intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

So sánh ảnh hưởng của bột lá keo giậu và bột cỏ stylo trong khẩu phần có sự điều chỉnh cùng mức năng lượng và protein đến khả năng sản xuất của gà thịt Lương Phượng

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thí nghiệm trên gà Lương Phượng với 3 lô được cho ăn 3 khẩu phần ăn khác nhau. Khẩu phần ăn của lô đối chứng (ĐC) không có bột lá, còn của lô thí nghiệm 1 (TN1) có 2 % bột lá keo giậu (BLKG) ở giai đoạn 15 – 42 ngày tuổi và 4 % BLKG ở gia đoạn 43 – 70 ngày tuổi, của lô TN2 là 2 % và 4 % bột cỏ Stylo tương ứng với 2 giai đoạn nuôi nói trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: So sánh ảnh hưởng của bột lá keo giậu và bột cỏ stylo trong khẩu phần có sự điều chỉnh cùng mức năng lượng và protein đến khả năng sản xuất của gà thịt Lương Phượng

Từ Quang Hiển và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 101(01): 57 - 61<br /> <br /> SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÁ KEO GIẬU VÀ BỘT CỎ STYLO<br /> TRONG KHẨU PHẦN CÓ SỰ ĐIỀU CHỈNH CÙNG MỨC NĂNG LƯỢNG<br /> VÀ PROTEIN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ THỊT LƯƠNG PHƯỢNG<br /> Từ Quang Hiển1*, Từ Quang Trung2,<br /> Nguyễn Văn Chung3, Đặng Thị Tho3<br /> 1<br /> <br /> Đại học Thái Nguyên, 2Trường Đại học Sư Phạm – ĐH Thái Nguyên,<br /> 3<br /> Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Thí nghiệm trên gà Lương Phượng với 3 lô được cho ăn 3 khẩu phần ăn khác nhau. Khẩu phần ăn<br /> của lô đối chứng (ĐC) không có bột lá, còn của lô thí nghiệm 1 (TN1) có 2 % bột lá keo giậu<br /> (BLKG) ở giai đoạn 15 – 42 ngày tuổi và 4 % BLKG ở gia đoạn 43 – 70 ngày tuổi, của lô TN2 là<br /> 2 % và 4 % bột cỏ Stylo tương ứng với 2 giai đoạn nuôi nói trên. Các khẩu phần này được điều<br /> chỉnh có cùng mức năng lượng trao đổi và protein (3000 kcal/kg và 20 % protein ở giai đoàn 15 –<br /> 42 ngày tuổi, 3000 kcal/kg và 18 % protein ở giai đoạn 43 – 70 ngày tuổi). Kết quả cho thấy bột lá<br /> keo giậu và bột có Stylo có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng khối lượng, tiêu thụ thức ăn, tiêu tốn thức ăn<br /> và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà. Các chỉ tiêu này của lô TN1 và TN2 đều có sự<br /> sai khác rõ rệt so với lô đối chứng (P < 0,05). Lô TN1 có khối lượng, tăng khối lượng cao hơn<br /> TN2 và tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng thấp hơn TN2 với sự sai khác không rõ rệt (P ><br /> 0,05), chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lô TN1 thấp hơn 3,2 % so với lô TN2.<br /> Từ khóa: bột lá, bột cỏ, cùng mức, thang điểm mầu.<br /> <br /> MỞ ĐẦU*<br /> Bột lá keo giậu và bột cỏ Stylo giàu protein và<br /> sắc tố nên đã có nhiều nghiên cứu bổ sung các<br /> loại bột lá này vào thức ăn của gia súc, gia<br /> cầm, đặc biệt là thức ăn của gà. Các tác giả<br /> như Nguyễn Đức Hùng (2005) [2] thí nghiệm<br /> bổ sung bột lá keo giậu và thức ăn cho gà thịt<br /> Ross 208, Hồ Thị Bích Ngọc (2012) [3] bổ<br /> sung bột cỏ Stylo vào thức ăn cho gà thịt<br /> Lượng Phượng đều đặt kết quả tốt. Tuy nhiên,<br /> chưa có nghiên cứu nào bổ sung hai loại bột<br /> lá này cùng một lúc trên cùng một giống gà<br /> thịt để so sánh ảnh hưởng của chúng đến gà<br /> thịt. Thí nghiệm của chúng tôi nhằm giải<br /> quyết vấn đề này.<br /> NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Thí nghiệm trên gà thịt giống Lương Phượng tại<br /> Trại gà giống Thịnh Đán, tỉnh Thái Nguyên.<br /> Thí nghiệm với số lượng gà là 180 con từ sơ<br /> sinh đến 70 ngày tuổi, được chia làm 3 lô (lô<br /> đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm<br /> 2). Mỗi lô lại được chia thành 6 nhóm nhỏ,<br /> mỗi nhóm 10 con. Bảo đảm các yếu tố đồng<br /> đều giữa các lô theo quy định về thí nghiệm<br /> chăn nuôi.<br /> *<br /> <br /> Tel: 0913 286190<br /> <br /> Thức ăn dùng cho thí nghiệm là thức ăn hỗn<br /> hợp tự phối chế từ các nguyên liệu như: ngô<br /> vàng, cám mỳ, khô dầu đậu tương, bột cá, và<br /> các thức ăn bổ sung khác.<br /> Thức ăn của cả ba lô gà ở giai đoạn nuôi úm<br /> (sơ sinh đến 14 ngày tuổi) là như nhau, không<br /> có bột lá, năng lượng trao đổi là 3000 Kcal/kg<br /> và protein là 20 %. Thức ăn giữa các lô có sự<br /> khác nhau trong giai đoạn thí nghiệm từ 15 70 ngày tuổi. Cụ thể là: Khẩu phần ăn của lô<br /> đối chứng không có bột lá, của lô TN1 có 2 %<br /> bột lá keo giậu ứng với giai đoạn 15 đến 42<br /> ngày tuổi và 4 % ứng với giai đoạn 43 - 70<br /> ngày tuổi, tương tự như vậy, khẩu phần ăn<br /> của lô TN2 chứa 2 % và 4 % bột cỏ Stylo, ứng<br /> với 2 giai đoạn nuôi. Thức ăn của cả 3 lô<br /> được phối hợp có cùng mức năng lượng và<br /> protein là 3000 Kcal/ kg và 20 % protein cho<br /> giai đoạn 15-42 ngày tuổi và 3000 Kcal/kg và<br /> 18 % protein cho giai đoạn 43-70 ngày tuổi.<br /> Các chỉ tiêu theo dõi gồm: khối lượng, tăng<br /> khối lượng, tiêu thụ thức ăn/1 gà, tiêu tốn<br /> thức ăn, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối<br /> lượng, một số chỉ tiêu giết mổ, thành phần<br /> hóa học của thịt gà và độ đậm màu của da<br /> chân gà.<br /> 57<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Từ Quang Hiển và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Các chỉ tiêu được theo dõi theo các<br /> phương pháp thông dụng trong nghiên cứu<br /> về chăn nuôi.<br /> Số liệu được xử lý theo phương pháp nghiên<br /> cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện<br /> và cs (2002) [4], xử lý thống kê ANOVAGLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 14.<br /> KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ<br /> Tỷ lệ nuôi sống<br /> Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn đến 70 ngày tuổi<br /> của lô đối chứng và lô TN2 là 95 %, còn của<br /> lô TN1 là 96,7 %. Trong một số thí nghiên<br /> cứu khác thì tỷ lệ nuôi sống của gà thịt Lương<br /> Phượng đạt từ 93,33 đến 98,33 % (Trần Thị<br /> Hoan, 2012) [1] và từ 95,56 đến 97,78 % (Hồ<br /> Thị Bích Ngọc, 2012) [3]. Như vậy, bột lá<br /> keo giậu và bột cỏ Stylo bổ sung vào thức ăn<br /> không có ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nuôi sống<br /> của gà, giữa chúng cũng không có sự ảnh<br /> hưởng khác biệt lớn đến chỉ tiêu này.