intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam" đề cập đến các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hệ thống kế toán doanh nghiệp và đặc điểm của các yếu tố này ở Việt Nam. Kết quả phân tích và tổng hợp cho thấy, quy mô và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam ở mức thấp, nguồn cung cấp vốn cho doanh nghiệp Việt Nam không dựa nhiều vào thị trường chứng khoán mà từ nhiều nguồn quan trọng khác như ngân sách nhà nước, vay ngân hàng, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐẾN HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ANALYSIS OF THE INFLUENCE 0F EXTERNAL ENVIROMENTAL FACTORS ON THE CORPORATE ACCOUNTING SYSTEM IN VIETNAM TS. Lê Hoàng Phúc Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài viết đề cập đến các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hệ thống kế toán doanh nghiệp và đặc điểm của các yếu tố này ở Việt Nam. Kết quả phân tích và tổng hợp cho thấy, quy mô và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam ở mức thấp, nguồn cung cấp vốn cho doanh nghiệp Việt Nam không dựa nhiều vào thị trường chứng khoán mà từ nhiều nguồn quan trọng khác như ngân sách nhà nước, vay ngân hàng, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Yêu cầu ưu tiên đối với thông tin kế toán là tuân thủ pháp luật và cung cấp thông tin hữu ích cho người cho vay, hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán. Từ đó, đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam được xem là một bổ sung, điều chỉnh hợp lý cho quá trình hội nhập quốc tế về kế toán của Việt Nam. Từ khóa: Yếu tố môi trường, hệ thống kế toán, hội nhập. ABSTRACT The article mentions the external enviromental factors affecting the corporate accounting system and the characteristics of these factors in Vietnam. The results of analysis and synthesis show that the scale and level of economic development of Vietnam is at a low level, the source of capital for Vietnamese businesses does not rely much on the stock market but from many other important sources, such as state budget, bank loans, foreign direct investment. The priority requirement for accounting information is to comply with the law and provide useful information to lenders, limiting judgmental issues. Since then, the project of applying financial reporting standards in Vietnam is considered a reasonable supplement and adjustment for the process of accounting integration in Vietnam. Keywords: Enviromental factor, accounting system, integration. 1. Giới thiệu Ảnh hưởng của môi trường là chìa khóa để giải thích hệ thống kế toán ở một quốc gia. Nói cách khác, kế toán là sản phẩm của môi trường của nó, “nó được hình thành, phản ánh, và củng cố đặc điểm riêng độc đáo với môi trường quốc gia của mình" (Radebaugh và Gray, 1997). Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hệ thống kế toán đã được nghiên cứu từ những năm 1970 với nhiều nghiên cứu của Jaggi (1975), Nobes (1981), Gray (1988), Walton (1998), Choi & Meek (2011)… Việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam có thể giúp nhận diện được đặc điểm và ảnh hưởng của các yếu tố này, từ đó có thể góp phần có cái nhìn tổng thể và hài hòa đối với quá trình cải cách và hội nhập của hệ thống 558
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Bài viết mô tả và làm rõ các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về quá trình phát triển và hội nhập của hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam. 2. Các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hệ thống kế toán doanh nghiệp Choi & Meek (2011) xác định 8 yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đáng kể lên sự phát triển của kế toán gồm: các nguồn lực tài chính; hệ thống luật pháp; thuế; kinh tế - chính trị; lạm phát; trình độ phát triển kinh tế; trình độ giáo dục; và nền văn hoá. Trong một chừng mực nhất định, có thể khái quát các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hệ thống kế toán bao gồm: kinh tế; chính trị; pháp lý; văn hóa; và quá trình toàn cầu hóa. Kinh tế Các nhân tố kinh tế chủ yếu tác động đến hệ thống kế toán bao gồm: đặc điểm phát triển của nền kinh tế; nguồn cung ứng tài chính; và lạm phát. Một nền kinh tế phát triển cao sẽ đòi hỏi công cụ kế toán hữu hiệu nhằm tạo niềm tin cho giao dịch và sử dụng vốn hiệu quả (Enthoven, 1965). Môi trường kinh doanh của một quốc gia sẽ có ảnh hưởng đến các công bố tài chính thông qua nhiều nhân tố: thị trường vốn, quyền sở hữu công ty… (Jaggi & Lowf, 2000). Cơ chế quản lý, hình thức sở hữu chủ đạo (tư nhân, nhà nước, nước ngoài), định hướng phát triển (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tri thức), đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô, đặc điểm của thị trường… sẽ tác động đến các chính sách kế toán và đối tượng kế toán, nhằm làm tương thích với bản chất các quan hệ kinh tế. Nguồn cung ứng tài chính sẽ quyết định đối tượng chủ yếu sử dụng thông tin tài chính và do vậy, quyết định đặc điểm của thông tin được cung cấp. Theo đó, tại các nước mà nguồn cung ứng tài chính chủ yếu là thị trường vốn (như Mỹ, Anh, Úc…), yêu cầu đối với thông tin tài chính là cần đảm bảo trình bày thích hợp và trung thực, hợp lý và đầy đủ. Sự đầy đủ của thông tin giúp nhà đầu tư có thể dựa vào các báo cáo tài chính (BCTC) để đưa ra quyết định kinh tế mà ít khi phải thu thập thêm các thông tin khác (Nobes, 1998). Ngược lại, tại những quốc gia mà nguồn cung ứng tài chính chủ yếu là Nhà nước (như ở Pháp…) hoặc hệ thống ngân hàng (như ở Đức…), yêu cầu ưu tiên đối với thông tin kế toán thường là sự tuân thủ các luật định. Tại các quốc gia có lạm phát cao, ảnh hưởng lũy kế của nó qua nhiều năm có thể làm cho các thông tin kế toán trở nên vô nghĩa, trừ khi nó được điều chỉnh phù hợp (Zhang, 2005). Đối với các quốc gia đang phải đối đầu với lạm phát (như Brazil, Iran, Bangladest…), khái niệm bảo toàn vốn trở nên quan trọng và một số phương pháp kế toán cần được sử dụng để loại trừ ảnh hưởng của biến đổi giá cả đến BCTC. Chính trị Hệ thống chính trị xác định cơ chế kinh tế của một quốc gia, và vì vậy, xác định mô hình kế toán. Một hệ thống kế toán có ích cho nền kinh tế quản lý tập trung phải khác với hệ thống kế toán tối ưu cho một nền kinh tế thị trường. Nhân tố này còn được đề cập dưới dạng các thể chế chính trị trong đó Nhà nước can thiệp nhiều hay ít vào nền kinh tế. Hệ thống chính trị có thể liên quan đến việc du nhập các chuẩn mực và thông lệ kế toán. Chẳng hạn như việc nước Đức đã sử dụng chính trị để ảnh hưởng đến kế toán tại Nhật Bản và Thụy Điển. Trong những năm gần đây, nhân tố chính trị còn được đề cập dưới dạng các chính sách của quốc gia trong tiến trình hội tụ quốc tế. Chẳng hạn, Zeff (2007) đã đề cập đến ảnh hưởng của quan 559
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hệ chính trị giữa EU, Hoa Kỳ và IASB trong việc ra quyết định về hội tụ kế toán. Pháp lý Theo Doupnik & Salter (1992), các nhân tố chủ yếu của môi trường pháp lý tác động đến hệ thống kế toán bao gồm: hệ thống pháp luật; vai trò của Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp; và pháp luật về thuế. Ở các nước mà hệ thống pháp luật dựa trên thông luật (common law), mức độ cao của sự bảo hộ pháp luật đối với nhà đầu tư và chủ nợ đã tạo ra nhu cầu cao hơn của người sử dụng thông tin kế toán (Jaggi và cộng sự, 2000). Ở các nước mà hệ thống pháp luật dựa trên điển luật (codified law), việc soạn thảo và trình bày BCTC thường được quy định chi tiết trong Luật công ty hay Luật thương mại. Tại một số quốc gia như Anh, Mỹ, Úc…, các nguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp do hội nghề nghiệp ban hành, và thường được sự chấp thuận rộng rãi của xã hội và Nhà nước. Tại nhiều quốc gia khác như Pháp, Đức, Việt Nam…, vai trò của Hội nghề nghiệp thường không đủ mạnh để chủ trì xây dựng và ban hành các nguyên tắc hay chuẩn mực nghề nghiệp. Pháp luật về thuế cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kế toán. Tại một số quốc gia như Anh, Mỹ, Hà Lan…, ảnh hưởng của thuế đến việc tính toán lợi nhuận của kế toán là không đáng kể. Tại một số quốc gia khác, các tài khoản thuế gần như tương đồng với các tài khoản thương mại, việc ghi chép sổ sách kế toán phải tuân thủ quy định của thuế. Gần đây, mối quan hệ giữa kế toán và thuế ngày càng thay đổi, thường là theo hướng độc lập với nhau. Chẳng hạn, tại Tây Ban Nha, sau một thời gian dài luật thuế chi phối kế toán thì từ sau cuộc cải cách năm 1989, chúng đã trở nên độc lập với nhau hơn (Choi & Meek, 2011). Văn hóa Hofstede (1984) đã đưa ra 5 yếu tố văn hóa quan trọng để giải thích sự tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới, bao gồm: khoảng cách quyền lực (Power distance); chủ nghĩa cá nhân (Individualism); nam tính (Masculinity); sự tránh né những vấn đề chưa rõ ràng (Uncertainty avoidance); và định hướng dài hạn (Long-term orientation). Trên cơ sở đó, Gray (1988) đã đưa ra bốn giá trị kế toán có liên quan đến các yếu tố trên, bao gồm: phát triển nghề nghiệp và kiểm soát theo luật định; thống nhất và linh hoạt; thận trọng và lạc quan; và bảo mật và công khai. Gray cũng đã lập luận và mô tả tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán (Xem Bảng 1). Bảng 1 : Tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán Các giá trị văn hóa Các giá trị kế toán Phát triển Thống Thận trọng Bảo mật nghề nghiệp nhất Chủ nghĩa cá nhân Tăng Giảm Giảm Giảm Khoảng cách quyền lực Giảm Tăng Không Tăng Tránh né vấn đề chưa rõ ràng Giảm Tăng Tăng Tăng Nam tính Tăng Không Giảm Giảm Định hướng dài hạn Giảm Không Tăng Tăng Nguồn: Gray và cộng sự, 2001. Quá trình toàn cầu hóa 560
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Quá trình toàn cầu hóa đã dẫn đến nhu cầu phải có một tiêu chuẩn thống nhất trong trình bày và công bố thông tin về BCTC. Cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Paul Volcker (2000) cho rằng, trong thế giới toàn cầu hóa nhanh chóng, cùng giao dịch kinh tế phải được hạch toán cùng tính chất dù ở các vùng quốc gia lãnh thổ khác nhau. Hiện nay, có nhiều tổ chức tham gia vào việc thúc đẩy hòa hợp kế toán quốc tế, trong đó có một số tổ chức giữ vai trò quan trọng như: Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Ủy ban Châu Âu (EC) … Sự ra đời của chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) đã ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kế toán của nhiều quốc gia. 3. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam Kinh tế Quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam nhìn chung còn ở mức thấp. GDP năm 2020 đạt 271,2 tỷ USD, đứng thứ 5 Đông Nam Á. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2020 đạt 2.164 nghìn tỷ đồng, bằng 34,4% GDP (Chính phủ, 2020). Thị trường chứng khoán (TTCK) đã có những bước phát triển nhất định. Năm 2006, vốn hóa thị trường chỉ đạt 22,7% GDP. Đến năm năm 2014, mức vốn hóa đạt khoảng 1.156 nghìn tỷ đồng, tương đương 32% GDP. Đến cuối tháng 2-2021, mức vốn hóa TTCK đã đạt hơn 5,6 triệu tỷ đồng, tương đương 90,3% GDP (UBCKNN, 2021). Về vốn đầu tư nước ngoài, tính đến cuối tháng 4 năm 2021, cả nước có 33.463 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 394,9 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 238,36 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Về doanh nghiệp, cuối năm 2020, cả nước có khoảng 810.