Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2015<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ<br />
LÊN CHẤT LƯỢNG BỘT RONG NHO (Caulerpa lentillifera J. Agardh)<br />
THE INFLUENCE OF SOME TECHNOLOGICAL FACTORS ON THE QUALITY<br />
OF (Caulerpa lentillifera J. Agardh) GRAPE SEAWEED POWDER<br />
Vũ Ngọc Bội1, Nguyễn Thị Mỹ Trang2, Trần Thị Hồng Nhung3<br />
Ngày nhận bài: 10/3/2015; Ngày phản biện thông qua: 20/5/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này tập trung trình bày về ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ lên chất lượng bột rong nho xay như điều<br />
kiện ngâm sorbitol, sấy rong và xay rong. Các hàm mục tiêu được đánh giá là chất lượng cảm quan, độ ẩm, khả năng tái<br />
hydrat hóa và hoạt tính chống oxy hóa tổng số. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đã xác<br />
định tới chất lượng bột rong nho xay rất lớn (R2 > 0,9). Kết quả nghiên cứu đã xác định được thời gian ly tâm tách nước<br />
thích hợp là 3 phút để loại bỏ 10% nước và thời gian ngâm sorbitol là 30 phút. Nhiệt độ chần rong là 850C trong 10 giây.<br />
Rong sấy ở nhiệt độ 480C, vận tốc gió 1,74m/s và thời gian sấy 2,54h với cường độ chiếu đèn hồng ngoại 1klux. Rong nho<br />
được xay 2 lần với kích thước rây là: lần 1 drây1= 2 mm, lần 2 drây2= 0,5 mm.<br />
Từ khóa: bột, Caulerpa lentillifera, công nghệ, Nha Trang, rong nho<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The effect of some technological factors on the quality of (Caulerpa lentillifera J. Agardh) grape seaweed<br />
powder such as the condition of sorbitol maceration, seaweed dry and grind was presented in the paper. The object<br />
functions were evaluated as the sensory quality, humidity, the re-hydrated ability and total antioxidant activity. The results<br />
showed the effect of the technological factors is very strong (R2 > 0.9) for the quality of the seaweed powder. The time of<br />
centrifugation of 3 minutes to remove 10% water and sorbitol maceration in 30 minutes. The blanching temperature is<br />
850C in 10 seconds. The seaweed dry of 480C, the speed of wind of 1.74m/s, the dry time of 2.54 hours with the intensity of<br />
infrared phototherapy of 1klux. Grape seaweed was grinded in twice with the size of sieve as follow: the first dsieve 1 = 2mm,<br />
the second dsieve 1 = 0,5 mm.<br />
Keywords: powder, Caulerpa lentillifera J. Agardh, grape seaweed, Nha Trang, Technology<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rong nho biển (Caulerpa lentillifera J. Agardh)<br />
là loài rong biển có rất nhiều hoạt chất sinh học như<br />
vitamin nhóm A, nhóm B, nhóm C,… polyphenol,<br />
chlorophyll và đặc biệt là caulerpin (dimethyl 6,13<br />
-dihydrodibenzo phenazine - 5,12 - dicarboxylate,<br />
C24H18N2O4) giúp điều hòa huyết áp và tăng cường<br />
tiêu hóa, kháng ung thư, chống đông tụ, kháng<br />
virus, chống oxy hóa,… [14]. Vì vậy rong nho có giá<br />
trị kinh tế cao và được coi như “sâm” của thế kỷ XXI.<br />
Nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc,<br />
<br />
1<br />
3<br />
<br />
Philippin và một số nước khác ở Đông Nam Á rất ưa<br />
chuộng sử dụng loài rong này.<br />
Nhu cầu tiêu thụ rong nho trên thế giới ngày<br />
