intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá keo giậu trong khẩu phần đến sinh trưởng của lợn nuôi thịt

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

47
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thí nghiệm được thực hiện trên lợn Yorkshire nuôi thịt, gồm 5 lô, mỗi lô 10 con, khối lượng lợn lúc bắt đầu thí nghiệm từ 31,81- 32,23 kg/con, thời gian thí nghiệm 3 tháng, thí nghiệp được lặp lại 3 lần. Lô đối chứng (ĐC): lợn được cho ăn khẩu phần cơ sở (KPCS) không có bột lá keo giậu (BLKG); Thức ăn của lô TN1 là 95% KPCS + 5% BLKG, lô TN2: 90% KPCS + 10% BLKG, lô TN3: 85% KPCS + 15% BLKG, lô TN4: 80% KPCS + 20% BLKG.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá keo giậu trong khẩu phần đến sinh trưởng của lợn nuôi thịt

Từ Quang Hiển và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 123(09): 89-93<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT LÁ KEO GIẬU TRONG KHẨU PHẦN<br /> ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LỢN NUÔI THỊT<br /> Từ Quang Hiển1*, Từ Trung Kiên2, Trần Thị Hoan2<br /> 2Trường<br /> <br /> 1Đại học Thái Nguyên<br /> Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Thí nghiệm được thực hiện trên lợn Yorkshire nuôi thịt, gồm 5 lô, mỗi lô 10 con, khối lượng lợn<br /> lúc bắt đầu thí nghiệm từ 31,81- 32,23 kg/con, thời gian thí nghiệm 3 tháng, thí nghiệp được lặp lại<br /> 3 lần. Lô đối chứng (ĐC): lợn được cho ăn khẩu phần cơ sở (KPCS) không có bột lá keo giậu<br /> (BLKG); Thức ăn của lô TN1 là 95% KPCS + 5% BLKG, lô TN2: 90% KPCS + 10% BLKG, lô<br /> TN3: 85% KPCS + 15% BLKG, lô TN4: 80% KPCS + 20% BLKG. Kết quả cho thấy: lợn được<br /> ăn khẩu phần có chứa 5 % và 10% BLKG (TN1 và TN2) có tăng khối lượng cao hơn và tiêu tốn<br /> thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng thấp hơn so với đối chứng; lợn của lô TN3 (khẩu phần chứa 15%<br /> BLKG) có các chỉ tiêu trên tương đương với đối chứng. Lợn của lô TN4 (khẩu phần chứa 20%<br /> BLKG) tăng khối lượng thấp hơn và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cao hơn so với đối<br /> chứng. Vì vậy, chỉ nên phối hợp 5- 10% BLKG vào khẩu phần ăn cho lợn thịt.<br /> Từ khóa: Bột lá keo giậu, lợn thịt, sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn<br /> <br /> MỞ ĐẦU*<br /> Nhiều nghiên cứu cho biết bột lá thực vật<br /> phối trộn vào khẩu phần ăn của lợn có tác<br /> dụng tốt như: Làm tăng khả năng ăn được,<br /> tăng khả năng tăng khối lượng đối với lợn<br /> thịt, tăng khả năng đậu thai ở lợn nái và tỷ lệ<br /> nuôi sống ở lợn con (Từ Quang Hiển và cs,<br /> 2013) [2]. Vì vậy, một số nước đã bổ sung bột<br /> lá cỏ họ đậu vào thức ăn hỗn hợp của lợn thịt<br /> và lợn nái.<br /> Ở Việt Nam, keo giậu mọc ở khắp các vùng<br /> trong cả nước, đặc biệt là ở các vùng đất<br /> trung tính, hơi kiềm, vùng núi đá vôi. Năng<br /> suất vật chất khô có thể lên tới 12- 20<br /> tấn/ha/năm (NAS, 1984) [6]. Lá keo giậu dễ<br /> chế biến thành bột lá. Cắt cả cành keo giậu,<br /> phơi 1-2 ngày nắng, đập cành lá xuống sân, lá<br /> sẽ rụng xuống, nghiền lá thành bột sẽ được<br /> bột lá keo giậu.<br /> Bột lá keo giậu cũng giống như bột cỏ họ đậu,<br /> vừa giàu protein, vừa giàu sắc tố (Wood và<br /> cs, 1983 [7]; Nguyễn Ngọc Hà, 1996 [1]). Vì<br /> vậy, chúng tôi tiến hành thí nghiệm "Ảnh<br /> hưởng của các tỷ lệ bột lá keo giậu khác nhau<br /> trong khẩu phần đến sinh trưởng của lợn nuôi<br /> thịt" nhằm xác định được tỷ lệ bột lá keo<br /> giậu thích hợp trong khẩu phần.<br /> *<br /> <br /> Tel:0913286190<br /> <br /> NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> Thí nghiệm trên lợn Yorkshire gồm 5 lô, mỗi<br /> lô 10 con, khối lượng bắt đầu thí nghiệm từ<br /> 31,81- 32,23 kg, kết thúc khoảng trên dưới 80<br /> kg, thí nghiệm kéo dài 3 tháng, thí nghiệp<br /> được lặp lại 3 lần.<br /> Lô đối chứng (ĐC): lợn được cho ăn khẩu<br /> phần cơ sở (KPCS) không có bột lá keo giậu<br /> (BLKG); Thức ăn của lô TN1 là 95% KPCS<br /> + 5% BLKG, lô TN2: 90% KPCS + 10%<br /> BLKG, lô TN3: 85% KPCS + 15% BLKG, lô<br /> TN4: 80% KPCS + 20% BLKG. Năng lượng<br /> trao đổi (Kcal)/1 kg thức ăn và tỷ lệ protein<br /> (%) trong thức ăn của lô đối chứng là 3100 và<br /> 16,5; lô TN1: 3068 và 16,8; lô TN2: 3036 và<br /> 17,1; lô TN3: 3004 và 17,4; lô TN4: 2973 và<br /> 17,7. Năng lượng trao đổi và tỷ lệ protein<br /> trong BLKG dựa theo tài liệu của Viện Chăn<br /> nuôi quốc gia [5].<br /> Các lô đều được cho ăn tự do bằng máng ăn<br /> tự động.<br /> Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Sinh trưởng<br /> tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, khả năng tiêu<br /> thụ thức ăn, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng<br /> khối lượng và so sánh chi phí thức ăn/1 kg<br /> tăng khối lượng giữa các lô.<br /> Các chỉ tiêu được theo dõi bằng các phương<br /> pháp thường quy trong nghiên cứu về chăn<br /> nuôi.<br /> 89<br /> <br /> Từ Quang Hiển và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 123(09): 89-93<br /> <br /> Phương pháp xử lý số liệu: Theo phương pháp của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [4], xử lý<br /> thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 14.<br /> KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ<br /> Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm<br /> Chúng tôi đã tiến hành cân khối lượng lợn theo định kỳ 30 ngày/lần. Kết quả được trình bày tại<br /> bảng 1.<br /> Bảng 1: Khối lượng của lợn thí nghiệm (kg)<br /> Thời gian<br /> (tháng)<br /> Bắt đầu<br /> Sau 1 tháng<br /> Sau 2 tháng<br /> Sau 3 tháng<br /> <br /> Đối chứng<br /> (0 % BLKG)<br /> 31,89<br /> 45,04<br /> 61,11<br /> 79,13a<br /> <br /> Lô TN1<br /> (5 % BLKG)<br /> 31,81<br /> 45,40<br /> 63,20<br /> 83,03b<br /> <br /> Lô TN2<br /> (10 % BLKG)<br /> 31,92<br /> 44,94<br /> 62,62<br /> 83,25b<br /> <br /> Lô TN3<br /> (15 % BLKG)<br /> 32,07<br /> 44,38<br /> 60,39<br /> 78,26ac<br /> <br /> Lô TN4<br /> (20 % BLKG)<br /> 32,23<br /> 43,39<br /> 58,64<br /> 76,20c<br /> <br /> Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý<br /> nghĩa thống kê (P < 0,05).<br /> Bảng 2: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)<br /> Tháng thí nghiệm<br /> Tháng thứ 1<br /> Tháng thứ 2<br /> Tháng thứ 3<br /> Trung bình<br /> <br /> Đối chứng<br /> (0 % BLKG)<br /> 438,33<br /> 535,67<br /> 600,67<br /> 524,89a<br /> <br /> Lô TN1<br /> (5 % BLKG)<br /> 452,67<br /> 593,33<br /> 694,33<br /> 580,11b<br /> <br /> Lô TN2<br /> (10 % BLKG)<br /> 434,00<br /> 589,33<br /> 687,67<br /> 570,33a<br /> <br /> Lô TN3<br /> Lô TN4<br /> (15 % BLKG) (20 % BLKG)<br /> 410,33<br /> 372,00<br /> 522,67<br /> 508,33<br /> 596,67<br /> 585,33<br /> 509,89ac<br /> 488,56c<br /> <br /> Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý<br /> nghĩa thống kê (P < 0,05).<br /> <br /> Sau tháng thứ nhất, khối lượng lợn của lô thí<br /> nghiệm 1 và thí nghiệm 2 tương đương với<br /> lô đối chứng, nhưng sau tháng thứ 2, đặc biệt<br /> là tháng thứ 3, khối lượng lợn của 2 lô này<br /> cao hơn so với lô đối chứng lần lượt là 3,9<br /> và 4,12 kg. Khối lượng trung bình của lô<br /> TN1 và TN2 có sự sai khác rõ rệt so với lô<br /> đối chứng (P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2