<br /> Khối lượng và tăng khối lượng của gà ở các<br /> giai đoạn tuổi<br /> Khi kết thúc mỗi tuần tuổi, gà được cân từng<br /> con theo nhóm, sau đó tính giá trị trung bình<br /> của nhóm (6 nhóm/ lô). Giá trị trung bình của<br /> lô được tính theo giá trị trung bình của 6<br /> nhóm. Khối lượng trung bình của các lô lúc<br /> bắt đầu thí nghiệm (sơ sinh) và lúc 14, 42, 70<br /> ngày tuổi được trình bày tại bảng 1.<br /> <br /> 101(01): 57 - 61<br /> <br /> Ở 70 ngày tuổi, khối lượng trung bình của gà<br /> đạt từ 1888 g (ĐC) đến 2004,7 g (TN1). Khối<br /> lượng trung bình của gà lô TN1 lớn hơn ĐC<br /> là 116,7 g (tương đương với<br /> 6,2 %), còn lô<br /> TN2 lớn hơn 91,3 g (tương đương với 4,8 %)<br /> và có sự sai khác rõ rệt so với lô đối chứng (P<br /> < 0,05). Khối lượng trung bình của gà lô TN1<br /> lớn hơn TN2 là 25,4 g (tương đương với 1,3 %),<br /> nhưng không có sai khác rõ rệt (P > 0,05).<br /> Trên cơ sở khối lượng của gà ở các kỳ cân,<br /> chúng tôi đã tính khối lượng tăng của gà ở các<br /> giai đoạn tuổi. Kết quả được trình bày tại<br /> bảng 2.<br /> Ở giai đoạn 15 – 42 ngày tuổi, tăng khối<br /> lượng trung bình của gà đạt từ 28,0 đến 29,8<br /> g/con/ngày, còn giai 43 – 70 ngày tuổi từ 32,8<br /> đến 35,1 g/con/ngày, tính chung toàn kỳ từ 0<br /> – 70 ngày tuổi thì tăng khối lượng đạt từ 26,4<br /> đến 28,1 g/con/ngày, trong đó thấp nhất là của<br /> lô đối chứng và cao nhất là của lô thí nghiệm<br /> 1. Tăng khối lượng của gà ở cả hai giai đoạn<br /> nuôi và toàn kỳ của lô TN1 và TN2 đều cao<br /> hơn lô đối chứng với sự sai khác rõ rệt (P <<br /> 0,05). Tăng khối lượng của lô TN1 lớn hơn<br /> của lô TN2 là 0,4 g/con/ngày, tương đương<br /> với 1,4 % nhưng không có sự sai khác rõ rệt<br /> (P > 0,05).<br /> Như vây, cả hai loại bột lá đều có ảnh hưởng<br /> tốt đến sinh trưởng của gà; bột lá keo giậu có<br /> ảnh hưởng tốt hơn bột cỏ Stylo nhưng không<br /> rõ rệt.<br /> <br /> Bảng 1. Khối lượng trung bình của gà (gam)<br /> Ngày tuổi<br /> Sơ sinh<br /> 14<br /> 42<br /> 70<br /> So với ĐC, %<br /> <br /> Đối chứng<br /> x ± mx<br /> 40,0 ± 0,4<br /> 188,0 ± 1,4<br /> 971,0 ± 6,3<br /> 1888,0b ± 10,7<br /> 100<br /> <br /> TN1 (BLKG)<br /> x ± mx<br /> 40,0 ± 0,2<br /> 187,5 ± 1,1<br /> 1023,0 ± 6,7<br /> 2004,7a ± 11,7<br /> 106,2<br /> <br /> TN2 (BC Stylo)<br /> x ± mx<br /> 40,0 ± 0,3<br /> 188,3 ± 1,5<br /> 1010,3 ± 7,8<br /> 1979,3a ± 13,1<br /> 104,8<br /> <br /> Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)<br /> Bảng 2. Tăng khối lượng của gà thí nghiệm ở các giai đoạn tuổi (gam/con/ngày)<br /> Giai đoạn<br /> 0 – 14<br /> 15 – 42<br /> 43 – 70<br /> 0 – 70<br /> <br /> Đối chứng<br /> 10,6<br /> 28,0b<br /> 32,8b<br /> 26,4b<br /> <br /> TN1 (BLKG)<br /> 10,6<br /> 29,8a<br /> 35,1a<br /> 28,1a<br /> <br /> TN2 (BC Stylo)<br /> 10,6<br /> 29,4a<br /> 34,6a<br /> 27,7a<br /> <br /> Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)<br /> <br /> 58<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Từ Quang Hiển và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 101(01): 57 - 61<br /> <br /> Tiêu thụ thức ăn của một gà và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng<br /> Tiêu thụ thức ăn/gà và tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng được theo dõi và tính toán theo<br /> nhóm (6 nhóm/ lô). Giá trị trung bình của lô được tính từ giá trị trung bình của 6 nhóm (n = 6).<br /> Kết quả theo dõi tiêu thụ thức ăn/gà được trình bày tại bảng 3.<br /> Bảng 3. Tiêu thụ thức ăn trung bình của 1 gà ở các giai đoạn (g/con/ngày)<br /> Giai đoạn<br /> 0 – 14<br /> 15 - 42<br /> 43 - 70<br /> 0 - 70<br /> So với ĐC, %<br /> <br /> Đối chứng<br /> 14,90<br /> 65,73b<br /> 114,26b<br /> 74,98b<br /> 100,0<br /> <br /> TN1 (BLKG)<br /> 14,90<br /> 67,93a<br /> 116,94a<br /> 76,93a<br /> 102,6<br /> <br /> TN2 (BC Stylo)<br /> 14,90<br /> 67,63<br /> 116,31a<br /> 76,55a<br /> 102,1<br /> <br /> Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)<br /> Bảng 4. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở các giai đoạn (kg/kg)<br /> Giai đoạn<br /> Đối chứng<br /> TN1 (BLKG)<br /> TN2 (BC Stylo)<br /> 0 – 14<br /> 1,41<br /> 1,41<br /> 1,41<br /> 15 - 42<br /> 2,35b<br /> 2,28a<br /> 2,30a<br /> 43 - 70<br /> 3,49b<br /> 3,34a<br /> 3,36a<br /> b<br /> a<br /> 0 - 70<br /> 2,84<br /> 2,75<br /> 2,77a<br /> So với ĐC, %<br /> 100,00<br /> 96,83<br /> 97,54<br /> Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)<br /> <br /> Ở cả hai giai đoạn thí nghiệm và toàn kỳ, thu<br /> nhận thức ăn/1 gà/ngày của lô TN1 và TN2<br /> đều lớn hơn lô đối chứng với sự sai khác rõ<br /> rệt (P < 0,05). Từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi, lô<br /> TN1 thu nhận thức ăn lớn hơn lô đối chứng<br /> 1,95 g/con/ngày, tương ứng với 136,5<br /> g/con/toàn kỳ, con của lô TN2 là 1,57 g và<br /> 109,9 g. Nếu tính theo phần trăm thì thu nhận<br /> thức ăn của lô TN1 và TN2 lớn hơn lô đối<br /> chứng lần lượt là 2,6 và 2,1 %. Các số liệu<br /> trên chứng minh rằng: Bổ sung bột lá keo<br /> giậu và bột cỏ stylo vào thức ăn không những<br /> không gây ảnh hưởng xấu đến tính ngon<br /> miệng của thức ăn mà trái lại nó còn làm tăng<br /> khả năng ăn vào của gà.<br /> Trong hai lô thí nghiệm, lô TN1 thu nhận thức<br /> ăn lớn hơn TN2 ở các giai đoạn và toàn kỳ<br /> nhưng không có sự sai khác rõ rệt (P > 0,05).<br /> Trên cơ sở tiêu thụ thức ăn và tăng khối<br /> lượng của 1 gà ở các giai đoạn, chúng tôi đã<br /> tính được tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối<br /> lượng của gà ở các giai đoạn. Kết quả được<br /> trình bày tại bảng 4.<br /> Thu nhận thức ăn/1 gà của lô TN1 và TN2<br /> lớn hơn lô đối chứng nhưng tăng khối lượng<br /> của chúng cũng lớn hơn so với lô đối chứng.<br /> Vì vậy, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối<br /> <br /> lượng của lô TN1 và TN2 đều thấp hơn so với<br /> lô đối chứng ở tất cả các giai đoạn thí nghiệm<br /> và có sự sai khác rõ rệt với P < 0,05. Tính<br /> chung từ 0- 70 ngày tuổi thì tiêu tốn thức ăn<br /> cho 1 kg tăng khối lượng của lô TN1 thấp hơn<br /> đối chứng 3,17 %, còn lô TN2 thấp hơn 2,46 %.<br /> Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của<br /> lô TN1 thấp hơn lô TN2 là 0,02 kg tương<br /> đương với 0,72 % nhưng không có sự sai<br /> khác rõ rệt (P > 0,05).<br /> Một số chỉ tiêu giết mổ và thành phần hóa<br /> học của thịt gà<br /> Khi kết thúc thí nghiệm, 6 gà (3 trống, 3 mái)<br /> của mỗi lô đã được giết mổ; khối lượng trung<br /> bình của 6 gà này tương đương với khối<br /> lượng trung bình của lô. Vì khối lượng gà<br /> được giết mổ ở các lô khác nhau nên việc so<br /> sánh giữa các lô dựa vào tỷ lệ phần trăm của<br /> các chỉ tiêu.<br /> Gà của các lô ĐC, TN1 và TN2 có tỷ lệ thân<br /> thịt lần lượt là: 73,58; 73,51 và<br /> 73,16 %, tỷ<br /> lệ cơ đùi + ngực là 37,25; 37,22 và 36,92 %,<br /> tỷ lệ mỡ bụng là 1,04; 1,43 và 1,46 %, tỷ lệ<br /> gan là 2,98; 2,79 và 2,96 %.<br /> Mặc dù khối lượng sống trước giết mổ khác<br /> nhau nhưng tỷ lệ thân thịt và tỷ lệ thịt đùi<br /> cộng ngực của ba lô đều tương đương nhau.<br /> 59<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Từ Quang Hiển và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 101(01): 57 - 61<br /> <br /> Bảng 5. Thành phần hóa học và độ mất nước của thịt đùi + ngực (%)<br /> Lô<br /> Đối chứng<br /> TN1 (BLKG)<br /> TN2 (BC stylo)<br /> <br /> VCK<br /> <br /> Protein<br /> <br /> Lipit<br /> <br /> 24,82<br /> 24,63<br /> 24,94<br /> <br /> 21,99<br /> 21,79<br /> 22,07<br /> <br /> 1,56<br /> 1,74<br /> 1,70<br /> <br /> Khoáng TS<br /> <br /> Độ mất nước<br /> <br /> Bảo quản<br /> Chế biến<br /> 1,08<br /> 2,17<br /> 18,83<br /> 1,08<br /> 2,20<br /> 18,67<br /> 1,09<br /> 2,35<br /> 18,68<br /> Ghi chú: VCK: vật chất khô, TS: tổng số<br /> <br /> Bảng 6. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng<br /> Chỉ tiêu<br /> Chi phí TĂ/1 gà, (đồng)<br /> Tăng KL toàn kỳ, (kg)<br /> Chi phí TĂ/kg tăng KL, (đồng)<br /> So với đối chứng, (%)<br /> <br /> Đối chứng<br /> 54622<br /> 1,848<br /> 29557<br /> 100<br /> <br /> Tỷ lệ mỡ bụng của lô TN1 và lô TN2 cao hơn<br /> đôi chút so với lô đối chứng. Do thức ăn của<br /> lô TN1 và TN2 bổ sung thêm dầu thực vật để<br /> cân đối năng lượng ngang bằng với mức năng<br /> lượng trong thức ăn của lô đối chứng. Trong<br /> cơ thể gà, việc tổng hợp lipit từ nguyên liệu<br /> dầu thực vật dễ dàng và hiệu quả hơn từ tinh<br /> bột. Khối lượng gan của các lô tương đương<br /> nhau (40,6 đến 42,3 g) và tỷ lệ gan của các lô<br /> cũng chỉ chênh lệch nhau 0,02 đến 0,18 %.<br /> Mầu vàng của da chân gà đã được đo theo<br /> thang điểm mầu của Roche (1988) [5]. Kết<br /> quả cho thấy: Độ vàng của da chân gà của lô<br /> đối chứng là 3,7, lô TN 1 (BLKG) là 5,5 và<br /> của lô TN 2 (BC Stylo) là 4,7 điểm. Như vậy,<br /> bột lá keo giậu và bột cỏ Stylo trong khẩu<br /> phần ăn đã cải thiện rõ rệt độ đậm mầu của da<br /> gà. Điểm mầu của lô TN 1 có thể đáp ứng<br /> được đối với người tiêu dùng đòi hỏi da gà có<br /> độ đậm mầu cao. Bột lá keo giậu trong khẩu<br /> phần ảnh hưởng đến mầu sắc da gà hơn là bột<br /> cỏ Stylo. Bởi vì, bột lá keo giậu chứa nhiều<br /> carotenoids hơn là bột cỏ Stylo.<br /> Thịt đùi và ngực của 3 gà trống và 3 gà mái<br /> của mỗi lô đã được phân tích thành phần hóa<br /> học và độ mất nước của thịt. Kết quả được<br /> trình bày dưới đây là trung bình cộng của thịt<br /> đùi và ngực.<br /> Tỷ lệ vật chất khô, protein, lipit và khoáng<br /> tổng số trong thịt đùi và ngực của các lô đều<br /> tương đương nhau; độ mất nước của thịt trong<br /> bảo quản và chế biến cũng tương tự như vậy.<br /> Kết quả về giết mổ và phân tích thành phần<br /> hóa học thịt gà thí nghiệm đã chứng minh<br /> <br /> TN1 (BLKG)<br /> TN2 (BC Stylo)<br /> 55.504<br /> 56.561<br /> 1,965<br /> 1,939<br /> 28246<br /> 29170<br /> 95,6<br /> 98,7<br /> Ghi chú: TĂ: thức ăn, KL: khối lượng<br /> <br /> rằng bổ sung bột lá keo giậu và bột cỏ stylo<br /> vào thức ăn của gà không ảnh hưởng xấu đến<br /> các chỉ tiêu giết mổ, thành phần hóa học thịt<br /> và cũng không có sự khác biệt về các chỉ tiêu<br /> này giữa gà được ăn thức ăn có bột lá keo giậu<br /> so với gà được ăn thức ăn có bột cỏ Stylo.<br /> Hiệu quả kinh tế<br /> Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng<br /> được tính toán trên cơ sở giá 1 kg thức ăn hỗn<br /> hợp của các giai đoạn và tiêu tốn thức ăn cho<br /> 1 kg tăng khối lượng của gà ở các giai đoạn<br /> tương ứng. Kết quả được trình bày tại bảng 6.<br /> Chi phí thức ăn/1 gà phụ thuộc vào khối<br /> lượng thức ăn thu nhận được của 1 gà. Do đó,<br /> gà của các lô thí nghiệm thu nhận được nhiều<br /> thức ăn hơn nên chi phí thức ăn cho 1 gà cũng<br /> lớn hơn. Chi phí thức ăn cho 1 kg khối lượng<br /> lại phụ thuộc vào khối lượng tăng của gà. Vì<br /> vậy, chỉ tiêu này của lô TN1 chỉ bằng 95,6 %<br /> so với lô đối chứng, còn của lô TN2 bằng<br /> 98,7 % so với lô đối chứng. So sánh giữa lô<br /> TN1 và TN2 thì lô TN1 có chi phí thức ăn cho 1<br /> kg tăng khối lượng thấp hơn lô TN2 là 3,2 %.<br /> KẾT LUẬN<br /> Phối hợp bột lá keo giậu và bột cỏ stylo vào<br /> khẩu phần ăn của gà thịt Lương Phượng có sự<br /> cân đối năng lượng trao đổi và protein cùng<br /> mức với khẩu phần ăn của lô đối chứng<br /> (không có bột lá) đã cho kết quả như sau:<br /> Bột lá keo giậu và bột cỏ Stylo đều có ảnh<br /> hưởng tốt đến sinh trưởng, khả năng tiêu thụ<br /> thức ăn, tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1 kg<br /> tăng khối lượng của gà, không có ảnh hưởng<br /> <br /> 60<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Từ Quang Hiển và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> xấu đến các chỉ tiêu giết mổ, thành phần hóa<br /> học thịt và độ mất nước của thịt.<br /> So sánh giữa bột lá keo giậu và bột cỏ Stylo<br /> thì gà được ăn thức ăn có bột lá keo giậu đạt<br /> được các chỉ tiêu nêu trên tốt hơn so với bột<br /> cỏ Stylo nhưng không có sự sai khác rõ rệt (P<br /> > 0,05), riêng chi phí thức ăn cho 1 kg tăng<br /> khối lượng giảm 3,2 %, còn độ đậm màu của<br /> da chân gà thì lớn hơn 0,8 điểm. Đây là các<br /> chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất mà người<br /> chăn nuôi cần quan tâm khi sử dụng bột lá<br /> trong thức ăn chăn nuôi.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Trần Thị Hoan (2012). Nghiên cứu trồng sắn<br /> thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà<br /> <br /> 101(01): 57 - 61<br /> <br /> thịt và gà đẻ bố mẹ Lương Phượng. Luận án tiến<br /> sĩ, Đại học Thái Nguyên.<br /> [2]. Nguyễn Đức Hùng (2005). Nghiên cứu thành<br /> phần hóa học và sử dụng bột lá keo giậu trong<br /> chăn nuôi gà thịt và gà sinh sản. Luận án tiến sĩ,<br /> Đại học Thái Nguyên.<br /> [3]. Hồ Thị Bích Ngọc (2012). Nghiên cứu<br /> trồng, chế biến, bảo quản và sử dụng cỏ<br /> Stylosanthes guianensis CIAT 184 cho gà thịt<br /> và gà đẻ bố mẹ Lương Phượng. Luận án tiến sĩ,<br /> Đại học Thái Nguyên.<br /> [4]. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quốc,<br /> Nguyễn Duy Hoan (2002). Giáo trình phương<br /> pháp nghiên cứu trong chăn nuôi. Nxb Nông<br /> nghiệp Hà Nội.<br /> [5]. Roche (1988), Vitamin and fine chemicals,<br /> egg yolk pigmentation with carophyll. 3 nd ed.<br /> Hoffmann- La Roche Ltd., Basel, Switzeland,<br /> pp 1218.<br /> <br /> SUMMARY<br /> COMPARATIVE EFECTS OF LEUCAENA LEAF MEAL AND STYLO GRASS MEAL<br /> IN DIETARY IS ADJUSTED THE SAME LEVEL OF ENERGY AND PROTEIN<br /> TO PRODUCTIVITY OF LUONGPHUONG BROILER<br /> Tu Quang Hien1*, Tu Quang Trung2,<br /> Nguyen Van Chung3, Dang Thi Tho3<br /> 1<br /> <br /> Thai Nguyen University, 2College of Education – TNU,<br /> 3<br /> College of Agriculture and Forestry - TNU<br /> <br /> This study on LuongPhuong broiler with three groups were fed 3 different diets. The control diet<br /> (CD) did’nt have Leucaena leaf meal and stylo grass meal, but the experiment group 1 (EG 1)<br /> have 2 % Leucaena leaf meal in the period 15- 42 days old and 4 % Leucaena leaf meal in the<br /> period 43- 70 days old, the experiment group 2 (EG 2) have 2 % and 4 % stylo grass meal<br /> corresponding to two period mentioned above. These diets are adjusted to have the same level of<br /> metabolic ennergy and protein (3000 kcal/kg and 20 % protein in the period 15- 42 days old, 3000<br /> kcal/kg and 18 % protein in the period 43- 70 days old). The results show that: Leucaena leaf meal<br /> and Stylo grass meal have a significant effect to body weight gain, feed consumption, feed<br /> converion and feed cost for 1 kg body weight gain of broiler. These indicators of EG 1 and EG 2<br /> are significant diferenses compared with the control group (P < 0.05). EG 1 have weight, body<br /> weight gain higher than EG 2 and FCR/1 kg body weight gain lower than EG 2 with no significant<br /> difference (P> 0.05), feed cost/kg body weight gain of EG 1 lower than the EG 2 was 3.2 %.<br /> Keywords: leaf meal, grass meal, at the same level, color scale<br /> <br /> Ngày nhận bài:19/2/2013, ngày phản biện:11/3/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013<br /> *<br /> <br /> Tel: 0913 286190<br /> <br /> 61<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2