càng tăng. Diện tích nuôi trồng rong nho ở các nước<br />
Nhật Bản, Philippin, Thái Lan ngày càng mở rộng<br />
[11, 13, 14, 18]. Hiện ở Việt Nam mới chủ yếu nghiên<br />
cứu nuôi trồng và sử dụng rong nho tươi giống như<br />
rau xanh cao cấp. Để đa dạng hóa sản phẩm và<br />
góp phần nâng cao giá trị của rong nho, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu chế biến sản phẩm bột rong<br />
nho. Thực tế cho thấy chưa có một công trình nào<br />
<br />
TS. Vũ Ngọc Bội, 2ThS. Nguyễn Thị Mỹ Trang: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
KS. Trần Thị Hồng Nhung: Trường Cao đẳng Nghề - Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
tại Việt Nam và trên thế giới công bố nghiên cứu về<br />
chế biến bột rong nho.<br />
Bài báo này tập trung trình bày nghiên cứu về<br />
sự ảnh hưởng của một số thông số công nghệ như<br />
thời gian ngâm sorbitol, điều kiện sấy và xay tạo<br />
bột rong nho đến chất lượng cảm quan, độ ẩm, khả<br />
năng tái hydrat hóa và hoạt tính chống oxy hóa của<br />
rong nho làm cơ sở cho quá trình chế biến tạo bột<br />
rong nho (Caulerpa lentillifera).<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Rong nho (Caulerpa lentillifera) từ 35 đến 40<br />
ngày tuổi được nuôi trồng tại Cam Ranh - Khánh<br />
Hòa. Sau khi thu hoạch loại bỏ phần thân bò, thu<br />
thân đứng và nuôi phục hồi. Sau khi nuôi phục hồi<br />
từ 3-4 ngày, thu rong nho và sử dụng dụng làm<br />
nguyên liệu cho quá trình nghiên cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Phương pháp phân tích<br />
- Xác định độ ẩm: theo TCVN 5567: 1991 [3].<br />
- Xác định hoạt độ nước: bằng máy đo<br />
HYGROLAB C1 của Rotronic.<br />
- Xác định khả năng tái hydrat hóa: cân 10 gam<br />
(m1) rong sấy hoặc bột rong cho vào vào 250ml<br />
nước cất. Sau 15 phút dùng rây vớt rong ra, để ráo<br />
nước trong 5 phút và cân khối lượng mẫu rong đã<br />
ngâm nước (m2). Khả năng tái hydrat hóa của rong<br />
(Hw) được tính như sau:<br />
<br />
Hw =<br />
<br />
m2 - m 1<br />
m1<br />
<br />
(%)<br />
<br />
- Hoạt tính chống oxy hóa tổng số (TA): xác định<br />
theo phương pháp của Prieto và cộng sự (1999) với<br />
chất chuẩn là acid ascorbic [16].<br />
- Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí: theo tiêu<br />
chuẩn ISO 6887-1 (9/1999) [4].<br />
- Xác định Escherichia coli: theo tiêu chuẩn<br />
ISO/TS 16649-3:2005 (TCVN 7924-3:2008) [5].<br />
- Xác định Salmonella spp: theo TCVN<br />
4829:2005 [6].<br />
- Xác định Coliforms: theo tiêu chuẩn ISO<br />
4831:2006 (TCVN 4882:2007) [8].<br />
- Xác định Clostridium perfringens: theo tiêu<br />
chuẩn ISO 7937 (2/2005) [7].<br />
- Xác định tổng số bào tử nấm men - nấm mốc<br />
theo TCVN 8275-1:2010 [9].<br />
2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm<br />
2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ngâm<br />
sorbitol đến rong nho sấy<br />
Tiến hành ngâm rong trong sorbitol 20% với các<br />
thời gian 25, 30 và 35 phút. Mỗi mẫu 1000 gam rong.<br />
<br />
Số 2/2015<br />
Sau đó chần rong ở nhiệt độ 850C trong 10 giây và<br />
sấy khô rong ở 450C với tốc độ gió 1,5m/s trong thời<br />
gian 2,5h. Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan,<br />
độ ẩm, khả năng tái ngậm nước và hoạt tính chống<br />
oxy hóa tổng của mẫu rong sấy là cơ sở để chọn<br />
thời gian ngâm sorbitol thích hợp.<br />
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sấy đến<br />
chất lượng rong nho sấy<br />
Các yếu tố đầu vào của quá trình sấy lạnh kết<br />
hợp hồng ngoại được nghiên cứu là: cường độ<br />
chiếu sáng hồng ngoại cố định là 1klux và khoảng<br />
cách từ đèn đến bề mặt rong là 10cm, nhiệt độ sấy<br />
(40; 45 và 500C), thời gian sấy (2; 2,5 và 3h), tốc độ<br />
gió (1; 1,5 và 2m/s). Tối ưu hóa theo phương pháp<br />
quy hoạch thực nghiệm toàn phần. Mỗi mẫu sử<br />
dụng 1000g rong nguyên liệu. Lựa chọn điều kiện<br />
sấy dựa vào kết quả đánh giá cảm quan, độ ẩm, khả<br />
năng tái ngậm nước và khả năng chống oxy hóa<br />
tổng của rong sau sấy.<br />
2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ rây đến<br />
chất lượng bột rong<br />
Rong sau khi xử lý được rửa 3 lần bằng nước<br />
biển sạch, để ráo, ly tâm 3 phút để tách 10% nước<br />
và ngâm sorbitol 20% trong 30 phút. Sau đó, chần<br />
rong ở 850C trong 10 ÷ 15 giây. Rong được sấy khô<br />
ở 450C với vận tốc không khí 1,5 m/s, thời gian sấy<br />
2,5 giờ, cường độ chiếu sáng của đèn hồng ngoại<br />
là 1 klux. Rong khô được xay và rây với kích thước<br />
lỗ rây khác nhau.<br />
- Xay 1 lần (kích thước mẫu sau xay là 0,5mm;<br />
1mm; 2mm)<br />
- Xay 2 lần: Đường kính rây lần 1 bằng 2 mm,<br />
đường kính rây lần 2 bằng 1 mm; Đường kính rây<br />
lần 1 bằng 2 mm, đường kính rây lần 2 bằng 0,5 mm<br />
và đường kính rây lần 1 bằng 1 mm, đường kính rây<br />
lần 2 bằng 0,5 mm.<br />
Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan, độ ẩm,<br />
khả năng tái ngậm nước và khả năng chống oxy<br />
hóa tổng các mẫu bột rong là cơ sở để chọn chế độ<br />
rây phù hợp.<br />
3. Xử lý thống kê<br />
Nghiệm thức lặp lại 3 lần. Phân tích thống kê,<br />
ANOVA bằng phần mềm SPSS 18.0 và loại bỏ giá trị<br />
bất thường bằng phương pháp Duncan.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Ảnh hưởng của thời gian ngâm sorbitol đến<br />
chất lượng của rong nho sau sấy<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng cảm<br />
quản của rong nho ngâm sorbitol với thời gian<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 21<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
khác nhau có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê<br />
(p<br />
0,93). Ngoài ra sorbitol còn đóng vai trò như chất<br />
bảo quản, chất tạo bóng cho sản phẩm [10]. Kết quả<br />
này hoàn toàn phù hợp với những công bố trước<br />
đây trên thế giới [12]. Như vậy, điều kiện ngâm<br />
sorbitol có tác động mạnh mẽ tới TĐCQ, độ ẩm, khả<br />
năng tái hydrat hóa và TA (R2 > 0,9).<br />
Do vậy, ngâm rong nho tươi trong sorbitol 20% với<br />
thời gian ngâm 30 phút ở nhiệt độ phòng được chọn<br />
làm làm thông số cho các lần nghiên cứu tiếp theo.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
2. Ảnh hưởng của chế độ sấy đến chất lượng<br />
rong nho sấy<br />
Kết quả xác định ảnh hưởng của chế độ sấy<br />
đến chất lượng rong nho sấy được thể hiện ở<br />
các hình 3.5 ÷3.8 cho thấy điều kiện sấy ảnh<br />
hưởng đến chất lượng cảm quan của rong sấy<br />
(hình 5). Cụ thể, ở chế độ sấy 48 0C, vận tốc gió<br />