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong số này, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng rất lớn, số lượng doanh nghiệp có quy mô lớn, công ty cổ phần niêm yết chiếm tỷ trọng không đáng kể. Nhìn chung, quy mô và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn ở mức thấp; nguồn cung cấp vốn cho doanh nghiệp Việt Nam không dựa nhiều vào TTCK mà từ nhiều nguồn quan trọng khác như ngân sách nhà nước, vay ngân hàng, đầu tư trực tiếp nước ngoài… Điều này dẫn đến yêu cầu tuân thủ các luật định đối với thông tin kế toán, đồng thời thông tin kế toán sẽ hướng đến việc bảo đảm lợi ích của người cho vay. Ở một khía cạnh khác, sự ra đời và phát triển của của TTCK cùng với sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, các công ty niêm yết, với sự tăng lên đáng kể về quy mô và mức độ đa dạng của hoạt động kinh doanh, đã tạo ra những yêu cầu nhất định trong việc biên soạn, trình bày và công bố BCTC doanh nghiệp Việt Nam. Chính trị Đặc điểm của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ở Việt Nam, trình độ phát triển của các loại thị trường nhìn chung còn thấp, vận hành chưa thật sự đồng bộ, thông suốt… đã phần nào làm giảm tính bức thiết về yêu cầu phải nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán và BCTC doanh nghiệp ở Việt Nam. Bên cạnh đó, sự ban hành một cách khá nhanh chóng các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trong thời gian ngắn phần nào phản ảnh ý chí của Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế. Pháp lý Một cách chung nhất, kế toán Việt Nam nằm trong định hướng “tuân thủ luật pháp”, việc soạn thảo, trình bày và công bố thông tin BCTC được đặt trong một khuôn khổ pháp lý khá chặt chẽ. Cơ sở pháp lý cho việc soạn thảo, trình bày và công bố thông tin kế toán hiện hành có thể 561
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 phân thành 3 cấp pháp lý, bao gồm: - Luật Kế toán và Nghị định hướng dẫn Luật Kế toán; - Chuẩn mực kế toán; - Chế độ kế toán. Chế độ kế toán doanh nghiệp là một trong những đặc thù về hệ thống văn bản lập quy về kế toán ở Việt Nam. Trải qua nhiều lần thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung, Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC) với nhiều quy định “mở” về chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán..., là tiền đề, là bước đệm quan trọng để tiến tới từng bước thay đổi vai trò của chế độ kế toán doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này phụ thuộc rất lớn vào việc củng cố, nâng cao ý nghĩa của hệ thống chuẩn mực kế toán, cũng như khả năng, trình độ của đội ngũ làm công tác kế toán, vốn còn không ít bất cập ở Việt Nam. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) là các tổ chức nghề nghiệp, hoạt động dưới sự giám sát của Bộ Tài chính. VAA là thành viên thứ 130 của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC). VACPA là thành viên của Hiệp hội kế toán Châu Á - Thái Bình Dương (CAPA). Nhìn chung, tính độc lập và vị thế còn ở mức thấp, song gần đây, các hội nghề nghiệp về kế toán ở Việt Nam đã có nhiều hoạt động khá tích cực, đóng góp vào sự phát triển của hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam. Văn hóa Trong 05 yếu tố văn hóa căn bản để giải thích sự tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia theo nghiên cứu của Hofstede, Việt Nam được đánh giá với mức điểm như sau (Hofstede, 2021) (Xem Bảng 2): Bảng 2: Điểm số về các yếu tố văn hóa của một số quốc gia Khoảng cách Chủ nghĩa Nam Né tránh vấn đề Định hướng Quốc gia quyền lực cá nhân tính chưa rõ ràng dài hạn Việt Nam 70 20 40 30 57 Thái Lan 64 20 34 64 32 Hoa Kỳ 40 91 62 46 26 Nguồn: http://geert-hofstede.com Khoảng cách quyền lực có số điểm cao phản ánh mức độ xã hội có thể chấp nhận sự bất bình đẳng, con người dễ chấp nhận các thứ bậc và các thứ bậc này được giải thích bằng quyền lực và truyền thống. Chủ nghĩa cá nhân có số điểm thấp cho thấy con người thường liên kết thành những nhóm quan hệ khá chặt chẽ, trong đó họ thường được bảo vệ để đổi lấy lòng trung thành. Định hướng dài hạn có số điểm cao phản ánh sự coi trọng tính kiên trì, sắp xếp các mối quan hệ theo địa vị và tôn trọng sự sắp xếp này (Hofstede, 2015). Với số điểm trên, nếu áp dụng lý thuyết của Gray về mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa và các giá trị kế toán, sẽ cho thấy, hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam có khuynh hướng nhấn mạnh đến sự tuân thủ các quy định pháp lý; tiếp cận thận trọng đối với các sự kiện không chắc chắn, hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán; phần nào giới hạn cung cấp thông tin trong phạm vi nhà quản lý hoặc cung cấp vốn. Quá trình hội nhập quốc tế 562
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Quan điểm xây dựng hệ thống kế toán Việt Nam phù hợp với IAS/IFRS, đồng thời phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế Việt Nam là sự lựa chọn hợp lý. Song, trong điều kiện hội nhập sâu và rộng như hiện nay, ở một chừng mực nào đó, chính sự chưa thống nhất cao về nội hàm của nó trong thực hiện, đã góp phần làm chậm lại quá trình hội nhập quốc tế về kế toán ở Việt Nam. Chẳng hạn, việc ban hành các VAS trên cơ sở điều chỉnh theo tình hình thực tế Việt Nam tỏ ra không phù hợp đối với một số lĩnh vực, ví dụ đối với thị trường vốn, đặc biệt là TTCK. Theo đó, việc áp dụng VAS đã được điều chỉnh sẽ không phản ánh đầy đủ và xác thực thông tin hoạt động của các chủ thể hoạt động trong thị trường này. Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam là một bổ sung, điều chỉnh hợp lý cho quá trình hội nhập quốc tế về kế toán của Việt Nam. 4. Một số khuyến nghị đối với quá trình hội nhập của hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam Các khuyến nghị được đưa ra trên cơ sở các đặc điểm của các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hệ thống kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam, cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tề về kế toán. Thứ nhất, chủ động và đẩy mạnh việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính. “Chủ động và đẩy mạnh trong hội nhập” thể hiện ở 2 điểm quan trọng vửa là nội dung vừa là mục tiêu của quá trình hội nhập hiện nay: - Xây dựng lộ trình và hỗ trợ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam cho từng nhóm đối tượng cụ thể được xác định, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm mục đích nâng cao tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính. - Ban hành mới và tổ chức thực hiện hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) theo nguyên tắc tiếp thu tối đa thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện. Thứ hai, từng bước hình thành chế độ kế toán mở và hệ thống BCTC linh hoạt, trên cơ sở một hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính phát huy đúng tác dụng và ý nghĩa. Điều này có thể không phù hợp với đặc điểm về văn hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên, văn hóa chỉ là một nhân tố, nó không quyết định đặc điểm của hệ thống kế toán. Tính mở của chế độ kế toán thể hiện qua các hướng dẫn không bắt buộc về chứng từ, sổ sách, định khoản kế toán, đảm bảo không trái với quy định của Luật kế toán các nguyên tắc đã được quy định trong chuẩn mực. Tính linh hoạt của hệ thống BCTC thể hiện ở quy định mở về phạm vi lập báo cáo, linh hoạt trong nội dung, kết cấu của báo cáo, vừa đảm bảo cung cấp thông tin tối thiểu mang tính bắt buộc theo khuôn khổ của chuẩn mực, vừa cho phép công bố thông tin chi tiết phù hợp với quy mô, loại hình và đặc thù riêng. Thống nhất không có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp sẽ thực hiện “rập khuôn” nhau. Doanh nghiệp sẽ vận dụng các phương pháp kế toán và trình bày thông tin về BCTC phù hợp với quy mô và đặc thù kinh doanh, trên cơ sở các nguyên tắc quy định tại chuẩn mực và các hướng dẫn áp dụng của Nhà nước khi cần thiết. Trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể, Chế độ kế toán doanh nghiệp sẽ trở thành một loại Sổ tay hướng dẫn, không phải là văn bản quy phạm pháp luật. 563
