intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của chính sách nhà nước tới việc áp dụng VietGAP của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Ảnh hưởng của chính sách nhà nước tới việc áp dụng VietGAP của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam" được thực hiện với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố chính sách nhà nước tới việc áp dụng VietGAP của các cơ sở sản xuất rau tại Việt Nam. Từ việc tổng quan nghiên cứu về vai trò của nhà nước đối với áp dụng GAP, phân tích thực trạng áp dụng VietGAP trong sản xuất rau ở Việt Nam và chính sách nhà nước hỗ trợ sản xuất rau VietGAP, kết quả nghiên cứu cho thấy các hỗ trợ của Nhà nước có ảnh hưởng tích cực tới việc áp dụng VietGAP của các cơ sở sản xuất rau trong nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của chính sách nhà nước tới việc áp dụng VietGAP của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC TỚI VIỆC ÁP DỤNG VIETGAP CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT RAU Ở VIỆT NAM PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà ThS. NCS. Nguyễn Thị Hồng Trang Khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố chính sách nhà nước tới việc áp dụng VietGAP của các cơ sở sản xuất rau tại Việt Nam. Từ việc tổng quan nghiên cứu về vai trò của nhà nước đối với áp dụng GAP, phân tích thực trạng áp dụng VietGAP trong sản xuất rau ở Việt Nam và chính sách nhà nước hỗ trợ sản xuất rau VietGAP, kết quả nghiên cứu cho thấy các hỗ trợ của Nhà nước có ảnh hưởng tích cực tới việc áp dụng VietGAP của các cơ sở sản xuất rau trong nước. Từ khóa: an toàn thực phẩm, GAP, VietGAP Abstract This study was implemented with the objective to evaluate the effects of the factors of government policies on the application of VietGAP in vegetable production facilities in Vietnam. By overviewing the studies involving the role of government in GAP application, analyzing the current situation of applying VietGAP in producing vegetables and accessing the impact of Vietnam Government’s supporting policies on VietGAP application in vegetable production, the result of the research shows that the Government’s supports do have positive impact on VietGAP adoption in vegetable production facilities. Key words: Food safety, GAP, VietGAP 1. Đặt vấn đề An toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. An toàn thực phẩm được coi là một trong các nhóm thuộc tính quan trọng nhất của chất lượng thực phẩm, ba nhóm thuộc tính khác là các thuộc tính dinh dưỡng, giá trị và đóng gói (Hooker và Caswell, 1996). Theo các tác giả Hooker và Caswell, các vấn đề an toàn thực phẩm bao gồm các mầm bệnh thực phẩm, kim loại nặng, dư lượng thuốc 269
  2. trừ sâu, phụ gia thực phẩm, chất độc tự nhiên và dư lượng thú y. WHO và FAO (2009) cho rằng an toàn thực phẩm là khái niệm chỉ ra thực phẩm sẽ không gây nguy hại cho người tiêu dùng khi được chế biến hoặc sử dụng đúng mục đích. Trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai các chương trình giám sát tập trung vào các sản phẩm có nguy cơ cao và nhiều dư luận bức xúc gồm rau, quả, chè, thịt lợn, thịt gà ở một số địa phương, vùng sản xuất tập trung, cung ứng số lượng lớn trên thị trường. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), chương trình giám sát ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất trong nông sản đã lấy 450 mẫu đối với ba loại rau (rau ngót, đậu đũa và rau gia vị) trong vùng sản xuất tại thời điểm thu hoạch của 11 tỉnh/thành phố trong cả nước, trong đó 350 mẫu kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, 100 mẫu kiểm tra vi sinh vật. Kết quả cho thấy 19/350 mẫu (5,43%) có dư lượng vượt mức giới hạn cho phép, 21/100 mẫu (21%) không đạt chỉ tiêu vi khuẩn E. coli. Số liệu này cho thấy thực trạng an toàn thực phẩm ở nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường, tỷ lệ mẫu vi phạm một số mặt hàng còn tương đối cao. Theo Caswell (1998), việc đảm bảo chất lượng thực phẩm, đặc biệt là an toàn thực phẩm, là mối quan tâm ngày càng tăng của các chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế có liên quan trong việc thiết lập tiêu chuẩn vì các thuộc tính chất lượng thực phẩm đang ngày càng có giá trị cao trong mọi lĩnh vực liên quan đến sản xuất và chế biến thực phẩm. Ngày nay, ngành công nghiệp thực phẩm không chỉ chịu trách nhiệm sản xuất ra thực phẩm an toàn mà còn phải chứng minh rõ ràng an toàn thực phẩm đã được bảo đảm như thế nào trong quá trình sản xuất. Reardon và Farina (2001) khẳng định một công ty sản xuất thực phẩm có thể tạo ra lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh nếu có áp dụng kỹ thuật nâng cao an toàn thực phẩm. Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất rau, quả tươi ở các quốc gia trên thế giới đã được thực hiện thông qua thực hành nông nghiệp tốt (GAP - Good Agricultural Practices). Ở Việt Nam, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi (VietGAP - Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và nguyên nguồn gốc sản phẩm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (2008). Lĩnh vực sản xuất rau của Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt vì trực tiếp đóng góp cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, rau là sản phẩm có nhiều nguy cơ về an toàn thực phẩm và có rất nhiều dư luận xã hội bức xúc về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rau. 270
  3. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), sản xuất nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trong thời gian qua còn tồn tại nhiều bất cập về quy mô sản xuất, trình độ, nhận thức của người sản xuất và nhận thức của người tiêu dùng. Chính vì những tồn tại trên mà cần phải chú trọng đến các chính sách nhà nước hỗ trợ cho sản xuất nông sản an toàn nói chung, cụ thể là rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, bên cạnh đó giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và có lợi nhuận cao nhất. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng GAP trong sản xuất nông sản nói chung và rau an toàn nói riêng, tuy nhiên những nghiên cứu cụ thể về các hỗ trợ của nhà nước đối với sản xuất rau an toàn áp dụng GAP còn rất ít. Tại Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu mô tả thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, giải pháp về cơ chế chính sách thúc đẩy hoàn thiện mô hình chuỗi giá trị nông sản. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá ảnh hưởng của chính sách nhà nước đến việc áp dụng VietGAP của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam. Bài viết này phân tích các nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với việc áp dụng GAP, thực trạng các cơ sở sản xuất rau áp dụng VietGAP và chính sách nhà nước hỗ trợ sản xuất rau VietGAP, từ đó xây dựng mô hình đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về Nhà nước đối với việc áp dụng VietGAP của các cơ sở sản xuất rau. 2. Tổng quan nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với việc áp dụng GAP Nhiều nghiên cứu tiếp cận từ góc độ vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm nói chung (Brown (1997); Buzby (2003); Crutchfield và cộng sự (1997); Gorter và Swinnen (1994); Henson và Caswell (1999); Henson và Heasman (1998); Ogus (1994)) và đối với sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn GAP nói riêng (Hanak và cộng sự (2002); Hobbs (2003); Srimanee và Routray (2011); Wannamolee (2008)). Theo Brown (1997) và Gorter và Swinnen (1994), ban đầu sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường thực phẩm là để khắc phục những hạn chế của thị trường trong việc đảm bảo mức độ an toàn thực phẩm thích hợp hoặc để giảm thiểu những tác động tiềm năng của những hạn chế này. Tại các nước phát triển, do ảnh hưởng từ thị trường không thể đảm bảo cho người tiêu dùng có được các sản phẩm thực phẩm an toàn hơn, một số điều luật đã buộc các doanh nghiệp thực phẩm áp dụng các tiêu chuẩn nhất định để kiểm soát mức độ an toàn thực phẩm. Cơ quan nhà nước các cấp liên bang, tỉnh và thành phố có thể đưa ra các sáng kiến chính sách, ví dụ đánh thuế thực phẩm không an toàn hoặc áp đặt các hạn chế về quy trình sản xuất (cấm sản xuất các sản phẩm thực phẩm nhất định đến việc đóng cửa các cơ sở sản xuất) để các nhà sản 271
  4. xuất nâng cao mức độ an toàn thực phẩm (Buzby (2003)). Hầu hết các chính phủ điều tiết ngành công nghiệp thực phẩm bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu mà các công ty sản xuất thực phẩm phải đáp ứng trước khi họ có thể bán sản phẩm ra thị trường (Henson và Caswell, 1999). Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có thể thực hiện theo một số cách khác nhau với mức độ cản trở sự tự do hoạt động của các công ty thực phẩm khác nhau. Ở mức can thiệp "thấp nhất", các biện pháp thông tin đòi hỏi các nhà cung cấp công bố những thông tin nhất định về sản phẩm của họ nhưng không hạn chế hoạt động. Ở mức can thiệp cao nhất, các nhà cung cấp cần có sự phê duyệt từ một cơ quan có thẩm quyền trước khi được phép đưa sản phẩm của họ ra thị trường. Tuy nhiên, sự phê duyệt này dựa trên các tiêu chí an toàn đã được quy định trước đó. Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho phép các nhà cung cấp đưa sản phẩm ra thị trường mà không cần sự kiểm soát trước đó, tuy nhiên, các nhà cung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định (Henson và Caswell (1999); Ogus (1994)). Theo Henson và Heasman (1998), việc nắm bắt quá trình doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật là một khía cạnh quan trọng trong quản lý an toàn thực phẩm. Nghiên cứu chỉ ra khi phải đối mặt với quy định mới, quyết định tuân thủ của một công ty không chỉ là một câu trả lời đơn giản là có tuân thủ hay không. Thay vào đó, nó liên quan đến các quyết định như là "thực hiện thế nào", vì các phương án trả lời có thể chọn liên tục từ tuân thủ đầy đủ đến không tuân thủ. Trong bối cảnh các nước đang phát triển, ngoài chức năng ban hành và kiểm soát việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp tiến hành việc chuyển đổi để đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn này, ngay cả với các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh. Mặc dù nhà sản xuất là người khởi xướng việc thực hiện, nhưng sự hỗ trợ từ Nhà nước có ảnh hưởng quyết định đến thành công của các chương trình đảm bảo an toàn thực phẩm trong ngành hải sản của Thái Lan, sản phẩm tươi sống của Costa Rica, cũng như trong các mô hình thí điểm rau an toàn tại Việt Nam và bánh kẹo lạc ở Senegal (Hanak và cộng sự (2002)). Tại Colombia, với những sáng kiến đổi mới nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm khởi đầu từ hiệp hội các nhà sản xuất, sự hỗ trợ của chính phủ về nguồn tài chính và đào tạo cho các nhóm tư vấn chất lượng là rất quan trọng. Hanak và cộng sự (2002) còn cho rằng trong mối quan hệ giữa Nhà nước với công chúng, để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình khỏi các bệnh truyền qua thực phẩm, giáo dục về y tế là rất quan trọng. Nhiều quốc gia đã hỗ trợ về hậu cần và tài chính cho các phong trào bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Theo Wannamolee (2008), toàn bộ quá trình chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP 272
  5. được thực hiện bởi Chính phủ, từ việc thiết lập các tiêu chuẩn, cung cấp dịch vụ tư vấn, thực hiện cầm tay chỉ việc và cấp giấy chứng nhận. Ngoài hoạt động kiểm soát, Nhà nước còn thực hiện việc hỗ trợ đối với sản xuất nông sản an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt thông qua các chính sách. Srimanee và Routray (2011) nghiên cứu về chuỗi tiếp thị rau quả ở Thái Lan, liên kết giữa người sản xuất với hệ thống siêu thị với mục đích đề cập đến các chính sách tác động nhằm kết nối người sản xuất với hệ thống tiêu thụ. Nghiên cứu này giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng chính sách phù hợp phát triển thị trường rau quả tươi thông qua các kênh siêu thị, đồng thời bảo vệ lợi ích kinh tế cho người sản xuất. Ngoài ra, trong các nghiên cứu về chính sách hỗ trợ của nhà nước, Deng và cộng sự (2010) đã phân tích vai trò của các chính sách nhà nước thúc đẩy việc thành lập các hợp tác xã nông nghiệp. Mặc dù không đề cập đến việc áp dụng GAP nhưng nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp định lượng, xây dựng mô hình hồi quy và đánh giá được mức độ quan trọng của các biến chính sách. Cách chọn thang đo cho các biến cũng được nêu rõ trong nghiên cứu. Các nghiên cứu trên đã làm rõ vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy các cơ sở sản xuất thực phẩm áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nói chung và GAP nói riêng. Ngoài chức năng ban hành và kiểm soát việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tại các nước đang phát triển, Nhà nước giữ vai trò quan trọng việc hỗ trợ các cơ sở sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong đó có GAP. Các nghiên cứu cho thấy hỗ trợ của Nhà nước là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng GAP. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào định lượng được mức độ quan trọng của chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với việc áp dụng GAP. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản. Một số nghiên cứu thực hiện việc đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản (Đào Đức Huấn (2009)). Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản, Nguyễn Thị Liên (2011) đã tổng quan hiện trạng về hình thức liên kết trong chuỗi giá trị rau chất lượng cao, rà soát các chính sách hiện có cho việc phát triển và đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách thúc đẩy hoàn thiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau chất lượng cao tại Lâm Đồng. Ngoài ra, có nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách nâng cao khả năng hợp tác của hợp tác xã, tổ hợp tác với các tác nhân khác nhằm phát triển chuỗi giá trị một số sản phẩm nông sản, trong đó có rau an toàn ở Việt Nam (Lê Trọng Hải (2011)). Theo Lưu Thái Bình (2012), việc tìm hiểu quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau ở Việt Nam cho thấy: 273
  6. sản xuất rau nhỏ lẻ, trình độ hạn chế dẫn đến năng suất và chất lượng không được như mong muốn, hiệu quả kinh tế thấp. Do vậy Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cho tổ chức sản xuất rau theo hướng tập trung theo các hình thức như hợp tác xã, trang trại, đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP mới chỉ đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau VietGAP. Chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ của Nhà nước tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau. 3. Thực trạng các cơ sở sản xuất rau áp dụng VietGAP và chính sách nhà nước hỗ trợ sản xuất rau VietGAP Tính đến tháng 09 năm 2015, diện tích trồng rau cả nước hiện đạt khoảng 836.024 ha (tổng hợp số liệu từ http://www.mard.gov.vn, truy cập ngày 09 tháng 10 năm 2015). Việc áp dụng VietGAP trong sản xuất rau đã thành công, mang lại nhiều lợi ích về môi trường, sức khỏe cho người lao động, đảm bảo an toàn thực phẩm, có khả năng truy xuất nguồn gốc và mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, diện tích rau VietGAP còn rất ít, mới có khoảng hơn 3.327 ha được cấp chứng nhận VietGAP, chiếm 0,4% tổng diện tích trồng rau. Tổng số cơ sở sản xuất rau được chứng nhận VietGAP của Việt Nam là 820 cơ sở thuộc 46 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, TP. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Hải Dương, Ninh Thuận, Hải Phòng, Tiền Giang, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Nam, Quảng Ninh và Hà Nội (tổng hợp số liệu từ http://vietgap.gov.vn, truy cập ngày 09 tháng 10 năm 2015). Các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam bao gồm các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá thể. Bảng 1. Thực trạng các cơ sở sản xuất rau áp dụng VietGAP tại Việt Nam TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Tỉnh/ An Bắc Bắc Bình Bình Đăk Đăk Đồng Gia Hà Hà Đà Nẵng Hà Nội thành Giang Giang Ninh Dương Định Lăk Nông Nai Lai Giang Nam Diện tích rau 5 35,81 17,6 4,7584 9,8266 13,7615 22,58 6,4 65 21,5 10,5 5 29,942 VietGAP (ha) Số cơ sở rau 1 4 4 2 2 4 5 2 1 7 4 1 10 VietGAP TT 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 Tỉnh/ Hà Hải Hải Hậu Hòa Hưng Khánh Kiên Kon Lào Lâm Long Nam thành Tĩnh Dương Phòng Giang Bình Yên Hòa Giang Tum Cai Đồng An Định 274
  7. TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Diện tích rau 11 131,755 80,1 0,2 9,9 3 2,72 4,5 2,55 20 1456,93 19 3,4 VietGAP (ha) Số cơ sở rau 2 14 6 1 1 1 1 2 2 1 188 4 1 VietGAP TT 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 Tỉnh/ Nghệ Ninh Ninh Phú Phú Quảng Quảng Quảng Quảng Sóc Tây Thái Sơn La thành An Bình Thuận Thọ Yên Bình Nam Ngãi Ninh Trăng Ninh Nguyên Diện tích rau 20,47 10,358 99,7 38,651 14,945 9,04 34,97 11,22 30,05 152,4 15,34 42,5 7,6944 VietGAP (ha) Số cơ sở rau 3 3 9 5 2 4 3 2 1 2 4 4 4 VietGAP TT 40 41 42 43 44 45 46 Tổng Thừa Tỉnh/ TP. Tiền Trà Vĩnh Vĩnh Vũng Thiên - thành HCM Giang Vinh Long Phúc Tàu Huế Diện tích rau 301,803 50 67,64 8,18 18,19 400,652 0,85 3327,39 VietGAP (ha) Số cơ sở rau 461 2 10 1 3 24 2 820 VietGAP Nguồn: http://vietgap.gov.vn, truy cập ngày 09 tháng 10 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ (2012) đã ban hành một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Một số chính sách hỗ trợ cho việc áp dụng VietGAP bao gồm: - Đầu tư kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước và mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung; - Hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải và hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP; - Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp và dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn; - Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn; 275
  8. Nhóm biến độc lập (biến quan tâm) Các hỗ trợ của Nhà nước cơ sở nhận được 1. Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật Biến phụ thuộc 2. Hỗ trợ vật tư nông nghiệp 3. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn Việc áp dụng VietGAP của - Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng rau kháng sâu bệnh, thuốc bảo cơ sở sản xuất giống 4. Hỗ trợ giám sát nội bộ 5. Hỗ trợ chứng nhậnvệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý VietGAP dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); 6. Hỗ trợ truyền thông 7. Hỗ trợ bán hàng - Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại Ngoài ra, nhiều chương trình, dự án do Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ cho việc thực hiện VietGAP tại các cơ sở sản xuất rau an toàn tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. 4. Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Dựa vào tổng quan nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với việc áp dụng GAP nói chung, VietGAP nói riêng và một số chính sách nhà nước hỗ trợ các cơ sở sản xuất rau an toàn áp dụng VietGAP, các tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố chính sách nhà nước ảnh hưởng tới việc áp dụng VietGAP của cơ sở sản xuất rau. Nếu xét theo chuỗi giá trị bên trong của các cơ sở sản xuất rau, các hoạt động chính của cơ sở từ sử dụng các nguồn lực đầu vào, sản xuất, sơ chế sau đó phân phối rau ra thị trường, các hỗ trợ của Nhà nước cho các hoạt động này bao gồm: hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật; hỗ trợ vật tư nông nghiệp; hỗ trợ đào tạo, tập huấn; hỗ trợ giám sát nội bộ; hỗ trợ cấp giấy chứng nhận; hỗ trợ truyền thông; và hỗ trợ bán hàng. Mô hình nghiên cứu được thể hiện như trong hình sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố thuộc về chính sách nhà nước ảnh hưởng tới việc áp dụng VietGAP của cơ sở sản xuất rau Thang đo của biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu được kế thừa từ các nghiên cứu của Deng và cộng sự (2010), Jayasinghe-Mudalige (2005) và qua điều tra phỏng vấn. Các biến trong mô hình được diễn giải như sau: Biến phụ thuộc là việc áp dụng VietGAP của cơ sở sản xuất rau - VG - nhận giá trị từ 1 đến 6 tương ứng với mỗi nhận định như sau: (1) chưa áp dụng VietGAP và không có kế 276
  9. hoạch áp dụng; (2) có kế hoạch áp dụng VietGAP nhưng chưa áp dụng được; (3) đang áp dụng VietGAP nhưng chưa được chứng nhận; (4) có chứng nhận VietGAP và vẫn đang áp dụng; (5) có chứng nhận VietGAP nhưng không áp dụng; và (6) chứng nhận VietGAP đã hết hạn và không có kế hoạch xin cấp lại chứng nhận. Các biến độc lập là các hỗ trợ của Nhà nước cơ sở nhận được, cụ thể: (1) hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật - Kthuat; (2) hỗ trợ vật tư nông nghiệp - Vtu; (3) hỗ trợ đào tạo, tập huấn - Dtao; (4) hỗ trợ giám sát nội bộ - Gsat; (5) hỗ trợ chứng nhận VietGAP - Cnhan; (6) hỗ trợ truyền thông - Tthong; và (7) hỗ trợ bán hàng - Bhang. Các biến hỗ trợ này là các biến giả nhận giá trị 1 nếu có hỗ trợ, nhận giá trị 0 nếu không. Giả thuyết nghiên cứu là các hỗ trợ của Nhà nước có tương quan dương với việc áp dụng VietGAP của cơ sở sản xuất rau. Nghiên cứu tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam, sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Mẫu nghiên cứu định lượng bao gồm 200 cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam có hoặc không áp dụng VietGAP. Đối tượng điều tra bao gồm các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ cá thể. Việc thu thập dữ liệu được tiến hành bằng cách gọi điện, gặp trực tiếp, gửi thư tới các cơ sở và đã thu được kết quả trả lời bảng hỏi từ 130 cơ sở, tương đương với 66% quy mô mẫu nghiên cứu. Kết quả trả lời bảng hỏi cho thấy trong tổng số 130 cơ sở, không có trường hợp nào trả lời là có chứng nhận VietGAP nhưng không áp dụng và chứng nhận VietGAP đã hết hạn và không có kế hoạch xin cấp lại chứng nhận. Sau khi thu thập dữ liệu, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Multinomial Logit để kiểm định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Mô hình hồi quy Multinomial Logit được lựa chọn do biến phụ thuộc VG có thang đo định tính, là các giá trị lựa chọn không có tính thứ bậc. Ta chọn VG = 1 làm nhóm cơ sở để so sánh với các trường hợp còn lại, mô hình có dạng: z z z z P (VG = 2) = e 2 / (1+ e 2 + e 3 + e 4) z z z z P (VG = 3) = e 3 / (1+ e 2 + e 3 + e 4) z z z z P (VG = 4) = e 4 / (1+ e 2 + e 3 + e 4) P (VG = 1) = 1 – P (VG = 2) – P (VG = 3) – P (VG = 4) Trong đó: P (VG = 1) là xác suất để cơ sở chưa áp dụng VietGAP và không có kế hoạch áp dụng; P (VG = 2) là xác suất để cơ sở có kế hoạch áp dụng VietGAP nhưng chưa áp dụng được; 277
  10. P (VG = 3) là xác suất để cơ sở đang áp dụng VietGAP nhưng chưa được chứng nhận; P (VG = 4) là xác suất để cơ sở có chứng nhận VietGAP và vẫn đang áp dụng; z = b0 + b1.Kthuat + b2.Vtu + b3.Dtao + b4.Gsat + b5.Cnhan + b6.Tthong + b7.Bhang. 5. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết quả mô hình hồi quy kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về Nhà nước và việc áp dụng VietGAP của cơ sở sản xuất rau cho thấy: Xác suất để cơ sở có chứng nhận VietGAP và vẫn tiếp tục áp dụng so với xác suất để cơ sở chưa áp dụng VietGAP và không có kế hoạch áp dụng tăng khi cơ sở sản xuất rau nhận được hỗ trợ vật tư nông nghiệp (hệ số chặn b2 = 1.575114; P_value = 0.032) và nhận được hỗ trợ chứng nhận VietGAP (hệ số chặn b5 = 2.260541; P_value = 0.005). Như vậy, việc cơ sở nhận được hỗ trợ vật tư nông nghiệp và hỗ trợ chứng nhận VietGAP làm tăng khả năng cơ sở có chứng nhận VietGAP và tiếp tục áp dụng VietGAP. Chưa có bằng chứng cho thấy các hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo, tập huấn, hỗ trợ giám sát nội bộ, hỗ trợ truyền thông và hỗ trợ bán hàng có ảnh hưởng đến việc áp dụng VietGAP của các cơ sở sản xuất rau (P_value > 0.1 - các biến không có ý nghĩa thống kê). Nhiều trường hợp rau áp dụng VietGAP tiêu thụ ngoài thị trường không phân biệt được với rau thường nên giá bán thấp, không mang đến lợi ích kinh tế cho người sản xuất. Do vậy việc hỗ trợ vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là nguồn động viên lớn đối với các cơ sở sản xuất rau, tạo động lực cho người trồng áp dụng VietGAP, từ đó việc chỉ đạo và giám sát nội bộ của cán bộ quản lý cơ sở được thuận lợi hơn. Ngoài ra, khi các nông hộ sử dụng các vật tư nông nghiệp này và thấy được hiệu quả cũng như sự an toàn cho sức khỏe bản thân người trồng, họ sẽ tiếp tục sử dụng bằng việc mua từ các kênh phân phối như hợp tác xã và các cửa hàng. Nhà nước hỗ trợ quản lý vật tư nông nghiệp bằng việc ban hành danh mục các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng. Như vậy, hỗ trợ vật tư nông nghiệp có ảnh hưởng tích cực tới việc áp dụng và lấy chứng nhận VietGAP của các cơ sở sản xuất rau. Rất nhiều cơ sở sản xuất rau khi bắt đầu áp dụng VietGAP chưa có nguồn tiêu thụ thì rất khó khăn về chi phí chứng nhận. Phí chứng nhận VietGAP đối với cơ sở sản xuất rau là chi phí lớn, việc thu hồi vốn từ chi phí chứng nhận là khó. Nhà nước đã hỗ trợ các cơ sở phí chứng nhận VietGAP lần đầu. Ngoài ra, hiện nay nhiều cơ sở sản xuất rau áp dụng VietGAP hay chậm trễ về thủ tục, hồ sơ, giấy tờ khi chứng nhận hết hạn cần xin cấp lại chứng nhận. Nhà nước hỗ trợ về chứng nhận thông qua việc tư vấn, hướng dẫn cho các cơ sở, tạo động lực cho các cơ sở tiếp tục duy trì việc áp dụng VietGAP. 278
  11. Nghiên cứu chưa chứng minh được các hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo, tập huấn, hỗ trợ giám sát nội bộ, hỗ trợ truyền thông và hỗ trợ bán hàng làm tăng khả năng cơ sở sản xuất rau áp dụng VietGAP. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất rau khi bắt đầu áp dụng VietGAP đều gặp những khó khăn về chi phí đầu tư trang thiết bị, hạ tầng cơ sở ban đầu, chi phí quản lý việc tuân thủ các quy định. Vì vậy, Nhà nước có thể hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng sơ chế cho các cơ sở bắt đầu áp dụng VietGAP, phụ cấp cho các cán bộ chỉ đạo và giám sát của cơ sở, cho vay ưu đãi về lãi suất cho các cơ sở tuân thủ tốt việc áp dụng VietGAP. Ngoài ra, việc đảm bảo truy nguyên nguồn gốc sản phẩm đòi hỏi người trồng phải ghi chép nhật ký trồng trọt. Đây là vướng mắc lớn để được chứng nhận VietGAP do người nông dân chưa có thói quen ghi chép và các biểu mẫu rất nhiều. Nhà nước cần đào tạo, tập huấn cho các cán bộ cơ sở để họ có thể hướng dẫn người nông dân cách ghi sổ nhật ký thành thạo, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát nội bộ. Đầu ra cho sản phẩm rau VietGAP không ổn định do giá bán cao hơn rau thường và việc tiếp xúc để khai thác thị trường của các cơ sở sản xuất rau còn nhiều hạn chế. Trong vài năm gần đây, Nhà nước hỗ trợ thành lập các cửa hàng rau an toàn, trong đó có rau VietGAP, hỗ trợ xúc tiến giao dịch qua sàn bán buôn, các hội chợ thương mại, hội nghị khách hàng, hỗ trợ tem, nhãn nhận diện cho các cơ sở nhằm quảng bá, tiếp thị rau VietGAP đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần đổi mới hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm rau. Với rau tiêu thụ trên thị trường, cần đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, có đóng gói, tem nhãn nhận diện, phân biệt sản phẩm đã kiểm soát an toàn thực phẩm và chưa kiểm soát an toàn thực phẩm. Đối với các cơ sở sản xuất rau áp dụng VietGAP, giám sát việc tuân thủ các trình tự, thủ tục cần được tiến hành thường xuyên bởi các bên liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chứng nhận, nội bộ cơ sở và cộng đồng. Các cơ quan quản lý cần thường xuyên kết nối thông tin về an toàn thực phẩm với cộng đồng, công khai các cơ sở vi phạm để răn đe việc tuân thủ quy định an toàn thực phẩm, đồng thời nâng cao niềm tin của người tiêu dùng. Do các hỗ trợ của Nhà nước có mối quan hệ tương hỗ nên việc hỗ trợ đồng bộ từ đầu vào, trong quá trình và cả đầu ra của quá trình sản xuất có tác dụng thúc đẩy các cơ sở sản xuất rau yên tâm đầu tư, đặc biệt là các cơ sở mới bắt đầu áp dụng VietGAP do rau là một mặt hàng nhạy cảm và nhiều rủi ro. Các chính sách hỗ trợ giúp duy trì và nhân rộng việc áp dụng VietGAP trong sản xuất rau. Bài viết đã phân tích định lượng ảnh hưởng của các yếu tố chính sách nhà nước đến việc áp dụng VietGAP của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam và thảo luận về kết quả nghiên cứu. Trong tương lai sẽ cần có những nghiên cứu đánh giá tác động kết hợp của 279
  12. các yếu tố thuộc về cơ sở sản xuất, các yếu tố khách hàng và các yếu tố thuộc về Nhà nước tới việc áp dụng VietGAP của các cơ sở sản xuất rau, từ đó đề xuất giải pháp về chính sách nhà nước nhằm duy trì và nhân rộng sản xuất rau áp dụng VietGAP ở Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), Quyết định số 379/QĐ-BNN- KHCN, Ban hành Quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn, ban hành ngày 28 tháng 01 năm 2008. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Tổng kết Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản năm 2014 và Kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm năm 2015, Hà Nội. 3. Brown, D. M. (1997), Choice and efficiency in food safety policy, Southern Economic Journal, http://search.proquest.com/docview/212122198?accountid=41574. 4. Buzby, J. C. (2003), International trade and food safety: economic theory and case studies. Washington, DC: US Department of Agriculture, Economic Research Service. 5. Caswell, J. A. (1998), ‘Valuing the benefits and costs of improved food safety and nutrition’, Australian Journal of Agricultural and Resource Economics, 42(4), 409-424. 6. Đào Đức Huấn (2009), Nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm một số nông sản sản xuất ở vùng Đồng bằng sông Hồng, đề tài dự án, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD. 7. Deng, H., Huang, J., Xu, Z., & Rozelle, S. (2010), Policy support and emerging farmer professional cooperatives in rural China, China economic review, 21(4), 495-507. 8. Gorter, H., & Swinnen, J. F. (1994), The economic polity of farm policy, Journal of Agricultural Economics, 45(3), 312-326. 9. Hanak, E., Boutrif, E., Fabre, P. and Pineiro, M. (2002), ‘Food Safety Management in Developing Countries’, Proceedings of the International Workshop, Montpellier, France. 10. Henson, S., & Caswell, J. (1999), Food safety regulation: an overview of contemporary issues, Food policy, 24(6), 589-603. 11. Henson, S., & Heasman, M. (1998), Food safety regulation and the firm: understanding the compliance process, Food Policy, 23(1), 9-23. 12. Hooker, N. H. and Caswell, J. A. (1996), Trends in food quality regulation: Implications for processed food trade and foreign direct investment, Agribusiness 12(5), 411-419. 13. Jayasinghe-Mudalige, U. (2005), Economic incentives for adopting food safety controls in canadian enterprises and the role of regulation, Doctoral thesis, Retrieved from http://search.proquest.com/docview/305000352?accountid=41574 14. Lê Trọng Hải (2011), Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hợp tác giữa HTX, tổ nhóm với các tác nhân phát triển chuỗi giá trị một số sản phầm nông sản ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, đề tài dự án, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD. 280
  13. 15. Lưu Thái Bình (2012), Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 16. Nguyễn Thị Liên (2011), Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất mô hình liên kết sản xuất trong chuỗi ngành hàng rau chất lượng cao tại Lâm Đồng, đề tài dự án, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD. 17. Ogus, A. I. (1994), Regulation: Legal form and economic theory, Oxford: Clarendon Press. 18. Reardon, T., & Farina, E. (2001), The rise of private food quality and safety standards: illustrations from Brazil, The International Food and Agribusiness Management Review, 4(4), 413-421. 19. Srimanee, Y. & Routray, J.K. (2011), The fruit and vegetable marketing chains in Thailand: policy impacts and implications, Asian Institute of Technology, Thailand. 20. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg, về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, ban hành ngày 09 tháng 01 năm 2012. 21. Wannamolee, W. (2008), Development of Good Agricultural Practices (GAP) for Fruit and Vegetables in Thailand, paper present for Training of Trainers in Good Agricultural Practices (GAP) and Benchmarking: Global GAP for Fruit and Vegetable, Sheraton Subang Hotel and Tower, Kuala Lumpur, Malaysia, 14-23 July 2008, Science and Education Publishing. 22. WHO and FAO (2009), Food hygience, CODEX Alimentarius, Rome. 281
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1