Ảnh hưởng của các FTAs đối với số thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan giai đoạn 2016 – 2018
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày một số nội dung chính sau: Giới thiệu về các FTAs ở Việt Nam; Tác động của các FTAs tới số thu NSNN trong giai đoạn 2016-2018; Một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác số thu ngân sách nhà nước trong điều kiện cắt giảm thuế quan từ các FTAs.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của các FTAs đối với số thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan giai đoạn 2016 – 2018
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC FTAs ĐỐI VỚI SỐ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA NGÀNH HẢI QUAN GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 TS. Vũ Huyền Phương, NCS. Nguyễn Thị Diệu Hoa Trường Đại học Ngoại thương, Tổng cục Hải Quan Ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. Bên cạnh đó, Ngân sách Nhà nước là tiềm lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chính của Nhà nước. Quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước có tác động chi phối trực tiếp đến các hoạt động khác trong nền kinh tế. Trong những năm gần đây, dưới sự ảnh hưởng của việc cắt giảm sâu thuế suất thuế nhập khẩu tại các Hiệp định tự do thương mại (FTA), đặc biệt là các mặt hàng có kim ngạch lớn, thuế suất cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới số thu Ngân sách nhà nước ngành Hải quan. Do vậy việc đánh giá tác động của các FTAs tới số thu ngân sách nhà nước là việc cần thiết và được cơ quan hải quan thường xuyên đánh giá hàng năm để kịp thời có các giải pháp tăng cường số thu, hoàn thành nhiệm vụ do Chính Phủ, Bộ Tài chính giao. 1. Giới thiệu về các FTAs ở Việt Nam Năm 1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, đánh dấu bước đi đầu tiên trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trong thời kỳ đổi mới. Bắt đầu từ năm 1999, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan trong ASEAN (ATIGA) với mục tiêu tự do hóa hoàn toàn thuế quan vào năm 2018 (trừ một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm như xăng dầu, đường, trứng … có lộ trình dài hơn). Tiếp đó, từ năm 2002, ngoài việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đó tham gia các Khu vực mậu dịch tự do và ký kết 7 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các đối tác lớn gồm Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), ASEAN - Úc - Niuzilan (AANZFTA), ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) và Việt Nam - Chi Lê (VCFTA). Các Hiệp định này đều dựa trên cơ sở lựa chọn đối tác phù hợp với chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020. Mức độ tự do hóa cuối cùng trong các FTA dự kiến đạt khoảng 90-95% số dòng thuế trong tổng Biểu thuế nhập khẩu với thuế suất cuối cùng về 0% vào thời điểm 2020. Đây là mức độ tự do hóa cao, phù hợp với quy định quốc tế về mức độ mở cửa thị trường theo các quy định của tổ chức thương mại thế giới. Cam kết về mở cửa thị trường là một trong các nội dung quan trọng trong hầu hết các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. Do thời điểm bắt đầu thực hiện cam kết các Hiệp định của Việt Nam đều là trong khoảng 10 năm nên giai đoạn kết thúc của từng Hiệp định sẽ khác nhau. Tính đến nay, Việt Nam đó tham gia ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do {Hiệp định trong nội khối ASEAN (ATIGA), ASEAN - Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản, ASEAN- Úc-Niu-di-lân, ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam - Chi lê, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)}. Trong hầu hết các FTA đó ký kết, mức độ tự do hóa về thuế nhập khẩu (NK) trung bình khoảng 90% số thuế, trừ ATIGA với mức cam kết tự do hóa xấp xỉ 98%. Cam kết về thuế nhập khẩu trong 2 khuôn khổ FTA thế hệ mới là TPP và Việt Nam - EU có tỷ lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng tới cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 100% số dòng thuế. Trong giai đoạn từ năm 2015-2020, các Hiệp định như ASEAN, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc có mức độ giảm sâu nhất và đạt đến mức cam kết cuối cùng. Các Hiệp định khác như ASEAN - Úc - Niuzilan, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam - Nhật Bản, và Việt Nam - Chi Lê sẽ có mức lộ trình giảm thuế dài hơn, tới 126
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng các mốc như 2022 (Hiệp định ASEAN - Úc - Niuzilan), 2026 (Hiệp định ASEAN - Nhật Bản), 2030 (Hiệp định Việt Nam - Chi Lê). Cụ thể: Hiệp định ASEAN (ATIGA): Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết về thuế từ năm 1999. Tính đến thời điểm năm 2014 sẽ có khoảng 72% số dòng thuế của Biểu thuế ATIGA có mức thuế suất là 0%. Cam kết xóa bỏ thuế khoảng 93% vào năm 2015 và 100% vào năm 2018 (trừ một số dòng nhạy cảm) trong đó có 7% số dòng thuế được linh hoạt đến năm 2018. Tốc độ tăng trưởng KNNK của Việt Nam từ ASEAN trung bình khoảng 5%/năm đối với các mặt hàng giữ nguyên thuế suất và 10% đối với mặt hàng thuế suất cắt giảm so với năm 2014. Theo đó mức độ giảm thu ngân sách nhà nước trung bình giảm khoảng 7,4 triệu USD/năm (tương đương khoảng 195,1 tỷ đồng/năm). Hiệp định ASEAN - Trung Quốc: Việt Nam tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc từ năm 2002 và bắt đầu thực hiện các cam kết về thuế từ năm 2005. Đến thời điểm 2014 mới có 45% số dòng thuế về 0%. Từ năm 2015, Việt Nam phải cắt giảm thuế quan cho toàn bộ mặt hàng thuộc danh mục thông thường về 0% trong đó có linh hoạt cho 250 dòng thuế thuộc danh mục linh hoạt xóa bỏ về 0% từ năm 2018 và giảm thuế về 20% cho hàng hóa thuộc danh mục nhạy cảm. Đối với Hiệp định ASEAN - Trung Quốc, dự kiến mức độ tác động thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2015-2018 so với năm 2014 dựa trên các giả định sau: - Giả định tốc độ tăng trưởng KNNK của Việt Nam từ Trung Quốc trung bình khoảng 20%/năm. - Tỷ lệ sử dụng form ACFTA là 20% (theo ước tính của Cục thuế XNK -Tổng cục Hải quan); Theo đó mức độ thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2015 - 2018 tăng trung bình khoảng 9,1 triệu USD/năm (tương đương khoảng 195,65 tỷ đồng/năm) so với năm trước liền kề. Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc: Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết về thuế từ năm 2007. Tính đến thời điểm năm 2014 mới chỉ có khoảng 30% số dòng thuế có mức thuế suất là 0%. Từ năm 2015, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế quan cho 90% mặt hàng thuộc danh mục thông thường, 10% còn lại (818 dòng thuế) sẽ được linh hoạt cắt giảm về 0% vào năm 2016 (340 dòng) và năm 2018 (478 dòng). Bên cạnh đó, tất cả các dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm thường của Việt Nam sẽ cắt giảm thuế suất về 20% vào năm 2017. Như vậy, cuối lộ trình (năm 2021), số dòng thế được xóa bỏ thuế quan trong Hiệp định này chiếm 85,6% số dòng thế trong toàn biểu cam kết. Việc xóa bỏ thuế quan đối với các dòng thuế có thuế suất còn lại trong AKFTA giai đoạn 2015-2018 sẽ tác động đáng kể đến số thu ngân sách nhà nước. Để ước tính số liệu giảm thu ngân sách vào thời điểm hoàn thành lộ trình cắt giảm AKFTA vào năm 2018, nhóm tác giả đã tính toán dựa trên chênh lệch thuế suất năm 2014 so với thuế suất 0% vào năm 2018 và trên cơ sở giả định về tốc độ tăng trưởng KNNK và tỷ lệ áp dụng thuế suất NK ưu đãi đặc biệt AKFTA (tỷ lệ sử dụng form AK). Dự kiến giảm thu ngân sách nhà nước trung bình khoảng 25,2 triệu USD/năm (tương đương khoảng 541,8 tỷ đồng/năm). Hiệp định ASEAN - Úc - Niuzilan: Hiệp định này được ký năm 2009 và có hiệu lực đối với Việt Nam năm 2010. Đến thời điểm năm 2014 có khoảng 28% số dòng thế có mức thuế suất 0%. Năm 2018, Việt Nam cam kết xóa bỏ đối với 85% số dòng thuế; và đến năm 2020, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan của Việt Nam 67%. Về KNNK, KNNK từ Úc và Niu Di lân trong những năm qua có xu hướng giảm, đạt tỷ trọng KNNK là 2,5 tỷ, 2,1 tỷ và 2 tỷ USD cho các năm 2011, 2012 và 2013 tương ứng. Tốc độ giảm trung bình kim ngạch NK của giai đoạn 2011-2013 là 10%, tương ứng giảm thu NSNN khoảng 12,48 tr USD/năm (tương đương khoảng 268,32 tỷ đồng). 127
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hiệp định ASEAN - Nhật Bản: Bắt đầu thực hiện từ năm 2008 và Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 62,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 26,3% dòng thuế và xóa bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định đối với 33,8% (năm 2018). Vào năm 2023 và 2024 cam kết xóa bỏ 25,7% và 0,7% số dòng thuế tương ứng. Như vậy, vào cuối lộ trình (năm 2025) số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan chiếm 88,6% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết. Với KNNK trung bình giai đoạn 2011-2013 là 11,2 tỷ USD, chiếm khoảng 9,6% tổng KNNK của Việt Nam thì ước tính mức độ thu ngân sách nhà nước giảm trung bình khoảng 4,2 triệu USD/năm (tương đương khoảng 90,3 tỷ đồng) so với năm trước liền kề. Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản: Được ký kết năm 2008. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 75,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 27,5% dòng thuế và xóa bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019) đối với 40,3% dòng thuế. Vào năm 2021, 2024 và 2025 Việt Nam cam kết xóa bỏ 0,1%, 14,9% và 0,8% số dòng thuế tương ứng. Như vậy, trong cả lộ trình thực hiện giảm thuế, số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan chiếm khoảng 91% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết. Hiệp định ASEAN - Ấn Độ: Việt Nam bắt đầu tham gia từ năm 2009. Năm 2010 bắt dầu thực hiện cắt giảm thuế (thuế suất trung bình cả Biểu là 15,04%). Đến năm 2014 sẽ có khoảng 12,28% số dòng thuế có mức thuế suất 0%. Đến năm 2018, Việt Nam cam kết cắt giảm thuế 60,71% số dòng thuế về 0% (thuế suất trung bình cả biểu 8.05%), năm 2021 thực hiện cắt giảm 22,74% số dòng còn lại (thuế suất trung bình cả biểu 7.08%) xuống 0%. Năm 2024 thực hiện cắt giảm thuế danh mục nhạy cảm cao và kết thúc lộ trình cắt giảm thuế (thuế suất trung bình cả Biểu là 6,96%). Kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ bình quân giai đoạn 2011-2013: 2,46 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 2,2% tổng KNNK của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ trung bình khoảng 20%/năm cho giai đoạn 2010-2013, theo đó mức độ tăng thu ngân sách nhà nước trung bình cho cả giai đoạn là 15,06% /năm (tương đương khoảng 3 - 4 triệu USD/năm, 64,5 - 86 tỷ đồng). Hiệp định Việt Nam - Chi Lê: Tham gia ký kết năm 2011. Đến năm 2020, Việt Nam vẫn chỉ cam kết xóa bỏ thuế đối với khoảng 33% số dòng thuế. Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 83,89% số dòng thuế trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ thêm đối với 4,66% số dòng thuế trong vòng 15 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các dòng thuế còn lại chỉ giảm đến một mức nào đó hoặc giữ nguyên tại thời điểm thuế MFN năm 2009 hoặc loại trừ không cam kết của Việt Nam chiếm khoảng 384 mặt hàng, chiếm 4,02% số dòng thuế của Việt Nam. Hiệp định TPP, RCEP (Asean 6), ASEAN - EU, Việt Nam - Liên minh thuế quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), Việt Nam - EU. Hai Hiệp định FTA thế hệ mới là Việt Nam - EU và TPP đặt ra yêu cầu tương đối cao trong việc tự do hóa thương mại. Việc thực hiện 2 hiệp định này sẽ có tác động lớn hơn các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. 2. Tác động của các FTAs tới số thu NSNN trong giai đoạn 2016-2018 2.1. Năm 2016 - Về kim ngạch NK có thuế: trong 11 tháng đầu năm 2016 kim ngạch nhập khẩu có thuế đạt 71,69 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2015. - Về số thu thuế nhập khẩu: trong 11 tháng đầu năm 2016, tổng số thu đạt 234.228 tỷ đồng, tăng 3,57% so với cùng kỳ năm 2015 (226.152 tỷ đồng). 128
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - Tổng giảm thu do các FTAs trong năm 2016 bao gồm: +Tác động giảm thu trực tiếp: là phần giảm thu đơn thuần do thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước đã ký FTA giảm. +Tác động giảm thu gián tiếp từ “chuyển hướng thương mại”: là khi các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang nhập từ các nước có cam kết FTA để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt thay vì nhập khẩu từ các nước ngoài FTA như trước đây. - Các tác động này được tính như sau: Tổng giảm thu = Giảm trực tiếp + Giảm gián tiếp do CHTM = KNC/O x (TSFTA15 – TSFTA16) + KNngoài x (TSngoài – TSFTA16) Trong đó: KNC/O : kim ngạch nhập khẩu có thuế hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt; KNngoài : kim ngạch nhập khẩu có thuế chuyển dịch từ thị trường ngoài FTAs vào thị trường FTAs; TSFTA15 : thuế suất ưu đãi đặc biệt năm 2015; TSFTA16 : thuế suất ưu đãi đặc biệt năm 2016; TSngoài : thuế suất áp dụng cho thị trường ngoài các FTAs (biểu MFN, biểu thông thường...). - Về giảm thu trực tiếp: KNC/O x (TSFTA15 – TSFTA16) Cách thức tính toán như sau: + Bước 1: Thống kê riêng kim ngạch nhập khẩu có thuế trong 11 tháng đầu năm 2016 theo mã HS 8 số, chia theo từng loại form C/O ưu đãi đặc biệt. + Bước 2: So sánh biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt của từng loại form C/O năm 2016 và năm 2015 đối với mỗi mã HS 8 số, lọc ra các mã HS có chênh lệch thuế suất. + Bước 3: Số thuế giảm thu được tính bằng cách nhân (x) kim ngạch có thuế của mã HS đó với chênh lệch thuế suất tương ứng. Kết quả: tổng số giảm thu trực tiếp trong 11 tháng đầu năm 2016 là 1.330 tỷ đồng - Về giảm thu do chuyển hướng thương mại: KNchuyển x (TSngoài – TSFTA15) Cách thức tính toán như sau: + Bước 1: Thống kê kim ngạch nhập khẩu có thuế trong 11 tháng đầu năm 2016 đối với mặt hàng xăng dầu và đối với các mặt hàng khác riêng biệt, chia theo từng loại form C/O ưu đãi đặc biệt. + Bước 2: So sánh biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt của từng loại form C/O năm 2016 và năm 2015 đối với mặt hàng xăng dầu và đối với ác mặt hàng khác riêng biệt. + Bước 3: Số thuế giảm thu được tính bằng cách nhân (x) kim ngạch có thuế của mã HS đó với chênh lệch thuế suất tương ứng. Vì việc tính chi tiết như phương pháp tính giảm thu trực tiếp không thực hiện được. Do đó, giả sử ước tính giảm thu do chuyển hướng thương mại đối với các mặt hàng xăng dầu chiếm 80% tổng giảm thu FTA của các mặt hàng xăng dầu trong năm 2016 và giảm thu do chuyển hướng thương mại đối với các mặt hàng khác chiếm 20% tổng giảm thu FTA của các mặt hàng khác trong năm 2016. Kết quả: tổng số giảm thu gián tiếp ước tính do chuyển hướng thương mại trong 11 tháng đầu năm 2016 là 10.292 tỷ đồng. Trong đó, phần giảm thu gián tiếp ước tính do chuyển hướng thương mại đối với các mặt hàng xăng dầu là 2.292 tỷ đồng và phần giảm thu gián tiếp ước tính do chuyển hướng thương mại đối với cá mặt hàng khác là 8.282 tỷ đồng. => Tổng giảm thu = Giảm trực tiếp + Giảm gián tiếp do CHTM = 1.330 + 10.574 = 11.904 tỷ đồng. 129
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - Đánh giá kết quả: Như vậy, tính toán nêu trên cho thấy tổng giảm thu do thực hiện các cam kết FTAs là khoảng 11.904 tỷ đồng so với trường hợp giả định áp dụng thuế suất FTAs 2015 cho kim ngạch nhập khẩu có thuế trong 11 tháng đầu năm 2016. Nói cách khác, nếu thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các FTAs năm 2015 không thay đổi thì với kim ngạch nhập khẩu có thuế như thực tế năm 2016, số thuế nhập khẩu thu được còn phải cao hơn 11.904 tỷ đồng. 2.2. Năm 2017 - Theo lộ trình cắt giảm tại các Hiệp định đã ký, trong năm 2017 thuế suất nhập khẩu một số mặt hàng kim ngạch lớn, thuế suất cao tiếp tục được cắt giảm như: + Hiệp định ATIGA: Mặt hàng ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu từ khu vực các nước ASEAN vào Việt Nam có thuế suất giảm từ 40% xuống 30%. Do vậy, số lượng nhập khẩu từ các nước ASEAN trong năm 2016 chiếm 15,01% tổng số lượng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi của cả nước thì đến năm 2017 chiếm 60% tổng số lượng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi. Do vậy, việc các doanh nghiệp chuyển hướng sang nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ ngồi từ thị trường ASEAN làm giảm thu khoảng 2.775 tỷ đồng. + Hiệp định ACFTA: thịt các loại, nông sản, rượu bia, hóa chất, vải các loại, đồ gia dụng, một số loại xe chuyên dụng. + Hiệp định AANZFTA: thịt các loại, thủy hải sản, rau quả, chè, vải các loại, máy móc thiết bị, ô tô và phương tiện khác. + Hiệp định AIFTA: nông sản, phương tiện vận tải và phụ tùng. - Tổng giảm thu do các FTAs trong năm 2017 bao gồm: +Tác động giảm thu trực tiếp: là phần giảm thu đơn thuần do thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước đã ký FTA giảm. +Tác động giảm thu gián tiếp từ “chuyển hướng thương mại”: là khi các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang nhập từ các nước có cam kết FTA để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt thay vì nhập khẩu từ các nước ngoài FTA như trước đây. - Các tác động này có thể được tính như sau: Tổng giảm thu = Giảm trực tiếp + Giảm gián tiếp do CHTM + Hoàn thuế do cung cấp C/O = KNC/O x (TSFTA17 – TSFTA16) + KNchuyểnx%CH x (TSngoài – TSFTA16) Trong đó: KNC/O : kim ngạch nhập khẩu có thuế hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt; KNchuyển : kim ngạch nhập khẩu có thuế chuyển dịch từ thị trường ngoài FTAs vào thị trường FTAs; TSFTA16 : thuế suất ưu đãi đặc biệt năm 2016; TSFTA17 : thuế suất ưu đãi đặc biệt năm 2017; TSngoài : thuế suất áp dụng cho thị trường ngoài các FTAs (biểu MFN, biểu thông thường...). %CH: số phần trăm chuyển hướng trong thương mại do FTA - Giảm thu trực tiếp: KNC/O x (TSFTA16 – TSFTA17) Cách thức tính toán như sau: + Bước 1: Thống kê riêng kim ngạch nhập khẩu có thuế trong năm 2017 theo mã HS 8 số, chia theo từng loại form C/O ưu đãi đặc biệt. + Bước 2: So sánh biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt của từng loại form C/O năm 2017 và năm 2016 đối với mỗi mã HS 8 số, lọc ra các mã HS có chênh lệch thuế suất. + Bước 3: Số thuế giảm thu được tính bằng cách nhân (x) kim ngạch có thuế của mã HS đó với chênh lệch thuế suất tương ứng. 130
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - Giảm thu do chuyển hướng thương mại: Cách thức tính toán như sau: + Bước 1: Thống kê kim ngạch nhập khẩu có thuế trong năm 2017 đối với mặt hàng xăng dầu và đối với các mặt hàng khác riêng biệt, chia theo từng loại form C/O ưu đãi đặc biệt. + Bước 2: So sánh biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt của từng loại form C/O năm 2017 và năm 2016 đối với mặt hàng xăng dầu và đối với ác mặt hàng khác riêng biệt. + Bước 3: Số thuế giảm thu được tính bằng cách nhân (x) kim ngạch có thuế của mã HS đó với chênh lệch thuế suất tương ứng. Vì việc tính chi tiết như phương pháp tính giảm thu trực tiếp không thực hiện được. Do đó, giả sử ước tính giảm thu do chuyển hướng thương mại đối với các mặt hàng xăng dầu chiếm 80% tổng giảm thu FTA của các mặt hàng xăng dầu trong năm 2017 và giảm thu do chuyển hướng thương mại đối với các mặt hàng khác chiếm 20% tổng giảm thu FTA của các mặt hàng khác trong năm 2017. 2.3. Năm 2018 Năm 2018 các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) sẽ tiếp tục ảnh hưởng sâu và rộng đối với số thu NSNN của ngành Hải quan. Nhất là, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), khoảng 7% số dòng thuế linh hoạt, tương đương 687 mặt hàng được xem là nhạy cảm theo thỏa thuận với ASEAN sẽ được xóa bỏ (trừ mặt hàng xăng dầu có lộ trình riêng). Mạnh nhất là một số mặt hàng có số thu lớn thuế suất cao như: ô tô giảm từ 30% xuống 0%; linh kiện phụ tùng 5%, 20% xuống 0%; sắt thép 5% xuống 0%; nông sản, thuốc lá, rượu… Ngoài ra, một số Hiệp định thương mại khác cũng tiếp tục thực hiện lộ trình giảm sâu như: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) - Từ 1/1/2018, có thêm 588 dòng thuế cắt giảm xuống 0% nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% lên 8571 dòng, chiếm 90,3% tổng biểu, gồm một số mặt hàng chế phẩm từ thịt, chế phẩm từ rau quả, ngũ cốc, động cơ điện, hàng gia dụng, hóa chất, linh kiện phụ tùng ô tô, vật liệu xây dựng, nhựa, cao su, giấy…; Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA): Trong Hiệp định AKFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018 (8184 số dòng thuế). Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP): Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 62,2% số dòng thuế, tập trung vào các nhóm mặt hàng như chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm tân dược. - Tổng giảm thu do các FTAs trong năm 2018 bao gồm: +Tác động giảm thu trực tiếp: là phần giảm thu đơn thuần do thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước đã ký FTA giảm. +Tác động giảm thu gián tiếp từ “chuyển hướng thương mại”: là khi các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang nhập từ các nước có cam kết FTA để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt thay vì nhập khẩu từ các nước ngoài FTA như trước đây. - Các tác động này có thể được tính như sau: Tổng giảm thu = Giảm trực tiếp + Giảm gián tiếp do CHTM + Hoàn thuế do cung cấp C/O = KNC/O x (TSFTA18 – TSFTA17) + KNchuyểnx%CH x (TSngoài – TSFTA17) Trong đó: KNC/O : kim ngạch nhập khẩu có thuế hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt; KNchuyển : kim ngạch nhập khẩu có thuế chuyển dịch từ thị trường ngoài FTAs vào thị trường FTAs; TSFTA17 : thuế suất ưu đãi đặc biệt năm 2017; 131
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TSFTA18 : thuế suất ưu đãi đặc biệt năm 2018; TSngoài : thuế suất áp dụng cho thị trường ngoài các FTAs (biểu MFN, biểu thông thường...). %CH: số phần trăm chuyển hướng trong thương mại do FTA - Giảm thu trực tiếp: KNC/O x (TSFTA17 – TSFTA18) Cách thức tính toán như sau: + Bước 1: Gỉa định kim ngạch nhập khẩu có thuế trong năm 2018 theo mã HS 8 số, chia theo từng loại form C/O ưu đãi đặc biệt tương đương với năm 2017. + Bước 2: So sánh biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt của từng loại form C/O năm 2017 và năm 2018 đối với mỗi mã HS 8 số, lọc ra các mã HS có chênh lệch thuế suất. + Bước 3: Số thuế giảm thu được tính bằng cách nhân (x) kim ngạch có thuế của mã HS đó với chênh lệch thuế suất tương ứng. - Giảm thu do chuyển hướng thương mại: Cách thức tính toán như sau: + Bước 1: Thống kê kim ngạch nhập khẩu có thuế trong năm 2018 đối với mặt hàng xăng dầu và đối với các mặt hàng khác riêng biệt, chia theo từng loại form C/O ưu đãi đặc biệt. + Bước 2: So sánh biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt của từng loại form C/O năm 2017 và năm 2018 đối với mặt hàng xăng dầu và đối với các mặt hàng khác riêng biệt. + Bước 3: Số thuế giảm thu được tính bằng cách nhân (x) kim ngạch có thuế của mã HS đó với chênh lệch thuế suất tương ứng. Vì việc tính chi tiết như phương pháp tính giảm thu trực tiếp không thực hiện được. Do đó, giả sử ước tính giảm thu do chuyển hướng thương mại đối với các mặt hàng xăng dầu chiếm 90% tổng giảm thu FTA của các mặt hàng xăng dầu trong năm 2018 và giảm thu do chuyển hướng thương mại đối với các mặt hàng khác chiếm 22,5% tổng giảm thu FTA của các mặt hàng khác trong năm 2018. 3. Một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác số thu ngân sách nhà nước trong điều kiện cắt giảm thuế quan từ các FTAs. Đối với việc nhập khẩu, việc cắt giảm thuế quan từ các hiệp định FTA đem lại nhiều tích cực cho hoạt động nhập khẩu, tạo ra hiệu ứng chuyển hướng thương mại đối với nhiều ngành hàng. Bên cạnh đó, cắt giảm thuế suất từ các FTA cũng tạo ra hiệu ứng chuyển dịch kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước đối tác, trong đó Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc là những quốc gia được hưởng lợi nhiều từ hội nhập thuế quan. Đối với xuất khẩu, việc tham gia các hiệp định FTA giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước ASEAN. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa thực sự thay đổi về chất, các sản phẩm xuất khẩu chưa thực sự tạo ra được nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức gia công lắp ráp, các nguyên phụ liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu. Việc thực hiện các cam kết quốc tế hội nhập về thuế quan nhằm thu hút và góp phần gia tăng đầu tư nước ngoài, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó làm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, có tác động lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế trong việc tăng thu ngân sách nhà nước từ các sắc thuế nội địa khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân...Tuy nhiên, việc thực hiện các cam kết FTA cũng khiến số thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sụt giảm, ảnh hưởng đến công tác thu NSNN chung. Để thực hiện nâng cao năng lực số thu ngân sách nhà nước ngành hải quan, tạo thuận lợi và bảo vệ lợi ích quốc gia trong việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích thu hút đầu tư đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần tăng thu NSNNcần thực hiện một số giải pháp đồng bộ sau: 132
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - Bộ Tài chính sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành đẩy mạnh tiến trình sửa đổi chính sách, trực tiếp là sửa đổi 5 Luật thuế gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế tài nguyên. Đồng thời nghiên cứu một số chính sách thuế mới phù hợp với tình hình thực tiễn. Một việc quan trọng khác được Bộ Tài chính xác định là tiếp tục cải cách, hiện đại hóa cơ quan thuế, cơ quan hải quan, tạo điều kiện cho DN hoạt động, giảm số giờ làm thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, trong đó có Biểu thuế XNK phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể: mở rộng diện mặt hàng chịu thuế (thu hẹp diện mặt hàng có mức thuế suất 0%) để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh; đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế; tạo điều kiện cho người nộp thuế tăng tích tụ, phù hợp với thông lệ quốc tế; thực hiện đơn giản hóa hệ thống chính sách ưu đãi thuế, việc thiết kế và tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi thuế được gắn chặt với các định hướng ưu tiên về phát triển ngành, lĩnh vực và địa bàn theo yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, chống thất thoát, gian lận thuế; tăng cường hiệu quả công tác phân loại hàng hóa; tiếp tục rà soát, nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các sắc thuế hiện hành đối với hàng NK trong khi phải thực hiện cắt giảm thuế NK để hạn chế giảm thu ngân sách (thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế bảo vệ môi trường. - Chủ động tính toán các phương án bảo đảm nguồn thu và cân đối ngân sách giai đoạn 2016 – 2020 do giá dầu có biến động giảm lớn khi giảm thuế nhập khẩu để thực hiện các cam kết trong các FTA; kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế, đảm bảo hoàn thuế đóng đối tượng, chính sách pháp luật thuế của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Sửa đổi bổ sung những quy định hiện hành để khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của Biểu thuế XNK với văn bản pháp luật liên quan và thực tế hàng hóa XNK; đảm bảo tính khả thi, minh bạch và thuận lợi cho tổ chức thực hiện. - Đổi mới các nội dung theo hướng gia tăng các quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính thuế đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, ổn định, đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận tiện, thống nhất đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế xã hội; góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý thu, nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Bổ sung các quy định về thuế phòng vệ để xây dựng môi trường kinh tế lành mạnh; bảo vệ, khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích phát triển các dự án đầu tư có tính sâu rộng và tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XNK khuyến khích sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu khoáng sản tài nguyên chưa qua chế biến, giảm hàng hóa gia công giá trị gia tăng thấp; đồng thời, bảo hộ hợp lý, có thời hạn, phù hợp với thông lệ quốc tế đối với một số hàng hóa sản xuất trong nước; thu gọn số lượng mức thuế suất, từng bước đơn giản biểu thuế, mã số hàng hóa; sửa đổi quy định về phương pháp tính thuế (bao gồm cả phương pháp tính thuế hỗn hợp, kết hợp thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối); thực hiện lộ trình điều chỉnh các mức thuế XNK theo cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia. 133
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Tác động đối với hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam
3 p | 69 | 9
-
Ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam
14 p | 21 | 3
-
Các yếu tố nước chủ nhà tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào các nước đang phát triển và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam
11 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn