DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG THỨC ĂN TỚI SỨC SẢN XUẤT<br />
VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA LỢN THƯƠNG PHẨM<br />
Lã Văn Kính1*, Phạm Ngọc Thảo1,<br />
Vương Nam Trung1 và Đoàn Vĩnh1<br />
Ngày nhận bài báo: 25/08/2015 - Ngày nhận bài phản biện: 03/09/2015<br />
Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 09/09/2015<br />
TÓM TẮT<br />
Tiến hành thí nghiệm trên lợn lai nuôi thịt giống ngoại Duroc(Yorkshire x Landrace) để xác định<br />
ảnh hưởng của các dạng thức ăn khác nhau tới sức sản xuất và phẩm chất thịt lợn. Thí nghiệm được bố<br />
trí ngẫu nhiên trên 306 lợn 60 ngày tuổi vào 3 nghiệm thức (NT), 3 ô/NT, 34 lợn/ô (17 đực thiến; 17 cái)<br />
(NT1: cho ăn thức ăn dạng bột; NT2: cho ăn thức ăn dạng viên; NT3: cho ăn thức ăn dạng lỏng với tỷ lệ<br />
thức ăn: nước = 1:3). Lợn ở các nghiệm thức thỏa mãn tính đồng đều về khối lượng ban đầu, giới tính và<br />
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Kết quả thí nghiệm cho thấy Sử dụng thức ăn dạng viên và dạng lỏng so<br />
với thức ăn dạng bột đã tăng 5,12% và 3,92% TKL; tăng 1,62% và 2,16% lượng thức ăn ăn vào; cải thiện<br />
2,95% và 2,19% hiệu quả sử dụng thức ăn. Không có sự khác biệt về kết quả của lợn khi ăn khẩu phần<br />
dạng viên và dạng lỏng. Tỷ lệ nuôi sống, chất lượng thịt không bị ảnh hưởng bởi các dạng thức ăn khác<br />
nhau. Việc cho ăn thức ăn dạng lỏng và dạng viên đã mang lại lợi ích kinh tế tốt, tiết kiệm được 2,4-2,1%<br />
tiền so với thức ăn dạng bột.<br />
<br />
Từ khóa: Thức ăn, dạng bột, dạng viên, dạng lỏng, sức sản xuất, chất lượng thịt<br />
ABSTRACT<br />
Effect of different type of feed on pig performance and meat quality<br />
La Van Kinh, Pham Ngoc Thao, Vuong Nam Trung and Doan Vinh<br />
One experiment on growing-finishing pigs was conducted to determine the effects of different<br />
types of feed on pig performance and meat quality. A total of 306 crossbred Duroc (Yorkshire x<br />
Landrace) pigs at 60 day old were selected and divided into 3 treatments (Tr), 3 pens per treatment and<br />
34 pigs (17 castrated males, 17 females) per pen by completely randomized design (Tr1: feed as mash<br />
form, Tr2: feed as pellet form, Tr3: feed as liquid form diluted by ratio between feed and water = 1:3).<br />
Pigs in the treatments were iso-initial weight, iso-sex and were raised in the same condition.<br />
Experimental results show that use of feed in pellet and liquid form has improved 3.74%, 2.97% body<br />
weight, 5.12%, 3.92% average daily gain and 2.95%, 2.19% feed conversion ratio in comparision to those<br />
of feed in mash form. No significant differences from pig performance between pellet and liquid form.<br />
Survival rate and quality of meat was not affected by feeding pig with different types of feed. Feeding<br />
pig in liquid and pellet form resulted better economic figure, saved 2.4-2.1% feed cost in comparision of<br />
feed in mash form.<br />
Keywords: feed, liquid feed, mash form, pellet form, pig performance, meat quality.<br />
<br />
Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi.<br />
Tác giả để liên hệ: PGS.TS. Lã Văn Kính, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Kiêm Giám đốc Phân viện Chăn<br />
nuôi Nam Bộ. Địa chỉ: KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương; Điện thoại: 0913916201; Email:<br />
kinh.lavan@iasvn.vn<br />
1<br />
*<br />
<br />
KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015<br />
<br />
15<br />
<br />
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Ba dạng thức ăn được sử dụng phổ<br />
biến trong chăn nuôi lợn công nghiệp là<br />
thức ăn dạng bột (mash form); thức ăn<br />
viên (pellet form) và thức ăn lỏng (liquid<br />
form) với những ưu thế khác nhau. Nhiều<br />
công trình nghiên cứu đã chứng minh lợn<br />
giai đoạn vỗ béo sử dụng thức ăn viên và<br />
thức ăn lỏng đã tăng lượng dinh dưỡng<br />
tiêu hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn 5-8%<br />
so với thức ăn bột. Một ưu thế khác của<br />
thức ăn ép viên là có thể sử dụng bột ngũ<br />
cốc nghiền với kích thước nhỏ hơn và sử<br />
dụng tỷ lệ cao hơn các thức ăn thay thế mà<br />
vẫn duy trì được tốc độ di chuyển thức ăn<br />
trong đường ruột (Wondra và ctv, 1992;<br />
Van Schoubroek và ctv, 1971; Stark và ctv,<br />
1993). Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên<br />
cứu cho thấy ảnh hưởng của thức ăn viên<br />
tới sức sản xuất và khả năng tiêu hóa các<br />
chất dinh dưỡng là chưa rõ rệt (Baird,<br />
1973; Skoch và ctv, 1983).<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn<br />
viên tới chất lượng thịt lợn cũng có những<br />
khuyến cáo trái chiều. Braude và Rowell<br />
(1966) cho rằng lợn ăn thức ăn viên có xu<br />
hướng tăng tỷ lệ mỡ trong thân thịt và<br />
giảm diện tích cơ thăn so với thức ăn bột.<br />
Trong khi đó, Baird (1973) lại cho rằng<br />
không có khác biệt đáng kể về chất lượng<br />
thịt khi cho lợn ăn thức ăn ở dạng ép viên<br />
và bột. Tương tự, khi so sánh hiệu quả của<br />
thức ăn lỏng không lên men và thức ăn<br />
bột, nhiều nghiên cứu đã chứng minh sử<br />
dụng thức ăn lỏng sẽ cải thiện TKL, rút<br />
ngắn thời gian nuôi vỗ béo và cải thiện<br />
hiệu quả sử dụng thức ăn (Jensen và<br />
<br />
Mikkelsen, 1998; Lawlor và ctv, 2002;<br />
Canibe và Jensen, 2003). Tuy nhiên,<br />
Murphy (2002) không cho thấy sự khác<br />
biệt rõ rệt về sức sản xuất và chất lượng<br />
thịt khi cho lợn ăn 2 dạng thức ăn khác<br />
nhau. Một số tác giả cho rằng, tỷ lệ “thức<br />
ăn:nước” là rất quan trọng tới việc cải<br />
thiện sức sản xuất của lợn. Ở tỷ lệ “thức<br />
ăn:nước” là 1:1,15-1:1,25 sẽ không cải<br />
thiện sức sản xuất; ở tỷ lệ 1:3-1:3,5 sẽ cải<br />
thiện đáng kể nhưng ở tỷ lệ 1:6 sẽ làm<br />
giảm nghiêm trọng thức ăn ăn vào và<br />
TKL lợn (Gill và ctv, 1987; Barber và ctv,<br />
1991a,b). Ở trong nước, chưa có nghiên<br />
cứu nào so sánh hiệu quả sử dụng của các<br />
dạng thức ăn này tới sức sản xuất và<br />
phẩm chất thịt lợn.<br />
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
<br />
- Lợn thịt thương phẩm 3 giống (Duroc<br />
x Yorkshire x Landrace) 60 ngày tuổi.<br />
- Nguyên liệu thức ăn: ngô, tấm, cám<br />
gạo, khô đỗ tương, bột đá, axít amin tổng<br />
hợp.<br />
2.2. Thiết kế thí nghiệm<br />
<br />
Lợn thí nghiệm được phân phối vào 3<br />
nghiệm thức (NT) theo phương pháp ngẫu<br />
nhiên hoàn toàn. Mỗi nghiệm thức gồm 3<br />
lần lặp lại, với 34 con/lần lặp lại (17 đực<br />
thiến và 17 lợn cái). Tổng số lợn thí nghiệm<br />
là 306 con (3 x 3 x 34); Lợn ở các nghiệm<br />
thức thỏa mãn đồng đều về khối lượng<br />
(KL) ban đầu, giới tính và chế độ chăm sóc<br />
nuôi dưỡng. Sơ đồ như sau:<br />
<br />
Sơ đồ bố trí thí nghiệm<br />
Thông số<br />
<br />
Đơn vị tính<br />
<br />
Yếu tố thí nghiệm<br />
<br />
-<br />
<br />
Thời gian thí nghiệm<br />
Số lần lặp lại<br />
Số lợn mỗi lần lặp lại<br />
Tổng số lợn thí nghiệm<br />
<br />
16<br />
<br />
tuần<br />
lần<br />
con<br />
con<br />
<br />
NT1<br />
Sử dụng thức ăn<br />
dạng bột<br />
16<br />
3<br />
34<br />
102<br />
<br />
NT2<br />
Sử dụng thức ăn<br />
dạng viên<br />
16<br />
3<br />
34<br />
102<br />
<br />
NT3<br />
Sử dụng thức ăn<br />
dạng lỏng<br />
16<br />
3<br />
34<br />
102<br />
<br />
KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015<br />
<br />
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI<br />
Giá trị dinh dưỡng các khẩu phần thí<br />
nghiệm là như nhau giữa các nghiệm thức<br />
và đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng theo<br />
NRC (2012) ở các giai đoạn sinh trưởng.<br />
Lợn trong các nghiệm thức 1 và 2 được cho<br />
ăn tự do dạng khô. Ở nghiệm thức 3, thức<br />
ăn bột được trộn khuấy đều với nước trong<br />
xô theo tỷ lệ 1:3 (thức ăn:nước) ngay trước<br />
khi cho ăn, cho ăn 4 lần/ngày trong máng<br />
dài (sáng, trưa, chiều và tối). Thức ăn cho<br />
ăn và thức ăn dư thừa được ghi nhận hàng<br />
ngày. Lợn được uống nước tự do ở tất cả<br />
các nghiệm thức. Cuối đợt thí nghiệm chọn<br />
02 lợn/NT (1 đực, 1 cái) để mổ khảo sát<br />
đánh giá chất lượng thịt.<br />
<br />
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi<br />
<br />
Khối lượng lợn bắt đầu và kết thúc thí<br />
nghiệm, giai đoạn vỗ béo (sau16 tuần thí<br />
nghiệm). Lượng thức ăn tiêu thụ, tiêu tốn<br />
thức ăn, số lợn chết và loại thải và chỉ tiêu<br />
chất lượng thịt.<br />
2.4. Xử lý số liệu<br />
<br />
Các dữ liệu thu được sẽ được xử lý<br />
thống kê theo phương pháp phân tích<br />
phương sai (ANOVA) bằng phần mềm<br />
Minitab 16.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Bảng 1: Khối lượng và tăng trọng tuyệt đối của lợn thí nghiệm<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
NT1 (bột) NT2 (viên) NT3 (lỏng)<br />
<br />
SEM<br />
<br />
P<br />
<br />
Khối lượng<br />
(kg/con)<br />
<br />
Đầu thí nghiệm<br />
Kết thúc giai đoạn sinh trưởng<br />
Kết thúc giai đoạn vỗ béo<br />
<br />
21,20<br />
54,03b<br />
95,44b<br />
<br />
20,99<br />
55,83a<br />
99,01a<br />
<br />
21,09<br />
55,60a<br />
98,28a<br />
<br />
0,479<br />
0,511<br />
0,741<br />
<br />
0,861<br />
0,010<br />
0,002<br />
<br />
Tăng khối lượng<br />
tuyệt đối<br />
(g/con/ngày)<br />
<br />
Giai đoạn sinh trưởng<br />
Giai đoạn vỗ béo<br />
Trung bình toàn kỳ (0-16 tuần)<br />
<br />
586b<br />
739b<br />
663b<br />
<br />
622a<br />
771a<br />
697a<br />
<br />
616a<br />
762a<br />
689a<br />
<br />
5,63<br />
6,22<br />
5,39<br />
<br />
0,001<br />
0,002<br />
0,001<br />
<br />
Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng hàng mang chữ cái khác nhau, sai khác ở mức P