[4]. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc,<br />
Nguyễn Duy Hoan, (2002). Giáo trình phương<br />
pháp nghiên cứu trong chăn nuôi. Nxb Nông<br />
nghiệp Hà Nội.<br />
[5]. Roche (1988). Vitamin and fine chemicals,<br />
Egg yolk pigmentation with carophyll 3 rd ed.<br />
Hoffmann – La Roche Ltd, Basel, Switzerland.<br />
pp. 1218.<br />
[6]. Wantanabe T, ; Vassallo – Auir R. (2003).<br />
Broodstock nutrition research on marine finfish in<br />
Japan. Aquaculture. 227 (1 – 4); 35 – Winkel –<br />
shirley B. (2002), Molecular genetics and control<br />
of anthocyanin expresson. Advances in botanical<br />
research 37: 75 – 88.<br />
<br />
177<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />