intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng công nghệ thông tin của sinh viên ngành kế toán - kiểm toán

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua bài viết "Ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng công nghệ thông tin của sinh viên ngành kế toán - kiểm toán", các tác giả có những thảo luận và khuyến nghị nhằm hướng đến cải thiện kỹ năng CNTT của sinh viên từ khi còn ngồi trên giảng đường nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng công nghệ thông tin của sinh viên ngành kế toán - kiểm toán

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN KỸ NĂNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN THE INFLUENCE OF FACTORS ON INFORMATION TECHNOLOGY SKILLS OF STUDENTS MAJORING IN ACCOUNTING AND AUDITING TS. Vũ Thị Thanh Bình, TS. Trần Thị Nga Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Kỹ năng công nghệ thông tin (CNTT) rất thiết yếu đối với sinh viên và lao động trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Sinh viên cần luyện tập và cải thiện kỹ năng CNTT để thích ứng với môi trường công việc trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động của đại dịch Covid-19. Nghiên cứu thực hiện tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thành thạo kỹ năng CNTT của sinh viên các trường đại học. Nghiên cứu thực hiện khảo sát và phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự luyện tập kỹ năng CNTT của sinh viên là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến sự thành thao kỹ năng CNTT. Sự nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng CNTT cũng tác động tích cực đến sự thành thạo kỹ năng. Kết quả nghiên cứu không tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của yếu tố thuộc về chương trình và cơ sở đào tạo đến sự thành thạo kỹ năng CNTT của sinh viên. Từ những kết quả nghiên cứu thu được, các tác giả có những thảo luận và khuyến nghị nhằm hướng đến cải thiện kỹ năng CNTT của sinh viên từ khi còn ngồi trên giảng đường nhà trường. Từ khóa: Kỹ năng tin học công nghệ thông tin, sự luyện tập của sinh viên, sự nhận thức của sinh viên. ABSTRACT Information technology (IT) skills are must-have skills for students and staffs in the field of accounting and auditing. Students need to practice and improve their IT skills to adapt to the work environment in the context of the industrial revolution 4.0 and the impacts of the Covid- 19 pandemic. The study was conducted to find out the influence of factors on the proficiency of students’ IT skills at higher education institutions. The study carried out survey and multivariate regression analysis of influencing factors. The results have shown that the practice of students' IT skills is the strongest factor affecting the proficiency of IT skills. Awareness of the importance of IT skills also positively affects proficiency of students' IT skills. The results did not find a statistically significant impact of the factor belonging to the program and training institution on the proficiency of students' IT skills. Based on these results, the authors have discussions and recommendations aimed at improving students' IT skills. Keywords: Information technology skills, student practice, student awareness 1. Giới thiệu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã mang lại những ứng dụng to lớn cho tất cả các lĩnh vực trong xã hội. Trong kỷ nguyên 4.0, công nghệ thông tin hội tụ nhiều công nghệ 701
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 và ứng dụng. CNTT ảnh hưởng tích cực và đem lại những giá trị to lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của các quốc gia. Sự thành thạo trong kỹ năng CNTT sẽ giúp cải thiện hiệu suất công việc, gia tăng sự kết nối, giảm thiểu chi phí, tăng sự hợp tác toàn cầu để đạt được những lợi thế cạnh tranh (Mamaghani, 2006). Kỹ năng CNTT là một trong những kỹ năng mềm mà tất cả sinh viên đều phải hiểu và thực hành được và tầm quan trọng của kỹ năng CNTT liên tục tăng theo thời gian (K. Lee & Mirchandani, 2010). Điều này càng quan trọng và gắn liền với sinh viên khi mà kỹ năng CNTT thật sự hữu ích giúp các bạn sinh viên nói chung và sinh viên chuyên ngành kế toán - kiểm toán nói riêng sau khi ra trường sẽ tìm được một môi trường làm việc chuyên nghiệp, một mức lương thật sự hấp dẫn và một cơ hội việc làm rộng mở. Và năng lực của kế toán viên tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng thông qua nâng cao chất lượng xử lý và chất lượng thông tin của hệ thống thông tin kế toán cho các doanh nghiệp (Binh, Tran, Thanh, & Nga, 2020). Bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã dẫn đến nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại nhiều khu vực không thể làm việc trực tiếp mà phải làm việc trực tuyến. Chính vì vậy, kỹ năng công nghệ thông tin của người lao động nói chung và lao động làm việc trong lĩnh vực kinh tế càng trở nên cấp thiết. Các cơ sở giáo dục thuộc các cấp trên toàn thế giới đều phải triển khai việc dạy và học trực tuyến. Điều này khiến cho kỹ năng CNTT đã có ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp giáo dục (Piccoli, Ahmad, & Ives, 2001) lại càng trở nên quan trọng hơn. Hiệu quả của hoạt động giảng dạy và học tập sẽ bị tác động đáng kể bởi kỹ năng CNTT của cả người dạy và người học. Hiện nay, việc ứng dụng tin học văn phòng và CNTT của sinh viên nói chung và sinh viên ngành kế toán - kiểm toán nói riêng còn gặp phải nhiều hạn chế. Cụ thể, doanh nghiệp sử dụng lao động cũng chỉ đánh giá mức độ thành thạo về trình độ tin học của nhân viên kế toán – kiểm toán ở mức trung bình là 5,35/7 (Bình, Loan, & Hương, 2019), trong khi đó, giảng viên đánh giá mức độ kỹ năng tin học văn phòng của sinh viên ở mức 4,12/5 và sinh viên tự đánh giá mức độ thành thạo kỹ năng này là 3,78/5 (Bình, 2017). Nguyên nhân có thể do từ nhiều phía như sinh viên chưa nhận thức đúng và chưa có sự luyện tập kỹ năng CNTT thành thạo, do chương trình đào tạo, do thiếu sự hỗ trợ từ doanh nghiệp hay sự thay đổi liên tục của thị trường lao động (Bình, 2017). Do đó, nghiên cứu các yếu tố tác động đến kỹ năng tin học công nghệ thông tin của sinh viên ngành kế toán - kiểm toán là rất cần thiết, có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn để giúp sinh viên chuẩn bị tốt đáp ứng và thích nghi với thị trường lao động. Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào trả lời 2 câu hỏi bao gồm: Kỹ năng công nghệ thông tin đã được sinh viên của các cơ sở đào tạo giáo dục đại học chuẩn bị như thế nào? Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến kỹ năng công nghệ thông tin của sinh viên các ngành kinh tế? Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm làm rõ tác động của các yếu tố đến sự thành thạo kỹ năng CNTT của sinh viên ngành kế toán – kiểm toán. Phần kế tiếp của nghiên cứu sẽ trình bày về tổng quan khung nghiên cứu, tiếp sau đó là phần trình bày phương pháp nghiên cứu. Phần kết quả và thảo luận sẽ tóm lược những kết quả và ý kiến thảo luận về những điểm mới của nghiên cứu. Phần cuối cùng sẽ trình bày ngắn gọn những kết luận của nghiên cứu. 2. Tổng quan lý thuyết và khung nghiên cứu Sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh và công nghệ đòi hỏi sự chuyên nghiệp về kỹ năng công nghệ thông tin (Medlin, Dave, & Vannoy, 2001). Trong những năm gần đây, không có công nghệ nào của con người phát triển nhanh chóng như CNTT (D. M. S. Lee, Trauth, & Farwell, 1995). Sự tiến bộ khoa học công nghệ đang thay đổi đáng kể và định hình trên toàn thế 702
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 giới trong đó sinh viên đại học là trọng tâm của vấn đề nghiên cứu (Caruso & Salaway, 2007). Bên cạnh đó, sự tiến bộ công nghệ Internet ảnh hưởng đánh kể đến học tập của sinh viên trong việc đào tạo kỹ năng CNTT tại trường đại học (Piccoli và ctg., 2001). Đồng thời, sự tiến bộ khoa học CNTT giúp các công ty làm việc trong văn phòng nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện năng suất lao động và tăng cường kiểm soát hoạt động (Mamaghani, 2006). Về tầm quan trọng của kỹ năng CNTT, K. Lee và Mirchandani (2010) đã khảo sát được nghiên cứu từ 70 nhà quản lý IS đại diện cho 21 công ty trung tây Hoa Kỳ thông qua bảng hỏi của một cuộc khảo sát. Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tầm quan trọng của kỹ năng CNTT và nhằm đề xuất cho các chuyên gia về hệ thống thông tin và các nhà giáo dục để chuẩn bị kỹ năng CNTT phù hợp trong hiện tại và tương lai. Những ứng dụng về truyền thông, thương mại di động ứng dụng và giao tiếp, bảo mật, ứng dụng web, quản lý dữ liệu; kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng văn phòng là cần thiết trong bối cảnh môi trường việc làm. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn giúp sinh viên và cơ sở giáo dục nắm bắt được nhu cầu CNTT trong thị trường việc làm tại hiện tại và tương lai. Trong môi trường học tập, Piccoli và ctg. (2001) nghiên cứu và đánh giá sơ bộ về tính hiệu quả trong đào tạo kỹ năng CNTT cơ bản trong việc chỉ ra tính hiệu quả của môi trường học tập ảo (VLE). Kết quả nghiên cứu chỉ ra không có sự khác biệt đáng kể về kết quả học tập giữa sinh viên đăng ký trong môi trường truyền thống và môi trường học tập VLE. Tuy nhiên, môi trường học tập VLE giúp sinh viên có năng lực bản thân về máy tính sẽ tốt hơn những cũng dẫn đến giảm sự hài lòng về quá trình học tập. Kết quả những nghiên cứu này cũng có những đóng góp đáng chú ý đối với triển khai CNTT trong quá trình học tập trực tuyến như hiện nay. Để gia tăng kết quả học học, nâng cao kỹ năng CNTT cho sinh viên, Caruso và Salaway (2007) đã thu thập dữ liệu dựa trên Web; dựa trên dữ liệu phân tích định tính thông qua phỏng vấn 50 nhóm học sinh chuyên sâu; dựa trên dữ liệu thu thập từ 4.752 sinh viên thông qua phiếu khảo sát; và dữ liệu được lấy từ 65 tổ chức dựa trên quá trình phân tích chiều dọc. Nghiên cứu của Caruso và Salaway (2007) đã chỉ ra việc việc sử dụng kỹ năng CNTT của sinh viên đại học và kinh nghiệm sử dụng CNTT trong các khoá học. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra sự quan trọng của giảng viên trong việc giảng dạy về CNTT; sự nhận thức của về việc sử dụng CNTT trong các khoá học; và sự tác động của CNTT trong các khoá học đối với kết quả học tập của sinh viên. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Galanek, Gierdowski, và Brooks (2018) về CNTT và giáo dục đại học đối với sinh viên đại học. Sợi chỉ liên kết chúng là nhu cầu để hiểu quan điểm của sinh viên về cách công nghệ ảnh hưởng đến kinh nghiệm học tập và cách sinh viên sử dụng công nghệ để nâng cao năng lực sinh viên sử dụng CNTT nhằm dẫn đến sự thành công của sinh viên (Galanek và ctg., 2018). Ngiên cứu Galanek và ctg. (2018) đã nghiên cứu dữ liệu từ 64.536 sinh viên từ 130 học viện ở 9 quốc gia và 36 các bang của Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả sinh viên đều có quyền truy cập vào công nghệ đóng góp cho sự thành công của sinh viên. Ngoài ra, tầm quan trọng của các thiết bị công nghệ khác nhau sẽ ảnh hưởng đáng kể theo nhân khẩu học của sinh viên. Thêm vào đó, việc sử dụng hệ thống học trực tuyến phổ biến trong các cơ sở giáo dục với tỷ lệ sử dụng và hài lòng sinh viên cao, đa số học sinh bày tỏ sự yêu thích trong môi trường học trực tuyến và sinh viên dành từ 1-4 giờ học trực tuyến mỗi ngày. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị như cung cấp sinh viên quyền truy cập vào công nghệ cơ bản, loại bỏ lệnh cấm sử dụng internet trong lớp học, tăng phạm vi tiếp cận và chất lượng của wifi trong khuôn viên trường; nâng cao lợi ích sinh viên trong việc sử dụng CNTT, đào tạo thêm để hiểu sâu về các công 703
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cụ và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong CNTT. Có thể thấy, sinh viên được làm quen và luyện tập trong môi trường CNTT sẽ giúp cho kỹ năng CNTT của sinh viên được cải thiện, và sự hài lòng đối với môi trường học tập sẽ tốt lên. Từ một số kết quả nghiên cứu trên, các tác giả đã đề xuất một số giả thuyết nghiên cứu: H1: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng CNTT có tác động thuận chiều đến mức độ thành thạo kỹ năng CNTT của sinh viên. H2: Sự luyện tập kỹ năng CNTT của sinh viên có tác động thuận chiều đến mức độ thành thạo kỹ năng CNTT của sinh viên. H3: Chương trình và cơ sở đào tạo có những giải pháp tập trung phát triển kỹ năng CNTT sẽ giúp sinh viên thành thạo kỹ năng CNTT hơn. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu thông qua điều tra bảng hỏi. Bảng khảo sát gồm có 2 phần: Phần 1 thu thập dữ liệu về đặc điểm dữ liệu khảo sát và phần 2 gồm các câu hỏi về kỹ năng công nghệ thông tin và các yếu tố ảnh hưởng. Cụ thể, kỹ năng CNTT được đo lường bởi 7 chỉ báo, khảo sát mức độ thành thạo của sinh viên theo thang đo Likert 5 mức độ tăng dần từ (1): Rất không thành thạo, đến (5) Rất thành thạo. Các yếu tố nhận thức của sinh viên, sự luyện tập kỹ năng CNTT của sinh viên, chương trình và cơ sở đào tạo sử dụng thang đo Likert 5 mức độ theo chiều tăng dần về mức độ hài lòng: (1) Rất không hài lòng, đến (5) Rất hài lòng. Nghiên cứu tiến hành điều tra bảng hỏi thông qua công cụ googledoc. Phiếu khảo sát được gửi đến sinh viên thông qua các hội nhóm về kế toán – kiểm toán trên Facebook. Kết quả sau khi gửi phiếu khảo sát đã thu về 171 phản hồi hợp lệ là sinh viên thuộc ngành kế toán – kiểm toán của các cơ sở giáo dục đại học tại Hà Nội. Dữ liệu tham gia nghiên cứu gồm có 29 sinh viên hệ cao đẳng (chiếm 17%) và 142 sinh viên hệ đại học (chiếm 83%) của các cơ sở giáo dục đại học khác. Các sinh viên này thuộc các năm học thứ 2, năm thứ 3 và năm thứ 4 trong chương trình học kế toán – kiểm toán (Hình 1). Năm 4 Cao đẳng 13% 17% Năm 3 27% Năm 2 60% Đại học 83% Hình 1: Đặc điểm dữ liệu tham gia khảo sát Nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật phân tích định lượng dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích khám phá được sử dụng để đánh giá thang đo. Phân tích tương quan và hồi quy đa biến được áp dụng để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 704
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4.1. Kết quả nghiên cứu Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Nghiên cứu thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Điều kiện để đảm bảo độ tin cậy của thang đo đó là hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và tương quan biến - tổng ≥ 0,3 (Hair, Black, Babin, & Anderson, 2014; Nguyễn Đình Thọ, 2013; Nunnally, 1978). Bảng 1. Kết quả tổng hợp độ tin cậy của thang đo Tương Cronbach' Mã hóa Nội dung quan biến - s Alpha tổng Kỹ năng công nghệ thông tin: 0,939 CNTT1 Sử dụng, trình bày bảng tính Excel 0,798 CNTT2 Sử dụng và trình chiếu PowerPoint 0,799 CNTT3 Sử dụng bảng tính Speadsheet, googledocs… 0,780 Sử dụng các ứng dụng di động phục vụ học tập, CNTT4 0,821 công việc CNTT5 Sử dụng và thao tác trên máy tính 0,792 CNTT6 Sử dụng các công cụ học tập, họp từ xa 0,827 CNTT7 Sử dụng công cụ trao đổi và lưu trữ dữ liệu 0,801 Nhận thức của sinh viên: 0,963 NHANTHUC1 Kỹ năng CNTT rất quan trọng trong học tập. 0,876 NHANTHUC2 Kỹ năng CNTT rất cần thiết trong công việc. 0,928 Kỹ năng CNTT rất quan trọng trong học tập và NHANTHUC3 0,937 công việc sau này. Kỹ năng CNTT giúp giảm bớt gánh nặng trong NHANTHUC4 0,876 công việc. Kỹ năng CNTT mang đến nhiều cơ hội nghề NHANTHUC5 0,867 nghiệp hơn. Sự luyện tập kỹ năng CNTT 0,937 LUYENTAP1 Rèn luyện kĩ năng CNTT bằng việc tự học 0,808 Tham gia những khóa học về tin học văn phòng LUYENTAP2 0,806 và CNTT LUYENTAP3 Ưu tiên dành thời gian thực hành kĩ năng CNTT 0,837 Học các kỹ năng CNTT qua các ứng dụng, LUYENTAP4 0,882 mạng xã hội LUYENTAP5 Tạo nhóm học tập, chia sẻ kĩ năng CNTT 0,823 705
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Tương Cronbach' Mã hóa Nội dung quan biến - s Alpha tổng Chương trình và cơ sở đào tạo 0,862 Chương trình giảng dạy và phương pháp học CSDT1 0,783 giúp bồi dưỡng kĩ năng CNTT Cơ sở vật chất nhà trường đạt chất lượng và đáp CSDT2 0,785 ứng nhu cầu học tập Nhà trường có nhiều chương trình hội thảo, CSDT3 cuộc thi, khóa học bồi dưỡng kĩ năng CNTT cho 0,654 sinh viên KT-KT Kết quả trình bày độ tin cậy của thang đo tại Bảng 1 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm biến đều nằm lớn hơn 0,6 và tương quan biến – tổng của các chỉ báo trong các nhóm biến đều lớn hơn 0,3. Điều này có thể kết luận thang đo các biến nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy, thỏa mãn cho các bước phân tích tiếp theo. Kết quả phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện lần lượt cho biến độc lập và biến phụ thuộc. Phép quay Varimax được áp dụng để xoay các nhóm nhân tố. Điều kiện áp dụng cho phân tích EFA gồm có hệ số KMO ≥ 0,5 với mức ý nghĩa sig. là 5% (Kaiser, 1974; Tabachnick & Fidell, 2007). Các nhóm nhân tố tài lên sẽ được dừng lại khi Eigenvalue < 1, các biến quan sát sẽ bị loại khi hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 và chênh lệch hệ số tải ≤ 0,3 (Kaiser, 1974). Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập có hệ số KMO = 0,898 > 0,5. Kết quả kiểm định Bartlett = 2309,21 với mức ý nghĩa sig. = 0,000 < 5%. Điều này khẳng định dữ liệu thu được hoàn toàn phù hợp với mô hình nghiên cứu. Hệ số Eigenvalue dừng tại 1 tải lên 3 nhóm nhân tố với tổng phương sai trích là 83,047%. 3 nhóm nhân tố được đặt lại gồm có: Biến Nhận thức của sinh viên (nhanthuc gồm nhanthuc1, nhanthuc2, nhanthuc3, nhanthuc4, nhanthuc5), biến sự luyện tập kỹ năng CNTT của sinh viên (luyentap gồm luyentap1, luyentap2, luyentap3, luyentap4, luyentap5) và biến chương trình và cơ sở đào tạo (CSDT gồm CSDT1, CSDT2, CSDT3). Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc có hệ số KMO = 0,888 > 0,5, kết quả kiểm định Bartlett = 1050, 334 với mức ý nghĩa sig. = 0,000 < 5% khẳng định sự phù hợp của dữ liệu thu được với mô hình nghiên cứu. Hệ số Eigenvalue dừng tại 1 tải lên 1 nhóm nhân tố duy nhất là biến Kỹ năng công nghệ thông tin (KNCNTT gồm CNTT1, CNTT2, CNTT3, CNTT4, CNTT5, CNTT6, CNTT7). Giá trị trung bình đại diện các biến nghiên cứu được trình bày tại Hình 2. 706
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 5.00 4.50 4.00 3.50 3.00 2.50 4.53 2.00 4.08 4.13 3.53 1.50 1.00 0.50 0.00 NHANTHUC LUYENTAP CSDT KNCNTT Hình 2: Giá trị trung bình đại diện các biến nghiên cứu Kết quả tại hình 2 cho thấy rằng, sinh viên có những nhận thức về sự quan trọng của kỹ năng CNTT (giá trị trung bình = 4,53/5), chương trình và cơ sở đào tạo được đánh giá có sự tập trung vào cải thiện kỹ năng CNTT cho sinh viên (giá trị trung bình = 4,13/5), sự luyện tập kỹ năng CNTT của sinh viên ở mức thấp hơn so với 2 yếu tố còn lại (giá trị trung bình = 4,08/5). Nhìn chung, kỹ năng CNTT của sinh viên ở mức khá (giá trị trung bình = 3,53/5) nên cần nhiều sự cải thiện hơn nữa. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy đa biến Kết quả phân tích tương quan Pearson từ 2 phía với mức ý nghĩa 5% đều cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Kết quả phân tích hồi quy đa biến được trình bày tại Bảng 2. Bảng 2: Kết quả hồi quy đa biến mô hình nghiên cứu Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .568a .322 .310 .69145 a. Predictors: (Constant), CSDT, NHANTHUC, LUYENTAP ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 37.981 3 12.660 26.480 .000b Residual 79.843 167 .478 Total 117.824 170 a. Dependent Variable: KNCNTT b. Predictors: (Constant), CSDT, NHANTHUC, LUYENTAP 707
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Coefficientsa Unstandardized Standardized Coefficients Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig. 1 (Constant) .312 .404 .773 .441 NHANTHUC .249 .104 .191 2.400 .018 LUYENTAP .424 .093 .389 4.557 .000 CSDT .087 .104 .073 .840 .402 a. Dependent Variable: KNCNTT Kết quả đánh giá mô hình nghiên cứu cho thấy, mức độ giải thích của mô hình nghiên cứu với R-square là 0,322 cho thấy 32,2% sự biến thiên của biến kỹ năng CNTT được giải thích bởi sự thay đổi của 3 biến phụ thuộc gồm có sự nhận thức về kỹ năng CNTT của sinh viên, sự luyện tập kỹ năng CNTT của sinh viên và chương trình và cơ sở đào tạo. Thêm vào đó, giá trị Adjusted R-square là 0,310 cho thấy sự thay đổi của các biến độc lập sẽ giải thích thêm được 31% biến thiên của kỹ năng CNTT của sinh viên. Kết quả kiểm định mô hình sử dụng kiểm định F có hệ số kiểm định F = 26,48 với mức ý nghĩa sig. = 0,000 < 5% cho thấy mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập. Kết quả hồi quy mô hình với mức ý nghĩa 5% chấp nhận giả thuyết H1 (sig. = 0,018) và H2 (sig. = 0,000) và bác bỏ giả thuyết H3 (sig. = 0,402). Kết quả hồi quy mô hình cho thấy ảnh hưởng tích cực đáng kể của sự luyện tập và sự nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng CNTT đến sự thành thạo kỹ năng này. Hệ số hồi quy chuẩn hóa cho thấy rằng yếu tố sự luyện tập kỹ năng CNTT của sinh viên (β = 0,389) có ảnh hưởng đáng kể nhất đến sự thành thạo kỹ năng CNTT. Tiếp theo đó, yếu tố sự nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng CNTT (β = 0,191) cũng có tác động tích cực đến sự thành thạo kỹ năng CNTT của sinh viên. 4.2. Thảo luận và khuyến nghị Từ kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu, sự chấp nhận giả thuyết H1 và giả thuyết H2 đã khẳng định tác động tích cực của sự nhận thức về tầm quan trọng cũng như sự luyện tập kỹ năng CNTT của sinh viên đến sự thành thạo kỹ năng CNTT. Yếu tố sự luyện tập kỹ năng CNTT của sinh viên có tác động mạnh mẽ đến sự thành thạo kỹ năng CNTT (β = 0,389). Kết quả khảo sát giá trị trung bình đại diện biến nghiên cứu trình bày tại hình 2 cho thấy rằng, mức độ luyện tập kỹ năng CNTT của sinh viên có giá trị trung bình là 4,08/5. Điều này cho thấy, cần phải có những giải pháp nhằm kích thích sự thực hành, luyện tập kỹ năng của sinh viên để giúp cho sinh viên thành thạo kỹ năng hơn nữa. Bởi trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 thì sự ứng dụng CNTT trong học tập cũng như công việc trong tương lai của sinh viên là điều tất yếu. Cho nên, nếu sinh viên không rèn luyện, tích lũy kỹ năng cho mình thì sẽ làm giảm khả năng tìm kiếm cơ hội việc làm tốt. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp thường sử dụng các loại phần mềm khác nhau như Fast, Misa, Sas, Excel tùy thuộc vào yêu cầu xử lý của mình (Bình & Thành, 2018), vì vậy, luyện tập để thành thạo kỹ năng sẽ giúp sinh viên thích ứng nhanh và xử lý tốt nhiều loại môi trường công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình làm việc. Trong khi đó, yếu tố sự nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng CNTT cũng 708
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 có tác động tích cực đến sự thành thạo kỹ năng CNTT của sinh viên ngành kế toán – kiểm toán (β = 0,191). Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên đã có nhận thức rất tốt về tầm quan trọng của kỹ năng CNTT đối với nghề nghiệp kế toán kiểm toán (giá trị trung bình = 4,53/5). Vai trò của kỹ năng CNTT ngày càng gia tăng trong môi trường làm việc quốc tế, có sự ứng dung sâu rộng của công nghệ (K. Lee & Mirchandani, 2010), hay trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Do vậy, chính sự nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng CNTT sẽ giúp thúc đẩy những hành vi phù hợp để giúp sinh viên tích lũy và cải thiện kỹ năng cho bản thân. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện trong việc sử dụng thành thạo kỹ năng CNTT của sinh viên ngành kế toán - kiểm toán tạo ra cơ hội rộng mở cho sinh viên như sau: Thứ nhất, sinh viên cần kiên trì, chịu khó tìm hiểu các kiến thức về CNTT bởi đặc thù của CNTT là kiến thức thay đổi rất nhanh. Do đó, sinh viên luôn tự mình tìm tòi, không ngừng ham học hỏi các kiến thức để tránh được sự lạc hậu; và nâng cao sự hiểu biết giúp sinh viên có thể giảm bớt gánh nặng trong học tập hiện tại và trong công việc ở tương lai. Sinh viên cần dành thời gian nhiều để luyện tập các ứng dụng được sử dụng trong quá trình học tập cũng như những ứng dụng sử dụng trong công việc trong tương lai. Sinh viên cũng cần tham gia vào các hoạt động phong trào, làm việc nhóm là một trong những yếu tố giúp sinh viên có thể đạt hiệu quả cao khi nhận thức về CNTT tại các cơ sở giáo dục. Sinh viên khi tham gia hoạt động nhóm cần chủ động và đóng vai trò chủ chốt; đồng thời làm việc với nhóm hiệu quả để giúp sinh viên nâng cao trình độ về CNTT và các kỹ năng mềm trong giao tiếp. Thứ hai, các cơ sở đại học đào tạo kế toán – kiểm toán cần trang bị cho sinh viên kỹ năng CNTT khi xây dựng các kế hoạch đào tạo như Excel, Poweroint, Googledocs, Googlesheet và các phần mềm kế toán cũng như các phần mềm làm việc từ xa. Đồng thời, các cơ sở giáo dục cần có các hoạt động giáo dục sinh viên nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng CNTT bởi nếu sinh viên nhận thức đúng và hiểu đúng về tầm quan trọng và ý nghĩa của kỹ năng CNTT. Điều này sẽ giúp cho sinh viên có hứng thú hơn trong bài học và giúp sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm được tốt hơn, thu nhập cao hơn khi mà cả thế giới đang bước vào kỷ nguyên công nghệ, kỷ nguyên 4.0. Thứ ba, lãnh đạo của các cơ sở đào tạo cần đổi mới và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT. Bởi đây chính là yếu tố ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng và mục tiêu của nhà trường. Đồng thời, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần làm cho nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. 5. Kết luận Kỹ năng công nghệ thông tin là một kỹ năng quan trọng là tầm quan trọng của kỹ năng này ngày càng gia tăng trong kỷ nguyên số trên cả thị trường lao động và trên giảng đường học tập. Kết quả nghiên cứu này đã cho thấy rằng kỹ năng CNTT của sinh viên ngành kế toán kiểm toán hiện nay nhìn chung đang ở mức khá. Chính vì vậy, cần có nhiều giải pháp đồng bộ để giúp sinh viên cải thiện kỹ năng CNTT từ phía cơ sở đào tạo và sinh viên . Ngoài ra, kết quả nghiên cứu khẳng định tác động đáng kể của sự luyện tập kỹ năng CNTT và sự nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng CNTT đến sự thành thạo kỹ năng này của những sinh viên tham gia khảo sát. Từ những kết quả nghiên cứu thu được, các tác giả đã có những thảo luận và những khuyến nghị nhằm hướng đến cải thiện kỹ năng CNTT và nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên ngành kế toán kiểm toán tại các cơ sở giáo dục đào tạo. 709
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bình, V. T. T. (2017). Kỹ năng nghề nghiệp kế toán: Thực trạng và nguyên nhân của sự thiếu hụt, nghiên cứu tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 42, 111-116. [2] Bình, V. T. T., Loan, N. T. T., & Hương, H. T. (2019). Thực tập tốt nghiệp trong đào tạo sinh viên kế toán – kiểm toán: Góc nhìn từ phía doanh nghiệp. Paper presented at the Hội thảo khoa học quốc gia Nghiên cứu và đào tạo kế toán, kiểm toán, Đại học Công Nghiệp Hà Nội. [3] Bình, V. T. T., & Thành, Đ. M. (2018). Nghiên cứu yêu cầu về phần mềm kế toán nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp Paper presented at the Kế toán - Kiểm toán - tài chính Việt Nam: Thực trạng và phương hướng giải quyết, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh. [4] Binh, V. T. T., Tran, N.-M., Thanh, D. M., & Nga, N. T. H. (2020). Impact of accountant resource on quality of accounting information system: Evidence from Vietnamese small and medium enterprises. ACRN Journal of Finance and Risk Perspectives, 9(1-14). doi: https://doi.org/10.35944/jofrp.2020.9.1.001 [5] Caruso, J. B., & Salaway, G. (2007). The ECAR study of undergraduate students and information technology, 2007 Retrieved December (Vol. 8, pp. 1-15). Educause Center for Applied research: Educause Center for Applied research. [6] Galanek, J. D., Gierdowski, D. C., & Brooks, D. C. (2018). ECAR study of undergraduate students and information technology: 2018. [7] Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2014). Multivariate Data Analysis: 7th Edition. Essex: Pearson Education Limited. [8] Kaiser, H. F. (1974). An index of factorial simplicity. Psychometrika, 39(1), 31-36. [9] Lee, D. M. S., Trauth, E. M., & Farwell, D. (1995). Critical skills and knowledge requirements of IS professionals: A joint academic/industry investigation. MIS quarterly, 19(3), 313-340. doi: https://doi.org/10.2307/249598 [10] Lee, K., & Mirchandani, D. (2010). Dynamics of the importance of IS/IT skills. Journal of Computer Information Systems, 50(4), 67-78. [11] Mamaghani, F. (2006). Impact of information technology on the workforce of the future: An analysis. International Journal of Management, 23(4), 845-850, 943. [12] Medlin, B. D., Dave, D. S., & Vannoy, S. A. (2001). Students' Views of the Importance of Techncal and Non-Technical Skills for Successful it Professionals. Journal of Computer Information Systems, 42(1), 65-69. doi: 10.1080/08874417.2001.11647040 [13] Nguyễn Đình Thọ. (2013). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính. [14] Nunnally, J. C. (1978). Psychometric Theory: 2d Ed. New York, NY: McGraw-Hill. [15] Piccoli, G., Ahmad, R., & Ives, B. (2001). Web-based virtual learning environments: A research framework and a preliminary assessment of effectiveness in basic IT skills training. MIS quarterly, 25(4), 401-426. doi: https://doi.org/10.2307/3250989 [16] Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (2007). Using Multivariate Statistics. Boston, MA: Pearson Education. Inc. 710
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2