intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ẨM ĐỘ LÚA BAN ĐẦU ĐẾN HỆ THỐNG NHÀ MÁY XAY XÁT KIỂU RULO CAO SU, NĂNG SUẤT 1 TẤN/ GIỜ "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

154
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất thoát sau thu hoạch và các nguyên nhân này có thể xảy ra ngay trước thu hoạch và trong các công đoạn sau đó từ lúc thu hoạch đến bảo quản. Hiện tượng nứt gãy hạt sau thu hoạch làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Lúa gạo bị hư hỏng và bị giảm số lượng lẫn chất lượng do các thao tác sau thu hoạch chưa đúng kỹ thuật trong quá trình thu hoạch, gặt đập, phơi sấy, tháo tải, vận chuyển, xay xát và điều kiện bảo quản....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ẨM ĐỘ LÚA BAN ĐẦU ĐẾN HỆ THỐNG NHÀ MÁY XAY XÁT KIỂU RULO CAO SU, NĂNG SUẤT 1 TẤN/ GIỜ "

  1. ĐỀ ÁN: CARD - 026/ VIE-05 PHỤ LỤC 2 BÁO CÁO: “ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ẨM ĐỘ LÚA BAN ĐẦU ĐẾN HỆ THỐNG NHÀ MÁY XAY XÁT KIỂU RULO CAO SU, NĂNG SUẤT 1 TẤN/ GIỜ” ThS. Nguyễn Văn Xuân KS. Lê Quang Vinh THÁNG 10- 2008 Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 1
  2. MỤC LỤC Trang 1. DẪN NHẬP.......................................................................................................................... 3 2. MỤC TIÊU........................................................................................................................... 3 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM............................................................ 3 3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện................................................................................. 3 3.2. Mẫu thí nghiệm và bố trí thí nghiệm.......................................................................... 3 3.3. Hệ thống xay xát ......................................................................................................... 4 3.4 Xác định ẩm độ mẫu lúa ............................................................................................. 5 3.5 Xác định năng suất xay............................................................................................... 5 3.6 Xác định tỉ lệ thu hồi gạo nguyên .............................................................................. 8 3.7 Xác định tỉ lệ hạt nứt................................................................................................... 8 3.8 Phân tích số liệu.......................................................................................................... 8 4 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM .................................................................................................. 8 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................... 10 6 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 11 6.5 Phụ lục 1: Kết quả xác định ẩm độ lúc trước khi xay xát....................................... 11 6.5.1Mẫu hạt có ẩm độ 14% 11 6.5.2Mẫu hạt có ẩm độ 15% 11 6.5.3Mẫu hạt có ẩm độ 16% 11 6.6 Phụ lục 2: Kết quả xác định độ nứt của lúa trước khi xay xát ............................... 12 6.7 Phụ lục 3: Kết quả phân tích chất lượng gạo xay xát ............................................. 13 6.7.1Phụ lục 3.2: Mức ẩm độ 15% 14 6.7.2Phụ lục 3.3: Mức ẩm độ 16% 15 6.8 Phụ lục 4: Kết quả thí nghiệm hệ thống xay xát kiểu ru lô cao su RS10P - SINCO, năng suất 1 tấn/giờ ............................................................................................... 16 6.8.1Phụ lục 4.1: Mức ẩm độ 14% 16 6.8.2Phụ lục 4.2: Mức ẩm độ 15% 18 6.8.3Phụ lục 4.3: Mức ẩm độ 16% 21 6.9 Phụ lục 5: Kết quả phân tích phương sai ANOVA ................................................. 24 6.9.1Năng suất 24 6.9.2Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên 24 Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 2
  3. 1. DẪN NHẬP Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất thoát sau thu hoạch và các nguyên nhân này có thể xảy ra ngay trước thu hoạch và trong các công đoạn sau đó từ lúc thu hoạch đến bảo quản. Hiện tượng nứt gãy hạt sau thu hoạch làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Lúa gạo bị hư hỏng và bị giảm số lượng lẫn chất lượng do các thao tác sau thu hoạch chưa đúng kỹ thuật trong quá trình thu hoạch, gặt đập, phơi sấy, tháo tải, vận chuyển, xay xát và điều kiện bảo quản. Xay xát là một công đoạn quan trọng vì nó tạo ra sản phẩm cuối cùng (gạo trắng) trong chuỗi sản xuất gạo. Bên cạnh hiện tượng nứt gãy hạt tiềm ẩn trong những giai đoạn trước, hạt gạo có thể bị nứt do xay xát không đúng kỹ thuật, ví dụ như hiệu suất xay xát của hệ thống thấp, chất lượng gạo trước xát thấp. Một vài nghiên cứu cho thấy hệ thống xay xát không phù hợp làm gạo bị gãy tuy nhiên chưa có thông tin nào đề cập đến ảnh hưởng của chất lượng lúa trước xát đến hiệu quả của hệ thống. Trong nghiên cứu này sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm độ lúa ban đầu đến đặc tính của hệ thống xay xát cối cao su về mặt năng suất và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Các thông số khác như độ sạch lúa, mức độ nứt hạt trước xát cũng được xem xét để liên hệ đến tổng thể của thí nghiệm. 2. MỤC TIÊU Mục tiêu của thí nghiệm này là xác định tác động của ẩm độ lúa ban đầu đến đặc tính của hệ thống xay xát cối cao su 1 tấn/giờ về mặt năng suất và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1.Thời gian và địa điểm thực hiện Thí nghiệm được tiến hành vào tháng 7 năm 2007 trên dây chuyền xay xát kiểu rulo cao su của hãng Sinco có năng suất 1 tấn/ giờ, tại Trường Đại học Cần Thơ. Việc phân tích mẫu về chất lượng gạo xay xát được tiến hành tại Bộ môn Công nghệ Hóa học, các chỉ tiêu của lúa trước khi xay xát được thực hiện tại Trung tâm Năng lượng và Máy Nông nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm TPHCM. 3.2. Mẫu thí nghiệm và bố trí thí nghiệm Thí nghiệm này sử dụng giống gạo OM1490. Yếu tố thí nghiệm là ẩm độ ban đầu (cơ sở ướt) với ba mức ẩm độ 14%, 15%, và 16%. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên RCBD (Random Complete Block Design) với hai lần lặp lại. Nguồn nguyên liệu lúa đầu vào được chọn ở cùng một ruộng lúa tại TP Cần Thơ, sau khi thu hoạch được đưa vào máy sấy để hạ ẩm độ hạt xuống đến mức yêu cầu của thí nghiệm là 14%, 15% và 16%. Tuy nhiên, để đạt được chính xác các mức đó là một vấn đề khá khó khăn. Thực tế, chấp nhận có sự khác biệt về ẩm độ so với 3 mức trên. Số liệu chính xác của ẩm độ lúa thí nghiệm được trình bày ở Phụ lục 1. Với kết quả này, 3 mức ẩm độ của hạt Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 3
  4. lúa thí nghiệm lần lượt là 13,76%, 14,92% và 16,22% (để thuận tiện, tạm đặt 3 mức ẩm độ của lúa thí nghiệm lần lượt là 14%, 15% và 16%). 3.3. Hệ thống xay xát Hệ thống xay xát kiểu rulo với năng suất 1 tấn/giờ RS10P của hãng Sinco lắp đặt tại Khoa Công nghệ – Trường Đại học Cần Thơ được sử dụng trong quá trình thí nghiệm. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống này được minh họa trong Hình 1. Hình 2-5 mô tả các thành phần của hệ thống. Hình 1: Hệ thống xay xát kiểu rulo với năng suất 1 tấn/giờ RS10P 1- Bể chứa lúa; 2- Sàng phân loại; 3- Thùng chứa; 4- Máy bóc vỏ kiểu rulo cao su; 5- Thùng chứa; 6- Sàng phân loại gạo; 7- Máy tách đá; 8- Thùng chứa; 9- Máy xát trắng; 10- Máy đánh bóng; 11- Trống phân cấp gạo. - E1, E2, E3, E4, E5, E6, E7: các gầu tải; F1, F2, F3: các quạt phân ly; X1, X2: các xyclon lắng cám. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống xay xát RS10P-Sinco. Đầu tiên, lúa được cung cấp vào bể chứa (1), lúa này được gầu tải (E1) đưa qua sàng phân loại để lấy đi các tạp chất còn lẫn trong lúa. Tại đây, các loại tạp chất lớn nặng, lớn nhẹ, nhỏ nặng, nhỏ nhẹ (như cọng rơm, dây cột bao, đất, đá,…) sẽ được tách ra. Sau đó, lúa sẽ được gầu tải (E2) đưa tới thùng chứa tạm (3), thùng chứa này có tấm điều chỉnh lượng lúa đi qua máy bóc vỏ kiểu ru lô cao Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 4
  5. su (4). Lúa sau khi đi qua máy bóc vỏ (4) sẽ cho ra hỗn hợp gồm gạo lức, trấu càng (cám thô), hạt thóc lửng, lúa chưa bóc vỏ và vỏ trấu. Hỗn hợp này sẽ được phân ly bởi quạt ly tâm (F1), trấu và bụi nhỏ sẽ được quạt hút và đưa ra ngoài khu vực chứa trấu, trấu càng và các hạt thóc lửng cũng được sẽ được lấy ra khỏi hỗn hợp từ đây. Hỗn hợp còn lại bao gồm gạo lức và thóc chưa bóc vỏ sẽ được chuyển đến sàng phân loại (6) nhờ gầu tải (E3). Tại vị trí sàng (6), hỗn hợp sẽ được phân làm 3 sản phẩm: gạo lức, thóc chưa bóc vỏ và hỗn hợp gồm gạo lức và thóc chưa bóc vỏ. Hỗn hợp thóc và gạo lức này sẽ được chuyển về gầu tải (E3) để phân loại lại, thóc chưa bóc vỏ được đưa trở lại máy bóc vỏ (4) để bóc vỏ lại. Gạo lức sau khi được phân loại, tiếp tục được gầu tải (E4) đưa tới máy tách đá sạn (7), sau đó tiếp tục đi tới máy xát trắng (9). Tại đây, quá trình xát trắng gạo lức sẽ được thực hiện, cám tách ra từ quá trình này sẽ được thu hồi bởi quạt (F2) và được lấy ra ngoài ở cửa ra của xyclon (X1). Gạo sau xát trắng sẽ được đưa tới máy đánh bóng (10) nhờ gầu tải (E6) để đánh bóng hạt gạo. Cám tách ra từ quá trình đánh bóng sẽ được thu hồi nhờ quạt (F3) tại cửa ra của xyclon (X2). Sau đó, gạo tiếp tục được đưa tới trống phân loại (11). Tại đây, hỗn hợp gạo trắng sẽ được phân loại thành gạo nguyên và tấm theo 2 cửa riêng biệt. Các dụng cụ khảo nghiệm bao gồm: Cân bàn các loại 60kg, 30kg, 2kg, 1kg; cân điện tử 310g với độ chính xác 0,01g; tủ sấy, thiết bị đo công suất điện, đồng hồ bấm giây, chuông điện, bao PP, túi đựng mẫu các loại, … 3.4 Xác định ẩm độ mẫu lúa Độ ẩm của mẫu cho mỗi nghiệm thức được xác định bằng cách sấy khô (ba lần) 40-60 g g lúa ở 70 oC trong 24 giờ. Độ ẩm được thể hiện theo cơ sở ướt. 3.5 Xác định năng suất xay Đầu tiên, xác định lượng lúa đi qua máy bóc vỏ. Lưu ý rằng xem như lượng lúa chưa bóc vỏ được và đưa trở về bóc vỏ lại là như nhau trong các lần thí nghiệm. Sau đó cân tất cả sản phẩm ở tất cả các cửa ra trong thời gian thí nghiệm (6 phút). Ở đây, các thí nghiệm được tiến hành trên cùng một chủng loại lúa nên trong các nghiệm thức, trấu được cố định ở cùng một mức là 21,0 % khối lượng lúa cung cấp. Năng suất của nhà máy được xác định bằng cách lấy tổng lượng lúa đi qua máy bóc vỏ và trừ đi phần hạt thóc lửng và các tạp chất (kg/h, giá trị trung bình của ba lần lặp lại). Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 5
  6. Hình 2: Hệ thống xay xát 1 tấn/giờ RS10P _ SINCO Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 6
  7. Hình 3: Máy bóc vỏ, phân ly trấu và phân ly thóc-gạo lức Hình 4: máy xát trắng và đánh bóng gạo Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 7
  8. Hình 5: Hệ thống thu hồi cám và trống phân cấp gạo (tri-e) 3.6 Xác định tỉ lệ thu hồi gạo nguyên Gạo nguyên được phân riêng khỏi gạo tấm để xác định tỉ lệ thu hồi gạo nguyên là tỉ lệ của khối lượng gạo còn nguyên vẹn trên khối lượng của lúa được chà xát. Gạo nguyên là gạo sau xát có chiều dài lớn hơn 75% chiều dài ban đầu. 3.7 Xác định tỉ lệ hạt nứt Lựa chọn ngẫu nhiên 50 hạt lúa trong từng mẫu xay khoảng 150 g, bóc vỏ trấu bằng tay và quan sát nứt bằng hộp đèn. Tỉ lệ hạt gãy nứt là giá trị trung bình của phần trăm số lượng hạt gãy nứt trong mỗi 50 hạt. Mỗi nghiệm thức được lặp lại hai lần. 3.8 Phân tích số liệu Số liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê Statgraphics 3.0. 4 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM Bảng 1 trình bày độ sạch và tỉ lệ nứt hạt của mẫu thóc ban đầu ở 3 mức ẩm độ (14, 15, & 16 % cơ sở ướt). Kết quả cho thấy độ sạch của thóc trong thí nghiệm này không cao. Độ sạch thóc 14% ẩm (88.26%) cao hơn độ sạch thóc ở 15% và 16% (Bảng 1). Do độ sạch có liên quan đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên nên gạo nguyên cũng sẽ có giá trị không cao. Độ nứt của hạt trước khi thí nghiệm ứng với các mức ẩm độ 14%, 15% và 16% lần lượt là 4,0%, 3,33% và 1,0%. Số liệu này sẽ được trừ ra khi phân tích độ nứt của hạt gạo nguyên sau khi xay xát ở hệ thống máy đã thí nghiệm Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 8
  9. Bảng 1. Độ sạch thóc và tỉ lệ hạt nứt của mẫu ban đầu ở 3 mức ẩm độ. Ẫm độ, % cs ướt Độ sạch, % Độ nứt hạt ban đầu, % 13.76% 88.26 4.0 14.92% 83.49 3.3 16.22% 83.69 1.0 Bảng 2 trình bày ảnh hưởng của các ẩm độ khác nhau đến năng suất của hệ thống và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên sau khi xay xát. Kết quả phân tích phương sai ANOVA (Phụ lục 5) cho biết sự khác biệt về ẩm độ của mẫu thóc ban đầu không đáng kể đến năng suất của hệ thống (P >0.05). Tuy nhiên, kết luận này có thể phạm phải sai lầm loại II, thông thường người ta chấp nhận mức xác suất sai lầm loại II β = 0,10 ÷ 0,20. Bằng các suy diễn thống kê, có thể xác định được với n ≥ 9 ( = số lần lặp lại hay số khối), mức sai biệt tối thiểu giữa 2 nghiệm thức ∆ = 60 kg/h thì khả năng phạm sai lầm loại II là β ≈ 0,16 (chấp nhận được). Như vậy, ở đây số lần lặp lại (= số khối) quá ít. Bảng 2. Năng suất trung bình của hệ thống và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ở 3 mức ẩm độ ẩm độ, % Năng suất, Tỉ lệ thu hồi gạo trắng, % * Xát trắng gạo Tỉ lệ thu hồi cs ướt kg thóc/giờ trong 6 phút, gạo nguyên, % Gạo nguyên Tấm kg (1) (2) (3) (4) (5) 691.05ns 46.71ns 14 78.11 21.89 41.33 578.47ns 44.91ns 15 79.39 20.61 32.73 747.54ns 37.09ns 16 67.675 32.325 40.97 *tỉ lệ thu hồi gạo trắng là 59.63% (14%), 56.60 % (15%), và 54.80 % (16%) (5)= (2)*(4)*(1); ns: khác biệt không đáng kể ở α=0.05 Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ở 14% ẩm cao nhất (46.71%) sau đó là 15% (44.90%) và 16% (36.94%). Kết quả phân tích thống kê cho thấy tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giữa 3 mức ẩm độ là không đáng kể với P > 0.05 (Phụ lục 4.2). Tuy nhiên, sử dụng trắc nghiệm t so sánh giữa hai mẫu gạo có ẩm độ 14% và 16% thì sự khác biệt là đáng kể ở mức ý nghĩa 0.1 (Phụ lục 5). Thực tế, đây là hệ thống xay xát kiểu rulô cao su do Sinco sản xuất với năng suất lý thuyết là 1 tấn/giờ. Tuy nhiên, hệ thống chỉ được dùng làm học cụ để giảng dạy của Khoa Công nghệ – Trường Đại học Cần Thơ, việc vận hành toàn bộ hệ thống chưa từng được thực hiện, chỉ cho từng máy riêng rẽ của hệ thống hoạt động trong quá trình giảng dạy thực tập cho sinh viên, trước đó máy đã ngừng hoạt động trong thời gian dài. Chính vì thế, trong quá trình thí nghiệm, đôi khi xảy ra một vài trục trặc, ngay cả với nhân viên vận hành máy (khi Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 9
  10. điều chỉnh các máy móc trong hệ thống, góc nghiêng sàng,…) cũng không thật sự thành thục và chuyên nghiệp. Những yếu tố này cũng gây đã ảnh hưởng nhất định đến kết quả của thí nghiệm. 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Nhìn chung, ẩm độ thóc ban đầu càng cao thì tỉ lệ thu hồi gạo nguyên càng thấp. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ở 14% ẩm cao nhất (46.71%) sau đó là 15% (44.90%) và 16% (36.94%). Ảnh hưởng của ẩm độ ban đầu đến đặc tính của hệ thống xay xát 1 tấn/giờ như trong thí nghiệm này là đáng kể khi xem xét giữa hai mức ẩm độ 14% và 16%. Bên cạnh đó, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của hệ thống này thấp hơn những hệ thống hiện tại. Điều này có thể là do những trục trặc kỹ thuật như đã trình bày ở trên. Đề nghị thực hiện tiếp thí nghiệm trên các hệ thống khác cũng như tăng số lần lặp lại để đảm bảo độ chính xác. NGƯỜI BÁO CÁO ThS Nguyễn Văn Xuân KS Lê Quang Vinh Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 10
  11. 6 PHỤ LỤC 6.5 Phụ lục 1: Kết quả xác định ẩm độ lúc trước khi xay xát Ngày thí nghiệm:30/7/ 2007. Địa điểm: Trung tâm Năng lượng và Máy Nông nghiệp – ĐH Nông Lâm TPHCM. Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ. Nội dung: Xác định ẩm độ bằng phương pháp tủ sấy 6.5.1 Mẫu hạt có ẩm độ 14% Đơn vị LẶP LẠI Thông số tính I II III Khối lượng bì 14.10 13.80 19.40 Khối lượng ban đầu (bì + hạt) 72.36 65.52 60.25 Khối lượng cuối (bì + hạt) g 64.53 58.25 54.62 Lượng nước trong hạt 7.83 7.27 5.63 Khối lượng hạt ban đầu 58.26 51.72 40.85 Khối lượng cuối 50.43 44.45 35.22 Độ ẩm hạt % 13.44 14.06 13.78 Độ ẩm trung bình của hạt 13.76 6.5.2 Mẫu hạt có ẩm độ 15% Đơn vị LẶP LẠI Thông số tính I II III Khối lượng bì 16.90 16.20 15.30 Khối lượng ban đầu (bì + hạt) 59.21 67.92 62.45 Khối lượng cuối (bì + hạt) 52.81 60.32 55.41 g Lượng nước trong hạt 6.40 7.60 7.04 Khối lượng hạt ban đầu 42.31 51.72 47.15 Khối lượng cuối 35.91 44.12 40.11 Độ ẩm hạt % 15.10 14.69 14.93 Độ ẩm trung bình của hạt 14.92 6.5.3 Mẫu hạt có ẩm độ 16% Thông số Đơn vị LẶP LẠI tính I II III Khối lượng bì 18.40 15.20 15.50 Khối lượng ban đầu (bì + hạt) 66.52 62.29 56.74 Khối lượng cuối (bì + hạt) 58.55 54.92 49.96 g Lượng nước trong hạt 7.97 7.37 6.78 Khối lượng hạt ban đầu 48.12 47.09 41.24 Khối lượng cuối 40.15 39.72 34.46 Độ ẩm hạt % 16.56 15.65 16.44 Độ ẩm trung bình của hạt 16.22 Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 11
  12. 6.6 Phụ lục 2: Kết quả xác định độ nứt của lúa trước khi xay xát Ngày thí nghiệm:04/08/2007. Địa điểm: Trung tâm Năng lượng và Máy Nông nghiệp – ĐH Nông Lâm TPHCM. Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ. Nội dung: Phân tích độ sạch của hạt thóc trước khi xay xát ST Thóc Độ nứt, Kí hiệu Kl mẫu, g Độ sạch, % Ghi chú T sạch, g % 1 PAD-14%_L1 1430.80 1331.12 93.03 2.67 sample 14% 2 PAD-14%_L2 1520.87 1269.7 83.49 5.33 Average 1475.84 1300.41 88.26 4.00 3 PAD-15%_L1 1520.87 1269.70 83.49 3.33 sample 15% 4 PAD-15%_L2 No sample Average 1520.87 1269.70 83.49 3.333 5 PAD-16%_L1 1578.76 1363.50 86.37 1.33 sample 16% 6 PAD-16%_L2 1488.75 1206.25 81.02 0.67 Average 1533.755 1284.875 83.69 1.00 Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 12
  13. 6.7 Phụ lục 3: Kết quả phân tích chất lượng gạo xay xát Người thực hiện: Bộ môn Công nghệ Hóa học - ĐH Nông Lâm TPHCM. Nội dung: Phân tích chất lượng gạo xay xát - Phụ lục 3.1: Mức ẩm độ 14% Ký Mã KL mẫu, Gạo nguyên Tấm Nứt Bạc bụng Note STT hiệu hóa g g % g % % % 1 X1 99.85 86.55 86.7 13.30 13.3 6.0 10 G-X1 Sample 14% 2 X2 100.26 84.26 84.0 16.00 16.0 6.0 6 3 X3 100.12 83.62 83.5 16.50 16.5 2.0 6 4 A1 99.86 82.55 82.7 17.31 17.3 2.0 10 5 A2 100.00 81.70 81.7 18.30 18.3 2.0 8 6 A3 99.98 85.60 85.6 14.38 14.4 2.0 12 7 B1 100.01 85.85 85.8 14.16 14.2 2.0 22 8 B2 99.99 83.87 83.9 16.12 16.1 0.0 18 9 B3 99.96 83.68 83.7 16.28 16.3 0.0 4 Trung bình 100.003 84.187 84.18 15.817 15.82 2.44 10.667 Độ lệch chuẩn 1.59 1.59 1.95 10 G-X2 X4 99.97 68.77 68.8 31.20 31.2 6.0 6 Sample 14% 11 X5 100.00 73.80 73.8 26.20 26.2 6.0 10 12 X6 100.00 71.10 71.1 28.90 28.9 2.0 10 13 A4 100.00 70.60 70.6 29.40 29.4 12.0 8 14 A5 99.99 72.79 72.8 27.20 27.2 12.0 12 15 A6 99.96 70.89 70.9 29.07 29.1 8.0 16 16 B4 99.68 69.18 69.4 30.50 30.6 10.0 8 17 B5 99.93 76.11 76.2 23.82 23.8 10.0 12 18 B6 99.25 74.25 74.8 25.00 25.2 10.0 14 Trung bình 99.938 71.943 72.04 27.921 27.96 8.44 10.7 Độ lệch chuẩn 2.50 2.50 3.28 Mức 14%: a) Tỷ lệ Gạo nguyên trung bình chiếm = ½ * (84,187% + 71,943%) = 78,11% lượng gạo trắng thu được; b) Tấm trong gạo trắng chiếm = 21,89%, c) Tỷ lệ hạt nứt trong gạo nguyên chiếm 5,44%. Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 13
  14. 6.7.1 Phụ lục 3.2: Mức ẩm độ 15% Ký Mã KL Gạo nguyên Tấm Nứt Bạc bụng Note STT hiệu hóa mẫu, g g % g % % % 1 Y1 100.06 81.13 81.1 18.93 18.9 12.0 16 G-Y1 Sample 15% 2 Y2 99.97 76.77 76.8 23.20 23.2 4.0 2 3 Y3 100.00 75.50 75.5 24.50 24.5 12.0 10 4 A7 99.96 77.50 77.5 22.46 22.5 6.0 10 5 A8 100.00 77.80 77.8 22.20 22.2 4.0 18 6 A9 100.00 81.50 81.5 18.50 18.5 16.0 12 7 B7 99.92 80.25 80.3 19.67 19.7 14.0 14 8 B8 99.94 79.15 79.2 20.79 20.8 12.0 18 9 B9 99.97 78.40 78.4 21.57 21.6 14.0 16 Trung bình 99.980 78.667 78.68 21.313 21.32 10.44 12.89 Độ lệch chuẩn 2.015 2.015 4.558 10 Y4 99.94 78.70 78.7 21.24 21.3 8.0 6 Sample 15% G-Y2 11 Y5 99.89 76.39 76.5 23.50 23.5 8.0 8 12 Y6 99.93 72.74 72.8 27.19 27.2 0.0 10 13 A10 99.88 82.88 83.0 17.00 17.0 6.0 4 14 A11 99.93 82.54 82.6 17.39 17.4 2.0 2 15 A12 99.97 79.95 80.0 20.02 20.0 6.0 10 16 B10 99.96 84.18 84.2 15.78 15.8 6.0 10 17 B11 99.67 80.36 80.6 19.31 19.4 2.0 12 18 B12 99.68 82.12 82.4 17.56 17.6 6.0 8 Trung bình 99.872 79.984 80.09 19.888 19.91 4.89 7.78 Độ lệch chuẩn 3.629 3.629 2.848 Mức 15%: a) Tỷ lệ Gạo nguyên trung bình chiếm 79,385% lượng gạo trắng thu được; b) Tấm trong gạo trắng chiếm 20,615%; c) Tỷ lệ hạt nứt trong gạo nguyên chiếm 7,665%. Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 14
  15. 6.7.2 Phụ lục 3.3: Mức ẩm độ 16% Gạo nguyên Tấm Nứt Bạc bụng Mã KL mẫu, STT Ký hiệu Ghi chú hóa g g % g % % % 1 Z1 99.88 82.36 82.5 17.52 17.5 2.0 2 G-Z1 Sample 16% 2 Z2 99.60 82.00 82.3 17.60 17.7 0.0 6 3 Z3 99.21 82.03 82.7 17.18 17.3 2.0 8 4 A13 99.63 62.49 62.7 37.14 37.3 28.0 10 5 A14 99.70 65.00 65.2 34.70 34.8 32.0 12 6 A15 99.64 62.18 62.4 37.46 37.6 28.0 16 7 B13 99.64 59.74 60.0 39.90 40.0 34.0 10 8 B14 99.67 61.87 62.1 37.80 37.9 26.0 14 9 B15 99.80 65.91 66.0 33.89 34.0 44.0 6 Trung bình 99.641 69.287 69.54 30.354 30.46 21.78 9.33 Độ lệch chuẩn 9.870 9.870 16.200 10 Z4 99.70 72.88 73.1 26.82 26.9 18.0 4 G-Z2 Sample 16% 11 Z5 99.80 67.66 67.8 32.14 32.2 6.0 2 12 Z6 99.56 63.73 64.0 35.83 36.0 0.0 10 13 A16 99.72 64.79 65.0 34.93 35.0 8.0 10 14 A17 99.37 62.55 62.9 36.82 37.1 16.0 8 15 A18 99.75 62.83 63.0 36.92 37.0 4.0 16 16 B16 99.53 69.61 69.9 29.92 30.1 8.0 4 17 B17 99.44 63.95 64.3 35.49 35.7 4.0 16 18 B18 99.40 61.82 62.2 37.58 37.8 6.0 10 Trung bình 99.586 65.536 65.81 34.050 34.19 7.78 8.89 Độ lệch chuẩn 3.701 3.701 5.783 Mức 16% là: a) Tỷ lệ Gạo nguyên trung bình chiếm 67,675% lượng gạo trắng thu được; b) Tấm trong gạo trắng chiếm 32,325%; c) Tỷ lệ hạt nứt trong gạo trắng chiếm 14,79%. Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 15
  16. 6.8 Phụ lục 4: Kết quả thí nghiệm hệ thống xay xát kiểu ru lô cao su RS10P - SINCO, năng suất 1 tấn/giờ 6.8.1 Phụ lục 4.1: Mức ẩm độ 14% Lần Trung Độ lệch Thông số xác định Ghi chú bình chuẩn I II (trong thời gian 6 phút) Khối lượng lúa vào, kg 75.05 68.70 71.875 4.4901 Khối lượng tạp chất, kg 0.02 0.02 0.021 0.0045 K.lượng hạt lép, hạt lửng, kg 2.85 2.65 2.748 0.1438 Khối lượng đá sạn, g 0 0 0 0.0 Khối lượng gạo trắng, kg 43.47 39.20 41.333 3.0170 Khối lượng tấm, kg 3.20 4.73 3.967 1.0842 Khối lượng cám, kg 7.07 4.63 5.850 1.7206 Khối lượng trấu càng, kg 0.439 1.00 0.721 0.3982 Khối lượng trấu, kg 15.16 13.87 14.512 0.9118 rice, broken Tổng thu hồi (gạo + tấm), kg 46.67 43.93 45.300 1.9328 rice Năng suất, kg/ giờ 721.76 660.35 691.056 43.4185 Lần Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên Trung Độ lệch Ghi chú bình chuẩn I II Tạp chất, hạt lép, hạt lửng,% 3.84 3.87 3.857 0.0197 Gạo trắng, % 60.16 59.11 59.631 0.7436 Tấm, % 4.44 7.14 5.790 1.9028 Cám, % 9.81 7.14 8.472 1.8863 Trấu càng, % 0.60 1.58 1.091 0.6948 Trấu, % 21.0 21.0 21.00 0.00 rice, broken Tổng thu hồi (gạo + tấm), % 64.60 66.24 65.422 1.1592 rice * Thông số khác: - Chi phí điện năng, kWh 26.5 - Giống lúa: VND-1490; sấy Từ kết quả phân tích mẫu gạo trắng ở Phụ lục 3 (3.1): - TLTH gạo nguyên của lần 1 (G-X1) = {(84.187%* 43.47 kg)/ 721.76 kg}*100% = 50.7 %. - TLTH gạo nguyên của lần 2 (G-X2) ={(71.943%* 39.20 kg)/ 660.35 kg}*100% = 42.71% => TLTH gạo nguyên trung bình (14%) = ½ * (50.7% + 42.71%) = 46.71%. Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 16
  17. Mã thí nghiệm: XX1-14% ( Thí nghiệm I) Lần Trung Độ lệch Thông số xác định Ghi chú bình chuẩn 1 2 3 (trong thời gian 6 phút) Khối lượng lúa vào, kg 75.25 68.9 81.0 75.05 6.05 Khối lượng tạp chất, kg 0.01 0.03 0.03 0.02 0.01 KL hạt lép, hạt lửng, kg 2.15 3.1 3.3 2.85 0.61 0 không đáng kể Khối lượng đá sạn, g 0 0 0 0 Khối lượng gạo trắng, kg 43.6 38.9 47.9 43.47 4.50 Khối lượng tấm, kg 3.7 2.9 3.0 3.20 0.44 Khối lượng cám, kg 8.1 6.3 6.8 7.07 0.93 Khối lượng trấu càng, kg 0.19 0.54 0.59 0.439 0.22 Khối lượng trấu, kg 15.3 13.8 16.3 15.16 1.26 4.58 rice, broken rice Tổng thu hồi (gạo + tấm), kg 47.3 41.8 50.9 46.67 Năng suất, kg/ giờ 730.9 657.7 776.7 721.757 60.05 Lần Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên Trung Độ lệch Ghi chú bình chuẩn 1 2 3 2.9 4.5 4.1 3.84 0.865 Tạp chất, hạt lép, hạt lửng,% Gạo trắng, % 59.7 59.1 61.7 60.16 1.333 Tấm, % 5.1 4.4 3.9 4.44 0.601 Cám, % 11.1 9.6 8.8 9.81 1.181 Trấu càng, % 0.3 0.8 0.8 0.60 0.295 Trấu, % 21.0 21.0 21.0 21.00 0.00 Tổng thu hồi (gạo + tấm), % 64.7 63.6 65.5 64.60 0.992 Mã thí nghiệm: XX2-14% (Lần thí nghiệm II) Lần Trung Độ lệch Thông số xác định Ghi chú bình chuẩn 1 2 3 (trong thời gian 6 phút) Khối lượng lúa vào, kg 71.8 69.7 64.6 68.70 3.703 Khối lượng tạp chất, kg 0.02 0.02 0.02 0.02 0.004 Kl hạt lép, hạt lửng, kg 2.8 2.64 2.5 2.65 0.150 inconsiderable Khối lượng đá, sạn, kg 0 0 0 0 0 Khối lượng gạo trắng, kg 40.9 39.5 37.2 39.20 1.868 Khối lượng tấm, kg 4.7 5.0 4.5 4.73 0.252 Khối lượng cám, kg 4.6 5.1 4.2 4.63 0.451 Khối lượng trấu càng, kg 1.36 0.80 0.85 1.00 0.310 Khối lượng trấu, kg 14.5 14.1 13.0 13.87 0.747 2.011 rice, broken rice Tổng thu hồi (gạo + tấm), kg 45.6 44.5 41.7 43.93 Năng suất, kg/ giờ 689.8 670.4 620.8 660.35 13.666 Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 17
  18. Độ lệch Lần Ghi chú Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên Trung chuẩn bình 1 2 3 3.9 3.8 3.9 3.87 0.086 Tạp chất, hạt lép, hạt lửng,% Gạo trắng, % 59.3 58.9 59.9 59.11 0.268 Tấm, % 6.8 7.5 7.2 7.14 0.455 Cám, % 6.7 7.6 6.8 7.14 0.663 Trấu càng, % 2.0 1.2 1.4 1.58 0.548 Trấu, % 21.0 21.0 21.0 21.00 0.00 Tổng thu hồi (gạo + tấm), % 66.1 66.4 67.2 66.24 0.187 6.8.2 Phụ lục 4.2: Mức ẩm độ 15% Lầ Thông số xác định I (trong thời gian 6 phút) Khối lượng lúa vào, kg 60.1 Khối lượng tạp chất, kg 0.02 Kl hạt lép, hạt lửng, kg 3.98 Khối lượng đá, sạn, kg 0 Khối lượng gạo trắng, kg 32.1 Khối lượng tấm, kg 3.8 Khối lượng cám, kg 5.0 Khối lượng trấu càng, kg 0.55 Khối lượng trấu, kg 11.8 Tổng thu hồi (gạo + tấm), kg 35.93 Năng suất, kg/ giờ 561.0 Lầ Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên I 6.6 Tạp chất, hạt lép, hạt lửng,% Gạo trắng, % 57.22 Tấm, % 6.8 Cám, % 8.9 Trấu càng, % 1.0 Trấu, % 21.0 Tổng thu hồi (gạo + tấm), % 64.1 Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 18
  19. * Thông số khác: - Chi phí điện năng, kWh 26.5 - Giống lúa: VND-1490; sấy Từ kết quả phân tích mẫu gạo trắng ở Phụ lục 3 (mục PL 3.2), tính được Tỷ lệ thu hồi gạo nguyên của mức 15% như sau: TLTH gạo nguyên của lần 1 (G-Y1) ={(78,667% * 32,1 kg)/ 561,0 kg} *100% = 45,02 %. TLTH gạo nguyên của lần 2 (G-Y2) = {(79,984% * 33,4 kg)/ 596,0 kg}*100% = 44,78 %. => Tỷ lệ thu hồi gạo nguyên trung bình = ½ (45,02% + 44,78%) = 44,90 %. Mã thí nghiệm: XX1-15% ( Lần thí nghiệm I) Lần Trung Độ lệch Thông số xác định Ghi chú bình chuẩn 1 2 3 (trong thời gian 6 phút) Khối lượng lúa vào, kg 57.2 60.9 62.2 60.10 2.59 Khối lượng tạp chất, kg 0.01 0.01 0.04 0.02 0.02 Kl hạt lép, hạt lửng, kg 3.5 4.3 4.15 3.98 0.43 0 inconsiderable Khối lượng đá, sạn, kg 0 0 0 0 Khối lượng gạo trắng, kg 30.7 32.1 33.5 32.10 1.40 Khối lượng tấm, kg 3.7 4.0 3.8 3.83 0.15 Khối lượng cám, kg 4.8 5.2 4.9 4.97 0.21 Khối lượng trấu càng, kg 0.29 0.64 0.70 0.55 0.22 Khối lượng trấu, kg 11.3 11.9 12.2 11.78 0.46 1.46 Rice, broken rice Tổng thu hồi (gạo + tấm), kg 34.4 36.1 37.3 35.93 Năng suất, kg/ giờ 536.9 565.9 580.1 561.0 22.00 Lần Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên Trung Độ lệch Ghi chú bình chuẩn 1 2 3 6.1 7.1 6.7 6.65 0.479 Tạp chất, hạt lép, hạt lửng,% Gạo trắng, % 57.2 56.7 57.7 57.22 0.514 Tấm, % 6.9 7.1 6.6 6.84 0.263 Cám, % 8.9 9.2 8.4 8.86 0.378 Trấu càng, % 0.5 1.1 1.2 0.96 0.369 Trấu, % 21.0 21.0 21.0 21.00 0.00 0.254 Rice, broken rice Tổng thu hồi (gạo + tấm), % 64.1 63.8 64.3 64.05 Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 19
  20. Mã thí nghiệm: XX2-15% ( Lần II) Lần Trung Độ lệch Thông số xác định Ghi chú bình chuẩn 1 2 3 (trong thời gian 6 phút) Khối lượng lúa vào, kg 59.7 61.4 66.5 62.53 3.539 Khối lượng tạp chất, kg 0.02 0.02 0.01 0.02 0.004 Kl hạt lép, hạt lửng, kg 2.9 2.85 3.0 2.92 0.076 0 inconsiderable Khối lượng đá, sạn, kg 0 0 0 0 Khối lượng gạo trắng, kg 31.8 32.6 35.7 33.37 2.060 Khối lượng tấm, kg 5.2 5.5 5.9 5.53 0.351 Khối lượng cám, kg 4.6 5.2 5.5 5.10 0.458 Khối lượng trấu càng, kg 0.75 0.80 0.84 0.80 0.046 Khối lượng trấu, kg 11.9 12.3 13.3 12.52 0.730 2.402 Rice, broken rice Tổng thu hồi (gạo + tấm), kg 37.0 38.1 41.6 38.90 Năng suất, kg/ giờ 567.8 585.3 634.9 596.0 34.77 Lần Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên Trung Độ lệch Ghi chú bình chuẩn 1 2 3 4.9 4.7 4.5 4.70 0.178 Tạp chất, hạt lép, hạt lửng,% Gạo trắng, % 56.0 55.7 56.2 55.98 0.268 Tấm, % 9.2 9.4 9.3 9.28 0.120 Cám, % 8.1 8.9 8.7 8.55 0.404 Trấu càng, % 1.3 1.4 1.3 1.34 0.027 Trấu, % 21.0 21.0 21.0 21.00 0.00 0.232 Rice, broken rice Tổng thu hồi (gạo + tấm), % 65.2 65.1 65.5 65.26 Milling Assessment CanTho2007-CARD 026/ VIE-05 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2