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thứ ba, thực hiện các giải pháp đồng hành và hỗ trợ Đây được xem như là “điều kiện cần” của quá trình phát triển và hội nhập của hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn, từng bước hoàn chỉnh một hệ thống thị trường hoạt động (active market), minh bạch, đặc biệt là thị trường tài chính, là cơ sở quan trọng để có thể áp dụng đo lường giá trị hợp lý trong kế toán… Ngoài ra, một số vấn đề không kém quan trọng cũng cần được xem xét như vai trò của hội nghề nghiệp về kế toán, chất lượng đào tạo kế toán, ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán… 5. Kết luận Việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài của hệ thống kế toán giúp nhận diện được đặc điểm và ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự phát triển của hệ thống kế toán. Kết quả phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hệ thống kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam cho thấy, quy mô và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam ở mức thấp, nguồn cung cấp vốn cho doanh dựa nhiều vào ngân sách nhà nước, vay ngân hàng, đầu tư trực tiếp nước ngoài… Kế toán Việt Nam, nhìn chung, nằm trong định hướng “tuân thủ luật pháp”, tuân thủ các quy định pháp lý và chịu sự kiểm soát từ phía Nhà nước; hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán. Điều này ảnh hưởng nhất định đến quá trình hội nhập quốc tế về kế toán ở Việt Nam, theo đó, quá trình này cần một lộ trình hợp lý. Quá trình phát triển và hội nhập của hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam cũng cần gắn với việc chủ động và đẩy mạnh hòa hợp với IFRS, hình thành chế độ kế toán mở và hệ thống BCTC linh hoạt, trên cơ sở một hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính phát huy đúng tác dụng và ý nghĩa. Quá trình này cũng không thể nằm ngoài các giải pháp đồng hành và hỗ trợ quan trọng khác từ Chính phủ, các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức nghiên cứu, đào tạo kế toán và các doanh nghiệp. 564
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài chính, 2013. Kế hoạch triển khai “Chiến lược kế toán-kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”, Quyết định số: 2261/QĐ-BTC. [2] Bộ Tài chính, 2014. Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp, Thông tư Số: 200/2014/TT-BTC [3] Bộ Tài chính, 2020. Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, Quyết định số: 345/QĐ-BTC. [4] Chính phủ, 2020. Tình hình kinh tế xã hội 2020, [5] Vũ Hữu Đức, 2010. Những vấn đề cơ bản của Lý thuyết kế toán, NXB Lao động. [6] Frederic D.S. Choi, Gary K. Meek (2011), International Accounting, Pearson / Prentice Hall , 7th edition, New Jersey, USA. [7] Gray, J.S., 1988. Towards a Theory of Cultural Influence on the Development of Accounting Systems Internationally, Abacus, March. [8] Gray, J.S. et al, 2001. International accounting and multinational enterprise, Wiley. [9] Hofstede G., 1984. Cultural dimensions in management and planning [pdf] [10] Available at: [11] Jaggi, B. and Lowf, P.Y., 2000. Impact of Culture, Market Forces, and Legal System on Financial Disclosures, The International Journal of Accounting, Vol. 35, No. 4, p. 495-519. [12] Nobes, C., 1998. Towards a general model of the reasons for international differences in financial reporting [pdf]]. Available at: [13] Radebaugh Lee H., Gray, J.S, 1997. International Accounting and Multinational Enterprises, Fourth edition, New York, John Wiley and Son, Inc. [14] Ramanna, K., 2011. The international politics of IFRS harmonization. Harvard Business School Accounting. [pdf]. Available at: 565
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2