intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn vùng rễ cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) đến khả năng sinh trưởng và kháng tuyến trùng của cây hồ tiêu giai đoạn vườn ươm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành trên 06 chủng vi khuẩn vùng rễ cây hồ tiêu có khả năng kháng tuyến trùng với 8 nghiệm thức để đánh giá ảnh hưởng của chúng lên sinh trưởng và khả năng kháng tuyến trùng trong điều kiện vườn ươm, nhằm ứng dụng trong phòng trừ tuyến trùng gây bệnh trên cây hồ tiêu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn vùng rễ cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) đến khả năng sinh trưởng và kháng tuyến trùng của cây hồ tiêu giai đoạn vườn ươm

  1. Trịnh Thị Huyền Trang và ctv. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN VÙNG RỄ CÂY HỒ TIÊU (Piper nigrum L.) ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ KHÁNG TUYẾN TRÙNG CỦA CÂY HỒ TIÊU GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM 1 Trường Đại học Tây Nguyên *Tác giả liên hệ: tthtrang@ttn.edu.vn TÓM TẮT Hồ tiêu là cây công nghiệp có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao của Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất hồ tiêu đang phải đối mặt với nhiều thách thức và phát triển thiếu bền vững do tình hình dịch bệnh. Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne sp. là một trong những nhóm đối tượng gây bệnh chủ yếu trên cây hồ tiêu. Nghiên cứu được tiến hành trên 06 chủng vi khuẩn vùng rễ cây hồ tiêu có khả năng kháng tuyến trùng với 8 nghiệm thức để đánh giá ảnh hưởng của chúng lên sinh trưởng và khả năng kháng tuyến trùng trong điều kiện vườn ươm, nhằm ứng dụng trong phòng trừ tuyến trùng gây bệnh trên cây hồ tiêu. Kết quả ghi nhận mỗi chủng vi khuẩn đều có tác động tốt đến một vài chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng kháng tuyến trùng của cây hồ tiêu nhưng xét về tổng thể thì nghiệm thức có sử dụng chủng vi khuẩn RB.EK7 có tính đồng đều và vượt trội hơn các nghiệm thức còn lại. Chủng này được định danh bằng phương pháp giải trình tự 16S rRNA với tên khoa học học Bacillus velezensis EK7. Từ khóa: cây hồ tiêu, tuyến trùng, vi khuẩn vùng rễ. ABSTRACT1 The effects of rhizosphere bacteria strains on the growth and resistance ability against nematodes of the nursery black pepper plant (Piper nigrum L.) Pepper is an industrial crop with high economic and export value in Vietnam. However, the current pepper production is facing many challenges and unsustainable development due to the epidemic situation. Root-knot nematode Meloidogyne sp. is one of the predominant pathogen groups on pepper plants. In the present study, 8 treatments using 06 target antagonistic rhizobacteria strains against nematode in the pepper root zone were conducted to evaluate their effects on the growth and nematode resistance ability of black pepper under nursery conditions. The results from this study could contribute to prevent and control nematodes on the pepper plant. The findinGS. show that the treatment using RB.EK7 bacterial strain performed the best effects on almost Người phản biện: TS. Đỗ Thị Kiều An. 114
  2. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 all growth and nematode resistance indicators of black pepper plants while each of the remaining strains showed typical impacts on only a few such indicators of black pepper plants. The RB.EK7 strain was also identified by the 16S rRNA sequencing method and confirmed as Bacillus velezensis EK7. Keywords: blackpepper, nematodes, rhizobacteria. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên hồ tiêu, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne incognita gây ra triệu chứng Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây công vàng lá, làm suy giảm khả năng sinh nghiệp có giá trị xuất khẩu cao của Việt trưởng của cây, khiến cây chết chậm Nam. Ở nước ta, vùng trồng tiêu lớn nhất (Ichinohe, 1976). Trước đây, nhiều loại hiện nay tập trung ở các tỉnh Đông Nam thuốc hóa học được sử dụng để kiểm soát Bộ (Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng tuyến trùng như organophosphate và Nai) và Tây Nguyên (Đắk Nông, Đắk Lắk carbamate. Tuy nhiên, sử dụng các chất và Gia Lai). Năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu hóa học dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về đạt 23 nghìn tấn, trị giá 62 triệu USD, môi trường và ảnh hưởng sức khỏe đến tăng 38% về lượng và tăng 54,4% về trị con người. Do đó, nhằm kiểm soát tuyến giá so với tháng 12/2019 (Bộ Công trùng một cách hiệu quả và thân thiện với Thương, 2020). Tình hình sản xuất hồ môi trường cần sử dụng các chất không tiêu trong nước đang đối mặt với nhiều phải thuốc hóa học. Các chủng vi khuẩn thách thức và phát triển thiếu bền vững, vùng rễ được lựa chọn vừa là tác nhân nhất là diện tích hồ tiêu phát triển quá sinh học hiệu quả trong kiểm soát tuyến nhanh, vườn cây được đầu tư thâm canh trùng vừa là tác nhân thúc đẩy tăng cao độ trong giai đoạn giá tốt. Hơn nữa, trưởng thực vật và tăng năng suất thực vật giá hồ tiêu xuống thấp nên nhiều nông (Karthik et al., 2017). Vi khuẩn vùng rễ dân không đầu tư, chăm sóc khiến vườn cạnh tranh với vi sinh vật tại vùng rễ để cây sinh trưởng kém, sâu, bệnh hại (Bộ thúc đẩy sinh trưởng ở thực vật một cách Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trực tiếp thông qua kích thích sinh trưởng 2020). Hiện nay, dịch bệnh trên cây hồ thực vật và một cách gián tiếp làm giảm tiêu vẫn chưa có biện pháp phòng trừ hiệu nguồn bệnh phát sinh từ đất. Sử dụng vi quả trong đó có bệnh chết chậm mà một khuẩn vùng rễ làm chế phẩm vi sinh được trong những nguyên nhân là do tuyến coi là xu hướng trong tương lai vì nó làm trùng gây ra. giảm đáng kể việc sử dụng hóa chất từ đó Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne có góp phần làm tăng năng suất cây trồng khả năng ký sinh trên hầu hết các loại cây một cách bền vững (Kaushal et al., trồng bao gồm từ cây một lá mầm đến 2017). Kế thừa kết quả từ nghiên cứu cây hai lá mầm (Bird và Kaloshian, trước sau khi tuyển chọn được 06 chủng 2003). Một số loài tuyến trùng sần rễ vi khuẩn vùng rễ cây hồ tiêu có vừa có Meloidogyne có phạm vi ký chủ rộng như hoạt tính kháng tuyến trùng vừa có hoạt M. incognita, M. arenaria có khả năng ký tính kích thích sinh trưởng trong điều sinh trên nhiều loại cây so với các loài kiện invitro. Nghiên cứu này được tiến tuyến trùng sần rễ Meloidogyne khác. hành với mục tiêu đánh giá được ảnh 115
  3. Trịnh Thị Huyền Trang và ctv. hưởng của các chủng vi khuẩn vùng rễ độ từ 25 - 30oC, độ ẩm từ 70 - 80%, đến sinh trưởng và khả năng kháng tuyến cường độ ánh sáng 50 - 500 µmol m2/s-1 trùng trong điều kiện vườn ươm từ đó (đo từ 8h - 16h). tuyển chọn được vi khuẩn vùng rễ kháng - Chuẩn bị đất trồng hồ tiêu: Đất tuyến trùng cao trên cây hồ tiêu ươm tiêu được chọn là đất tốt, lấy ở những vùng không bị nhiễm tuyến trùng 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP và/hoặc nấm bệnh gây hại. Đất được đập NGHIÊN CỨU nhỏ, tạo lớp mỏng phơi nắng 1 ngày trước 2.1. Nội dung nghiên cứu khi đóng bầu ươm cây hồ tiêu. Bầu ươm có kích thước: 13  22 cm, có 8 lỗ thoát (1) Ảnh hưởng của các chủng vi nước ở nửa dưới của bầu phân bố thành 2 khuẩn vùng rễ đến khả năng kháng tuyến hàng, hàng dưới cách đáy bầu khoảng trùng Meloidogyne spp. và sinh trưởng 2cm. Thành phần đất trồng trong bầu theo của cây hồ tiêu vườn ươm. tỷ lệ đất:cát:phân chuồng là 2:1:1. Phối (2) Định danh chủng có hoạt tính trộn, ẩm độ 60 - 70%. Đóng bầu: 1 kháng tuyến trùng cao. kg/bầu. Hấp khử trùng: 90 - 95oC, 1 giờ, 2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu để nguội, ươm trồng tiêu. - Đối tượng nghiên cứu: 6 chủng vi - Chuẩn bị dịch vi khuẩn: Các chủng khuẩn vùng rễ cây hồ tiêu được phân lập vi khuẩn được nuôi cấy trên môi trường và tuyển chọn có khả năng kháng tuyến LB Agar trong 24 giờ, sau đó chuyển vào trùng Meloidogyne sp. đang được bảo bình 500 ml chứa 200 ml chứa môi quản tại Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường LB lỏng, ủ trong máy lắc với tốc trường (CNSH&MT) và Bộ môn Sinh độ 150 vòng/phút trong 2 ngày ở 25oC. học thuộc chương trình đề tài cấp Bộ Mật độ vi khuẩn được điều chỉnh đạt 108 “Nghiên cứu phát triển bền vững cây hồ cfu/ml được coi là dịch vi khuẩn gốc. tiêu ở Tây Nguyên”; tuyến trùng và trứng - Chuẩn bị hom giống hồ tiêu: Theo gây u sung rễ cây hồ tiêu Meloidogyne sp. Tiêu chuẩn cơ sở về cây giống hồ tiêu - Vật liệu nghiên cứu: Môi trường (TCCS 07:2012/BP). Chọn dây lươn bánh nuôi cấy vi khuẩn Luria-Bertani (LB) tẻ giống hồ tiêu Vĩnh Linh ở các vườn Agar gồm: Tryptone (10 g), cao nấm men tiêu 4 tuổi không có triệu chứng bệnh. (5 g), NaCl (10 g), Agar (20 g), nước cất Cắt dây thành các hom giống, mỗi hom 2 (1000 ml), pH 7,5 - 8,0 được sử dụng; cây đốt. Hom được cắt hết lá khi đem ươm, hồ tiêu giống Vĩnh Linh. cắt hom vào buổi sáng, khi trời mát. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Gồm 8 nghiệm thức (2 nghiệm thức đối 2.3.1. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng chứng và 6 nghiệm thức sử dụng vi của các chủng vi khuẩn vùng rễ đến khả khuẩn), được bố trí với 3 lần lặp lại. năng kháng tuyến trùng và sinh trưởng Ngâm hom trong 10 ml dịch vi khuẩn với của cây hồ tiêu trong điều kiện vườn ươm mật độ 108 cfu/ml, thời gian 30 phút trước - Chuẩn bị vườn ươm: Vườn ươm có khi giâm hom. Giâm hai hom/bầu. Mỗi lưới che phía trên và xung quanh, nhiệt nghiệm thức 15 bầu. Chăm sóc cây hồ 116
  4. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 tiêu theo đúng quy trình chăm sóc cây lần lượt là RB.BH11, RB.EK2, RB.CJ4, trong vườn ươm của Bộ Nông nghiệp và RB.CS30, RB.DS33, RB.EK7. Nghiệm Phát triển nông thôn (Quyết định số thức Đ/C 2: Không chủng nhiễm tuyến 730/QĐ-BNN-TT). Sau khi tiêu đạt 5 lá trùng và không bổ sung vi khuẩn. thật, loại bỏ những cây không đủ số lá, 1 - Phương pháp lây bệnh nhân tạo: cây con/bầu, chiều cao đồng đều, tiến Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo được tiến hành lây bệnh nhân tạo. Các nghiệm thức hành trong nhà lưới, thí nghiệm được bố BH11, EK2, CJ4, CS30, DS33, EK7, trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên DC1 được chủng nhiễm tuyến trùng (RCBD). Tổng số cây thí nghiệm: 8 Meloidogyne sp., sau 15 ngày tưới các nghiệm thức  10 cây/công thức  3 lần chủng vi khuẩn với mật độ đã chuẩn bị nhắc lại = 240 cây. Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lần lặp lại 1 2 3 4 5 6 7 8 I EK2 CJ4 BH11 EK7 ĐC1 CS30 DS33 ĐC2 CÁCH LY II ĐC1 CS30 DS33 EK2 ĐC2 EK7 CJ4 BH11 CÁCH LY III ĐC2 EK2 CJ4 CS30 BH11 DS33 EK2 ĐC1 Chủng nhiễm tuyến trùng 3 lần, mỗi dây tiêu (cm): Tính bằng cách đo từ gốc lần cách nhau 5 ngày vào mỗi bầu tiêu. dây đến đỉnh; (4) Đường kính cây tiêu Lượng tuyến trùng chủng nhiễm mỗi đợt: (mm): Sử dụng thước cặp điện tử HT-022 350 J2/lần. Theo dõi 4 tháng sau khi chuyên dụng để đo đường kính thân; (5) chủng nhiễm tuyến trùng các chỉ tiêu sau: Khối lượng cây tươi (g): Cân toàn bộ cây + Số u sưng: Đếm tất cả số u sưng có tiêu. Thân cây được tính từ nơi mọc lên trên rễ. của từng hom tiêu, không kể đoạn hom. + Tỷ lệ rễ u sưng = (Tổng số rễ bị u Trọng lượng tươi của cây xác định ngay sưng/Tổng số rễ điều tra)  100. sau khi nhổ cây; (6) Khối lượng rễ tươi (g): Được tính bằng cách cân toàn bộ bộ rễ + Mật độ tuyến trùng trong đất sau khi đã rửa sạch đất và để ráo nước và (con/50g đất): Tuyến trùng trong đất (7) Khối lượng rễ khô (g): Sau khi cân được lọc bằng phương pháp lọc Berman có cải tiến. khối lượng rễ tươi, mẫu được gói trong giấy báo và sấy ở 70oC cho đến khi mẫu + Mật độ tuyến trùng trong rễ (con/5g khô hoàn toàn, lấy ra cân khối lượng khô; rễ): Tuyến trùng trong rễ được ly trích (8) Số rễ hồ tiêu được tính bằng cách đếm bằng phương pháp lọc qua rây. toàn bộ số rễ chính; (9) Chiều dài rễ (cm): + Các chỉ tiêu sinh trưởng bao gồm Được tính bằng cách đo chiều dài từ gốc (1) Số lá/cây: Tính bằng cách đếm tất cả rễ đến chóp rễ của rễ dài nhất; (10) Hàm số lá có trên dây tiêu; (2) Diện tích lá lượng diệp lục tố (chlorophyll) và (mm2): Tính bằng cách sử dụng giấy đo carotenoid được phân tích bằng phương diện tích lá chuyên dụng từ; (3) Chiều dài pháp quang phổ. 117
  5. Trịnh Thị Huyền Trang và ctv. 2.3.2. Định danh sinh học phân tử có sự khác biệt về mặt thống kê. Trong Chủng vi khuẩn có hoạt tính cao khi đó, tỷ lệ rễ bị u sưng thấp nhất ở được gửi định danh bằng phương pháp nghiệm thức EK7 đạt 20,9% và tỷ lệ rễ giải trình tự 16S rRNA tại Công ty Cổ bị u sưng cao nhất ở nghiệm thức CJ4, phần công nghệ TBR. Địa chỉ: 553 đạt 31,7%. Nhìn chung, ở các nghiệm Hương Lộ 2, phường Bình Trị Đông, thức xử lý với vi khuẩn vùng rễ tỷ lệ u quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh. sưng đều giảm so với đối chứng 1 từ 7,04% đến 38,71%. Kết quả này cũng 2.3.3. Xử lý số liệu tương đồng với nghiên cứu của Khan et Các số liệu được xử lý thống kê bằng al. (2008) khi tiến hành bổ sung dịch lọc chương trình SAS (Statistical Analysis nuôi cấy và huyền phù vi khuẩn vùng rễ Systems) phiên bản 9.1 dùng cho Paenibacillus polymyxa GBR-1 vào đất Windows. Sự khác biệt có ý nghĩa ở mức trồng cà chua đã lây nhiễm 2.000 tuyến 0,05 của giá trị được biểu hiện bằng các mẫu tự khác nhau. Các số liệu % được trùng M. incognita tuổi 2. Kết quả làm chuyển đổi sang dạng arcsin√𝑥 trước khi giảm số rễ u sưng và quần thể tuyến xử lý thống kê. trùng đồng thời kích thích sinh trưởng của cây cà chua cũng như sinh khối rễ so 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN với đối chứng không xử lý tuyến trùng 3.1. Ảnh hưởng của một số chủng vi (P ≤ 0,05). Số rễ bị u sưng giảm từ 4,8 khuẩn vùng rễ đến một số chỉ tiêu bệnh xuống còn 1,4 và 1,8 tương ứng với công của cây hồ tiêu giai đoạn vườn ươm thức xử lý bằng dịch lọc nuôi cấy và Kết quả bảng 2 cho thấy, số u sưng ở huyền phù vi khuẩn nồng độ 10% so với các nghiệm thức xử lý vi khuẩn không đối chứng không được xử lý. Bảng 2. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đến một số chỉ tiêu bệnh Mật độ tuyến Mật độ tuyến trùng Nghiệm Số u Tỷ lệ rễ bị Vi sinh vật tổng số trùng trong đất trong rễ 6 thức sưng/rễ u sưng (%) (x 10 cfu/g) (con/50 g đất) (con/5 g rễ) a cd d d c EK2 1,4 24,1 657,0 1866,7 75,3 a d c e b EK7 1,6 20,9 865,3 1600,0 90,0 a ab b c c CJ4 1,6 31,7 1106,7 2333,3 51,3 a bcd d c e CS30 1,5 25,9 620,0 2300,0 29,3 a abc cd c c BH11 1,5 30,1 755,7 2300,0 77,0 a abc cd b a DS33 1,7 28,4 748,7 2833,3 119,7 a a a a f Đ/C1 1,7 34,1 2431,0 3566,7 10,2 b e e f f Đ/C2 0 5,56 0 0 5,4 CV (%) 12,5 15,3 12,3 6,8 6,7 LSD 0,3 6,7 200,6 252,1 11,6 Ghi chú: Sự khác biệt của các chữ cái trong cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa ở mức xác suất với p < 0,05. Số liệu được chuyển đổi sang dạng log (X+0,5) (số u sưng) và arcsin√x (tỷ lệ rễ bị u sưng) trước khi xử lý thống kê. 118
  6. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 Mật độ tuyến trùng Meloidogyne sp. nghiên cứu cao hơn so với Ann (2013) đã trong đất ở tất cả các nghiệm thức đều đánh giá ảnh hưởng của các chủng vi giảm, cụ thể, mật độ tuyến trùng ở khuẩn Bacillus phân lập từ vùng rễ cây hồ nghiệm thức CS30 thấp nhất, thấp hơn tiêu ở Malaysia, kết quả cho thấy chủng 1811 con/50 g đất, giảm 74,50% so với Bacillus MPB04 và MPB93 đều có khả đối chứng Đ/C1 (xử lý với tuyến trùng, năng làm giảm mật độ tuyến trùng không xử lý vi khuẩn). Nhìn chung, các M. incognita trong đất còn 60,95% và chủng vi khuẩn vùng rễ đều tác động làm 35,28%. Mật độ vi sinh vật tổng số trong giảm mật độ tuyến trùng trong đất từ đất trồng tiêu được xác định nhằm đánh 54,48 - 74,50% so với đối chứng Đ/C1. giá khả năng kháng tuyến trùng cũng như Trong khi đó, mật độ tuyến trùng trong rễ khả năng thích ứng của các chủng vi cao hơn rất nhiều lần so với mật độ tuyến khuẩn vùng rễ trên nền đất trồng tiêu. Kết trùng trong đất, giảm từ 20,56 - 55,14% quả bảng trên cho thấy, mật độ vi sinh vật so với đối chứng Đ/C1. Mật độ tuyến tổng số trong các nghiệm thức có sự biến trùng giảm mạnh nhất ở nghiệm thức động lớn, đặc biệt nghiệm thức DS33 và EK7, thấp hơn 1966 con/5g rễ và giảm ít EK7 có mật độ vi khuẩn cao hơn gấp nhất ở nghiệm thức DS33, thấp hơn 733,4 16,67 - 22,16 lần so với các nghiệm thức con/5g rễ so với đối chứng Đ/C1. Kết quả còn lại. Hình 1. Cây hồ tiêu vườn ươm (A) và rễ cây hồ tiêu ở các nghiệm thức xử lý vi khuẩn (B) 3.2. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đến sinh trưởng của cây hồ tiêu giai đoạn vườn ươm Bảng 3. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn nghiên cứu đến thân của cây hồ tiêu Nghiệm thức Chiều cao (cm) Đường kính (mm) Khối lượng thân tươi (g/cây) abc ab bcd EK2 49,83 ± 8,31 3,33 ± 0,23 16,3 ± 4,85 a a a EK7 59,80 ± 15,82 3,53 ± 0,05 21,41 ± 1,68 abc ab ab CJ4 50,53 ± 4,66 3,33 ± 0,06 18,87 ± 3,65 abc ab ab CS30 48,73 ± 10,04 3,40 ± 0,03 19,79 ± 1,24 bc ab abcd BH11 42,03 ± 4,55 3,30 ± 0,15 17,39 ± 2,11 a ab abc DS33 53,97 ± 9,04 3,30 ± 0,08 17,99 ± 2,85 c b d Đ/C1 39,47 ± 1,61 3,23 ± 0,07 13,37 ± 2,44 ab b cd Đ/C2 50,60 ± 8,34 3,27 ± 0,08 13,58 ± 2,45 CV (%) 12,85 3,78 15,14 LSD 11,11 0,22 4,59 Ghi chú: Sự khác biệt của các chữ cái a, b, c, d trong cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa ở mức xác suất với p < 0,05. 119
  7. Trịnh Thị Huyền Trang và ctv. Kết quả bảng 3 có sự khác biệt về động từ 16,330 - 21,407g/cây, trong khi mặt thống kê giữa các nghiệm thức xử lý đó ở Đ/C1 và Đ/C2 biến động từ 13,37 - với vi khuẩn và tuyến trùng. Cụ thể chiều 13,58g/cây. Ở nghiệm thức EK7 tác cao cây ở các nghiệm thức có sử dụng vi động mạnh nhất, tăng 60,11% so với khuẩn đạt từ 42,03 - 59,80 cm/cây, tăng Đ/C1 và 30,60% so với Đ/C2. Kết quả cao hơn so với Đ/C1 không sử dụng vi của nghiên cứu này thấp hơn của Jamal khuẩn từ 2,57 - 20,33 cm/cây. et al. (2017) khi tiến hành nghiên cứu Đường kính thân cây hồ tiêu ở ảnh hưởng của chủng vi khuẩn Bacillus nghiệm thức có sử dụng vi khuẩn đều amyloliquefaciens Y1 kháng lại tuyến lớn hơn đối chứng và tăng so với đối trùng Meloidogyne incognita trên cây cà chứng. Trong đó tăng cao nhất ở chua trong điều kiện vườn ươm sau 9 nghiệm thức EK7, tăng 9,29% so với tuần thử nghiệm với chiều cao chồi cao Đ/C1 và 7,95% so với Đ/C2. Khối nhất đạt 40,1 cm, trọng lượng tươi của lượng tươi của thân cây hồ tiêu trong thân đạt 27,6 g và trọng lượng khô của các nghiệm thức sử dụng vi khuẩn biến thân đạt 3,2 g. Bảng 4. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn nghiên cứu đến lá của cây hồ tiêu Nghiệm Diện tích lá Diệp lục a Diệp lục b Carotenoid Số lá/cây 2 thức (mm ) (mg/g) (mg/g) (mg/g) cd d d cde de EK2 12,33 ± 2,28 3520,3 ± 134,5 0,46 ± 0,02 0,29 ± 0,01 0,29 ± 0,02 a ab a a a EK7 16,00 ± 1,91 4170,7 ± 49,2 0,74 ± 0,02 0,48 ± 0,03 0,37 ± 0,01 ab a a abc bc CJ4 15,00 ± 0,76 4409,3 ± 239,2 0,68 ± 0,06 0,39 ± 0,03 0,33 ± 0,01 abc bc bc bcde f CS30 14,00 ± 1,72 4000,0 ± 323,3 0,53 ± 0,02 0,35 ± 0,03 0,22 ± 0,01 cd ab b bcd cd BH11 12,00 ± 2,64 4195,7 ± 278,8 0,55 ± 0,07 0,36 ± 0,16 0,30 ± 0,04 bcd a a ab ab DS33 13,67 ± 0,49 4290,3 ± 246,2 0,70 ± 0,01 0,39 ± 0,05 0,34 ± 0,02 e c e e e Đ/C1 8,33 ± 1,67 3845,3 ± 68,2 0,38 ± 0,02 0,25 ± 0,03 0,26 ± 0,02 d abc cd de bcd Đ/C2 11,67 ± 3,00 4125,0 ± 64,9 0,47 ± 0,02 0,27 ± 0,02 0,32 ± 0,02 CV (%) 10,26 4,05 6,99 17,89 6,49 LSD 2,31 288,84 0,07 0,11 0,03 Ghi chú: Sự khác biệt của các chữ cái a, b, c, d trong cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa ở mức xác suất với p < 0,05. Bảng 4 cũng cho thấy có sự biến ươm. Về diện tích lá, nghiệm thức CJ4 có động rõ về số lá. Ở các nghiệm thức có sử diện tích lá lớn nhất tăng từ 6,89% đến dụng vi khuẩn đều có số lá biến động từ 14,67% so với Đ/C1. Cây hồ tiêu vườn 12 - 16 lá/cây. Có sự khác biệt về mặt ươm được xử lý với các chủng vi khuẩn thống kê giữa nghiệm thức EK7 so với vùng rễ hầu hết đều có ảnh hưởng tích đối chứng không sử dụng vi khuẩn, số lá cực đến hàm lượng diệp lục a, diệp lục b nhiều hơn 92,08% so với Đ/C1 và và carotenoid so với hai công thức đối 37,10% so với Đ/C2. Nhìn chung, vi chứng Đ/C1 và Đ/C2. Hàm lượng diệp khuẩn RB.EK7 đã có ảnh hưởng nổi bật lục a ở các nghiệm thức có bổ sung vi đến số lá trên cây hồ tiêu giai đoạn vườn khuẩn dao động từ 0,46 - 0,74mg/g, hàm 120
  8. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 lượng diệp lục b từ à 0,29 - 0,48 mg/g, hàm lượng diệp lục a, b và carotenoid cao hàm lượng carotenoid là 0,22 - 0,37 nhất ở nghiệm thức EK7 lần lượt tăng mg/g. So với công thức đối chứng Đ/C1, 94,74%, 92% và 42,31%. Bảng 5. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đến rễ của cây hồ tiêu Chiều dài rễ Khối lượng rễ tươi Khối lượng rễ khô Nghiệm thức Số rễ/cây (cm) (g/cây) (g/cây) ab ab b EK2 6,67 22,19 1,38 0,25 a a a EK7 7,00 24,06 1,75 0,38 ab bc b CJ4 7,67 22,77 1,21 0,24 ab ab b CS30 7,00 20,66 1,39 0,27 ab b b BH11 7,00 22,17 1,34 0,25 ab b b DS33 7,00 22,57 1,33 0,28 b c b Đ/C1 6,67 19,12 0,90 0,20 ab bc b Đ/C2 6,67 20,80 1,11 0,26 CV (%) 12,49 11,99 17,39 20,79 LSD ns 4,57 0,39 0,09 Ghi chú: Sự khác biệt của các chữ cái trong cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa ở mức xác suất với p < 0,05. Kết quả bảng 5 cho thấy, số rễ của 3.3. Định danh sinh học phân tử chủng nghiệm thức CJ4 nhiều nhất, tăng 14,99% có hoạt tính kháng tuyến trùng cao so với đối chứng Đ/C1 và Đ/C2. Chiều Chủng RB.EK7 có hoạt tính kháng dài rễ lớn nhất ở nghiệm thức EK7, dài tuyến trùng cao đã được định danh sinh hơn 4,94 cm/cây, tăng 25,842% so với học phân tử bằng phương pháp giải trình đối chứng Đ/C1 và dài hơn 3,26 cm/cây, tự gen 16S rRNA tại Công ty Cổ phần tăng 15,66% so với đối chứng Đ/C2. Về Công nghệ TBR. Kết quả BLASTn trọng lượng rễ tươi, nghiệm thức EK7 cao search trên NCBI cho thấy trình tự nhất hơn 0,85 g/cây, tăng 93,72% so với nucleotide (1418 bp) của gen 16S rRNA đối chứng Đ/C1 và hơn 0,65 g/cây, tăng của chủng EK7 có độ bao phủ và tương 58,29% so với đối chứng Đ/C2. Trọng đồng là 100% với các trình tự gen 16S lượng rễ khô ở nghiệm thức EK7 cao hơn rRNA của Bacillus velezensis MG5213 0,18 g/cây tăng 90,64% so với Đ/C1 và (MN368201), B. velezensis TPS3N cao hơn 0,12 g/cây tăng 47,15% so với (MK130897) và B. velezensis TPSA đối chứng Đ/C2. (MK130896). Kết quả phân tích phát sinh Nhìn chung tác động đến sinh trưởng loài bằng phần mềm MEGA 6.0 (hình 2) của cây hồ tiêu, mỗi vi khuẩn đều tác cho thấy chủng EK7 có quan hệ di truyền động tốt nhất lên một vài chỉ tiêu, nhưng gần gũi nhất với B. velezensis. tổng thể thì nghiệm thức có sử dụng vi Theo Rabbee et al. (2009), Bacillus khuẩn RB.EK7 có tính đồng đều và vượt velezensis là một loại vi khuẩn hiếu khí, trội hơn so với các nghiệm thức còn lại. gram dương, hình thành nội bào tử, thúc 121
  9. Trịnh Thị Huyền Trang và ctv. đẩy sinh trưởng ở thực vật. Nhiều chủng tăng trưởng thực vật như gen mã hóa cho của loài này có khả năng ức chế lại sự quá trình tổng hợp lipopeptide cyclic phát triển nhiều bệnh ở thực vật do vi (tức là, Surfactin, bacillomycin-D, khuẩn, nấm và tuyến trùng gây ra. Khi fengycin và bacillibactin) và polyketide phân tích bộ gen của B. velezensis cho (tức là, macrolactin, bacillaene và thấy, chúng mang các gen đặc hiệu liên difficidin). Ngoài ra, các chất chuyển quan đến sinh tổng hợp các chất chuyển hóa thứ cấp được tạo ra bởi B. velezensis hóa thứ cấp, đóng vai trò quan trọng cũng có thể kích hoạt hệ thống kháng cảm trong cả ức chế mầm bệnh và thúc đẩy ứng ở thực vật. Hình 2. Cây phân loại thể hiện mối liên quan giữa chủng EK7 với các loài gần gũi dựa trên trình tự 16S rRNA 4. KẾT LUẬN nghiên cứu điều kiện nhân nuôi thích hợp để lên men trong bioreactor nhằm sản Chủng RB.EK7 vừa có khả năng vừa xuất chế phẩm phòng trừ bệnh do tuyến kiểm soát tuyến trùng sần rễ Meloidogyne sp. trùng trên cây hồ tiêu. (giảm số u sưng, tỷ lệ rễ bị u sưng và mật độ tuyến trùng trong rễ) vừa kích thích TÀI LIỆU THAM KHẢO sinh trưởng cây hồ tiêu (tăng chiều cao, 1. Ann, Y. C. (2013), Screening for nematicidal đường kính thân, khối lượng tươi, số lá, activities of Bacillus species against root knot diệp lục tố a, b và carotenoid cũng như nematode (Meloidogyne incognita), Journal chiều dài rễ, số lượng tươi và khô của rễ) of Experimental Agriculture International, so với các chủng còn lại. Chủng này được Vol.?, 794 - 805. định danh bằng phương pháp giải trình tự 2. Basyony, A. G., & Abo-Zaid, G. A. (2018), 16S rRNA với tên khoa học học Bacillus Biocontrol of the root-knot nematode, Meloidogyne incognita, using an eco-friendly velezensis EK7. Chủng này sẽ được formulation from Bacillus subtilis, lab. and 122
  10. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 greenhouse studies. Egyptian Journal of 10. Karthik, C., & Arulselvi, P. I. (2017), Biological Pest Control, 28(1), 87. Biotoxic effect of chromium (VI) on plant 3. Bird, D. M., & Kaloshian, I. (2003), Are roots growth-promoting traits of novel special? Nematodes have their say. Cellulosimicrobium funkei strain AR8 Physiological and Molecular Plant Pathology, isolated from Phaseolus vulgaris rhizosphere, 62(2), 115 - 123. Geomicrobiology Journal, 34(5), 434 - 442. 4. Bộ Công thương, Bản tin thị trường Nông, 11. Kaushal, M (2017), Rhizobacterial Efficacy lâm, thủy sản, số ra ngày 31/12/2020. for Sustainable Crop Productivity in 5. Cetintas, R., Kusek, M., & Fateh, S. A. Agroecosystems. In: Microbes and Sustainable (2018), Effect of some plant growth- Agriculture. IK International Publishing House, promoting rhizobacteria strains on root-knot New Delhi, pp. 50 - 61. ISBN 9789385909481. nematode, Meloidogyne incognita, on tomatoes, Egyptian Journal of Biological 12. Khan, Z., Kim, S. G., Jeon, Y. H., Khan, H. Pest Control, 28(1), 7. U., Son, S. H., & Kim, Y. H. (2008), A plant 6. Gao, H., Qi, G., Yin, R., Zhang, H., Li, C., & growth promoting rhizobacterium, Zhao, X. (2016), Bacillus cereus strain S2 Paenibacillus polymyxa strain GBR-1, shows high nematicidal activity against suppresses root-knot nematode. Bioresource Meloidogyne incognita by producing Technology, 99(8), 3016 - 3023. sphingosine. Scientific reports, 6, 28756. 13. Rabbee, M. F., Ali, M. D., Choi, J., Hwang, 7. Hallmann, J., Mekete, T., Sikora, R., & B. S., Jeong, S. C., & Baek, K. H. (2019), Kiewnick, S. (2009), Endophytic bacteria Bacillus velezensis: a valuable member of from Ethiopian coffee plants and their bioactive molecules within plant microbiomes. potential to antagonise Meloidogyne incognita, Nematology, 11(1), 117 - 127. Molecules, 24(6), 1046. 8. Ichinohe, M. (1976), Infestation of black 14. Rashad, F. M., Fathy, H. M., El-Zayat, A. S., peppers by the root-knot nematode in Brazil. & Elghonaimy, A. M. (2015), Isolation and JARQ Jap Agric Res Q. Vol. 10, No. 1, 18 - 20. characterization of multifunctional Streptomyces 9. Jamal, Q., Cho, J. Y., Moon, J. H., Munir, S., species with antimicrobial, nematicidal and Anees, M., & Kim, K. Y. (2017), phytohormone activities from marine Identification for the first time of cyclo (d- environments in Egypt. Microbiological Pro-l-Leu) produced by Bacillus research, 175, 34 - 47. amyloliquefaciens Y1 as a nematocide for control of Meloidogyne incognita, Molecules, 22(11), 1839. 123
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2