intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch - MS10 "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

183
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành trái cây ở Việt nam có tiềm năng to lớn và đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2003, Việt nam xuất khẩu 43 triệu USD trái cây chất lượng cao đến các quốc gia có thu nhập cao và nhập khẩu 14 triệu USD trái cây và rau củ. Việt nam gặp nhiều khó khăn để cạnh tranh với các quốc gia châu Á khác trong thị trường xuất khẩu và ngay chính thị trường nội địa của mình, đặc biệt với Trung quốc và Thái Lan. Các đề xuất này dẫn đến đòi hỏi sự phát triển...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch - MS10 "

  1. Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn MS10: Báo cáo tổng kết Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch Dự án CARD 050/04VIE Tháng 2/2009
  2. Mục lục 1. Thông tin tổ chức............................................................................................................. 1 2. Người liên hệ .................................................................................................................................1 2. Tóm tắt dự án ................................................................................................................... 3 3. Tóm tắt kết quả thực hiện................................................................................................ 3 4. Giới thiệu và nền tảng ..................................................................................................... 5 5. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN............................................................................................ 6 NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT ...............................................................................................................6 Các nội dung chính của dự án:........................................................................................................7 CÁC KẾT QUẢ VÀ THÀNH TỰU TRONG TỪNG NỘI DUNG ..............................................7 Mục tiêu của dự án:........................................................................................................................10 Thành tựu và các kết quả mang lại của dự án .............................................................................11 Các bằng chứng về lợi ích và kết quả của dự án..........................................................................13 Nguồn lực.........................................................................................................................................19 6. Các vấn đề liên quan...................................................................................................... 28 Môi trường ......................................................................................................................................28 7. Các vấn đề áp dụng và tính bền vững ........................................................................... 32 Các vấn đề và trở ngại....................................................................................................................32 Phương án lựa chọn........................................................................................................................35 8. Các bước quan trọng tiếp theo ...................................................................................... 35 9. Kết luận .......................................................................................................................... 36 10. Công bố pháp lý............................................................... Error! Bookmark not defined. Giới thiệu chuỗi cung ứng giá trị ............................................................. Error! Bookmark not defined. Nguyên tắc của chuỗi cung ứng, phát triển chuỗi cung ứng, kế hoạch xây dựng chiến lược, phân tích chuỗi cung ứng và kế hoạch hoạt động.................................................... Error! Bookmark not defined. Phát triển chuỗi cung ứng nghề vườn cải tiến mới .................................. Error! Bookmark not defined. Công nghệ sau thu hoạch và sinh lý xoài, thu hoạch xoài và thao tác trên đồng, phát triển và phân tích kinh tế - xã hội (sách và sổ tay)................................................................ Error! Bookmark not defined. Quản lý chuỗi cung ứng chất lượng trái cây tươi và an toàn thực phẩm (sách và sổ tay)............... Error! Bookmark not defined. Tiếp thị và tập huấn cho những nhóm điển hình (sổ tay) ........................ Error! Bookmark not defined. Thiết kế hội thảo tập huấn cho người nông dân trồng xoài và bưởi ở Việt Nam (sách và sổ tay) .. Error! Bookmark not defined. Phân tích kinh tế-xã hội cho chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở Việt Nam . Error! Bookmark not defined. Hệ thống quản lý sâu bệnh (IPDM) cho xoài và bưởi (sách và sổ tay)... Error! Bookmark not defined. Các tài liệu tham khảo khác được cung cấp là: ....................................... Error! Bookmark not defined. Tài liệu và các cuốn sổ tay được in thêm đã cung cấp là ........................ Error! Bookmark not defined. 1
  3. 1. Thông tin tổ chức Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất Tên dự án khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Tổ chức phía Việt Nam Công nghệ Sau thu hoạch (SIAEP) Ông Nguyễn Duy Đức Lãnh đạo nhóm dự án ở Việt Nam Bộ Công nghiệp cơ bản và thủy sản Tổ chức của Úc bang Queensland (DPI & F) Ông Robert Nissen Thành viên tham gia của Úc TS. Peter Hofman Ông Brett Tucker Ông Roland Holmes Cô Marlo Rankin Tháng 6/2005 Thời điểm bắt đầu Tháng 5/ 2008 Thời điểm hoàn thành (dự kiến) Tháng 6/2008 Thời điểm hoàn thành (điều chỉnh lại) Báo cáo cuối kỳ tháng 12/2008 Thời hạn báo cáo 2. Người liên hệ Tại Australia: Trưởng nhóm Ông Robert Nissen +61 07 54449631 Tên Telephone: Giám đôc dự án +61 07 54412235 Chức vụ Fax: Bộ Công Nghiệp Cơ bob.nissen@dpi.qld.gov.au Tố chức Email: Bản và Thủy sản bang Queensland (DPI & F) Tại Australia: về hành chính Michelle Robbins +61 07 3346 2711 Tên: Telephone: Chức vụ: Nhân viên kế họach Fax: +61 07 3346 2727 cao cấp (Công nghệ nổi bật) Bộ Công Nghiệp Cơ michelle.robbins@dpi.qld.gov Tố chức Email: Bản và Thủy sản bang .au Queensland (DPI & F) 1
  4. Tại Việt Nam Ông Nguyễn Duy Đức +84 (8) 8481151 Tên: Telephone: Giám đốc SIAEP +84 (8) 8438842 Chức vụ: Fax: Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Email: siaep@hcm.vnn.vn Tổ chức: Công Nghệ Sau Thu Họach (SIAEP) 2
  5. 2. Tóm tắt dự án Ngành trái cây ở Việt nam có tiềm năng to lớn và đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2003, Việt nam xuất khẩu 43 triệu USD trái cây chất lượng cao đến các quốc gia có thu nhập cao và nhập khẩu 14 triệu USD trái cây và rau củ. Việt nam gặp nhiều khó khăn để cạnh tranh với các quốc gia châu Á khác trong thị trường xuất khẩu và ngay chính thị trường nội địa của mình, đặc biệt với Trung quốc và Thái Lan. Các đề xuất này dẫn đến đòi hỏi sự phát triển to lớn kỹ thuật làm vườn để hướng tới sự cạnh tranh tòan cầu. Người tiêu dùng Việt nam đang có nhu cầu về trái cây có chất lượng cao và an tòan. Dự án này đã nhận ra những thiếu sót của công nghệ trước và sau thu họach đã làm giảm chất lượng, sự an tòan và sự ổn định của sản phẩm. Mục tiêu chương trình đào tạo đặt trọng tâm trên tổng thể hệ thống phân phối và cung cấp các lợi ích bằng sự trợ giúp phương tiện quản lý có chất lượng và hệ thống GAP ở cấp độ làng xã tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng nông thôn. Dự án CARD này bao gồm năm chiến lược dành cho việc phát triển nông thôn, và các chiến lược giúp phát triển sản xuất và tính cạnh tranh trong hệ thống nông nghiệp; làm giảm nghèo và sự tổn thất, làm tăng sự tham gia các thành phần trong sự bảo đảm bền vững. 3. Tóm tắt kết quả thực hiện Đây là báo cáo hoàn chỉnh cho Dự án CARD 050/04 VIE về cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu cho trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch. Tháng 4 năm 2006, nhân viên SIAEP và SOFRI, bà con nông dân, người thu gom, thương lái, người bán sỉ, nhà xuất khẩu và người bán lẻ đã thực hiện thành công một phân tích chiến lược các chuỗi cung ứng xoài và bưởi tại miền Nam Việt Nam. Quá trình phân tích chiến lược này, các nhân viên của SIAEP và SOFRI đã được cung cấp mẫu hướng dẫn để phát triển của chuỗi cung ứng trái cây trong tương lai. Các hội thảo kế hoạch chiến lược của cũng đã được tổ chức tại các xã với người trồng xoài và bưởi và với người thu gom để thảo luận về các sơ đồ chuỗi cung ứng, phân tích SWOT và các kế hoạch chiến lược đã phát triển tại các hội thảo trước và để điều chỉnh, thu nhập dữ liệu từ một bộ phận nông dân / người trồng ở quy mô lớn hơn. Kế hoạch hành động cũng đã được phát triển dựa trên tầm nhìn phù hợp, các mục tiêu và định hướng tương lai cho các thành viên tham gia dự án CARD về cả xoài và bưởi. Các kế hoạch hành động liên kết với các mục tiêu dự án CARD và đại diện cho các hoạt động của dự án. Dễ dàng và đơn giản để hiểu được sơ đồ chuỗi cung ứng được xây dựng để cho phép các bên tham gia chuỗi cung ứng xác định sự tham gia của họ trong những chuỗi này. Điều này cũng cho phép các thành viên xác định nơi họ đã bổ sung giá trị vào chuỗi mà không lo lắng bị than phiền, chỉ trích. Phương pháp học tập PAL, tư vấn được thiết kế nhằm trao quyền hoạt động hợp pháp cho người nghèo ở nông thôn trong các quá trình đưa ra quyết định. Hai báo cáo đã được hoàn thành dựa trên những điều tra về chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Các báo cáo này cung cấp thông tin về sở thích của người tiêu dùng, người bán lẻ, nhà bán sỉ, người thu gom/thương lái, các thực hành nông 3
  6. thôn và những công nghệ được sử dụng tại Việt Nam. Những nhận xét chủ yếu đã chỉ ra rằng: • Chuỗi cung ứng truyền thống cho bưởi và xoài ở Việt Nam dài về số lượng người tham gia chuỗi và số lần sản phẩm được xử lý bởi những người tham gia. • Sự quan tâm đến các phương pháp phân loại, tuyển chọn, đóng gói, xử lý và các phương pháp xếp hàng không được thực hiện đối với các mức độ thích hợp để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn. • Trái cây chất lượng cao, ngoại hạng hoặc siêu hạng, trái cây loại 1 được bán ở dạng còn cuống. Điều này được thực hiện để thuyết phục khách hàng rằng trái cây họ đang mua là trái cây tươi. Những cuống trái thường sẽ rơi ra trong quá trình xử lý và vận chuyển và cũng làm trái mất nước. • Nông dân, người thu gom, thương lái, nhà đóng gói và các đại lý bán sỉ ước tính trái cây bị tổn thất từ 1-2%, nhưng các cuộc điều tra đã được tiến hành cho thấy con số này lớn hơn 20%. • Điều khoản của thương mại và thỏa thuận miệng với người thu gom và người nông dân cần được nhanh chóng xem xét kỹ lưỡng và một hệ thống mới được đưa vào nhằm bảo vệ đại lý bán sỉ, người thu gom và nông dân. • Ngay cả khi các chuỗi cung ứng này trở thành các mô hình hiệu quả, thì người bán sỉ và nhà xuất khẩu không có khả năng đi ngược lại chuỗi để đáp ứng nhu cầu về giá cả và chất lượng. Những chuỗi cung ứng mới cho xoài và bưởi đã được phát triển với Metro Cash & Carry và các nhà bán lẻ giá trị cao khác tại TP. Hồ Chí Minh. Dự án này đã không được tham gia vào việc kinh doanh để đàm phán kinh doanh nhưng đã hỗ trợ trong việc phát triển các thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và các hệ thống bảo đảm chất lượng. Ví dụ: • Bảo quản lạnh xoài trong suốt chuỗi cung ứng ở điều kiện môi trường độ ẩm và nhiệt độ cao ở miền Nam Việt Nam đã làm giảm đáng kể trọng lượng quả từ 35% đến 61% và kéo dài thời gian bảo quản thêm tối thiểu là 4 ngày. • Một sự kết hợp của việc đóng gói bằng thùng carton cộng với xử lý nước nóng và làm lạnh trái cây trong chuỗi cung ứng giảm mạnh khả năng nhiễm bệnh từ 55% đến 93%. Thực hiện theo tiêu chuẩn GAP, nông dân trồng xoài khi thực hiện quản lý kỹ thuật và đầu vào ở mức độ cao thì lợi nhuận đem về đạt 15.105.000 đồng/1000m2, gấp 2.1 lần khi thực hiện ở mức độ trung bình và gấp 3.7 lần khi thực hiện ở mức độ thấp. Khi trái được bao thì chỉ cần phun xịt một lần (trước khi bao), trong khi trái không được bao thì phải phun xịt thuốc diệt côn trùng hơn 7 lần. Việc bao trái đã góp phần cung cấp cho thị trường một sản phẩm an toàn, không có hóa chất. Và việc này cũng góp phần giảm 87% chi phí phun xịt thuốc diệt côn trùng, việc này cũng làm gia tăng trái chất lượng lên 10 – 20% trong tổng số trái. Nông dân trồng bưởi với mức độ thực tiễn quản lý và đầu vào cao, lợi nhuận thu được 3.576.000 đồng/1000 m2, 2,4 lần lớn hơn so với người trồng với mức độ trung bình và 3,9 lần so với người trồng với mức độ thấp. Năm mươi chín hội thảo đã được tiến hành trong dự án này, đã đào tạo 572 nông dân và 79 người thu gom và thương lái. Trên đồng ruộng , các hội thảo PAL đã cung cấp nhiều kiến thức hơn về cách thức cải tiến cho chuỗi cung ứng xoài và bưởi tại miền Nam Việt Nam. 4
  7. Bốn mươi hai tài liệu hướng dẫn sử dụng và sách thực hành được phát triển và sử dụng trong dự án CARD và 22 báo cáo đã được biên soạn bao gồm: • Điều tra chuỗi cung ứng xoài và bưởi đang hoạt động tại miền nam Việt Nam • Các sơ đồ kế hoạch chiến lược chuỗi cung ứng cho bưởi và xoài. • Sổ tay hướng dẫn sinh lý sau thu hoạch của xoài và các sổ tay hướng dẫn đảm bảo chất lượng cho xoài và bưởi. • Duy trì chất lượng trái cây và tăng cường thời gian bảo quản cho xoài và bưởi. • Khảo sát chất lượng trái xoài cung cấp cho miền Bắc Việt Nam. • Đánh giá kinh tế của các chuỗi cung ứng xoài và thực hành vườn cây ăn quả cho xoài và bưởi. Năm 2008, nhóm Xoài Cát Hòa Lộc đã bán được khoảng 700-1000 kg xoài Cát Hòa Lộc loại 1 cho Metro Cash & Carry Việt Nam Ltd, đây là một lô hàng thử nghiệm sử dụng một chuỗi cung ứng phát triển mới. Loại trái này được bán từ 55.000 đến 75.000 đồng/kg. Gấp khoảng hai đến ba lần giá bình thường. Vào cuối của Dự án CARD, một hợp đồng được ký kết với Metro Cash & Carry để cung cấp 5 tấn trái cây. Ở nhà đóng gói nhóm Bưởi Mỹ Hòa, các quy trình GAP đã được thực hiện. Nhân viên SIAEP đã giúp nhóm bưởi phát triển, thiết kế và thực hiện dây chuyền xử lý tạo thuận lợi cho việc tuyển chọn phân loại và đóng gói trái bưởi. Bây giờ họ đã ký hợp đồng với Metro Cash & Carry cho 34 tấn bưởi. Họ cũng cung cấp các siêu thị tại Hà Nội với khoảng 18 tấn bưởi. Họ đang phát triển hệ thống đóng gói chân không để giảm tổn thất độ ẩm và mở rộng hạn dùng trái cây. Họ cũng đã đề cập đến việc sử dụng phủ sáp Citra Shine. Dự án CARD đã đạt được tất cả các hoạt động và đầu ra của nó. Tôi muốn cảm ơn CARD về sự hỗ trợ và kinh phí của họ cho dự án này. Đây không phải là một dự án dễ thực hiện và kiểm sóat do việc giảm lượng của nhân viên từ các viện nghiên cứu Việt Nam và Úc và mất nhiều thời gian do vấn đề sức khỏe bất ngờ của các thành viên nhóm nghiên cứu phía Úc. Tuy nhiên, tôi cũng muốn cảm ơn cá nhân Giám đốc Đức của SIAEP và Tiến sĩ Châu của SOFRI vì tình hữu nghị, hợp tác của họ và sự hỗ trợ cho các thành viên trong nhóm Úc và bản thân tôi. Họ và các nhân viên của họ đã tự rèn luyện mình đến mức cao nhất để có thể giúp nông dân và những thành viên dự án CARD để thực hiện dự án này. 4. Giới thiệu và nền tảng Trái cây và rau là loại cây trồng sinh lời cao so với các cây lương thực. Nghề làm vườn có giá trị lợi nhuận và tiềm năng tạo thu nhập cao khi so sánh với chăn nuôi và sản xuất ngũ cốc. Nghề làm vườn có sức hấp dẫn nhiều, đặc biệt là cho nông dân ở quy mô nhỏ, và có một lợi thế so sánh, đặc biệt là nơi diện tích đất đai nhỏ, lao động dồi dào và thị trường có thể tiếp cận (Weinberger và Lumpkin, 2006). Tình hình này đặc biệt đúng ở ĐBSCL và ven biển Trung bộ, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Năm 2003, Ford và cộng sự, đã đề cập đến khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp trái cây Việt Nam thất bại là do nghèo nàn, chất lượng sản phẩm không ổn định, không có các tiêu chuẩn chất lượng, công nghệ thu hoạch và các canh tác trước thu hoạch thấp kém, thiếu các cơ cấu tiếp thị hợp tác và thiếu thông tin về chuỗi cung ứng, giá cả và nhu cầu của khách hàng. 5
  8. Dự án này sẽ giải quyết những ràng buộc nhờ việc lôi kéo các đơn vị Việt Nam chủ yếu có liên quan, từ các viện nghiên cứu (SIAEP và SOFRI) và nông dân địa phương trong ngành công nghiệp xoài và bưởi các ở miền Nam Việt Nam. Dự án sẽ quan tâm tới tất cả mạng lưới chuỗi cung ứng. Dự án tập trung mang lợi ích đáng kể cho các bộ phận trước, sau thu hoạch và tiếp thị. Dự án sẽ làm giảm bớt những điểm yếu trong chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực của các bên tham gia liên quan công nghệ trước và sau thu hoạch, ảnh hưởng đến uy tín chất lượng sản phẩm. Các chương trình đào tạo mục tiêu, chuyên môn hóa cao, phù hợp cho các tổ chức và các bên liên quan ngành công nghiệp sẽ được cung cấp vào việc quản lý và lên kế họach chuỗi cung ứng, các công nghệ trước và sau thu hoạch. Ở cấp độ xã và huyện, nên phát triển đội nhóm nông dân để đảm bảo giá tại vườn tốt hơn. Việc làm này cũng giúp cho nông dân nâng cao lợi ích của tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng, hơn nữa làm gia tăng năng lực của những mắt xích trung gian. Thu nhập tại vườn vì thế cũng được nâng cao và mức sống trung bình cũng nâng cao hơn so với tiêu chuẩn ở nông thôn. Thêm vào đó, nếu hệ thống quản lý chất lượng được thực hiện ở cấp độ nông xã và huyện với một hệ thống đảm bảo chất lượng, bao gói và phân loại theo tiêu chuẩn thì lúc đó có thể nâng cao thu nhập và thu hút được nhiều lao động ở địa phương. Việc này sẽ tác động đến người nghèo ở địa phương, đặc biệt là giúp tạo việc làm cho lao động nữ ở địa phương 5. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT Dự án đã thực hiện đầy đủ các mục tiêu thông qua việc chú trọng đến mạng lưới chuỗi cung ứng và phân khúc thị trường. Việc này được thực hiện với sự đóng góp của các cộng tác viên chủ lực người Việt Nam (các viện nghiên cứu, SIAEP và SOFRI) và nông dân các HTX (HTX Xoài Cát Hòa Lộc và HTX bưởi Mỹ Hòa) cũng như nông dân các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long – Miền Nam Việt Nam: Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ. Dự án CARD này đã liên kết với dự án AADCP và các hội thảo huấn luyện của ASEAN về kỹ thuật sau thu hoạch cũng như dự án Thanh long. Quá trình tập huấn của dự án cho các nhân viên của SIAEP và SOFRI với các phương tiện được cung cấp đã trợ giúp rất nhiều trong việc truyền đạt lại cho công ty Metro Cash & Carry Việt Nam thông qua dự án liên kết giữa GTZ và Bộ Thương mại Việt Nam. Các hỗ trợ này cũng giúp cho nhân viên của SIAEP trong các dự án của ADB tài trợ và các hội thảo hỗ trợ nông dân xây dựng chuỗi cung ứng trong nông nghiệp để cung cấp cho công ty Metro Cash & Carry Việt Nam những sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi của thị trường về chất lượng cũng và tính an toàn. Dự án này đã huấn luyện cho hơn 572 nông dân, 79 nhà thu mua và người bán sỉ. Các bản đánh giá của hội thảo đã cho thấy hơn 90% nông dân hài lòng với nội dung hội thảo và các tài liệu và trang thiết bị hội thảo. 6
  9. Các nội dung chính của dự án: • Chọn lựa trái để thực hiện:- ở miền Nam Việt Nam, dự án tiến hành trên trái xoài và bưởi- là các loại trái được ưu tiên cao nhất cho vùng này. • Phân tích chiến lược cho chuỗi cung ứng canh tác xoài và bưởi ở Việt Nam • Trái xoài đã được lựa chọn để đánh giá và chú trọng nhiều về canh tác, kỹ thuật trước và sau thu hoạch truyền thống ở Việt Nam. Trái bị ảnh hưởng của chất lượng trong suốt chiều dài của chuỗi cung ứng, dự án cũng đã tập trung vào các vấn đề này và từ đó thu được những dữ liệu từ chuỗi cung ứng xoài, để có thể áp dụng được cho chuỗi cung ứng bưởi. • Lập sơ đồ và xác định các điểm mạnh, điểm yếu trong chuỗi cung ứng nội tiêu và xuất khẩu hiện tại trên xoài và bưởi, cộng với việc tập trung nghiên cứu nhu cầu của khách hàng và cung cấp lại các thông tin phản hồi đó cho nông dân. • Lựa chọn các thành viên dự án và xác định các kỹ thuật trước, sau thu hoạch và tập quán • Cải tiến chuỗi cung ứng nội tiêu và xuất khẩu. • Xây dựng chuỗi cung ứng mới, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho nông dân và các tổ chức cho xoài và bưởi. CÁC KẾT QUẢ VÀ THÀNH TỰU TRONG TỪNG NỘI DUNG Quy trình phân tích chiến lược Việc phân tích chiến lược trong chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở Miền Nam Việt Nam đã hoàn thành vào tháng 4 năm 2006, do nhân viên của SIAEP và SOFRI, nông dân, người thu mua, người bán sỉ, nhà xuất khẩu và người bán lẻ thực hiện. Quá trình phân tích chiến lược này được thực hiện bằng các mẫu đánh giá mang tính sơ bộ và cung cấp cho nhân viện của SIAEP và SOFRI sử dụng để xây dựng chuỗi cung ứng/giá trị rau quả trong tương lai. Hội thảo kế hoạch chiến lược cũng được tổ chức ở ngay tại địa phương với sự tham gia của nông dân trồng xoài và bưởi, và các nhà thu mua để thảo luận sơ đồ chuỗi cung ứng, phân tích SWOT và các kế hoạch chiến lược đã được xây dựng ở các hội thảo trước, nhằm điều chỉnh và cập nhật các nguồn từ những vùng trồng rộng lớn của nông dân. Những tư vấn và các khóa tập huấn PAL đã được xây dựng để tăng cường thêm vai trò của người nghèo vốn kém cỏi trong việc ra các quyết định. Những cuộc điều tra về chuỗi cung ứng được tiến hành ở miền Nam Việt Nam Hai báo cáo nghiên cứu về chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam đã được thực hiện. Những báo cáo này cung cấp thông tin về sở thích của người tiêu dùng, người bán lẻ, người bán sỉ, thương lái và kỹ thuật lẫn tập quán của nông dân được sử dụng ở Việt Nam cũng như cung cấp cho đơn vị quản lý dự án CARD ở báo cáo Hoạt động 7. Những chuỗi cung ứng/giá trị xoài và bưởi truyền thống ở Việt Nam dài về mặt số lượng thành viên trong chuỗi và số lần sản phẩm được trao đổi bởi những thành viên. Đối với bưởi, gần 80% lượng quả được chuyển từ các nông trại bằng thuyền đến những người thu mua rồi đến các chợ đầu mối địa phương. Việc phân loại, đóng gói, vận chuyển và sắp xếp không được quan tâm chú ý. Quả chất lượng cao, thượng hạng hay loại 1 được bán còn cả cuống. 7
  10. Điều này giúp khẳng định với khách hàng rằng họ đang mua trái cây tươi. Trong suốt quá trình vận chuyển và lưu thông thường không giữ được những cái cuống này, làm cho trái cây mất nước. Nông dân, người thu mua, thương lái, nhân viên đóng gói và người bán sỉ ước tính lượng trái bị hư từ 1 đến 2%, nhưng những nhà nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ này thường trên 10%. Siêu thị ngày nay đang xây dựng những thủ tục thu mua và hệ thống cung cấp mới, chú trọng vào giảm thiểu giá thành và cải thiện chất lượng để họ có thể bán với giá thấp hơn. Điều này cho phép họ thu hút khách hàng và chiếm được một thị phần lớn hơn ở thị trường mà họ nhắm tới. Nông dân, người thu mua và bán sỉ ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam chỉ có thể có khả năng đáp ứng những yêu cầu an toàn thực phẩm và chất lượng của các siêu thị trong và ngoài nước, thông qua việc đầu tư để cải thiện cung cách sản xuất và chuỗi cung ứng của họ. Việc thực hiện những phương pháp sản xuất và xử lý sau thu hoạch mới cũng như hiện đại hóa chuỗi cung ứng có thể ngăn cản một vài nông dân nhỏ lẻ tham gia. Nhiều nông dân nhỏ lẻ sẽ phải phát triển những chiến lược tối thiểu hóa rủi ro như lập nhóm, bổ sung những hệ thống sản xuất và kiểm soát mùa màng mới, cải tiến đóng gói, những phương pháp vận chuyển và xử lý hiệu quả hơn để cung cấp những sản phẩm chất lượng, an toàn và giá cả cạnh tranh. Hiểu được dây chuyền cung ứng và biết ở đâu cần thay đổi là rất quan trọng đối với những nông dân và người tham gia chuỗi muốn có lợi nhuận. Thỏa thuận miệng thường là hình thức phổ biến trong buôn bán giữa người thu mua, nông dân, người bán lẻ cũng như người bán sỉ. Điều này cần được xem xét kỹ lưỡng, nhanh chóng và một hệ thống mới đã hình thành, nhằm bảo vệ người bán lẻ, bán sỉ, thu mua và nông dân. Mặc dù chuỗi cung ứng này dường như là một hình mẫu về sự hiệu quả, một vấn đề quan trọng là sự bất lực của những nhà bán sỉ và xuất khẩu đi ngược chuỗi không thể đáp ứng giá cả và yêu cầu chất lượng. Rủi ro mà những người tham gia vào chuỗi phải đối mặt cũng rất quan trọng. Ví dụ như một người thua mua/bán sỉ/nhập khẩu bị nợ một khoản tiền lớn khoảng 49 triệu đồng sau khi xuất khẩu xoài. Lựa chọn của họ cực kỳ giới hạn để nhận được khoản tiền trả cho số trái cây đã được cung cấp rồi. Nhiều nhà thu mua, bán sỉ và thương lái, nhà vận chuyển và môi giới hoạt động một cách cầm chừng để giảm tối đa rủi ro, kết quả là tạo ra những chuỗi kém hơn mong đợi. Thêm vào đó những điểm yếu trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, không cho phép xác định những giao dịch không minh bạch trong chuỗi cung ứng ở miền Nam Việt Nam. Sơ đồ chuỗi cung ứng/giá trị Những sơ đồ chuỗi cung ứng/giá trị đơn giản và dễ hiểu được lập nên để những thành viên dự án trong chuỗi cung ứng xác định sự tham gia của họ trong những chuỗi này. Nó cũng cho phép những người tham gia xác định được nơi họ có thể tăng giá mà không sợ bị chỉ trích. Trong suốt quá trình này của dự án, việc xác định điểm mạnh và điểm yếu của từng chuỗi được tiến hành mà không có thành viên nào vắng mặt. Trước khi phát triển những sơ đồ chuỗi cung ứng cho nông dân trồng xoài và bưởi ở Đồng bằng sông Cửu Long của miền Nam Việt Nam, nhiều người tham gia chuỗi cảm thấy rằng họ đã có một sản phẩm tuyệt vời, nhưng dữ liệu thu thập từ chuỗi cung ứng cho thấy rằng thiệt hại lên đến 40% cho xoài và 30% cho bưởi. Sơ đồ này cho thấy rằng thiệt hại là do quá trình xử lý sai, không có chuỗi lạnh, đóng gói kém, hệ thống vận chuyển và chất hàng không đầy 8
  11. đủ. Điều này cho thấy sự thiếu thốn cơ sở vật chất, kiến thức và kỹ năng trong chuỗi cung ứng/giá trị. Sự liên kết ngang và dọc của những chuỗi cung ứng phải được tiến hành để chuỗi hoạt động hiệu quả và đầy đủ. Trong khi tất cả những người tham gia trong quá trình phát triển chuỗi cung ứng chiến lược này thấy dễ dàng khi phân tích những chuỗi đang tồn tại của họ và khi phát triển những chuỗi mới, rất khó để hiểu được những quy tắc ngầm trong xây dựng lòng tin cậy cao, mở rộng giao tiếp và kênh thông tin hiệu quả do văn hóa kinh doanh đang hoạt động trong những nền kinh tế quá độ này. Kế hoạch chiến lược và hành động Việc phát triển những kế hoạch chiến lược và hành động cho công nghiệp xoài và bưởi được tiến hành từ tháng 4 năm 2006. Dự án CARD này sau đó bổ sung những kế hoạch hành động cho xoài và bưởi trong thời gian thực hiện dự án. 5 việc ưu tiên cho kế hoạch chiến lược:- Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho xoài 1. Cải tiến quy trình sản xuất (theo tiêu chuẩn GAP) 2. Phải cải thiện sự liên kết giữa nông dân – người kinh doanh – người tiêu thụ. Các nhà khoa học và quản lý cũng phải tham gia. 3. Cần nghiên cứu thông tin cho thị trường nội tiêu và xuất khẩu 4. Cải tiến quy trình bao gói và bảo quản. Và cần phải có các phương tiện và kỹ thuật hỗ trợ 5. Nhà quản lý phải hỗ trợ việc lập kế hoạch và phát triển có tính chiến lược cho những vùng trồng cây ăn trái. 5 việc ưu tiên cho kế hoạch chiến lược:- Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho bưởi 1. Hỗ trợ kỹ thuật trên cây giống – canh tác – thu hoạch (theo GAP) 2. Tư vấn và hỗ trợ tiêu chuẩn sản phẩm 3. Thâm canh và lập các vùng chuyên canh 4. Huấn luyện IPM 5. Cải tiến kỹ thuật làm vườn, sau thu hoạch, và vận chuyển Đào tạo • Huấn luyện những thành viên chủ chốt về chiến lược và kế hoạch hành động để giúp nâng cao kiến thức và lấp các lỗ hổng năng lực để giảm những điểm yếu kém chính trong kỹ thuật trước, sau thu hoạch có thể ảnh hưởng đến chất lượng trái. Những chương trình huấn luyện có trọng tâm như trên đã được thực hiện cho nhân viên các viện nghiên cứu của Việt Nam, nông dân và các HTX ở ĐBSCL và Khánh Hòa Miền Nam Việt Nam và các chương trình này cũng phù hợp với nội dung và mục tiêu của dự án. Đội ngũ chuyên gia Úc, nhân viên SIAEP SOFRI đã thực hiện tất cả 56 hội thảo từ tháng 11 – 2005 đến 12 - 2008. Những khóa huấn luyện thêm cho nông dân đã được thực hiện bởi nhân viên SIAEP và SOFRI trong tháng 6 – 2006, tháng 5 – 2007 và tháng 6 – 2008 ở ĐBSCL và tỉnh Khánh Hòa. Và còn có cả các hội thảo với nông dân và nhóm nông dân khi nhân viên SIAEP và SOFRI ghé thăm các nông trại, khu đóng gói của nông dân và cả người bán sỉ. 9
  12. Các thành công và kết quả thu được từ hội thảo đã được báo cáo cho Phòng quản lý dự án CARD trong báo cáo mục tiêu 10. Các đánh giá của nông dân đã chỉ ra rằng:- • 75% nông dân đồng ý sách hướng dẫn và sách bài tập rất hữu dụng với họ trong khi 25% cho rằng hữu dụng. • 52% hiểu những khái niệm rất đúng và 48% hiểu được các khái niệm • 49% công nhận tất cả những kiến thức là mới đối với họ và 51% chỉ ra là một số kiến thức là mới đối với họ. • 73% công nhận những thông tin rất hữu ích với công việc của họ trong khi 27% còn lại cho là nó hữu ích • 83% nông dân áp dụng các phương pháp và quy trình được tập huấn vào công việc của họ trong khi 17% thì chỉ công nhận nó hữu ích. • 81% nông dân rất hài lòng với việc huấn luyện trong khi 19% chỉ hài lòng • 94% nông dân mong muốn nhận được các hội thảo hỗ trợ trong tương lai. Kết quả đánh giá của các hội thảo huấn luyện đã chỉ ra:- • 71% nhân viên của SIAEP và SOFRI khi tham dự các lớp tập huấn đã cho rằng sách hướng dẫn và bài tập rất hữu ích trong khi 29% chỉ ra rằng nó hữu ích. • 59% nhân viên của SIAEP và SOFRI hiểu các khái niệm rất tốt trong khi 41% chỉ hiểu khái niệm. • 48% nhân viên của SIAEP và SOFRI chỉ ra rằng tất cả các kiến thức là hoàn toàn mới với họ trong khi 52% nói rằng chỉ một số kiến thức là hoàn toàn mới với họ. • 73% nhân viên của SIAEP và SOFRI công nhận là các thông tin rất hữu ích với họ trong khi 27% công nhận nó hữu ích. • 85% nhân viên của SIAEP và SOFRI đã chỉ ra rằng các phương pháp và quy trình rất hữu ích với công việc của họ trong khi 15% cho rằng nó hữu ích • 93% nhân viên của SIAEP và SOFRI mong muốn có thêm nhiều hội thảo trong tương lai. • 79% nhân viên của SIAEP và SOFRI rất hài lòng với hội thảo huấn luyện trong khi 21% chỉ hài lòng Chuỗi cung ứng mới đã được xây dựng với Metro Cash & Carry và rất nhiều người bán lẻ ở TP. HCM cho trái xoài và bưởi. Dự án này không liên quan đến việc kinh doanh nhưng nó hỗ trợ cho việc phát triển tiêu chuẩn GAP và hệ thống đảm bảo chất lượng. Phần phân tích kinh tế cho chuỗi cung ứng/giá trị mới đã được thực hiện và đã được đề cập trong báo cáo mục tiêu 10 cho Phòng quản lý dự án CARD. Việc huấn luyện, giám sát và kết quả của việc phân tích chuỗi cung ứng mới, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho xoài và bưởi, đã góp phần hoàn thành các hoạt động 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12 và 13 của dự án CARD. Mục tiêu của dự án: • Cải tiến kỹ thuật trước và sau thu hoạch để nâng cao chất lượng cho xoài (quản lý côn trùng và bệnh (IPDM), quản lý vườn (ICM), kiểm soát ruồi đục trái, chỉ số thu hoạch, giảm dư lượng thuốc BVTV, các vấn đề về quản lý môi trường và sức khỏe cho người Việt Nam...) 10
  13. • Cải tiến kỹ thuật trước và sau thu hoạch cho xoài và bưởi (Ví dụ: quản lý chuỗi lạnh, đóng gói, nhúng trái, xử lý ethylen, làm bóng trái, các hóa chất rửa trái) • Cải tiến tiêu chuẩn chất lượng và các chương trình đảm bảo chất lượng cho xoài và bưởi. Cách tiếp cận và các phương pháp xây dựng cho các trái trong dự án cũng có thể áp dụng cho các loại trái và rau quả khác. • Lập sơ đồ chuỗi cung ứng hiện tại cho thị trường nội tiêu và xuất khẩu đã lựa chọn từ trước, cùng với việc tập trung xác định nhu cầu và đòi hỏi của người tiêu dùng, và cung cấp các kết quả này lại cho nông dân. • Giúp nông dân hiểu biết tốt hơn và cải thiện chuỗi cung ứng sẵn có cho xoài và bưởi. Thành tựu và các kết quả mang lại của dự án Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trước thu hoạch Các chuyên gia Úc đã hỗ trợ nhân viên SIAEP và SOFRI xây dựng kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn trước thu hoạch theo hướng GAP. Những tài liệu này cũng được dịch sang tiếng Việt để nông dân có thể tiếp cận. Những tài liệu này gồm có: - • Sổ tay hướng dẫn canh tác trên cây xoài • Sổ tay hướng dẫn kiểm soát côn trùng trên cây xoài • Sổ tay hướng dẫn kiểm soát bệnh trên cây xoài • Sổ tay hướng dẫn canh tác, kiểm soát bệnh và côn trùng trên cây bưởi. Các sổ tay hướng dẫn kỹ thuật trước thu hoạch đã được các chuyên gia Úc cùng với sự hợp tác với các cộng tác viên Việt Nam huấn luyện và cung cấp. Bao gồm: • Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tốt nhất trên cây xoài (bộ thông tin về xoài) • Thiết kế vườn cho Xoài và Bưởi • Hướng dẫn tỉa cành trên cây có múi • Sổ tay hướng dẫn tỉa cành và tập huấn cho nông dân trên cây có múi • Sử dụng hóa chất (hướng dẫn sử dụng hóa chất và tính an toàn) • Sổ tay sâu bệnh và côn trùng cây có múi • Quản lý sâu bệnh và côn trùng tổng hợp trên cây có múi IPDM • Quản lý côn trùng trên cây xoài • Cải tiến hệ thống thu hoạch xoài Xây dựng sách hướng dẫn kỹ thuật sau thu hoạch Các sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sau thu hoạch đã được các chuyên gia Úc cùng với sự hợp tác với các cộng tác viên Việt Nam huấn luyện và cung cấp. Bao gồm: • Tối ưu hóa chất lượng trái xoài khi thu hoạch Các vấn đề ảnh hưởng xấu đến chất lượng Độ chín Bệnh trên trái Xử lý chảy mủ và hóa nâu trên vỏ trái Ủ chín và bảo quản Chất lượng và phân loại Giám sát chất lượng Kiểm soát côn trùng trong quá trình bao gói và đóng nhãn • Hướng dẫn sau thu hoạch trên xoài Ủ chín trái và giảm chất lượng Xử lý khi thu hoạch tại vườn 11
  14. Quản lý nhà đóng gói Ủ chín và tồn trữ Các nguyên nhân làm giảm chất lượng trái • Thiết kế phòng ủ chín Hướng dẫn xây dựng chuỗi cung ứng Các sổ tay hướng dẫn xây dựng và cải tiến chuỗi cung ứng đã được huấn luyện do các chuyên gia Úc cùng với sự hợp tác với các cộng tác viên người Việt Nam cung cấp bởi. Bao gồm: • Giới thiệu chuỗi cung ứng/giá trị • Xây dựng chuỗi cung ứng/giá trị trên thực phẩm • Quan sát và hiểu về hệ thống chất lượng • Các tiêu chuẩn của chuỗi cung ứng/giá trị • Phân tích chuỗi cung ứng/giá trị • Phát triển chuỗi cung ứng/giá trị • Phát triển kế hoạch chiến lược • Phát triển kế hoạch hành động • Phát triển chuỗi cung ứng/giá trị trong việc cải tiến canh tác mới • Quản lý chuỗi cung ứng/giá trị về chất lượng của sản phẩm sạch và an toàn • Hiểu biết về chuỗi cung ứng/giá trị và chất lượng sản phẩm • Các quy trình dùng để kiểm soát chất lượng và sản phẩm an toàn • Xử lý và vận chuyển trái cây tươi trong chuỗi cung ứng nhằm giữ được chất lượng và phân phối sản phẩm sạch đến tay người tiêu dùng • Kế hoạch tiếp thị và huấn luyện nhóm • Thiết kế hội thảo huấn luyện trên xoài và bưởi ở Việt Nam • Phân tích kinh tế xã hội trong chuỗi cung ứng trên xoài và bưởi ở Việt Nam Tất cả các tài liệu hướng dẫn đã được cung cấp đầy đủ cho SIAEP, SOFRI, nông dân, người thu mua người kinh doanh, người bán sỉ, người bán lẻ và các nhà xuất khẩu trong các buổi hội thảo. Các tài liệu hướng dẫn này là thước đo về sự tồn tại bền vững của dự án, thể hiện tác động lâu dài của dự án. Nó cũng là một nguồn tham khảo cho các nhân viên của SIAEP và SOFRI cho đến thời điểm này và cả nông dân trồng xoài và bưởi. Khi ghé thăm một số hộ nông dân ở ĐBSCL, họ đã đem các tài liệu hướng dẫn ra thảo luận một cách tự hào về tổng thể nội dung cũng như cố gắng áp dụng thực hiện trên nông trại của họ. Những tài liệu hướng dẫn này thuộc Hoạt động 11 của dự án CARD. Huấn luyện kinh nghiệm thực tế để xây dựng năng lực Một số thí nghiệm đã được nhân viên của SIAEP và SOFRI thực hiện. Vì vậy nhân viên có kiến thức trực tiếp về việc chất lượng trái bị hư hỏng như thế nào trong chuỗi cung ứng và làm thế nào để kiểm soát chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng các kỹ thuật sau thu hoạch nhằm ngăn chặn tổn thất về chất lượng. Những kết quả về các ảnh hưởng này đã được trình bày trong báo cáo mục tiêu 9 cho Phòng quản lý các dự án CARD. Khi tổng kết các kết quả trên bưởi, tất cả nông dân, người thu mua, người kinh doanh, người bao gói, người bán sỉ, bán lẻ và người tiêu dùng đều dùng màu sắc để chỉ độ chín của trái ở ĐBSCL. Kết quả cũng chỉ ra rằng khi sử dụng màu sắc để chỉ độ chín thì kết quả thường không được tốt. Độ Brix (đường) và hàm lượng acid vẫn tiếp tục tăng sau khi thu hoạch trái. 12
  15. Điều này là do việc giảm hàm lượng nước xảy ra trong trái sau khi thu hoạch và sự cô đặc của đường và acid trong trái. Việc thử nghiệm trong chuỗi cung ứng mới trên xoài và việc quan sát chất lượng đã chỉ ra việc phân loại, bao gói và bảo quản lạnh trái ở HTX đã làm giảm đáng kể việc tổn thất trọng lượng trái, hư hỏng và kéo dài thời gian tươi cho trái sau khi thu hái. Những kết quả này đã được trình bày trong các phần của Hoạt động 8, 9, 11, 12 và 13 dự án CARD. Kết quả trên bưởi Các kết quả từ thực nghiệm đã chỉ ra rằng trái được xử lý bằng Citra Shine đã kéo dài được thời gian bảo quản. Quá trình này đã giúp kéo dài hơn 2 tuần so với việc kiểm soát và xử lý bằng cách bao gói chân không. Màu sắc vỏ trái thay đổi từ xanh sang vàng bắt đầu vào khoảng một tuần sau đó đối với việc xử lý bằng Citra Shine và bao gói chân không được so sánh với việc kiểm soát. Việc chậm chuyển màu này có thể do một vài tác động trên chuỗi cung ứng ở ĐBSCL do những người kinh doanh, thu mua, đóng gói và bán sỉ đã giữ trái trước khi đem ra thị trường khoảng 1 tuần. Đây là một minh chứng rõ ràng và có ý nghĩa về việc trái bưởi đã không được bảo quản lạnh hay bất kỳ hình thức xử lý nào trước khi đem ra thị trường Việc bao gói chân không và ứ đọng nước bên trong bao đã góp phần làm gia tăng các mầm bệnh. Trái khi được bao gói chân không, hoặc được xử lý chống bay hơi nước nhất thiết phải tránh các va đập lên bề mặt trái. Trái cũng cần phải được vệ sinh kỹ càng để giảm tối đa các bệnh tật có thể ảnh hưởng trước khi áp dụng các biện pháp xử lý sau thu hoạch. Đây cũng là giới hạn cho trái xuất khẩu sang các nước khác do không đáp ứng được những yêu cầu của các nước nhập khẩu và xây dựng được những thương hiệu tên tuổi cho trái bưởi của Việt Nam. Những kết quả trên xoài Giữ trái xoài lạnh trong suốt chuỗi cung ứng với điều kiện ẩm và nhiệt độ cao ở miền Nam Việt Nam sẽ làm giảm trọng lượng trái từ 35% đến 61% và kéo dài thời gian bảo quản của trái tối thiểu tăng thêm 4 ngày. Việc kết hợp các biện pháp đóng gói trong thùng carton mới, xử lý nhúng nước nóng, rổ nhựa và giữ lạnh trong suốt chuỗi cung ứng sẽ giúp giảm hư hỏng từ 55% đến 93% . Như với những trái khác, xoài rất dễ chín khi đến được chợ bán sỉ. Do đó nên để trái còn xanh khi vận chuyển trong chuỗi cung ứng để giảm tổn thất và sự phát triển của sâu bệnh. Trái xoài nên được ủ chín ở 18oC - 22oC là nhiệt độ tối ưu để giúp trái phát triển được màu sắc, cấu trúc, mùi vị và giảm thất thoát vitamin. Nếu nhiệt độ này được duy trì trong suốt chuỗi cung ứng thì trái sẽ có được chất lượng cao nhất và bán được giá nhất. Xây dựng chuỗi cung ứng lạnh mới, các phương pháp đóng gói và kiểm soát bệnh nhằm kéo dài thời gian bảo quản của xoài Cát Hòa Lộc ở Nam Việt Nam phải được các nhà quản lý, các Viện nghiên cứu ưu tiên để đảm bảo nông dân ở ĐBSCL có thể đạt được thu nhập ổn định nhất. Các bằng chứng về lợi ích và kết quả của dự án Hội thảo tổng kết với sự tham gia của tất cả các thành viên chủ chốt đã được tổ chức ở hội trường của SIAEP tại TP.HCM từ 18 – 19/12/2008, cùng với việc kiểm tra thực địa vào ngày 20/12/2008 để xem xét việc nông dân vận hành hệ thống như thế nào. Hội thảo tổng kết này 13
  16. cũng được các nhân viên của văn phòng CARD, văn phòng Bộ NN&PTNT, SIAEP, SOFRI, công ty Metro Cash & Carry, VACVINA và nông dân các HTX bưởi và xoài tham dự và đã giúp hoàn thành Hoạt động 14 của dự án CARD. Tham khảo Phụ lục B về danh sách người tham dự và các chương trình hội thảo. Những điểm nổi bật của hội thảo: Những nông dân trồng xoài có mức độ quản lý và đầu vào cao thì lợi nhuận họ thu được vào khoảng 15.105.000 đồng/1000m2, gấp 2,1 nông dân áp dụng với mức độ trung bình và gấp 3,7 lần nông dân áp dụng với mức độ thấp (kết quả ở bảng 1). Ví dụ: nông dân có 1000m2 trồng xoài trung bình chi phí ban đầu 6.405.000 đồng và sản lượng trung bình đạt 960 kg. Giá cho một kg xoài Cát Hòa Lộc là 7.600 đồng. Bảng 1. Lợi nhuận đầu vào của nông dân xoài Cát Hòa Lộc ở Ấp Hòa Hưng, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang ở Miền Nam Việt Nam. Nhóm Nhóm Tỷ lệ Tỷ lệ Nhóm m ức đ ộ mức Trung giữa Cao giữa Mô tả m ức đ ộ trung độ bình và Trung Cao và cao bình thấp Bình Thấp Chi phí sản xuất 6,7 7,8 8,7 7,7 0,9 0,8 (1000 đồng/kg) Lợi nhuận 11,4 8,6 6,8 8,9 1,3 1,7 (1000 đồng/kg) Lợi nhuận/đầu vào (%) 2,1 1,2 0,8 1,4 1,7 2,6 Lợi nhuận trên diện tích(1000 15.105 7.332 4.112 8.850 2.1 3.7 2 đồng/1000m ) Nếu nông dân và nhóm nông dân thực hiện theo GAP và xây dựng chuỗi cung ứng/giá trị mới (thị trường bán lẻ ở TpHCM) thì họ có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn khoảng 20%. Sử dụng biện pháp bao trái Việc sử dụng biện pháp bao trái thì chỉ phải phun xịt một lần thuốc trừ sâu (phun trước khi bao), trong khi với trái không được bao thì phải phun xịt 7 lần. Biên pháp này cũng cung cấp cho người tiêu dùng một sản phẩm an toàn. Chi phí cho thuốc BVTV cũng giảm đến 87% đối với biện pháp bao trái. Bảng 2 dưới đây cũng chỉ ra chất lượng trái tăng lên 10% - 20% trong tổng số trái. Bảng 3 trình bày về giá trên mỗi kg ở từng hạng tương ứng với trái được bao hay không được bao. Bảng 2. So sánh các hạng trái, trái được bao gói với trái không được bao gói. Phân loại Bao trái (%) Không bao trái (%) % Thay đổi Hạng 1 60 40 20 Hạng 2 30 40 10 Hạng 3 10 20 10 Bảng 3. So sánh giá trái tương ứng với hạng và trái bao gói với trái không được bao gói Phân loại Bao trái Không bao trái % Thay đổi (VND/kg) (VND/kg) Hạng 1 35 000 30 000 17 Hạng 2 25 000 20 000 25 14
  17. Hạng 3 10 000 7 000 43 So sánh chi phí sản xuất của trái được bao trên một cây xoài CHL với một cây không được bao là 231.200 VND và 128.000 VND. So sánh thu nhập từ một cây xoài CHL được bao trái với một cây không được bao trái là 2.573.000 VND và 1.824.800 VND. Lợi nhuận từ một cây xoài CHL có bao gói với một cây không bao là 2.341.800 VND và 1.696.800 VND. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra khi bao trái suốt từ tháng 5 – 8 lợi nhuận có thể gia tăng 27%, gia tăng kinh tế xã hội. Nông dân trồng bưởi với mức quản lý và đầu vào cao có thể thu được lợi nhuận 3.576.000 VND/1000m2, gấp 2,4 lần người áp dụng với mức trung bình và gấp 3,9 lần người áp dụng với mức thấp (Bảng 3 bên dưới). Ví dụ :- nông dân có 1000m2 trồng bưởi trung bình chi phí ban đầu 3.244.000 đồng và sản lượng trung bình đạt 1.648 kg. Giá cho một kg bưởi Năm Roi là 2.100 đồng với điều kiện hầu hết bưởi đều bán ở chợ địa phương Bảng 2. Lợi nhuận đầu vào của nông dân trồng Bưởi Năm Roi ở Xã Mỹ Hòa, Huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long ĐBSCL Nhóm Nhóm Tỷ lệ Tỷ lệ Nhóm m ức đ ộ mức Trung giữa Cao giữa Mô tả m ức đ ộ trung độ bình và Trung Cao và cao bình thấp Bình Thấp Chi phí sản xuất 1,8 2,1 2,3 2,1 0,8 0,8 (1000 đồng/kg) Lợi nhuận 2,5 1,8 1,6 1,9 1,4 1,6 (1000 đồng/kg) Lợi nhuận đầu vào (%) 150 90 80 110 1,7 2,0 Lợi nhuận trên diện tích(1000 6.427 2.624 1.652 3.567 2,4 3,9 đồng/1000m2) Theo hội thảo cuối cùng này, để cải thiện thu nhập những người nông dân trồng bưởi và xoài được khuyến cáo nên phát triển công nghệ trước thu hoạch mới và nắm bắt các cơ hội thị trường ở Thành Phố Hồ Chí Minh và miền Bắc Việt Nam và tìm cách bán trực tiếp sản phẩm cho khách hàng. Những khó khăn của nông dân gặp phải trong việc thực hiện GAP Việc thiết kế lại vườn xoài liên quan đến vấn đề kinh tế, nhiều người nông dân tin rằng sẽ tốn rất nhiều thời gian để thực hiện việc này. Những người nông dân vẫn phải duy trì cuộc sống gia đình nhờ vào vườn của họ trong suốt thời gian thiết lập lại vườn. Có 2 dạng chuyển đổi được nông dân chấp nhận nhiều nhất. Đó là: • Loại bỏ dần dần và trồng cây thay thế theo vườn thiết kế của hệ thống GAP. • Tỉa dần các cây lớn (giảm chiều cao cây). Thực hiện việc quản lý tán và tỉa cành để tăng chất lượng quả nhờ: o Tăng lượng ánh sáng xuyên thấu. o Hiệu quả kiểm soát tốt hơn khi phun thuốc (điều này sẽ giúp cho việc kiểm soát côn trùng và dịch bệnh tốt hơn nhờ đó giảm ảnh hưởng đến chất lượng quả và giúp giảm chi phí hóa chất và chi phí thực hiện) o Thu hoạch được tất cả các quả (giảm ảnh hưởng của côn trùng và dịch bệnh). 15
  18. Các lợi ích của việc huấn luyện GAP Nhiều nông dân trồng xoài và bưởi hiện nay trồng trồng chuyên canh để đảm bảo họ có thể đạt được chứng nhận GAP. Ví dụ, Công ty Hoàng Gia đã trồng chuyên canh khoảng 600 cây bưởi ở huyện Bình Minh. Công ty Việt Hưng cũng tiến hành trồng khoảng 180 hecta xoài. Ông Hưng, người trồng, đồng thời là giám đốc công ty Việt Hưng, có khoảng 15000m2 vườn xoài tương ứng 480 cây được trồng với khoảng cách 6m x 6m. Các cây được kiểm soát chiều cao thấp hơn 4m thông qua kỹ thuật quản lý tán như tỉa tán, uốn cây, tỉa cành và loại bỏ cây cũ để trồng các giống mới. Sau khi tập huấn, các nhóm nông dân trồng Xoài đã bắt đầu áp dụng các phương pháp thu hoạch mới và các quy trình để đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn GAP. Ví dụ: o Xoài được thu hoạch vào buổi sáng, nhưng thỉnh thoảng khi trời mưa hoặc do các nhân tố gây gián đoạn khác quả có thể được thu hoạch vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. o Sào thu hoạch được sử dụng để thu hoạch quả từ mặt đất và từ các tán cây trên cao. o Tất cả các quả được thu hoạch với cuống dài (đến 10cm nếu có thể) và quả được đặt vào các giỏ có lót giấy. o Cuống quả sau thu hoạch thường cắt còn 2cm và đặt vào khay lưới sắt với cuống được hướng xuống để chảy mủ. o Giấy cũng được đặt giữa mỗi lớp quả trong các giỏ để bảo vệ quả khỏi bị cháy mủ hoặc bị cọ xát. o Quả được đặt trên mặt đất khoảng 2 giờ sau đó được bao gói bằng giấy báo và đặt vào các giỏ 20kg. Các nhánh xoài, giấy hoặc lá chuối được sử dụng để bao quả trong các giỏ trên đồng ruộng. Các nông dân hiện nay được chỉ dẫn chỉ số thu hoạch cho xoài Cát Hòa Lộc. Xoài được thu hoạch theo: • Khoảng thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch (84 ngày) • Màu sắc quả thay đổi từ xanh đậm sang xanh sáng • Hình dạng quả đầy • Vai quả đầy và mũi quả căng tròn. • Không nhìn thấy được đường chạy dọc giữa quả. Những tài liệu hướng dẫn chất lượng cho cả xoài và bưởi đã được trình bày nhờ sự hợp tác của các thành viên trong chuỗi cung ứng: những người thu mua, người bán lẻ, bán sỉ và nhà kinh doanh thông qua việc tập huấn thảo luận nhóm. Những sách hướng dẫn này đã được cung cấp cho đơn vị quản lý dự án CARD trong báo cáo mục tiêu 9. Những sổ tay hướng dẫn này cũng đã được đưa cho các hợp tác xã nông dân để họ có thể xây dựng chuỗi cung ứng mới. Các hoạt động đã tiến hành Những thành tựu, kết quả của dự án CARD và các mục tiêu ở trên cũng là bằng chứng của các hoạt động đã tiến hành. Các hoạt động được báo cáo định kỳ 6 tháng cho đơn vị quản lý dự án CARD. 16
  19. Các hoạt động 1 và 2 Các hoạt động 1 và 2 của dự án được đảm nhiệm bởi những nông dân địa phương, các hợp tác xã, chính quyền địa phương, bao gồm ủy ban nhân dân tỉnh và huyện, thành viên của DARD ở mỗi tỉnh. Mỗi nhóm được giới thiệu về các hoạt động và các mục tiêu của dự án trong tháng 11 năm 2005 và tháng 4 năm 2006. 11 cuộc hội thảo của dự án CARD này, các mục đích, mục tiêu và lợi ích của các thành viên đã được tổ chức tại các địa phương: • Tỉnh Tiền Giang • Tỉnh Vĩnh Long • Tỉnh Khánh Hòa • Thành Phố Hồ Chí Minh Các hoạt động 3 và 4 Các hoạt động 3 và 4 của dự án, nhóm nghiên cứu Úc đã tiến hành tập huấn theo phương pháp PAL cho tất cả những thành viên của chuỗi cung ứng/giá trị. Kế hoạch chiến lược hành động đã được xây dựng, bao gồm phân tích điểm mạnh và điểm yếu của chiến lược, những tài liệu về chuỗi cung ứng khách hàng và các khách hàng, tạo ra một phần lợi nhuận, thu hoạch sản phẩm đúng cách, kho bãi, phân phối và thu thập thông tin và thông tin liên lạc trong hoạt động của chuỗi cung ứng/giá trị của xoài và bưởi ở Việt Nam. Các kế hoạch chiến lược được phát triển bởi tất cả các thành viên của chuỗi cung ứng/giá trị và xác định giải pháp ưu tiên và thu thập tài liệu về kế hoạch hành động và lựa chọn áp dụng cho những người nông dân giỏi và những hợp tác xã giỏi về trồng xoài và bưởi ở miền Nam Việt Nam. Những nhóm thực hiện hành động và các kế hoạch chiến lược này, giúp triển khai một phần của dự án và báo cáo cho đơn vị quản lý dự án CARD trong báo cáo Mục tiêu 4 và Mục tiêu 7. Các Hoạt động 5, 6, 7 và 8 Công nghệ trước và sau thu hoạch được thực hiện trong các Hoạt động 5,6,7 và 8 và được triển khai thực hiện để cải thiện chất lượng sản phẩm trong chuỗi cung ứng/giá trị ở miền Nam Việt Nam. Ví dụ, các công nghệ sau thu hoạch được thực hiện cho xoài và bưởi gồm: • Thực hiện các biện pháp đảm bảo chất lượng để đảm bảo thâm nhập thị trường (Việt GAP cho xoài và Global GAP cho bưởi) • Tiêu diệt côn trùng hoặc sâu bọ và đảm bảo vệ sinh cho sản phẩm (loại bỏ đất bụi, rửa với clorin, xử lý nước nóng và nhúng). • Phân cỡ và phân loại theo tiêu chuẩn và tuân thủ theo các tiêu chuẩn chung của các hợp tác xã trồng xoài và bưởi khác nhau. • Đóng gói (bao chân không, waxing và bao gói quả trong các thùng carton và các rổ nhựa). • Phát triển chuỗi cung ứng/giá trị mới (ví dụ: những người bán lẻ sản phẩm chất lượng cao ở Thành Phố Hồ Chí Minh, như siêu thi Metro Cash& Carry, hợp đồng cung cấp cho nhà xuất khẩu như xoài để xuất sang Nhật và bưởi xuất sang Châu Âu. Những việc này đã được hợp tác xã Xoài Cát Hòa Lộc, Công ty xoài Việt Hưng và hợp tác xã bưởi Mỹ Hòa thực hiện. Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch cũng được thực hiện như 1 phần của dự án CARD và được báo cáo trong các báo cáo sau: 17
  20. • Duy trì chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản quả bưởi ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, miền Nam, Việt Nam. • So sánh chất lượng của 3 chuỗi cung ứng xoài Cát Hòa Lộc ở miền Nam, Việt Nam. Các hoạt động trước thu hoạch được thực hiện gồm: • Thiết kế vườn xoài và cây có múi. • Quản lý tán, tỉa cành và uốn cây cho xoài và cây có múi. • Quản lý côn trùng và dịch bệnh tổng hợp cho xoài. • Quản lý côn trùng và dịch bệnh tổng hợp cho bưởi • Tối ưu hóa quá trình thu hoạch và hệ thống xử lý trên đồng ruộng. Danh mục các sách tiếng Việt được thực hiện bởi các Viện ở Việt Nam kết hợp với các thành viên Úc trong dự án CARD này gồm: • Sách hướng dẫn trồng xoài • Sách hướng dẫn kiểm soát côn trùng trên xoài • Sách hướng dẫn kiểm soát dịch bệnh trên xoài • Sách hướng dẫn trồng và kiểm soát côn trùng, dịch bệnh trên bưởi. Phân tích kinh tế của chuỗi cung ứng xoài được thực hiện trong Hoạt động 9 và cung cấp tài liệu cho các thành viên của chuỗi cung ứng/giá trị. Tất cả các ý kiến được kiểm tra ở Việt Nam và Úc và các chuyên gia Việt Nam hỗ trợ trong phát triển các chuỗi cung ứng/giá trị và các thị trường này. Tất cả các thành viên của dự án cung cấp thông tin phản hồi thông qua cuộc điều tra đánh giá và chúng được trình bày trong báo cáo ở Hoạt động 10. Các Hoạt động 8, 9, 11, 12 và 13 Hoạt động 8 thực hiện điều tra hoạt động của chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở miền Nam Việt Nam và báo cáo cho những người nông dân ở các địa phương, các hợp tác xã, các nhà bán sỉ, các nhà thu gom. Hai báo cáo về những chuỗi này được viết và cung cấp cho đơn vị quản lý dự án CARD ở Hoạt động 9. Từ đó, các tiêu chuẩn phân loại sơ bộ được xây dựng cho cả xoài và bưởi và tập hợp thành sách hướng dẫn chất lượng chung cho tất cả các thành viên của dự án CARD. Nghiên cứu các chuỗi cung ứng/giá trị khác nhau, cùng với việc thực hiện các thí nghiệm về chất lượng quả và thời hạn bảo quản và thực hiện tập huấn về kiểm soát chất lượng được hoàn thành trong hoạt động 9. Báo cáo công việc ở trên cùng với phát triển các tiêu chuẩn chất lượng và các sách huấn luyện về công nghệ trước và sau thu hoạch, các hoạt động của các chuỗi cung ứng/giá trị ở miền nam Việt Nam cho xoài và bưởi được hoàn thành ở hoạt động 11, 12 và 13. Hoạt động 10 Chú trọng tập huấn cho nhân viên SIAEP và SOFRI và đưa ra các sổ tay hướng dẫn bởi thành viên Úc. Cũng như thực hiện tập huấn và phát triển sách hướng dẫn bởi thành viên Úc về ảnh hưởng của tác động bên trong và bên ngoài đến quản lý chất lượng, vận chuyển và xử lý cho các thành viên của dự án dự án CARD. Không may là chuyến tham quan Trung Quốc để phát triển thị trường và thu thập thông tin khách hàng đã bị hủy vì hàng nhập khẩu vào Trung Quốc bị đánh thuế khi nhập. Những quy 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0