Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ SỬ DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KHAI THÁC<br />
LIÊN HỢP MÁY - VỎ - CHÂN VỊT TÀU THỦY<br />
TS. Trần Gia Thái<br />
Khoa Cơ khí - Trường ĐH Nha Trang<br />
Tiếp theo các bài báo trước, b ài báo này trình bày phương pháp nghiên cứu mới của tác giả, cho phép<br />
xác định đồ thị vận hành tàu trong điều kiện khai thác, cơ sở để giải quyết nhiều bài toán trong thực tế sử dụng<br />
tàu như xác định chế độ chạy tàu hợp lý, xác định công suất động cơ, xác định sức cản tàu trong điều kiện khai<br />
thác thực tế v..v...<br />
<br />
1. TỔNG QUAN<br />
Như chúng ta đã biết, tàu thuỷ là một công<br />
trình kỹ thuật làm việc trong điều kiện rất phức<br />
tạp, bao gồm ba bộ phận chính là động cơ<br />
chính, vỏ tàu và chân vịt, được gọi chung là liên<br />
hợp tàu thuỷ. Đối với hầu hết các liên hợp tàu<br />
hiện nay, động cơ chính lắp trên tàu thường là<br />
động cơ Diesel thủy, với chân vịt thường là<br />
thuộc loại chân vịt có bước xoắn cố định hoặc<br />
chân vịt có bước xoắn thay đổi. Về lý thuyết,<br />
quá trình làm việc và sự phối hợp hoạt động<br />
giữa các bộ phận trong liên hợp tàu được đặc<br />
trưng bởi tập hợp các thông số kinh tế - kỹ<br />
thuật và các đường đặc tính thể hiện mối quan<br />
hệ giữa các thông số nói trên với nhau, cụ thể<br />
như sau :<br />
-<br />
<br />
Chế độ làm việc của động cơ Diesel trong<br />
liên hợp được đặc trưng bởi các thông số<br />
kỹ thuật chính như công suất N, tốc độ<br />
quay n, suất tiêu hao nhiên liệu v..v…và<br />
các đường đặc tính động cơ thể hiện mối<br />
quan hệ giữa các thông số nói trên<br />
<br />
-<br />
<br />
Chế độ làm việc của chân vịt trong liên<br />
hợp tàu được đặc trưng bởi các thông số<br />
kỹ thuật chính như lực đẩy P, mômen quay<br />
M, công suất yêu cầu của chân vịt Np và<br />
đường đặc tính thể hiện mối quan hệ giữa<br />
công suất Np và tốc độ quay của chân vịt n<br />
<br />
42<br />
<br />
-<br />
<br />
Quá trình làm việc của vỏ tàu trong liên<br />
hợp được đặc trưng bởi các thông số kỹ<br />
thuật chính như sức cản R, tốc độ chạy<br />
tàu V và đường đặc tính vỏ tàu R = f(V)<br />
thể hiện mối quan hệ giữa sức cản vỏ tàu<br />
R và tốc độ chạy tàu V.<br />
<br />
Vấn đề đặt ra là các thông số và đường<br />
đặc tính của các bộ phận liên hợp chỉ được xác<br />
định ở điều kiện sử dụng tiêu chuẩn, tương<br />
ứng với chế độ làm việc định mức của liên hợp<br />
tàu khi thiết kế. Tuy nhiên, trong điều kiện khai<br />
thác thực tế khác với tiêu chuẩn, các thông số<br />
và đường đặc tính của các bộ phận liên hợp ở<br />
chế độ làm việc đang xét sẽ bị thay đổi so với<br />
khi thiết kế nên gây ảnh hưởng rất lớn đến an<br />
toàn và hiệu quả khai thác của các bộ phận nói<br />
riêng và của cả liên hợp tàu nói chung, làm<br />
thay đổi vùng làm việc cho phép và phá vỡ sự<br />
làm việc phù hợp của các bộ phận trong liên<br />
hợp. Do đó vấn đề xác định ảnh hưởng của các<br />
yếu tố trong sử dụng đến quá trình làm việc liên<br />
hợp tàu, tức là xác định sự thay đổi đường đặc<br />
tính của các bộ phận liên hợp là bài toán có ý<br />
nghĩa quan trọng Các công trình nghiên cứu về<br />
vấn đề này thường tách rời hoạt động của các<br />
bô phận trong liên hợp để tổ chức khảo nghiệm<br />
ảnh hưởng của từng yếu tố sử dụng đến quá<br />
trình làm việc của các bộ phận, trong đó với<br />
động cơ là điều kiện môi trường và sự thay đổi<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
tình trạng kỹ thuật theo thời gian sử dụng, còn<br />
đối với vỏ tàu và chân vịt là sự ăn mòn và bám<br />
bẩn trên bề mặt vỏ tàu và bề mặt cánh chân vịt.<br />
Cách thức tiếp cận và giải quyết vấn đề như<br />
thế, mặc dù có ưu điểm trong nghiên cứu hoặc<br />
tìm kiếm cơ chế và quy luật ảnh hưởng của<br />
từng yếu tố sử dụng nhưng không đưa ra được<br />
phương pháp tính ảnh hưởng của tất cả yếu tố<br />
sử dụng đến hoạt động và hiệu quả khai thác<br />
của các bộ phận liên hợp. Mặt khác, cách giải<br />
quyết vấn đề theo phương hướng tổ chức thực<br />
nghiệm như thế vừa rất phức tạp, lại vừa không<br />
tránh được những nhược điểm rất lớn về mặt<br />
phương pháp vì hầu hết ảnh hưởng của các<br />
yếu tố sử dụng nói ở đây đều mang tính chất<br />
ngẫu nhiên nên không có tính hệ thống và quy<br />
luật. Có lẽ vì thế mà các kết quả nghiên cứu<br />
theo phương hướng thực nghiệm như đã trình<br />
bày ở trên thường chưa được áp dụng rộng rãi<br />
như mong muốn, chủ yếu chỉ được công bố<br />
dưới dạng số liệu thống kê thực nghiệm cho<br />
tàu khảo sát mà chưa có phương pháp tính cụ<br />
thể với độ tin cậy chấp nhận Do đó cần phải có<br />
phương pháp nghiên cứu mới, có tính khả thi<br />
và đảm bảo độ tin cậy cao hơn.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu đề xuất được<br />
xây dựng dựa trên cơ sở đưa tất cả yếu tố sử<br />
dụng vào trong một hộp kín, tạm gọi là hộp đen,<br />
và tìm cách xác định ảnh hưởng tổng hợp của<br />
tất cả yếu tố sử dụng trong hộp đen đến hiệu<br />
quả khai thác liên hợp qua kết quả nhận được<br />
ở đầu ra của hộp đen, với hiệu quả khai thác<br />
của liên hợp sẽ được xác định từ sự phối hợp<br />
hoạt động giữa các bộ phận trong liên hợp sau<br />
khi chịu tác động tổng hợp của tất cả yếu tố sử<br />
dụng nằm ẩn bên trong hộp đen. Trên cơ sở<br />
phân tích mối quan hệ năng lượng giữa các bộ<br />
phận liên hợp, với chân vịt là bộ phận trung<br />
gian tiếp nhận công suất động cơ ở tốc độ quay<br />
n để tạo ra lực đẩy nhằm đẩy tàu chuyển động<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
với tốc độ V có thể nhận thấy, kết quả tại đầu<br />
ra hộp đen nói trên sẽ được thể hiện một cách<br />
đầy đủ và chính xác nhất thông qua các thông<br />
tin nhận được từ liên hợp trong điều kiện khai<br />
thác thực tế chính là cặp giá trị tốc độ tàu V và<br />
tốc độ quay chân vịt n trong điều kiện khai thác<br />
thực tế đang xét. Đây là phát hiện quan trọng vì<br />
tốc độ quay chân vịt sẽ bị quyết định bởi tình<br />
trạng thực của bộ phận chân vịt và động cơ,<br />
còn tốc độ V là sự chỉ định chính xác công suất<br />
nhận được để tàu chuyển động. Chính sự cân<br />
bằng năng lượng này, thể hiện ở cặp giá trị tốc<br />
độ tàu V và tốc độ quay chân vịt n đã phản ánh<br />
đầy đủ và chính xác quá trình làm việc và sự<br />
phối hợp hoạt động của các bộ phận liên hợp.<br />
Vấn đề cuối cùng là từ các thông tin nhận được<br />
này, cần phải xây dựng được phương tiện thể<br />
hiện mối quan hệ năng lượng giữa các bộ phận<br />
trong liên hợp để xác định hiệu quả khai thác<br />
của liên hợp. Rõ ràng, công cụ có thể đáp ứng<br />
được hết các yêu cầu đặt ra trên đây chính là<br />
đồ thị vận hành tàu – đồ thị tổng hợp đường<br />
đặc tính của các bộ phận liên hợp ở điều kiện<br />
định mức và điều kiện thực tế. Nói cách khác,<br />
từ thông tin tại đầu ra của hộp đen là cặp giá trị<br />
tốc độ tàu V và tốc độ quay chân vịt n, cần xây<br />
dựng được đồ thị vận hành tàu, không chỉ ở<br />
điều kiện định mức mà ở điều kiện thực đang<br />
xét và sử dụng đồ thị này làm công cụ để xác<br />
định ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng đến<br />
liên hợp tàu. Vấn đề phương pháp xây dựng<br />
đồ thị vận hành tàu từ cặp giá trị tốc độ tàu V<br />
và tốc độ quay chân vịt đã được trình bày ở<br />
bài báo trước, bài báo này chỉ đề cập đến<br />
việc sử dụng đồ thị vận hành tàu để xác định<br />
ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng đến hiệu<br />
quả khai thác của liên hợp như đã đặt vấn<br />
đề, trên cơ sở xây dựng và so sánh đồ thị<br />
vận hành ở chế độ định mức và ở điều kiện<br />
khai thác thực tế.<br />
<br />
43<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
vịt của động cơ thay đổi từ vị trí OA đến vị trí<br />
OB và đường đặc tính công suất động cơ thay<br />
đổi từ vị trí 3 đến vị trí 4, với đường đặc tính<br />
chân vịt của động cơ OB và đường đặc tính<br />
công suất động cơ 4 được xây dựng nhờ cặp<br />
giá trị tốc độ tàu Vt và tốc độ quay chân vịt nt<br />
xác định ở chế độ làm việc thực tế tương ứng.<br />
Khi đó, kết quả ảnh hưởng của tất cả các yếu<br />
tố sử dụng đến quá trình làm việc và hiệu quả<br />
khai thác của các bộ phận trong liên hợp sẽ<br />
được xác định bằng cách so sánh đồ thị vận<br />
hành của liên hợp tàu đã được xây dựng ở chế<br />
độ làm việc định mức và ở chế độ làm việc<br />
đang xét như đã được trình bày, thông qua việc<br />
xác định sự thay đổi các thông số công tác chủ<br />
yếu của liên hợp, cụ thể như sau :<br />
<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bằng phương pháp xây dựng đồ thị vận<br />
hành tàu đã trình bày trong các bài báo trước,<br />
có thể xây dựng đồ thị vận hành từ cặp các giá<br />
trị tốc độ tàu V và tốc độ quay chân vịt n như ở<br />
hình 1. Cụ thể như sau: Giả sử ban đầu, tàu<br />
làm việc ở chế độ định mức, với điểm làm việc<br />
A trên đồ thị vận hành xác định tại giao điểm A<br />
của đường đặc tính chân vịt của động cơ OA<br />
và đường đặc tính công suất động cơ 3, tương<br />
ứng với công suất động cơ phát ra NH, tốc độ<br />
quay chân vịt nH và vận tốc tàu VH khi thiết kế.<br />
Sau thời gian làm việc, do tình trạng kỹ thuật<br />
của động cơ ngày càng xấu, cùng với tình trạng<br />
bề mặt vỏ tàu và chân vịt bị ăn mòn và bám<br />
bẩn ngày càng nhiều nên đường đặc tính chân<br />
- Độ thay đổi công suất phát ra của động cơ :<br />
<br />
ΔN<br />
<br />
= NH<br />
<br />
-<br />
<br />
Nt<br />
<br />
- Độ thay đổi sức cản vỏ tàu<br />
<br />
ΔR<br />
<br />
= RH<br />
<br />
-<br />
<br />
Rt<br />
<br />
:<br />
<br />
Từ đó có thể xác định ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng đến hiệu quả khai thác của liên hợp<br />
thông qua sự thay đổi của hiệu suất tổng hợp của liên hợp tàu như sau :<br />
Δη<br />
<br />
=<br />
<br />
ηH<br />
<br />
-<br />
<br />
ηt<br />
<br />
=<br />
<br />
RH VH<br />
NH<br />
<br />
-<br />
<br />
R t Vt<br />
Nt<br />
<br />
NH, RH, ηH<br />
<br />
- công suất, sức cản và hiệu suất của liên hợp ở chế độ làm việc định mức<br />
<br />
Nt, Rt, ηt<br />
<br />
- công suất, sức cản và hiệu suất của liên hợp ở chế độ làm việc thực tế<br />
<br />
Trong công trình nghiên cứu của mình,<br />
chúng tôi đã áp dụng phương pháp nói trên để<br />
tính cho tàu CR – 02 do chúng tôi thiết kế, theo<br />
<br />
dõi chế tạo và chạy thử tàu dưới sự kiểm soát<br />
của Đăng kiểm. Kết quả tính toán được thể<br />
hiện trên bảng 1 như sau [4] :<br />
<br />
Bảng 1 : Bảng tính các đại lượng cần thiết<br />
STT<br />
<br />
Chế độ chạy tàu<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Biển bình thường<br />
Chạy ngược sóng cấp 6<br />
<br />
n<br />
(v/ph)<br />
257<br />
240<br />
<br />
V<br />
(hl/h)<br />
12<br />
9<br />
<br />
KT<br />
<br />
KQ<br />
<br />
0,20<br />
0,28<br />
<br />
0,031<br />
0,038<br />
<br />
Np<br />
(ml)<br />
404<br />
360<br />
<br />
R<br />
(KG)<br />
3019<br />
3250<br />
<br />
ηp<br />
<br />
η<br />
<br />
0,62<br />
0,58<br />
<br />
0,46<br />
0,42<br />
<br />
Khi đó, ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng đến hoạt động của các bộ phận xác định như sau<br />
<br />
44<br />
<br />
- Độ giảm công suất động cơ<br />
<br />
: ΔNe = 10,9 %<br />
<br />
- Độ tăng sức cản vỏ tàu<br />
<br />
: ΔR =<br />
<br />
7,1 %<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
- Độ giảm hiệu suất chân vịt<br />
<br />
: Δηp =<br />
<br />
6,4 %<br />
<br />
- Độ giảm hiệu suất tổng hợp<br />
N (ml)<br />
<br />
: Δη<br />
<br />
8,7 %<br />
<br />
=<br />
<br />
2.EPS = f(V)<br />
1.n = const<br />
b<br />
<br />
a<br />
A<br />
<br />
3<br />
<br />
NH<br />
<br />
4<br />
n = nH<br />
<br />
Nt<br />
<br />
B<br />
n = nt<br />
<br />
V1<br />
<br />
O<br />
<br />
V2<br />
<br />
V (hl/h)<br />
<br />
n = nt<br />
B’<br />
<br />
Rt<br />
<br />
n = nH<br />
4’<br />
<br />
RH<br />
<br />
3’<br />
<br />
A’<br />
b’<br />
<br />
P (kG) 1’.n = const<br />
<br />
a’<br />
<br />
2’.R = f(V)<br />
<br />
Hình 1 : Xác định ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng<br />
đến quá trình làm việc của liên hợp bằng đồ thị vận hành<br />
<br />
45<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
1, 1’ - Đường đặc tính chân vịt và lực đẩy theo tốc độ quay không đổi<br />
2 - Đường công suất kéo có ích EPS = f(V) ở chế độ làm việc định mức (đường a) và ở điều kiện<br />
khai thác thực tế (đường b)<br />
2’ - Đường cong sức cản vỏ tàu R = f(V) ở chế độ làm việc định mức (đường a’) và ở điều kiện<br />
khai thác thực tế (đường b’)<br />
3, 4<br />
<br />
- Đường đặc tính công suất động cơ ở chế độ làm việc định mức và ở chế độ làm việc thực tế<br />
<br />
3’, 4’ - Đường lực kéo động cơ ở chế độ làm việc định mức và ở chế độ làm việc thực tế<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
<br />
Phương pháp xác định ảnh hưởng của<br />
các yếu tố sử dụng đến hiệu quả khai thác liên<br />
hợp tàu dựa trên cơ sở xây dựng và so sánh<br />
đồ thị vận hành như đã trình bày có vai trò và ý<br />
nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho các<br />
bộ phận trong liên hợp có thể làm việc ổn định<br />
trong phạm vi cho phép, cơ sở để đảm bảo liên<br />
hợp tàu làm việc an toàn và nâng cao hiệu quả<br />
khai thác của các liên hợp tàu. Mặt khác,<br />
<br />
phương pháp không chỉ cho phép xác định ảnh<br />
hưởng tổng hợp của tất cả yếu tố sử dụng mà<br />
còn cho phép đánh giá ảnh hưởng của riêng<br />
từng yếu tố sử dụng đến hiệu quả khai thác liên<br />
hợp bằng cách chủ động thay đổi từng yếu tố<br />
sử dụng cần nghiên cứu để đánh giá ảnh<br />
hưởng của nó. Rõ ràng là đồ thị vận hành tàu<br />
được xác định trong trường hợp này sẽ phản<br />
ánh riêng ảnh hưởng của từng yếu tố sử dụng<br />
cần phải khảo sát đến quá trình làm việc của<br />
từng bộ phận có trong liên hợp tàu.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Edward V. Lewis, Principles of Naval Architecture, Volume I, Published by The Society of Naval<br />
Architects and Marine Engineers, Jersey City, NJ, 1988<br />
2. Дорогостaйский Д.В [и др. ], Теория и устройство судна, Издательство судостроение,<br />
Ленинград, 1964<br />
3. Trần Gia Thái, Ảnh hưởng của một số yếu tố sử dụng đối với hiệu quả khai thác liên hợp máy - vỏ<br />
tàu – chân vịt tàu cá, Luận án tiến sĩ - Trường Đại học Thuỷ sản, 2001<br />
4. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thử chạy tàu CR – 02, Đăng kiểm 5, Cục Đăng kiểm Việt nam<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
This article presents the new approach of author for determining ship pastport diagram in the<br />
practical using conditions, which bases on resolving many problems in the practical using of ship such<br />
as determine optimal working regulation, determine practical power of marine, determine practical<br />
resistance of ship etc.<br />
<br />
46<br />
<br />