intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và độ bền hoa của cây hoa chuông đỏ (Sinningia speciosa (Lodd.) Hiern) trồng tại thành phố Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Thừa Thiên Huế nhằm xác định thời kỳ xử lý và loại phân bón lá thích hợp để nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển, độ bền hoa của giống hoa chuông đỏ (Sinningia speciosa (Lodd.) Hiern.).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và độ bền hoa của cây hoa chuông đỏ (Sinningia speciosa (Lodd.) Hiern) trồng tại thành phố Huế

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ PHẨM PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỘ BỀN HOA CỦA CÂY HOA CHUÔNG ĐỎ (Sinningia speciosa (Lodd.) Hiern) TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ HUẾ NGUYỄN THỊ HUỆ Trường THCS Tôn Thất Tùng – TP Huế LÃ THỊ THU HẰNG - TRẦN VĂN MINH Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Thừa Thiên Huế nhằm xác định thời kỳ xử lý và loại phân bón lá thích hợp để nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển, độ bền hoa của giống hoa chuông đỏ (Sinningia speciosa (Lodd.) Hiern.). Kết quả nghiên cứu cho thấy khi xử lý các loại phân bón lá lên cây hoa chuông đỏ ở cả hai thời kỳ xử lý đều có tác dụng kích thích sinh trưởng phát triển và độ bền hoa của cây hoa chuông đỏ. Phân bón lá FGA3 30:10:15 và Đầu trâu 005 đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất ở cả hai thời kỳ xử lý, tiếp đến là phân bón lá Atonik và Dana. Dana chỉ thích hợp xử lý ở thời kỳ nụ dài 3cm, xử lý lúc này cho đường kính tán vừa phải, diện tích đất để trồng một cây hẹp lại, nên thu được lợi nhuận cao hơn. Từ khóa: Đông Xuân, hoa chuông đỏ, nhà lưới, phân bón lá, Thừa Thiên Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, hoa và cây cảnh là một trong những lĩnh vực mà nhiều người quan tâm. Hoa giúp cho con người gần gủi với thiên nhiên, đem lại sự thoải mái thư giãn khi thưởng thức vẻ đẹp của chúng. Hoa có rất nhiều chủng loại. Mỗi loài hoa mang một màu sắc, ý nghĩa và vẻ đẹp khác nhau. Nhưng hiện nay, xu hướng ưa thích các loài hoa lạ của người chơi ngày càng tăng. Vì thế, đã có nhiều loài hoa lạ được nhập vào nước ta. Tuy nhiên, các loài hoa này được nhập từ nước khác vào đều có giá thành cao, mặt khác do điều kiện sống thay đổi nên khả năng sinh trường, phát triển, ra hoa và độ bền của một số loài hoa giảm. Vì vậy, việc nghiên cứu những biện pháp giúp những loài hoa này sinh trưởng, phát triển và tăng độ bền của hoa có ý nghĩa rất quan trọng. Hoa Chuông (Sinningia speciosa (Lodd.) Hiern) còn có nhiều tên gọi khác nhau như hoa tình yêu, hoa thánh, tử la lan,… có nguồn gốc từ Brazil, là một trong những loại hoa nhập nội lạ, hấp dẫn bởi sự đa dạng về màu sắc hoa, hương thơm, hình dáng và độ bền tự nhiên của hoa. Hoa có hình chuông khá to, rất khoe sắc do có ít lá, nhiều hoa nở cùng lúc [1]. Hoa Chuông được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: trang trí trong nhà, ban công, viên, công sở… Nó đã được nghiên cứu trên nhiều vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chế phẩm phân bón lá có chứa chất kích thích sinh trưởng đến sinh trưởng, phát triển và độ bền hoa của những giống hoa Chuông đỏ ở giai đoạn vườn sản xuất vẫn chưa được tiến hành nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và độ bền hoa của cây hoa Chuông đỏ (Sinningia speciosa (Lodd.) Hiern) trồng tại thành phố Huế”. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 238-246
  2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ PHẨM PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN... 239 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Cây hoa Chuông đỏ (Sinningia speciosa (Lodd.) Hiern) sử dụng để nghiên cứu có hương thơm nhẹ và màu đỏ, có nguồn gốc từ Brazin, được nhập vào nước ta từ Hà Lan và được nuôi cấy tại phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào thực vật, khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Khi cây có đủ 6 - 8 lá, rễ có chiều dài 1 - 2 cm (4 - 7 rễ), chiều cao trung bình khoảng 5 - 7 cm, được đưa ra vườn ươm, trồng trên giá thể cát sạch [3]. - Bốn loại chế phẩm phân bón lá chứa chất kích thích sinh trưởng bao gồm: + Atonik 1.8 DD: Atonik là chế phẩm phân bón lá có chứa chất kích thích sinh trưởng cây trồng, dạng dung dịch đóng gói 10ml.  Thành phần: N: 2%, P2O5: 5%, K2O: 5%, GA3: 4g/lít, Zn: 100ppm, B: 100ppm, Cu: 100ppm.  Cách phun: pha 10ml/16lit cho 500m2. + Phân bón đầu trâu 005: Dạng tinh thể đóng gói 10g  Thành phần đạm tổng số (N): 30%, lân (P2O5): 10%, kali (K2O): 10%, Ca: 0,05%, Mg: 0,05%, Zn: 0,05%, Fe: 0,025%, Cu: 0,05%, Mn: 0,025%, B: 0,1%, GA3: 50 ppm, NAA: 50 ppm, NOA: 50 ppm. + Dana 01: là chế phẩm phân bón lá có chứa chất kích thích sinh trưởng cây trồng, dạng hạt hòa tan 15g.  Thành phần: N-P-K: 13:13:13, α-NAA: 1000ppm, β-NOA:1000ppm, GA3: 3000ppm, Bo: 200ppm, Zn: 100ppm, Cu: 50ppm, Fe: 100ppm.  Cách phun: hòa tan gói 15g với 10 - 16lit nước, phun đều trên lá và thân. + Phân bón lá F-GA3: 30-10-15: là chế phẩm phân bón lá có chứa chất kích thích sinh trưởng cây trồng, dạng hạt hòa tan 50g.  Thành phần: N: 30%, P: 10%, K: 15%, GA3: 0,2%.  Cách phun: hòa tan gói 50g với 30lit nước, phun đều trên lá và thân. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm xử lý phân bón lá được thực hiện ở hai thời kỳ: khi cây bắt đầu ra nụ và khi nụ dài 3cm. Ở mỗi thời kỳ xử lý đều được thực hiện theo năm công thức như sau: CT I phun nước lã (đối chứng); CT II phun phân bón lá Atonik; CT III phun phân bón lá Đầu trâu 005; CT IV phun phân bón lá Dana; CT V phun phân bón lá F-GA3: 30-10-15. Các loại phân bón trong các công thức thí nghiệm được phun với nồng độ và liều lượng như hướng dẫn và phun định kỳ hàng tuần. Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên, 3 lần, mỗi ô thí nghiệm 30 cây, theo dõi 10 cây trên mỗi ô thí nghiệm. Quy trình chăm sóc cây trong các thí nghiêm được áp dụng theo khuyến cáo của viện rau quả trung ương [6]. Các thí nghiệm được tiến hành tại vườn lưới của khoa Nông học trường đại học Nông Lâm Huế, trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014. Các chi tiêu nghiên cứu được theo dõi định kỳ theo từng nội dung nghiên cứu. Các số liệu được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel và Statictis 9.0.
  3. 240 NGUYỄN THỊ HUỆ và cs. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trường của cây hoa chuông đỏ Cây sinh trưởng phát triển tốt sẽ có bộ lá khỏe, đường kính tán vừa phải, đẹp mang đặc trưng của giống. Điều này có được do các chất dinh dưỡng có trong giá thể, kỹ thuật trồng, chăm sóc [4]. Số lá trên cây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sinh trưởng mạnh hay yếu của cây hoa Chuông đỏ. Qua bảng 1 cho thấy các loại phân bón lá chỉ có ảnh hưởng đến sự ra lá sau 5 – 7 tuần xử lý và đạt cao số lá cao nhất khi cây bắt đầu nở hoa. Tuy nhiên, thời điểm này, cây đã bắt đầu ra hoa nên việc tăng số lá nó ít có ý nghĩa so với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Bảng 1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây hoa chuông đỏ Chỉ Công Xử lý lúc bắt đầu ra nụ Xử lý lúc nụ dài 3 cm tiêu thức BĐ 1 3 5 7 BĐ 1 3 5 7 XL tuần tuần tuần tuần XL tuần tuần tuần tuần I (đ/c) 10,2a 11,2a 12,2a 12,6b 12,9b 11,3a 12,2a 12,3a 12,4b 12,6b II 10,1a 11,1a 12,4a 13,2ab 13,6a 11,4a 12,0a 12,3a 12,6ab 12,8ab Số lá III 10,4a 11,5a 12,3a 13,5a 13,8a 11,0a 12,1a 12,5a 13,6a 13,7a (lá) IV 10,5a 11,3a 12,7a 13,3ab 13,6a 11,1a 11,8a 12,3a 12,8ab 12,8ab V 10,8a 11,0a 12,7a 13,0ab 13,3ab 11,6a 12,7a 12,7a 12,8ab 12,8ab LSD0,05 1,08 0,83 1,24 0,79 0,54 0,80 0,93 1,12 1,03 0,96 I (đ/c) 13,8a 22,8a 47,5a 75,7b 86,8b 41,2a 51,5a 71,7b 72,9b 73,3b Diện II 15,7a 22,2a 50,9a 80,3ab 89,5ab 39,3a 49,1a 73,4ab 77,2ab 77,5ab tích lá III 15,0a 23,6a 49,3a 76,1ab 93,8ab 38,8a 49,2a 74,5ab 77,3ab 77,6ab (cm2) IV 13,5a 22,3a 54,3a 83,5a 96,0a 50,0 59,6a 77,2ab 79,7a 79,9a V 15,8a 21,7a 50,5a 79,5ab 95,1a 41,1a 53,9a 80,7a 81,5a 81,7a LSD0,05 2,44 3,87 6,81 7,70 7,48 6,29 22,7 8,28 6,39 6,22 I (đ/c) 18,4a 19,9a 23,4b 31,1c 32,8c 25,3a 27,2a 31,5b 31,7b 31,9b ĐKT II 17,9ab 19,3a 23,4b 34,9b 40,1b 24,4a 26,6a 31,6b 32,1b 32.3b III 17,7ab 19,3a 23,7b 32,5c 40,1b 24,5a 27,0a 32,1b 32,4b 32.1b (cm) IV 17,8ab 19,3a 27,8a 39,0a 44,9a 24,8a 29,2a 36,3a 36,4a 36,4a V 17,1b 19,4a 23,8b 33,0bc 39,3b 25,2a 28,0a 31,0b 32,0b 32,0b LSD0,05 1,24 1,36 1,50 2,30 2,46 2,74 2,67 2,63 2,94 2,99 I (đ/c) 2,5a 2,7c 3,4b 4,6c 5,1c 3,9a 4,2b 5,0c 5,5b 5,5b Chiều II 2,4a 2,8bc 3,8b 5,1b 5,5bc 4,0a 4,6ab 5,6bc 5,8b 6,0b cao III 2,5a 2,8b 3,8b 5,2b 5,8b 3,9a 4,6ab 5,7b 5,9b 6,1b (cm) IV 2,5a 3,1a 4,7a 7,5a 8,4a 3,9a 4,8a 6,6a 6,8a 7,0a V 2,5a 2,8bc 3,9b 5,2b 6,1b 4,0a 4,6ab 5,6bc 5,7b 5,8b LSD0,05 0,31 0,15 0,59 0,44 0,30 0,89 0,50 0,61 0,59 0,59 Chú thích: a, b, c là ký hiệu cho các nhóm, trong đó các công thức có cùng ký hiệu thì không có sự sai khác tại các mức tin cậy =0,05 hay xác suất P=95%. Diện tích lá: ở cả hai cách xử lý thì phân bón lá Đầu trâu 005 và Dana đều cho diện tích lá cao nhất và có ý nghĩa về mặt thống kê. Đồng thời hai loại phân bón còn lại cũng có diện tích lá khá cao so với đối chứng. Như vậy, các loại phân bón lá đều có tác dụng tích cực đối với việc tăng trưởng diện tích lá, từ đó nâng cao khả năng quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, chúng ta thấy các công thức khi xử lý ở thời kỳ cây bắt đầu ra nụ thời gian cung cấp sớm hơn nên hàm lượng dinh dưỡng cũng như chất kích thích sinh trưởng nhiều nên lá có diện tích lớn hơn khi xử lý ở thời kỳ nụ dài 3 cm. Đường kính tán và chiều cao cây: Các công thức xử lý phân bón là Atonik, Đầu trâu 005 và FGA3 30:10:15 thì chiều cao và đường kính tán phát triển cân đối, phù hợp với đặc điểm của
  4. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ PHẨM PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN... 241 giống. Nhưng đặc biệt, Phân bón Dana có hàm lượng GA3 cao nên khi xử lý ở giai đoạn cây lúc bắt đầu ra nụ thì quá sớm nên hàm lượng GA3 bổ sung cho cây nhiều làm kích thích kéo dài tế bào, phân chia tế bào hoặc như một giả thuyết khác cho rằng chúng hoạt hóa các enzim nới lỏng tế bào, thúc đẩy sự xâm nhập của các protein expansin, do đó chúng có tác dụng kích thích kéo dài cuống lá nên dẫn đến kích thước đường kính tán tăng. Nhưng khi xử lý ở giai đoạn nụ dài 3 cm thì lúc này do xử lý muộn hơn nên hàm lượng GA3 ít hơn làm kích thước cuống lá, các tế bào thịt lá và chiều cao tăng với mức độ vừa phải [5]. Như vậy khi xử lý phân bón lá Dana ở giai đoạn cây bắt đầu ra nụ thì đường kính tán và chiều cao cây không đạt giá trị thẩm mỹ so với khi xử lý ở giai đoạn nụ dài 3 cm. Còn những loại phân bón còn lại có thể xử lý ở giai đoạn nào cũng được. 3.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sự phát triển của cây hoa chuông đỏ Tổng số nụ, tổng số hoa và tỷ lệ hoa nở có ảnh hưởng quyết định đến năng suất hoa, cũng như giá trị thẩm mỹ của hoa. Không phải cây ra nụ bao nhiêu thì hoa sẽ nở bấy nhiêu. Điều này phụ thuộc vào nhiều điều kiện và để đánh giá chỉ tiêu này chúng tôi đã theo dõi tỷ lệ nụ nở thành hoa bằng phương pháp đếm tổng số nụ và số hoa trên cây, sau đó lấy tổng số nụ trừ đi tổng số hoa là ra số nụ nở thành hoa và chia cho tổng số nụ để đạt được tỷ lệ nụ nở thành hoa. Để đánh giá được sự khác biệt giữa các công thức như thế nào, chúng tôi đã tiến hành theo dõi và thu được bảng 2. Bảng 2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá tổng số nụ, tổng số hoa và tỷ lệ nụ thành hoa của cây hoa chuông đỏ Công Xử lý lúc bắt đầu ra nụ Xử lý lúc nụ dài 3 cm thức Số nụ Số hoa Tỷ lệ nụ hữu Số nụ Số hoa Tỷ lệ nụ hữu (nụ) (hoa) hiệu (%) (nụ) (hoa) hiệu(%) I (đ/c) 38,1c 31,5 b 74,9b 31,3 c 23,5 c 75,3c II 42,1b 38,9 a 93,0a 40,9 b 36,7 b 89,7a III 45,8a 41,0 a 89,5a 42,4 b 36,8 b 86,7ab IV 45,6a 41,7 a 91,5a 51,2 a 42,0 a 82,1bc V 46,6a 41,9 a 90,1a 43,6 b 39,8 a 91,3a LSD0,05 3,50 3,84 13,21 4,39 2,93 7,15 Chú thích: a, b, c là ký hiệu cho các nhóm, trong đó các công thức có cùng ký hiệu thì không có sự sai khác tại các mức tin cậy =0,05 hay xác suất P=95%. Qua hai giai đoạn xử lý chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nụ nở thành hoa có sự khác nhau giữa các công thức. Tỷ lệ nụ nở thành hoa trên cây ở giai đoạn xử lý 1 dao động từ 74,9% - 93% và ở giai đoạn xử lý 2 dao động từ 75,3 – 91,3%. Điều này cho thấy phân bón lá không chỉ ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, mà còn ảnh hưởng trong suốt quá trình sinh trưởng sinh thực của cây. Tuy nhiên, sự tác động của phân bón lá lên cây không chỉ độc lập, mà còn đan xen với các yếu tố môi trường khác (nhiệt độ không khí, ẩm độ không khí, lượng mưa, dịch hại...). Ở công thức I (đ/c) của cả hai thời kỳ xử lý đều có tỷ lệ hoa nở thấp nhất mặc dù số nụ/cây thấp, cơ bản là do không được xử lý phân bón lá nên hàm lượng dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho việc nở hoa, ngoài ra tỷ lệ sâu bệnh cao hơn,... dẫn đến nụ phát triển không bình thường, nhiều hoa dị hình hoặc nụ bị thui chột. Phân bón Dana khi xử lý ở thời kỳ nụ dài 3cm, mặc dù cây có số nụ cao trung bình cao nhất (51,2 nụ) nhưng tỷ lệ nụ nở thành hoa thấp. Điều này được lý giải là vì cây có số nụ nhiều nên không đủ chất dinh dưỡng để cây nở hết toàn bộ số nụ trên nên dẫn đến một số hoa bị biến dị và nụ bị thui chột. Việc cung cấp đẩy đủ và cân
  5. 242 NGUYỄN THỊ HUỆ và cs. đối không những giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt mà nó còn giúp cho việc cấu thành năng suất hoa, tăng giá trị thẩm mỹ cho cây [2]. Bảng 3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến quá trình ra hoa của cây hoa chuông đỏ (đơn vị: hoa) Công thức Thời gian từ khi trồng đến tuần thứ … 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Xử lý I (đ/c) 0,0c 0,7c 2,5d 6,1c 5,87c 5,7b 1,1c 0,4c lúc 2,9d bắt II 0,1bc 1,1b 5,0 c 12,4 b 12,4 b 11,9 a 8,4b 3,0b 1,8b đầu III 0,3bc 1,3b 3,9 b 17,4 a 16,7 a 11,8 a 7,1a 2,7b 1,5b ra nụ IV 1,0a 1,7a 6,5a 12,9b 13,1b 12,0a 9,0a 3,5a 2,4a V 0,5bc 1,3b 5,9 b 18,0 a 17,4 a 11,5 a 7,4c 2,7b 1,5b LSD0,05 0,38 0.26 0,3 0,78 1,05 1,28 0,43 0,35 0,36 Xử lý I (đ/c) 0,0c 0,1c 2,5 d 6,2 d 5,8 c 5,4 c 3,1e 2,1c 1,6d lúc II 0,7bc 1,0b 4,8 c 12,6 c 12,5 b 9,2 b 2,1d 2,3c 1,0c nụ III 0,3b 1,2b 5,6 b 16,4 a 16,4 a 11,7 a 8,2b 3,8b 2,5b dài 3 IV 0,9a 1,7a 6,3a 13,8b 13,1b 12,1a 8,9a 4,4a 3,0a cm V 0,3bc 1,1b 5,3 b 16,4 a 16,5 a 11,5 a 7,87c 3,6b 2,7b LSD0,05 0,33 0,28 0,50 0,92 1,45 1,28 0,43 0,34 0,35 Chú thích: a, b, c là ký hiệu cho các nhóm, trong đó các công thức có cùng ký hiệu thì không có sự sai khác tại các mức tin cậy =0,05 hay xác suất P=95%. Bảng 3 cho thấy: Công thức III và công thức V là hai công thức có hàm lượng dinh dưỡng cân đối nhất và hàm lượng GA3 cũng thích hợp và vừa đủ nên số hoa nở tập trung rất cao và đạt giá trí cao nhất ở tuần thứ 14 và 15 sau khi trồng. Hoa nở tạo thành bó rất đẹp và có giá trị thẩm mỹ cao. So với những thí nghiệm trước đây, thì đây là nghiên cứu đầu tiên có số hoa nở tập trung và thành bó như vậy. Số hoa trung bình nở cùng lúc trên cây tại thời điểm sau 14 tuần trồng là 18 hoa. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy hoa nở rất tập trung. Ở Giai đoạn xử lý lúc bắt đầu ra nụ, hoa nở tập trung vào tuần thứ 14, 15 sau trồng. Trong đó công thức V và công thức III đạt số hoa TB tại thời điểm đó là 17,4 hoa và 18 hoa, tiếp đến là công thức IV và công thức II và cuối cùng là công thức I (Đ/c). Số hoa TB trên 10 hoa/1 cây tồn tại trong suốt 3 tuần liên tiếp là 14, 15, 16 làm tăng giá trị sử dụng của những chậu hoa. Khoảng thời gian từ tuần 17, 18, 19 số hoa nở giảm dần. Ở giai đoạn xử lý lúc nụ dài 3cm: Kết quả cũng tương tự như ở giai đoạn xử lý 1, hoa nở tập trung vào những tuần 14, 15, 16. Số hoa nở cao nhất ở thí nghiệm này là 16,5 hoa/cây ở công thức V và 16,4 hoa/cây ở công thức III vào tuần thứ 15 sau trồng. Như vậy, phân bón lá Đầu trâu 005 và FGA3 30:10:15 rất có hiệu quả trong việc kích thích hoa nở tập trung. Mỗi kích thước, hình dáng và màu sắc của từng loại hoa sẽ tạo nên một kiểu hoa rất riêng, mang nét duyên dáng, uyên thâm hay một chút gì đó thầm kín, e ấp tạo ra ấn tượng đặc biệt với người thưởng ngoạn. Do đó, các chỉ tiêu về màu sắc, hình dáng, đường kính hoa là điều mà người trồng, người chơi hoa cũng như những người làm công tác nghiên cứu rất quan tâm. Mỗi kích thước hoa khác nhau sẽ cho giá trị làm cảnh khác nhau. Đường kính hoa chuông không lớn lắm, nhưng có màu sắc tươi sáng. Cây nhỏ thích hợp với việc trồng trong chậu để trưng bày trong nhà, văn phòng, công sở,... tạo cảm giác vui tươi, ấm cúng. Qua quá trình theo dõi các chỉ tiêu đặc trưng của hoa chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 4.
  6. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ PHẨM PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN... 243 Bảng 4. Chất lượng của cây hoa chuông đỏ ở các công thức thí nghiệm Công Xử lý lúc bắt đầu ra nụ Xử lý lúc nụ dài 3 cm thức Hương Chiều Đường Độ bền Hương Chiều Đường Độ bền thơm cao TB kính TB của thơm cao TB kính TB của cuống hoa TB hoa cuống hoa TB hoa hoa (cm) (ngày) hoa (cm) (cm) (ngày) (cm) I (đ/c) Thơm dịu 7,1b 7,7c 8,1c Thơm dịu 7,4b 7,7c 8,8c II Thơm dịu 7,6 b 8,0b 9,6b Thơm dịu 7,8b 7,8bc 9,9bc III Thơm dịu 7,4b 7,8bc 10,7ab Thơm dịu 7,5b 7,7bc 11,2ab IV Thơm dịu 11,4 a 8,4a 10,9a Thơm dịu 9,4a 8,0a 11,9a V Thơm dịu 7,3 b 7,9b 11,4a Thơm dịu 7,9b 7,9ab 10,6ac LSD0,05 0,54 0,17 1,22 - 0,56 0,19 1,63 Chú thích: a, b, c là ký hiệu cho các nhóm, trong đó các công thức có cùng ký hiệu thì không có sự sai khác tại các mức tin cậy =0,05 hay xác suất P=95%. Hương thơm của hoa: cả năm công thức nghiên cứu đều có hương thơm rất dễ chịu, thơm dịu nhẹ tạo cho người chơi hoa cảm giác nhẹ nhàng vui vẻ. Chiều cao trung bình của cuống hoa: Khi xử lý lúc cây bắt đầu ra nụ thì chiều cao trung bình cuống hoa của công thức IV đạt 11,4cm, những công thức còn lại đường kính hoa gần tương đương nhau, không có sự sai khác về mặt thống kê. Còn khi xử lý lúc nụ dài 3cm cũng đạt kết quả tương tự, công thức IV có chiều cao trung bình cuống hoa cao nhất đạt 9,4 cm. Như vậy, trong cả 2 giai đoạn xử lý, công thức IV có chiều cao trung bình cuống hoa cao nhất. Điều này được lý giải tương tự như kích thước đường kính tán và chiều cao do tác động của hàm lượng GA3 quá nhiều. Đối với công thức II, công thức III, công thức IV có hàm lượng GA3 tương đương nhau nên chiều cao cuống hoa cũng tương đương nhau, chỉ có công thức I (Đ/c) không bổ sung hàm lượng GA3 cũng như các chất dinh dưỡng khác nên cuống hoa nó ngắn lại so với các công thức thí nghiệm. Cuống hoa cao, đó là mục đích của những người trồng hoa chuông muốn hướng tới, vì nó mang giá trị thẩm mỹ thêm cho chậu hoa. Vì vậy, qua 2 cách xử lý này chúng tôi nhận thấy việc bổ sung phân bón lá có chứa chất kích thích sinh trưởng rất có hiệu quả trong việc tăng chiều cao cuống hoa. Đường kính hoa cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ thẩm mỹ của hoa. Qua xử lý thống kê số liệu thu được chúng tôi nhận thấy: Ở cả hai cách xử lý, đường kính hoa của công thức IV đạt giá trị cao nhất. Điều này được lý giải tại vì ở công thức IV cánh hoa có dạng gợn sóng, toe tua nên làm cho cánh hoa xòe ra dẫn đến đường kính hoa tăng lên. Các cây hoa của công thức này chúng có đặc điểm cánh hoa khác hoàn toàn với các công thức còn lại. Nguyên nhân dẫn đến đường kính hoa tăng lên là do tác động của GA3 lên gen quy định tính trạng cánh hoa. Sử dụng phân bón lá Dana khiến hoa có đường kính lớn, chiều cao trung bình cuống hoa cao nhưng vẫn không mang lại giá trị thẩm mỹ cho hoa vì cánh hoa không đẹp. Độ bền hoa là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà người chơi hoa hướng tới. Người tiêu dùng họ vẫn luôn ưa chuộng những loài hoa đẹp, đồng thời hoa phải lâu tàn. Chính vì thế trong nghiên cứu này chúng tôi đã rất quan tâm đến chỉ tiêu này. Độ bền hoa của công thức I(Đ/c) ngắn hơn rất nhiều so với những công thức có xử lý phân bón lá. Điều này chứng tỏ, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là điều kiện cần thiết để tăng độ bền của hoa. Ở cả hai giai đoạn xử lý thì công thức III, công thức IV và công thức V hoa có độ bền cao nhất và trên 10 ngày, tiếp đến là công thức II và thấp nhất là công thức I(đ/c).
  7. 244 NGUYỄN THỊ HUỆ và cs. Như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng: Mặc dù nhiệt độ trung bình tháng 3, tháng 4 khá cao, đôi lúc nhiệt độ cao nhất của tháng 3 là 35,80C và tháng 4 là 36,80C nhưng độ bền hoa của các công thức có xử lý phân bón lá đều cao, đặc biệt là các công thức III, IV và V. Điều này chứng tỏ rằng việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và đặc biệt là bổ sung nồng độ GA3 thì độ bền của hoa chuông tăng lên đáng kể và sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê. 3.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất và hiệu quả kinh tế của sản xuất cây hoa chuông đỏ Khi cây bắt đầu nở hoa chúng tôi tiến hành phân loại cây theo đặc điểm hình dáng của tán lá, màu sắc lá và chất lượng hoa để tính năng suất (phân loại hoa dựa trên đánh giá cảm quan của nhóm nghiên cứu và ý kiến đánh giá của người chơi hoa). Dựa vào số liệu thu được từ những cây nghiên cứu chúng tôi đã tính số liệu trên 500m2 và đã thu được kết quả ở biểu đồ sau đây: Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất của hoa chuông Qua biểu đồ trên cho chúng tôi thấy: Khi sử dụng phân bón lá Đầu trâu 005, phân bón lá FGA3 30:10:15 là có năng suất cao nhất, tiếp đến là phân bón lá Atonik và các loại này thì xử lý ở một trong hai giai đoạn đều mang lại hiệu quả. Còn phân bón lá Dana, chúng ta chỉ nên xử lý ở giai đoạn nụ dài 3 cm mới cho năng suất khả quan, không nên xử lý sớm quá. Hiệu quả kinh tế là yếu tố quan trọng hàng đầu cần quan tâm khi quyết định trồng bất cứ loại cây trồng nào. Trong nghiên cứu này chúng tôi tính hiệu quả kinh tế cho cây hoa chuông thu hoạch vào dịp tết nguyên đán. Theo quá trình khảo sát thị trường hoa vào dịp thường thì với những cây loại 1 chúng tôi bán với giá 40.000đ/1chậu, những cây loại 2 với giá 30.000đ/1chậu, những cây loại 3 với giá 20.000đ/1chậu. Kết hợp những khoản thu từ việc bán hoa và ước tính tổng chi phí để trồng hoa chúng tôi đã tính toán hiệu quả kinh tế được trình bày ở bảng 5. Xét theo hiệu quả kinh tế thì các loại phân bón lá có thể được sắp xếp theo thứ tự như sau: FGA3 30:10:15, đầu trâu 005, Atonik, Dana. Trong đó, 3 loại đầu tiên có thể xử lý một trong hai giai đoạn trên đều được nhưng xử lý ở giai đoạn nụ dài 3 cm là đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Còn phân bón lá Dana thì không nên xử lý ở giai đoạn cây bắt đầu ra nụ, vì xử lý ở giai đoạn này quá sớm đem lại cây hoa có chất lượng kém, chỉ nên xử lý ở giai đoạn nụ dài 3 cm.
  8. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ PHẨM PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN... 245 Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm (đv: triệu đồng/500m2) Giống G.Thể Số cây Tổng thu Tổng chi Lãi ròng Xử lý lúc I (đ/c) 3060 73,440 26,010 47,430 bắt đầu ra nụ II 2083 82,630 18,747 63,883 III 2083 83,320 18,747 64,573 IV 1646 47,190 14,814 32,376 V 2191 87,640 19,719 67,921 Xử lý lúc I (đ/c) 3255 75,960 27,667 48,292 nụ dài 3cm II 3255 128,030 28,644 99,386 III 3255 129,120 28,644 100,476 IV 2572 101,170 22,633 78,536 V 3255 130,200 28,644 101,556 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Sử dụng phân bón lá Đầu trâu 005 và FGA3 30:10:15 có hiệu quả để tăng hàm lượng diệp lục cho cây, chiều cao và đường kính tán vừa phải, diện tích lá lớn, lá trãi rộng, cây sinh trưởng tốt, nụ nhiều, hoa nở tập trung, chiều dài cuống hoa cao, đường kính hoa lớn, hoa đẹp, hiệu quả kinh tế cao. Phân bón lá Dana chỉ thích hợp xử lý ở giai đoạn nụ dài 3cm là cuống hoa dài, đường kính hoa tăng, cây không bị vống, dáng cây đẹp, độ bền hoa cao. Các công thức xử lý phân bón hoa đều có mùi thơm dịu nhẹ, cánh hoa, màu sắc giống với đặc trưng của giống, tăng độ bền hoa. Hoa chuông khi được xử lý các loại phân bón thì thu được lợi nhuận khá cao và xếp theo trình tự từ cao đến thấp như sau: FGA3 30:10:15, Đầu trâu 005, Atonik, Dana. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Thu Hà (2007). Phân loại thực vật. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] Nguyễn Như Hà (2011). Phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [3] Lã Thị Thu Hằng, Trần Văn Minh, Nguyễn Minh Hiếu, Trần Thị Triêu Hà, Lê Thị Khánh (2013). “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây hoa chuông (Sinningia spesiosa) in-vitro”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 6/2013, trang 102 – 107. [4] Nguyễn Bá Lộc (2006). Giáo trình chất điều hòa sinh trưởng thực vật, Trường Đại học Sư phạm, Huế. [5] Lê Văn Tri (2003). Hỏi đáp về các chế phẩm điều hòa sinh trưởng tăng năng suất cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [6] Nguyễn Văn Uyển (1995). Phân bón lá và các chất kích thích sinh trưởng, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. Title: THE EFFECTS OF SOME FOLIAR FERTILIZER PRODUCTS ON THE GROWTH, DEVELOPMENT AND DURABILITY OF FLOWERS OF SINNINGIA SPECIOSA GROWN IN HUE CITY Abstract: This study was carried out in the 2013-2014 winter-spring crop in Thua Thien Hue to determine treatment periods and appropriate foliar fertilize for the purpose of enhancing the growth ability, development and durability of flower of Sinningia speciosa. The results of study showed that both treatment periods have effect on stimulating the growth, development and of flower durability of flower of Sinningia speciosa. Among four foliar fertilizer products, FGA3 30:10:15 and “Đầu trâu
  9. 246 NGUYỄN THỊ HUỆ và cs. 005” bring in the highest yield and economic efficiency in both treatment periods; Atonik and Dana bring in lower yield and economic efficiency. Dana is only effective to use for the period at which flower-bud is three centimetres long . In doing so, the flower would have suitable diameter and the area for growing a tree would be diminished, so that higher profit could be achieved. Keywords: Dong Xuan, foliar fertilizers, greenhouse, - Sinningia speciosa, Thua Thien Hue NGUYỄN THỊ HUỆ Đơn vị công tác: Trường THCS Tôn Thất Tùng – TP Huế Học viên Cao học, chuyên ngành Thực vật học, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0905 523 012, Email: ngoisaotim04@gmail.com LÃ THỊ THU HẰNG TRẦN VĂN MINH Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2