1,74 m/s và thời gian sấy 152 phút thì sản phẩm<br />
rong nho sấy có tổng điểm cảm quan chung cao<br />
nhất và đạt 17,1 điểm. Trong khi đó hai mẫu sấy<br />
khác có điểm cảm quan thấp hơn. Kết quả trên<br />
có thể lý giải là do ở nhiệt độ 46,5 0C, vận tốc gió<br />
<br />
Số 2/2015<br />
l,62 m/s thì rong lâu khô hơn, dẫn tới thời gian<br />
sấy kéo dài tạo điều kiện cho các phản ứng bất<br />
lợi xảy ra, gây ra những biến đổi xấu về trạng<br />
thái, màu sắc cho sản phẩm. Ở điều kiện sấy<br />
49,5 0C, vận tốc gió 1,86 m/s, do nhiệt độ sấy<br />
cao hơn và vận tốc gió lớn dẫn đến quá trình<br />
tách ẩm mạnh khi đó quá trình khuếch tán ngoại<br />
xảy ra mạnh mẽ, không cân bằng với quá trình<br />
khuếch tán nội nên bề mặt sản phẩm bị bị biến<br />
dạng mạnh dẫn tới trạng thái rong sau sấy bị<br />
nhăn nheo làm hình thái sản phẩm rong sau sấy<br />
không được đẹp.<br />
<br />
Hình 5. Ảnh hưởng của chế độ sấy đến<br />
chất lượng cảm quan của rong nho sấy<br />
<br />
Hình 6. Ảnh hưởng của chế độ sấy đến<br />
độ ẩm của rong nho sấy<br />
<br />
Hình 7. Ảnh hưởng của chế độ sấy đến<br />
khả năng tái hydrat hóa của rong nho sấy<br />
<br />
Hình 8. Ảnh hưởng của chế độ sấy đến<br />
hoạt tính chống oxi hóa tổng của rong nho sấy<br />
<br />
Các giá trị trung bình của cột có các kí tự (a, b, c)<br />
khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê<br />
(p < 0,05).<br />
Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, vận tốc gió lớn<br />
gây ra những biến đổi không tốt về màu sắc, trạng<br />
thái của sản phẩm. Ở chế độ sấy với nhiệt độ sấy<br />
là 480C, vận tốc gió 1,74 m/s và thời gian sấy 152<br />
phút thì sản phẩm rong nho sấy có chất lượng cảm<br />
quan tốt nhất. Khi sấy rong ở nhiệt độ càng cao, tốc<br />
độ gió càng mạnh và thời gian sấy càng dài thì độ<br />
ẩm của rong sau khi sấy càng giảm. Chế độ sấy cho<br />
độ ẩm sản phẩm phù hợp là nhiệt độ 480C, vận tốc<br />
gió 1,74 m/s, thời gian sấy 152 phút và độ ẩm của<br />
rong sấy đạt 10,2% (hình 6). Tương ứng với chế độ<br />
sấy này, khả năng tái hidrat hóa của rong sấy đạt tỷ<br />
<br />
lệ cao tới 63,26%. Khả năng tái hydrat hóa của rong<br />
nho sau sấy cao nhất (64,07%) khi rong nho được<br />
sấy ở điều kiện: nhiệt độ 46,50C, vận tốc gió 1,62<br />
m/s, thời gian 151 phút. Sự khác biệt về khả năng<br />
tái hydrat hóa của mẫu số 1 và mẫu số 2 không có<br />
ý nghĩa thống kê (p > 0,05) nhưng khả năng tái<br />
hydrat hóa của mẫu số 3 lại có ý nghĩa thống kê so<br />
với mẫu số 1 và 2 (hình 7). Kết quả này cho thấy<br />
chế độ sấy có ảnh hưởng đến khả năng tái hydrate<br />
hóa của rong nho sấy. Khi sấy ở nhiệt độ càng cao,<br />
vận tốc gió càng mạnh, thời gian sấy càng dài, khả<br />
năng tái hydrate hóa của rong sấy càng giảm.<br />
Khi phân tích khả năng chống oxy hóa tổng (TA)<br />
của rong nho sấy cho thấy, TA cũng chịu ảnh hưởng<br />
bởi điều kiện sấy rong nho giống như TĐCQ, độ ẩm<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 23<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
và khả năng tái hydrate hóa. Nhiệt độ sấy càng cao,<br />
vận tốc gió càng mạnh và thời gian sấy kéo dài, TA<br />
của rong nho sau khi sấy càng giảm. Nhiệt độ sấy<br />
460C, vận tốc gió 1,62 m/s, thời gian 151 phút, TA<br />
của rong sấy là 28,96 mg acid ascorbic/g khối lượng<br />
khô (DW). Sấy rong ở nhiệt độ 480C, vận tốc gió<br />
1,74 m/s và thời gian sấy 152 phút, TA của rong sấy<br />
thấp hơn so sản phẩm rong sấy ở nhiệt độ 460C và<br />
chỉ còn là 28,743 mg acid ascorbic/g DW. Khi nhiệt<br />
độ sấy tăng lên, cụ thể ở nhiệt độ 490C, vận tốc gió<br />
1,86 m/s và thời gian sấy 154 phút, TA của rong sấy<br />
chỉ là 25,903 mg acid ascorbic/g DW. Kết quả này<br />
có thể giải thích là do ở nhiệt độ 46,50C, vận tốc<br />
gió l,62 m/s, sản phẩm rong lâu khô hơn nên thời<br />
gian sấy kéo dài tạo điều kiện cho các phản ứng bất<br />
lợi xảy ra, gây ra những biến đổi xấu về trạng thái,<br />
màu sắc,... của sản phẩm. Ở nhiệt độ sấy 49,50C,<br />
vận tốc gió 1,86 m/s, do nhiệt độ sấy cao hơn và<br />
vận tốc gió lớn hơn dẫn đến quá trình tách ẩm<br />
mạnh khi đó quá trình khuếch tán ngoại xảy ra<br />
mạnh mẽ, không cân bằng với quá trình khuếch<br />
tán nội nên bề mặt sản phẩm bị biến dạng mạnh<br />
dẫn tới trạng thái rong sau sấy bị nhăn nheo làm<br />
hình thái sản phẩm rong sấy không tốt. Đồng thời,<br />
dưới tác dụng của nhiệt độ cao, vận tốc gió lớn<br />
gây ra những biến đổi không tốt về cảm quan sản<br />
phẩm. Ở nhiệt độ sấy là 480C, vận tốc gió 1,74 m/s<br />
và thời gian sấy 152 phút, sản phẩm rong nho sấy<br />
<br />
Số 2/2015<br />
có chất lượng cảm quan tốt nhất. Phân tích ANOVA<br />
và hồi quy cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa<br />
thống kê ở các điều kiện sấy khác nhau. So sánh<br />
với một số kết quả nghiên cứu trên thế giới cho<br />
thấy, kết quả hoàn toàn phù hợp với lý thuyết và<br />
thực nghiệm sấy [17]. Như vậy, điều kiện sấy có<br />
tác động mạnh mẽ lên TĐCQ, độ ẩm, khả năng tái<br />
hydrate hóa và TA (R2 > 0,9).<br />
Từ các phân tích ở trên cho thấy sấy rong nho<br />
ở nhiệt độ 480C, vận tốc gió 1,74 m/s thời gian sấy<br />
152 phút là phù hợp.<br />
3. Ảnh hưởng của chế độ rây đến chất lượng<br />
bột rong<br />
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của chế độ rây<br />
đến chất lượng bột rong nho thể hiện ở hình 3.9 ÷<br />
3.12. Ở điều kiện xay khác nhau, bột rong có chất<br />
lượng cảm quan khác nhau. Khi xay 2 lần với kích<br />
thước lần 1: drây1=2mm, lần 2: drây2=0,5 mm (mẫu 5),<br />
sản phẩm có TĐCQ cao nhất đạt 18,16 điểm. Khi<br />
xay 1 lần với kích thước drây=0,5 mm, drây=1 mm và<br />
drây=2mm, bột không mịn, không đạt yêu cầu về cảm<br />
quan. Do vậy đánh giá độ ẩm, khả năng tái hydrate<br />
hóa, khả năng chống oxy hóa của bột rong ở các<br />
mẫu xay rong số 4, số 5 và số 6. Khi xay hai lần với<br />
kích thước rây lần 1 drây=2 mm, kích thước rây lần<br />
2 là drây= 0,5 mm (mẫu 6), máy xay dễ bị nghẹt, nên<br />
không xay được và rong vón cục nên có TĐCQ thấp<br />
hơn mẫu xay số 5 (hình 9).<br />
<br />
Hình 9. Ảnh hưởng của chế độ xay đến chất lượng<br />
cảm quan của bột rong nho<br />
<br />
Hình 10. Ảnh hưởng của chế độ xay đến độ ẩm<br />
của bột rong nho<br />
<br />
Hình 11. Ảnh hưởng của chế độ xay đến khả năng<br />
tái hydrate hóa của bột rong nho<br />
<br />
Hình 12. Ảnh hưởng của chế độ xay đến hoạt tính<br />
chống oxi hóa của bột rong nho<br />
<br />
24 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />