Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu về máy sấy tĩnh vỉ ngang ở ĐBSCL Việt Nam "
lượt xem 34
download
Nghiên cứu này bao gồm các thí nghiệm và điều tra khảo sát về máy sấy tĩnh vỉ ngang với trọng tâm hiện tượng nứt hạt gạo và so sánh các chế độ sấy đảo gió. Kết quả cho thấy cả hai máy sấy qui mô sản xuất 8 tấn và qui mô phòng thí nghiệm 20 kg, ảnh hưởng của đảo gió là giảm sai biệt ẩm độ cuối rất rõ ràng; tuy nhiên, ảnh hưởng này đến thời gian sấy và tốc độ sấy là khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Sấy cơ học dù là có hay...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu về máy sấy tĩnh vỉ ngang ở ĐBSCL Việt Nam "
- Phần 2. Nghiên cứu về máy sấy tĩnh vỉ ngang ở ĐBSCL Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu này bao gồm các thí nghiệm và điều tra khảo sát về máy sấy tĩnh vỉ ngang với trọng tâm hiện tượng nứt hạt gạo và so sánh các chế độ sấy đảo gió. Kết quả cho thấy cả hai máy sấy qui mô sản xuất 8 tấn và qui mô phòng thí nghiệm 20 kg, ảnh hưởng của đảo gió là giảm sai biệt ẩm độ cuối rất rõ ràng; tuy nhiên, ảnh hưởng này đến thời gian sấy và tốc độ sấy là khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Sấy cơ học dù là có hay không có đảo gió đều tốt hơn phơi nắng xét trên phương diện làm giảm nứt hạt. Tuy nhiên, khi so với đối chứng là mẫu sấy bóng râm, sấy cơ học (có hay không có đảo gió) làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên và tăng nứt; yếu tố ảnh hưởng chưa cụ thể có thể là do tốc độ sấy. Hiện tượng tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm không nhất quán, thấp hơn hoặc cao hơn một ít trong mỗi cặp thí nghiệm giữa đảo gió và không đảo gió; kết quả này không như dự đoán với số liệu sai biệt ẩm độ cuối đã đo đạc. Thí nghiệm trên máy sấy 4 tấn ở Long An có trang bị bộ thu phụ năng lượng mặt trời cho chất lượng hạt tốt và minh chứng tính kinh tế cao. Các kết quả khảo sát chính từ các điều tra hiện trạng tình hình sử dụng máy sấy tĩnh vỉ ngang ở bảy tỉnh ở ĐBSCL là: xu hưởng tăng năng suất sấy, vai trò của các nhà chế tạo ở địa phương và cán bộ khuyến nông, sự hỗ trợ của chính phủ giảm lãi vay mua máy sấy, sấy trong mùa khô và đặc biệt là sự mất cân đối giữa chi phí sấy và lợi ích sấy. GIỚI THIỆU Máy sấy tĩnh vỉ ngang đã có mặt từ lâu trong nền sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ mẫu máy đầu tiên trong những năm 1980 đến khoảng 6500 máy vào năm 2007 quả là bước tiến dài. Nhưng không phải tất cả đều đáng lạc quan. Mức độ chấp nhận máy sấy thay đổi tùy tỉnh, ngay cả các huyện các xã trong một tỉnh đều khác nhau. Tìm ra ra các nguyên nhân tác động đến sự chấp nhận này quả thực phức tạp. Trong khuôn khổ Dự án CARD 026/VIE-05 với trọng tâm là sự nứt gãy hạt lúa, phần nghiên cứu máy sấy vỉ ngang từ năm 2006 đến 2008 gồm các hoạt động sau: • Thực hiện các thí nghiệm với các điều kiện sấy qui mô thí nghiệm và ở điều kiện sản xuất thực tế để đánh giá tác động của sấy lúa đảo chiều gió đến độ nứt hạt và các thông số sấy khác. • Tiến hành các thí nghiệm trên máy sấy vỉ ngang 4 tấn có bộ thu nhiệt phụ bằng năng lượng mặt trời. • Tiến hành Khảo sát nhanh (Participatory Rapid Rural Appraisal PRRA) về việc sử dụng máy sấy vỉ ngang tại ĐBSCL. CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN Các thông tin dưới đây lấy từ số liệu các tỉnh trong các buổi Hội thảo, từ cuộc khảo sát qui mô toàn vùng ĐBSCL do Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức năm 2004 phối hợp với tổ chức 19
- Danida của Đan Mạch, và từ kinh nghiệm của người viết nghiên cứu về máy sấy trong 25 năm qua. Sự phát triển của máy sấy tĩnh vỉ ngang (MSTVN) Đồng Bằng Sông Cửu Long ở Nam Bộ với khoảng 2,7 triệu hecta lúa cho ra khoảng 50% sản lượng lúa củaViệt Nam, xuất khẩu hơn 90% gạo. Mỗi nông hộ có khoảng 1 ha, tuy rằng ở vài nơi, cũng nhiều người canh tác trên 3- 10 ha hoặc hơn thế. Sấy lúa trở thành vấn đề ở ĐBSCL từ những năm 1980 khi tăng thêm vụ lúa thu hoạch trong mùa mưa. Nhiều cơ quan đã thử nhiều mẫu máy sấy, nhưng chỉ một mẫu được sản xuất chấp nhận, đó là máy sấy vỉ ngang (MSVN). Mẫu MSVN đầu tiên được Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh lắp đặt tại Sóc Trăng năm 1982. Nông dân quanh vùng đã cải biến/ cải tiến máy này, dùng nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương. Năm 1990, có khoảng 300 MSVN ở ĐBSCL, một nửa là ở Sóc Trăng. Nhiều tỉnh khác bắt đầu áp dụng máy này. Năm 1997 một khảo sát do Dự án Danida tiến hành, báo cáo có 1500 MSVN ở ĐBSCL, trong đó 3 tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, và Cần Thơ chiếm 850 máy, 10 tỉnh còn lại chiếm 650 máy (Bảng 2). Dự án Danida này ở Cần Thơ và Sóc Trăng đã tăng gấp đôi số lượng máy sấy ở mỗi tỉnh, từ 250 máy lên 500 máy trong hai năm 1998-1999 thông qua hoạt động khuyến nông và chương trình tín dụng. Dự án này kết thúc năm 2001, và được thay bằng Hợp phần sau thu hoạch do Bộ Nông nghiệp quản lý, và cũng được Danida hỗ trợ các hoạt động khuyến nông. Hợp phần kết thúc năm 2007. Số MSVN tăng nhanh, năm 2002 có 3000 máy, năm 2006 có 6200 máy. Số máy sấy ở ĐBSCL chiếm hơn 95 % tổng số máy sấy ở Việt Nam. Sự phát triển của MSVN trong 25 năm qua theo một mô thức khá thú vị. Trước tiên, một cơ quan nghiên cứu đưa ra một mẫu máy, trong trường hợp này là ĐHNL. Sau đó, nông dân/ thợ cơ khí chép mẫu /cải biến/ cải tiến máy. Tiếp theo ĐHNL theo dõi các cải tiến đó, và cho ra một mẫu máy với nhiều thay đổi và cải tiến đột phá. Chu trình lặp lại. Các cột mốc về các mẫu thiết kế máy sấy của ĐHNL là: 1982: MSTVN kiểu thông thường, với không khí sấy đi vào buồng gió từ chính giữa; lò đốt trấu ghi phẳng và buồng lắng tro (Hình 1). 1994: MSTVN kiểu thông thường, với buồng gió bên hông (Hình 2), lò đốt trấu với buồng lằng xoáy (Hình 3). 2001: MSTVN loại đảo chiều không khí sấy (đảo gió), Hình 5 và 6. (dự kiến ): 2006: Lò đốt trấu tự động (model NLU-IRRI-Hohenheim, Hình 4) 2007: Bộ thu nhiệt năng lượng mặt trời cho MSTVN. Các cải biến / cải tiến quan trọng do nông dân thực hiện bao gồm: 1987: Lò đốt trấu ghi nghiêng. 2004: Buồng sấy đảo gió, với ống gió chìm. 2006: Cơ cấu cào dưới hộc chứa trấu để cung cấp trấu đều hơn. 20
- Hình 1. MSTVN kiểu thông thường, với không khí Hình 2. MSTVN kiểu thông thường, với buồng gió sấy đi vào từ chính giữa bên hông Hình 3. Lò đốt trấu với buồng lắng xoáy Hình 4. Lò đốt trấu tự động cho máy sấy đảo gió SRA-4 Drying Air Drying Air Drying Air UP DOWN UP 0.3m 0.6m Grain Grain Grain CONVENTIONAL SHG REVERSIBLE SRA DRYER Floor: 25 sq.m / 8 ton FLAT-BED DRYER Floor: 50 sq.m / 8 ton Hình 5. Nguyên lý sấy đảo gió Hình 6. Máy sấy đảo gió SRA-10 (10 tấn/mẻ) ĐHNL đã dẫn đầu khi đưa ra các mẫu quạt sấy hiệu quả, cho cả máy sấy thông thường và máy sấy đảo gió, đã chuyển giao thiết kế quạt cho 15 nhà sản xuất ở ĐBSCL, trong đó 7 nhà đã chế tạo ống khảo nghiệm quạt theo tiêu chuẩn Nhật JIS. 21
- Chất lượng lúa sấy Chất lượng lúa sấy được đánh giá bằng nhiều tiêu chí: Lúa không bị dính tro đen từ lò đốt. Ẩm độ cuối hạt sấy khá đều phù hợp với yêu cầu bảo quản. Nếu làm lúa giống, tỷ lệ nẩy mầm cao. Nếu làm lúa thuơng phẩm, độ nứt vỡ hạt phải tối thiểu. Tiêu chí đầu tiên (không lẫn tro) đã được đáp ứng sau vài năm nhờ các thợ xây lò đốt rút kinh nghiệm và cạnh tranh nhau vì đây là phản ứng đầu tiên của nông dân. Tiêu chí thứ hai khá khó đáp ứng do bản thân nguyên lý sấy vỉ ngang. Sai biệt ẩm độ cuối khoảng 1,5 % giữa lớp trên và lớp dưới được coi là tốt, trong lúc ở máy sấy tháp liên tục sai biệt 1 % là bình thường. Với MSVN nông dân phải đảo thủ công. Về kỹ thuật, suất lượng gió khá cao và nhiệt độ khá thấp dưới 44 oC sẽ giúp giảm sai biệt ẩm độ. Nguyên lý sấy đảo chiều gió áp dụng từ 2002 cũng giúp giảm sai biệt này. Các điểm kỹ thuật này cần được khẳng định lại trong chương trình CARD này. Giữ độ nẩy mầm cao đã được các Công ty giống áp dụng bằng cách dùng nhiệt độ dưới 42 oC, và quan trọng là sấy hạt trong vòng 12 giờ sau khi thu hoạch. Với lúa thương phẩm, hạt nứt vỡ là vấn đề lớn. Một báo cáo (Phan Hiếu Hiền, 1998) dựa vào khảo sát vài nhà máy xay xát ở Cần Thơ và Long An cho rằng nông dân bị giảm lợi tức từ 5 đến 7 % do gạo xay ra nhiều tấm vì phơi sấy không đúng cách. Hao hụt này đến 7 % trong vụ Đông Xuân do tập quán phơi mớ ngoài đồng, và mức độ hao hụt này lên đến 20 triệu USD cho mỗi vụ thu hoạch ở ĐBSCL. Tuy nhiên, do số liệu và ước lượng từ khảo sát nhỏ, cần kiểm chứng lại trong chương trình CARD này bằng các thí nghiệm đầy đủ. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo nghiệm Khảo nghiệm máy sấy được tiến hành theo tiêu chuẩn như mô tả trong tài liêu RNAM (1991) và ASABE (2006). Thiết bị đo bao gồm: các loại nhiệt kế, máy đo ẩm độ, tủ sấy, thiết bị đo công suất v.v… Thí nghiệm đối với máy sấy 8 tấn/mẻ được bố trí ở 2 mức nhiệt độ sấy: a) Ổn định ở 43oC; và b) Ở 50 oC vào giờ đầu và ổn định 43 oC ở các giờ sau. Do năng suất thực tế của lò đốt đã thiết kế, nhiệt độ sấy khó đạt đến 50 oC nên trong thí nghiệm nhiệt độ sấy chỉ đạt được khoảng 48 oC. Yếu tố sấy có đảo gió và không đảo gió được tiến hành trong tất cả các thí nghiệm. Ngoài ra một vài thí nghiệm được tiến hành để so sánh đối với phơi nắng trên sân xi măng với bề dày 7 cm, như thông thường theo nông dân. 22
- Độ nứt hạt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên do Vinacontrol phân tích, một đơn vị chứng nhận gạo xuất khẩu, và Phòng Thí nghiệm Chất lượng Gạo của Bộ môn Công nghệ Hóa học thực hiện theo qui trình của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) và Đại học Queensland. Mỗi nghiệm thức được phân tích trên 3 mẫu, mỗi mẫu lấy ngẫu nhiên 50 hạt; các hạt lúa được bóc vỏ trấu bằng tay và soi độ nứt bằng kính lúp. Độ tăng độ nứt hạt và giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của mỗi nghiệm thức trên cơ sở mẫu lúa trước sấy được phơi dưới bóng râm đến ẩm độ 14%. Vấn đề lớn nhất của thí nghiệm là ẩm độ ban đầu của lúa sấy. Chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn trong những mẻ sấy về chất lượng và ẩm độ ban đầu. Điều này được chứng minh qua 8 mẻ sấy. Ngay cả đối với máy sấy 1 tấn, thí nghiệm 3 yếu tố cũng khó thực hiện do khác nhau về ẩm độ ban đầu. Cuối cùng chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm so sánh theo cặp trên máy sấy 20 kg có đảo gió và không đảo gió. Đối với các thí nghiệm sử dụng nguồn nhiệt mặt trời để sấy lúa, chọn các mẫu máy sấy tĩnh vỉ ngang 4 tấn phổ biển chế tạo tại địa phương trang bị thêm bộ phận thu nhiệt mặt trời thiết kế tại Trung tâm Năng lượng và Máy nông nghiệp tại Đại học Nông Lâm Tp.HCM. Khảo sát Mục đích của khảo sát là: (i) xác định vai trò của máy sấy tĩnh vỉ ngang trong việc giảm tổn thất sau thu hoạch và giữ chất lượng lúa gạo; (ii) xác định các yếu tố của máy sấy vỉ ngang làm ảnh hưởng đến độ nứt hạt; và (iii) xác định những vấn đề còn tồn tại mà chương trình CARD có thể hỗ trợ. Khảo sát sử dụng phương pháp điều tra nhanh qua phỏng vấn nhiều tầng lớp (Participatory Rapid Rural Appraisal: PRRA), từ nông dân đến các chủ nhà máy và các cán bộ Phòng ban v.v…). Tuy nhiên, số liệu thu thập cũng dựa nhiều vào số liệu điều tra 10 năm trước và theo kinh nghiệm trên 20 năm của những chuyên gia về máy sấy của Đại học Nông Lâm. Bốn tỉnh được chọn trong năm 2006 là Thành phố Cần-Thơ, tỉnh Kiên-Giang, Long-An, và Tiền-Giang. Ba tỉnh đầu tiên được Chương trình CARD chọn để tiến hành thí nghiệm và tập huấn khuyến nông. Trong năm 2007, chúng tôi cũng đã khảo sát một số tỉnh khác thuộc ĐBSCL như Hậu-Giang, An-Giang, Kiên Giang, Sóc-Trăng. 23
- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KHẢO NGHIỆM Kết quả thí nghiệm trên máy sấy 8 tấn, máy sấy qui mô phòng thí nghiệm và máy sấy sử dụng năng lượng mặt trời và kết quả khảo sát được trình bày sau đây. Máy sấy 8 tấn Lựa chọn hai máy sấy 8 tấn cho các thí nghiệm này. Một máy sấy có đảo chiều gió được thiết kế tại trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM và được lắp đặt tại HTX Tân Phát A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vào tháng 07 năm 2006 (Hình 7 và 8). Máy sấy đảo gió do một nhà sản xuất địa phương chế tạo, thiết kế gần giống mẫu của ĐHNL và lắp đặt tại HTX Tân Thới, TP. Cần Thơ. Điểm khác biệt là buồng sấy với “ống gió chìm” (Hình 9) để phân bố không khí sấy đồng đều hơn. Hình 7. Máy sấy vỉ ngang 8-tấn/mẻ, HTX Tân Hình 8. Máy sấy vỉ ngang 8-tấn/mẻ với chiều không Phát A, Kiên Giang khí từ trên xuống Hình 9. Máy sấy 8 tấn tại HTX Tân Thới, TP. Cần Thơ Các thí nghiệm tiến hành tại Kiên Giang được kiểm soát tốt hơn nên sẽ được trình bày nhiều kết quả hơn trong báo cáo này và các kết quả tại Cần Thơ mang tính sơ bộ. Tham khảo các tài liệu của Phan Hiếu Hiền (2006, 2007, 2008) các chi tiết thí nghiệm. 24
- Các thí nghiệm tại Kiên Giang được tiến hành trong hai mùa mưa (tháng 07 năm 2006 và tháng 07-08 năm 2007), và hai mùa khô (tháng 03 năm 2007 và tháng 03 năm 2008). Các kết quả chủ yếu như sau: • Nhiệt độ sấy ổn định và có thể giữ trong vòng ± 3 oC thường từ giá trị danh nghĩa 43 o C. • Đảo chiều gió có tác động rõ rệt đến việc giảm sai biệt ẩm độ cuối. Khi máy hoạt động đúng kỹ thuật, sai biệt này ít hơn 2.2% khi có đảo gió nhưng sẽ tăng lên 4.6% nếu không có đảo gió. Sai biệt ẩm độ cao đồng nghĩa với tăng nứt gãy hạt trong quá trình xay xát. Điều này giải thích tại sao càng ngày càng có nhiều máy sấy theo nguyên tắc đảo gió được lắp đặt từ năm 2003 trở đi. • Tuy vậy ảnh hưởng của đảo gió đến thời gian sấy hay tốc độ sấy không rõ ràng do tác động của nhiều yếu tố khác nhau (Hình 10). Dr ying r ate 3 .0 2 .5 2 .0 Air Re ve rsa l 1. 5 No a ir re ve rsa l 1. 0 0 .5 0 .0 20 22 24 26 28 30 Ini t ia l M C , % b w Hình 10. Ảnh hưởng của sấy đảo gió đến tốc độ sấy Số liệu hạt nứt sau xát trong tháng 03 và tháng 07 2007 với ba cặp mẻ sấy (Có đảo gió và Không có đảo gió) cho thấy: • Sấy cơ học cho dù có hay không có đảo gió đều tốt hơn phơi về phương diện tỉ lệ hạt nứt gãy ít hơn và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên cao hơn. Số liệu của các thí nghiệm trong tháng 03 năm 2007 cho thấy tỉ lệ hạt nứt ít hơn 3-4 % và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên cao hơn khoảng 4%. • Tỉ lệ hạt nứt trong các mẻ có đảo gió thấp hơn các mẻ không có đảo gió (Hình 11). Đây là những kết quả cơ bản. • Tuy nhiên, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm không nhất quán, thấp hoặc cao hơn một ít ở mỗi cặp (Hình 12). Kết quả này được xử lý thống kê số liệu tỉ lệ thu hồi gạo nguyên bằng trắc nghiệm t giữa các mẻ có đảo gió và không có đảo gió cho thấy sự khác biệt là không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 5%. Kết quả này không như dự đoán với kết quả thu được về sai biệt ẩm độ cuối. Có thể là do mẫu xay xát vì thời gian xát trắng là một phút, các hạt nứt vẫn chưa bị gãy vỡ trong quá trình xay xát. • Trong cả hai trường hợp (có và không có đảo gió), khi sấy tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm và tỉ lệ hạt nứt tăng. Các yếu tố ảnh hưởng chưa được tìm hiểu thỏa đáng do có rất nhiều yếu tố liên quan khi sấy một khối lượng lúa lớn 8 tấn như độ đồng đều của lúa, tốc độ sấy v.v… Dự đoán tốc độ sấy là lý do ảnh hưởng đáng kể (Hình 13), các số liệu cho thấy tốc 25
- độ sấy thích hợp là trong khoảng 1.0-1/2 %/ giờ. Tuy nhiên, kết quả này cần được kiểm chứng bằng các thí nghiệm tiếp theo hay các thí nghiệm ở qui mô phòng thí nghiệm. Crack % INCREASE (Kien Giang 2007 wet-season) Head rice, Kien Giang 2 0 0 7 Wet-s eas o n (AR = Air Revers al; NAR = No air revers al. B2 = Batch No 2 ) 40 35 70 Crack % 30 60 25 50 40 20 30 15 20 10 10 0 5 0 StDev(AR AR B2 AR B9 NAR B5 NAR B6 B2 & B5 B1 & B6 B9 & B6 Ave(3batches) ) Batches Air reversal No air reversal Head Rice Before drying, % Head Rice After drying, % Hình 11. Tỉ lệ hạt nứt (%) tăng, Kiên Giang, mùa Hình 12. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên trước và sau sấy mưa 2007 Effect of Drying rate (AR & NAR) Head rice Decrease, % 36 32 Crack Increase, 28 24 20 16 12 8 4 0 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 Drying rate, % /hr Grain Crack Increase, % Head Rice Decrease , % Hình 13. Ảnh hưởng của tốc độ sấy đến tỉ lệ hạt nứt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên Máy sấy qui mô thí nghiệm Hai yếu tố ảnh hưởng được nghiên cứu gồm có yếu tố A là ẩm độ cuối với hai mức ẩm độ (14% ký hiệu X14 và 17% ký hiệu X17). Yếu tố B là chế độ đảo gió với hai mức độ (có đảo gió AR và không có đảo gió NoAr). Bố trí mỗi trong bốn nghiệm thức (hay kết hợp yếu tố) là một khối thí nghiệm thực hiện tại cùng một thời gian nhờ vào hai máy sấy qui mô thí nghiệm hoàn toàn giống nhau hoạt động song song. Mỗi mẻ sấy có 20 kg lúa. Thí nghiệm được lặp lại 4 lần (4 khối). Chiều dầy lớp lúa trong các mẻ AR là 0.51 m trong khi chiều dày lớp lúa ở mẻ NoAr là 0.31 m. Lấy mẫu tại ba lớp – đáy, giữa và trên mặt trong 3 khay khác nhau và các khay đệm ở giữa. Trong mỗi khối thí nghiệm, các yếu tố độc lập là tốc độ sấy (đường cong sấy), độ đồng đều ẩm độ cuối (thể hiện qua ẩm độ của các lớp lúa ở đáy, giữa và trên cùng), tỉ lệ thu hồi gạo nguyên và tỉ lệ hạt nứt. Số liệu của một khối điển hình được trình bày trong Hình 14, 15, 16 và 17. Kết quả phân tích thống kê khối ngẫu nhiên hoàn toàn RCBD có số liệu được trình bày trong Bảng 1. Từ kết quả đạt được và phân tích thống kê, có thể rút ra các kết luận sau: 26
- a. Sai biệt ẩm độ cuối: Tác động của chế độ đảo gió và ẩm độ cuối là khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Sai biệt ẩm độ cuối ở chế độ đảo gió ít hơn chế độ không đảo gió (Bảng 1, Hình 14). Khi quá trình sấy ngừng ở ẩm độ 14% thì sai biệt ẩm độ cũng ít hơn so với 17%. Tuy nhiên sự tương tác giữa các yếu tố có ý nghĩa do đó cần so sánh trong mỗi thí nghiệm kết hợp giữa các yếu tố. Ví dụ trong Bảng 1, nghiệm thức NoArX14 và AR-X17 có sai biệt ẩm độ cuối tương tự nhau. 2 0-8-2008I: 43 o C 23 22 21 20 Final MC, %wb 19 Upper 18 17 Middle 16 15 Lower 14 13 12 11 10 AR X14 NoArX14 AR X17 NoArX17 AR = Air Reversal; NoAr = No Air reversal. X14 = Average Final MC 14% X17 = Average Final MC 17% Hình 14. Độ đồng đều ẩm độ 2 0-8-2008I: 43 o C. Final MC 17% 30 28 26 NoArX17-Bottom 24 NoArX17-Middle MC , % wb 22 NoArX17-Top 20 AR X17-Bottom 18 AR X17-Middle 16 AR X17-Top Layer 14 12 10 0 2 4 6 8 10 12 Drying time, hr Hình 15. Các đường cong sấy xuống 17% của các lớp trên cùng, ở giữa và lớp đáy AR = Đảo gió; NoAr = Không đảo gió. X14 = Ẩm độ cuối trung bình 14%. X17 = Ẩm độ cuối trung bình 17%. 27
- 2 0-8-2008I: 43 o C. Final MC 14% 30 28 26 NoArX14-Bottom 24 NoArX14-Middle MC , % wb 22 NoArX14-Top 20 AR X14-Bottom 18 AR X14-Middle 16 AR X14-Top Layer 14 12 10 0 2 4 6 8 10 12 Drying time, hr Hình 16. Các đường cong sấy xuống 14% của các lớp lúa trên cùng, ở giữa và lớp đáy b. Tốc độ sấy: Ảnh hưởng của cả chế độ sấy lẫn ẩm độ cuối là không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức alpha 5%. Tuy nhiên, ở mức alpha 10%, tốc độ sấy xuống 14% ẩm chậm hơn sấy xuống 17% một cách có ý nghĩa (Bảng 1, Hình 15 và 16). AR = Air Reversal; NoAr = No Air reversal. X14 = Average Final MC 14% X17 = Average Final MC 17% ry, compared to shade drying, NoArX14 AR X14 NoArX17 A 0 -2 Decrease in Head rice -4 % (decrease = - ) -6 -8 -6.38 -10 -8.56 -12 -14 -12.92 -16 -18 -20 22 Hình 17. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm 28
- Bảng 1. Số liệu thí nghiệm với máy sấy qui mô thí nghiệm. AR = Đảo gió; NoAr = Không đảo gió; X14 = Ẩm độ cuối 14%; X17 = Ẩm độ cuối 17% TỐC ĐỘ SẤY, %/hr SAI BIỆT ẨM ĐỘ TỈ LỆ THU HỒI GẠO TỈ LỆ HẠT NỨT, % CUỐI, % NGUYÊN GIẢM, % A= B= A= B= A= B= A= B = Đảo gió Ẩm Đảo gió Ẩm Đảo gió Ẩm Đảo gió Ẩm cuối↓ cuối↓ cuối↓ cuối ↓ NoAr AR NoAr AR NoAr AR NoAr AR Ctrl 1.00 0.88 4.20 2.00 -2.99 -5.96 8.00 11.33 11.33 X14 X14 X14 X14 1.37 1.54 6.30 4.00 -10.02 -9.26 0.00 7.33 4.00 1.46 1.35 7.00 4.90 -7.50 -9.32 0.00 2.00 0.67 1.59 1.53 7.89 3.90 -5.02 -9.70 0.67 8.00 1.33 Av: 1.35 1.32 Av: 6.35 3.70 Av: -6.38 -8.56 Av: 2.17 7.17 1.83 1.11 1.05 5.30 3.70 X17 -14.18 -5.70 X17 X17 X17 18.67 24.00 3.00 1.47 1.49 11.70 9.60 -10.27 -10.18 19.33 8.67 0.67 1.60 1.36 8.90 4.80 -21.83 -25.70 4.00 9.00 0.00 1.59 1.71 10.30 6.60 -5.77 -8.41 2.00 1.33 0.00 Av: 1.55 1.52 Av: 10.30 7.00 Av: -13.01 -12.50 Av: 11.00 10.75 0.92 Kết quả phân tích thống kê (ở mức ý nghĩa 5%): Tương tác AB: Không Tương tác AB: Có Tương tác AB: Có Tương tác AB: Có A: không quan trọng LSD = 2.14% LSD = 7.70% LSD = 7.73% B: không quan trọng (giữa các nghiệm thức) c. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên và tỉ lệ hạt nứt Khi sấy, dù là có đảo gió hay không cũng làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên và tỉ lệ hạt nứt tăng so với mẫu sấy đối chứng trong bóng râm. Có thể là do tốc độ sấy quá cao (hơn 1,3%/giờ). Tuy nhiên phân tích hồi qui và vẽ đồ thị (Hình 18) cho thấy không có chiều hướng nhất định nào. Khi ẩm độ cuối 17% thì hạt bị nứt nhiều và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên thấp vì xay lúa không phải ở ẩm độ tối ưu với máy xay trong phòng thí nghiệm. Effect of Drying rate on rice crack 25 20 Rice crack, % 15 NoAr AR 10 5 0 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 Drying rate , %wb /hr Hình 18. Ảnh hưởng của tốc độ sấy đến tỉ lệ hạt nứt 29
- Về mặt lý thuyết, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên nhiều tương ứng với tỉ lệ hạt nứt thấp và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên nhiều tỉ lệ nứt ít tương ứng với sai biệt ẩm độ cuối nhiều. Vì vậy, dự đoán sai biệt ẩm độ cuối ít khi sấy đảo gió so với sấy không đảo gió sẽ cho tỉ lệ hạt nứt giảm ít hơn và tỉ lệ nứt ít hơn, nhưng số liệu cho thấy ngược lại (Bảng 1). Nói chung ngay cả với thí nghiệm qui mô phòng thí nghiệm, số liệu thí nghiệm vẫn khó phân tích có thể là do sự khác biệt giữa các hạt lúa. Máy sấy vỉ ngang 4 tấn/mẻ, sử dụng năng lượng mặt trời Máy sấy SDG-4 loại lắp ghép, gồm các bộ phận sau: i.) Quạt hướng trục hai tầng cánh, kéo bằng động cơ diesel Trung Quốc 15 HP. ii.) Lò đốt than đá, mức tiêu thụ điều chỉnh được từ 5 đến 12 kg/giờ. iii.) Buồng sấy diện tích sàn 4.50 m *3.27 m, đặt trên 7 chân thép, do đó dễ lắp đặt trên đất không phẳng. Không khí sấy có thể thổi lên (Hình 19) hoặc xuống (Hình 20) bằng cách đảo bạt vải nhựa. iv.) Bộ thu nhiệt NLMT do Trung tâm Năng lượng và Máy Nông nghiệp ĐHNL thiết kế, gồm 2 ống trụ bằng plastic trong (Hình 19 và 20), mỗi ống trụ φ1.0 m * dài 27 m. Phía trong ống trụ là lớp nhựa PE đen để hấp thu nhiệt. Hai ống trụ đồng qui vào một hộp chuyển tiếp, cũng là hộp nhận nhiệt từ lò đốt than đá. Bộ thu nhiệt NLMT và lò than có thể sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp. Các thí nghiệm thực hiện ở tỉnh Long An vào tháng 03 năm 2007, là tháng khô nhất trong năm. Hình 20. Máy sấy SRA-4B bộ thu NLMT, với không Hình 19. Máy sấy SDG-4B bộ thu NLMT, với không khí sấy thổi xuống khí sấy thổi lên Đã thí nghiệm 5 mẻ sấy vào tháng 3- 2007: Mẻ 1 sử dụng nhiệt từ than đá; Mẻ 2 và 3 sử dụng nhiệt từ NLMT, Mẻ 4 và 5 sử dụng nhiệt phối hợp từ than đá và NLMT. Kết quả đạt được tóm tắt như sau: • Năng suất sấy 3,8 – 4,1 tấn/mẻ 7- 12 giờ với ẩm độ giảm (trung bình±độ lệch chuẩn) từ 23.8 ±1.7 % xuống 14.2 ± 0.8 %. 30
- Nhiệt độ sấy có thể điều chỉnh trong khoảng 38- 44 oC với lò than đá. Với NLMT, nhiệt • độ sấy đạt 38 oC khi nắng tốt (nhật chiếu hơn 800 W/m2), và chỉ đạt 36 oC khi trời có mây (nhật chiếu khoảng 500 W/m2 , mức tiêu biểu trong mùa mưa). Khi nắng kém, thời gian sấy kéo dài đến 12 giờ như ở Mẻ 3. • Phối hợp NLMT và năng lượng than đá rất tiện lợi để kết thúc mẻ sấy trong ngày. Do mùa vụ thu hoạch tại địa phương thường không quá 25 ngày, không thể “ung dung” với mẻ sấy dài đến 2 ngày. • Độ gạo nguyên trong tất cả các mẻ sấy đều tương đương với phơi trong bóng râm, và còn tốt hơn với 2 mẻ sấy NLMT, có lẽ do nhiệt độ sấy hơi thấp. Phân tích sử dụng năng lượng mặt trời trên cơ sở Mẻ 4 và Mẻ 5, cả hai đều sử dụng nguồn nhiệt kết hợp từ than đá và NLMT, các kết luận như sau: • NLMT đóng góp giúp tiết kiệm 43– 78 % than đá. • Tiết kiệm này qui ra tiền bằng 46 000– 82 000 đồng mỗi mẻ (≈ US$ 3– 5 /mẻ ) hay 2 000– 22 000 đồng /tấn (≈ US$ 0.7– 1.3 /tấn). • Để ước tính, giả định mỗi năm máy sấy 100 mẻ hay 400 tấn, với khoảng ½ số mẻ dùng NLMT hoàn toàn, và ½ số mẻ dùng NLMT phụ tiết kiệm được 50 % than, hay lần lượt là US$1.6 và US$0.8 mỗi tấn. Vậy tổng tiết kiệm là US$480 mỗi năm hay 7 triệu đồng. • So sánh với đầu tư thêm cho bộ thu nhiệt NLMT khoảng 9 triệu đồng, và chi phí thay thế vật liệu ống plastic khoảng 2 triệu đồng (US$120) sau mỗi 7 tháng sử dụng, thì thời gian hoàn vốn chỉ là 2 năm. • Với chủ máy sấy đơn lẻ, có thể không sấy được 100 mẻ mỗi năm. Ngược lại, chủ nhà máy xay xát có máy sấy có thể sấy hơn thế. Như vậy, NLMT nên nhắm đến đối tượng là các liên hợp sấy - xay xát. Ở ĐBSCL Việt Nam, nông hộ thường sử dụng hầu hết máy sấy tĩnh để sấy lúa trong mùa mưa. Đối với mùa khô, chủ yếu là sử dụng vệ đường để phơi nắng nhằm tiết kiệm chi phí chất đốt cho công đoạn sấy. Do đó, vào mùa khô hiện tượng hạt nứt gãy còn trầm trọng hơn như các khuyến cáo thường xuyên của các trung tâm nghiên cứu và khuyến nông nhưng kết quả đạt được không như mong đợi vì thật sự chi phí phơi dưới ánh mặt trời rất thấp. Lần đầu tiên ở Việt Nam, NLMT đã được sử dụng để sấy lúa ở qui mô sản xuất với chi phí chấp nhận được. Các nỗ lực sấy NLMT của thập niên 1980 chỉ xoay quanh các mẻ sấy 50- 300 kg và kéo dài 2 ngày. Các khảo nghiệm đã xác nhận chất lượng lúa sấy. Về kinh tế, đã bác bỏ được câu thường nghe “Năng lượng mặt trời thì miễn phí nhưng không rẻ” với phân tích hoàn vốn đầu tư thêm trong vòng 2 năm. Về môi trường NLMT là sạch nhất. Vấn đề còn lại là giới thiệu NLMT đến các nhà máy xay xát có máy sấy. Các thí nghiệm đã làm rõ vai trò của NLMT để tiết kiệm chất đốt, đặc biệt trong vụ Đông Xuân. 31
- KHÁO SÁT Số liệu chung: Bốn tỉnh được khảo sát tương đối giống nhau về khí hậu và các điều kiện nông nghiệp khác. Nhiệt độ trung bình tháng 27- 28 oC, tối đa 29 oC vào tháng Tư và tối thiểu vào tháng Giêng 25 oC. Nhưng sai biệt nhiệt độ giữa ngày và đêm thì rõ rệt hơn, ví dụ 25 và 36 oC vào các tháng nóng, hoặc 23 và 33 oC trong các tháng mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, còn lại là mùa nắng, không Xuân Hạ Thu Đông như ở Bắc bộ. Lượng mưa hàng năm 1 400 mm ở Long-An, và cao hơn ở Cần Thơ và Kiên -Giang, lần lượt là 1 600 and 1800 mm. Ẩm độ không khí trung bình là 80- 82 %. Điều này chỉ nói rằng đây là khi hậu nhiệt đới, chưa cụ thể gì liên quan đến sau thu hoạch. Số liệu một ngày tiêu biểu ở Cần Thơ vào tháng 3 nắng hay tháng 8 mưa, ẩm độ không khí vào ban đêm rất cao, hơn 90 %; khác hẳn với Australia ẩm độ nhỏ hơn 70 % ngay cả ban đêm. Ý nghĩa là hạt sẽ hồi ẩm khi bảo quản. Số liệu cho mỗi tỉnh ghi ở Bảng 2. Bảng 2. Số liệu khảo sát trên 4 tỉnh Cần-Thơ Kiên-Giang Long-An Tiền-Giang Dân số (2005), 1,14 1,65 1,41 1,70 % dân nông nghiệp 50 76 83 85 Diện tích trồng lúa hằng năm , ha 231 000 596 000 430 000 252 000 Sản lượng gạo, 1,23 2,90 1,93 1,31 % thu hoạch trong mùa mưa 47 48 35 60 580 # 300 ## ≈350 Tổng số máy sấy 1100 ≈15 % lúa hè thu sấy bằng máy 24 22 12 (10- 20) Nguồn: Tổng cục thống kê, Hà-Nội, Việt Nam, http://www.gso.gov.vn/ (2005); Báo cáo Danida ASPS (2004); # Ông. Cỏn, Chi cục Phát triển Nông thôn (2006); ## Ông Việt, Chuyên viên sau thu hoạch tỉnh Tiền Giang (2006). Hiện trạng sau thu hoạch và sấy: a) Số lượng máy sấy tĩnh vỉ ngang của 4 tỉnh được thể hiện trong Bảng 3. Long-An và Tiền-Giang chậm hơn về phát triển máy sấy. b) Máy sấy tĩnh vỉ ngang đầu tiên được lắp đặt tại các tỉnh này vào những năm đầu 1990. Những máy sấy này là những mẫu máy đầu tiên với buồng gió giữa, sử dụng lò đốt trấu ghi nghiêng có buồng lắng tro (Hình 1). Mẫu máy thứ hai là máy sấy có buồng gió hông (Hình 2) và lò đốt trấu đã cải tiến được lắp đặt từ năm 1995 đến 1997. Cuối cùng mẫu máy sấy có đảo gió (nguyên lý hoạt động như Hình 5) với những ưu điểm tiết kiệm công lao động và mặt bằng lắp đặt máy, được lắp đặt đầu tiên ở Long An vào năm 2000, Tiền- 32
- Giang và Kiên -Giang năm 2002. Hiện tại đã có 400 máy sấy đảo gió ở ĐBSCL, trong đó khoảng 30 máy là mẫu ban đầu và do Đại học Nông Lâm lắp đặt. c) Phần trăm lúa sấy bằng máy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các tỉnh. Như tại Kiên Giang trung bình là 24%, nhưng ở một số huyện mới chỉ 3 % lúa thu hoạch vụ hè thu được sấy bằng máy. d) Phần trăm lúa sấy bằng máy có thể không tương ứng với số lượng máy sấy hiện có, nhưng phụ thuộc vào thời tiết. Điều này giải thích tại sao tại Cần Thơ lượng lúa sấy bằng máy mới chỉ từ 10 đến 20 %. e) Sấy bằng máy không chỉ giảm tổn thất sau thu hoạch mà còn giữ được chất lượng hạt. Hiện tại, nhiều nông dân, các chủ nhà máy xay, các cán bộ nhận ra điều này, khác so với quan điểm 10 năm về trước. f) Mặc dù những ưu điểm trên nhưng hiện tại phơi nắng vẫn còn là chủ yếu. Như tại Cần Thơ, trong khi khả năng đáp ứng về năng suất sấy của các máy sấy đã lắp đặt là 25% nhưng vẫn chỉ 15% được sấy bằng máy. Thậm chí có nguồn khác cho rằng đến 90% là phơi nắng, trong đó 40% phơi trên sân đất, 40 % phơi trên sân xi măng, và 10 % phơi trên đường nhựa. g) Lý do là chi phí sấy, trong khi chất lượng lúa chưa được quan tâm nhiều trong phương pháp và hệ thống sản xuất ở hiện tại. Số liệu thu thập tại tỉnh Long-An cho thấy trên Bảng 3. Từ Bảng 3, một số ghi nhận như sau: • Trong mùa khô, chi phí sấy bằng máy sấy SRA-4 (98 đồng/ kg) vẫn còn cao hơn đối với phơi nắng thông thường. • Trong mùa mưa, chi phí sấy máy thì thấp hơn so với chi phí phơi. Do đó, mức phí 5 % giá trị lúa, hoặc khoảng 130 đồng/kg, qua đó chủ máy có thể thu hồi vốn đầu tư sau 2- 4 năm tuỳ giá trị đầu tư. • Quan điểm của nông dân là không muốn trả chi phí sấy cao hơn chi phí phơi trong điều kiện thời tiết bình thường. Nhưng khi thời tiết bất lợi thì chi phí sấy máy cũng phải thấp hơn phơi để nông dân chọn sấy. • Máy sấy SRA-8 với lò đốt trấu, và máy sấy SDG-4 với lò đốt trấu là các lựa chọn để giảm chi phí sấy. • Tuy nhiên, không khuyến cáo máy sấy SDG-4 với lò đốt than đá vì chi phí sấy cao, chủ máy khó hoàn vốn. • Chi phí sấy tính ở trên chưa bao gồm phí vận chuyển, từ 10 đến 12 đồng/kg hoặc US$0,6- 0,7/tấn, tương đương 10 % chi phí sấy. 33
- Bảng 3. Chi phí sấy đối với từng loại năng suất khác nhau Cách sấy /phơi đồng /kg US$ /tấn Máy sấy SRA-4 (đảo gió, 4-tấn/mẻ), lò đốt trấu 98 6.1 Máy sấy SRA-8 (đảo gió, 8-tấn/mẻ), lò đốt trấu 79 4.9 # Máy sấy SDG-4 (đảo gió, 4-tấn/mẻ), lò đốt trấu 1 80 5.0 Máy sấy SDG-4 (đảo gió; 4-tấn/mẻ) , lò than đá 130 8.1 Phơi nắng, trong mùa nắng 70 4.4 Phơi nắng, trong mùa mưa, thời tiết bình thường 140 8.8 Phơi nắng, trong mùa mưa, thời tiết xấu 210 13.1 Ghi chú :#1: SDG-4 = Một loại máy sấy đảo gió chi phí thấp 4 tấn/ mẻ, do nhà chế tạo tại tỉnh Đồng Tháp. Máy sấy này sử dụng quạt do đHNL thiết kế, nhưng giảm chi phí chế tạo bin sấy trong khi vẫn đảm bảo đồng đều qua ống phân bố gió giữa. Kết quả khảo sát năm 2007: • Nhu cầu về máy sấy có năng suất lớn từ 12- 20 tấn/ mẻ; phản ảnh bằng yêu cầu lắp đặt máy sấy 10- 16 tấn trong 2 năm vừa qua, khác với 5 năm trước yêu cầu máy sấy 4- 8 tấn/ mẻ; năm 2007 có yêu cầu máy sấy 20 tấn/mẻ . • Vai trò của nhà chế tạo tại địa phương và người làm công tác khuyến nông: Tỉnh có số lượng máy sấy phát triển nhanh như An-Giang và Tiền -Giang có nhiều nhà chế tạo cung cấp những máy sấy có độ tin cậy và hiệu suất cao cho nông dân. Người làm công tác khuyến nông có sự hiểu biết sâu về cấu tạo và hoạt động của máy sấy là yếu tố quan trọng trong việc triển khai ứng dụng những mẫu máy mới. • Hỗ trợ từ phía Chính phủ, đặc biệt là giảm lãi vay cũng là một yếu tố tác động đến sự phát triển máy sấy. • Thu hoạch vào mùa khô, hiện tại cũng nhiều nơi sấy bằng máy được phổ biến chiếm 30- 90 % như tại huyện Giồng-Riềng, tỉnh Kiên-Giang, huyện Kế-Sách và Mỹ-Tú, tỉnh Sóc-Trăng, huyện Gò-Công và Chợ-Gạo, tỉnh Tiền-Giang… Nông dân chỉ bán lúa tươi. • Dự án Danida ở Cần Thơ và Sóc Trăng năm 2001-2006, và Hợp phần sau thu hoạch cho ĐBSCL đã làm tốt việc khuyến nông máy sấy đến nhiều người trong lĩnh vực lúa gạo, với một tổ chức và phương tiện khá đầy đủ. Khuyến nông vốn là yếu tố hạn chế phổ biến máy sấy vào những năm 1990, đến những năm 2000 đã đóng vai trò tích cực. Nếu nông dân vẫn chưa chấp nhận máy sấy, cần xét các yếu tố khác. Những vấn đề được giải quyết từ năm 2007: Những dữ liệu và phân tích trên làm nhận ra một vấn đề quan trọng nhất trong khâu sấy tại các tỉnh, đó là sự mất cân đối giữa chi phí sấy và lợi ích từ khâu sấy. 34
- Trong khi chi phí sấy khá rõ ràng, thì lợi ích từ sấy lại không cụ thể. Gạo chất lượng tốt hơn nhờ sấy máy có thể không được các thương lái mua với giá cao hơn để bù lại chi phí sấy. Một số lý do khác là: Lúa sấy không đảm bảo chất lượng do sấy không đúng kỹ thuật. Ngay cả sấy đúng kỹ thuật nhưng lúa sấy cũng không đảm bảo chất lượng do nông dân chỉ đem lúa đến sấy khi đã bị lên một sau một vài ngày mưa. Lúa sấy đạt chất lượng tốt được trộn với lúa phơi nắng khi đổ lẫn với nhau trong cùng phương tiện vận chuyển. Chất lượng lúa sấy bằng máy không được coi trọng trên thị trường. Một vài phần trăm thu hồi gạo nguyên chưa đủ để có thể bán giá lúa cao hơn để bù lại chi phí sấy. Ngay cả trường hợp giá lúa sấy cao hơn, nhưng lợi ích cũng không thuộc về nông dân trồng lúa bởi vì chủ máy xay xát sẽ hưởng phần thu hồi gạo nguyên cao hơn. Nông dân là chủ hạt lúa, trong khi chủ máy xay xát và thương lái là chủ hạt gạo trắng ! Do đó, vấn đề sấy trong năm 2007 sẽ khác năm 1997 vì không còn là vấn đề tổn thất số lượng mà là tổn thất về chất lượng sau thu hoạch. Đề xuất các biện pháp cho vấn đề sấy từ năm 2007: Từ các dữ liệu và phân tích trên, có thể đề xuất 3 cụm biện pháp sau: a) Công nghệ: Cần cải tiến thiết kế máy sấy để bảo đảm chất lượng xét theo độ nứt hạt và gạo nguyên, và bớt phụ thuộc vào lao động thủ công. Điều này không dễ dàng với ràng buộc về chi phí sấy. Chủ đề của chương trình CARD có thể sắp xếp theo yêu cầu này. b) Khuyến nông: Theo yêu cầu “mới” về nhận thức chất lượng lúa gạo, các hoạt động khuyến nông nên theo hướng sử dụng máy sấy để đạt chất lượng, chứ không phải giảm hao hụt về số lượng. Không phải chỉ trình diễn máy sấy để giảm hư hại hạt, mà trình diễn sấy sao cho xay xát nhiều gạo nguyên hơn và ít độ nứt hơn. Nói cách khác, nông dân không chỉ thấy hạt lúa sấy khô, mà còn thấy hạt gạo nguyên. Vì vậy, những máy sấy đơn lẻ sẽ khó tồn tại từ 2007 vế sau. c) Chính sách: Các yếu tố trên (công nghệ và khuyến nông) chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Từ cuối xâu chuỗi, thị trường gạo chất lượng cao phải được xác lập, với giá cả phân biệt rõ rệt. Tiếp theo, lợi ích từ giá gạo cao phải được phân bố tương xứng cho cả nông dân và nhà chế biến/ doanh nghiệp. Chính sách có thể tác động vào các việc này thông qua các biện pháp tài chính. Chính sách ảnh hưởng đến toàn hệ thống lúa gạo thì phức tạp và không phải chỉ vài tháng là có được. Nhưng liên quan đến chương trình CARD, cần thiết lập tại một số tỉnh vài mô hình trình diễn đồng bộ từ cung cấp nguyên liệu đến sấy đến xay xát, với sự tham gia của nông dân. 35
- KẾT LUẬN Theo dõi việc lắp đặt và tiến hành thí nghiệm với máy sấy vỉ ngang 8 tấn đảo gió ở Kiên Giang và Cần Thơ, khảo nghiệm và phân tích về độ nứt vỡ hạt trong điều kiện sản xuất thực tế. Thí nghiệm trên hai máy sấy 20 kg/mẻ trong phòng thí nghiệm để khảo nghiệm theo cặp: có và không đảo gió và hai ẩm độ cuối. Trong cả hai chế độ, đảo gió làm giảm sai biệt ẩm độ cuối nhưng thời gian sấy không giảm. Tác động của đảo gió đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên và hạt nứt không nhất quát và liên quan đến các tương tác với ẩm độ cuối và có thể là với các yếu tố khác chưa được khảo sát. Theo dõi đặc tính sấy của một máy sấy tháp lắp đặt tại Long An với bộ thu năng lượng mặt trời cho kết quả chất lượng hạt tốt và kinh tế. Khảo sát nhanh về hiện trạng sử dụng máy sấy vỉ ngang tại 7 tỉnh. Các kết luận chính gồm: Khuynh hướng tăng năng suất sấy; vai trò của nhà sản xuất và cán bộ khuyến nông địa phương ; sự hỗ trợ của Nhà nước với việc giảm lãi suất vay làm máy sấy; và sấy máy trong vụ Đông Xuân. Một đề nghị chính: Cần nghiên cứu tích hợp máy sấy trong toàn bô dây chuyền hệ thống lúa gạo, để ích lợi của sấy máy được phản ảnh qua sự gia tăng lợi tức của nông dân, với sự tham gia tích cực của họ, như phân tích ở trên. 36
- TÀI LIỆU THAM KHẢO ASABE. 2005. Standards ASAE S248.3 MAR1976 (R2005): Construction and Rating of Equipment for Drying Farm Crops Brooker D.B., F.W. Bakker-Arkema, C.W. Hall. 1992. Drying and storage of grains and oilseeds, AVI Publ. Van Nostrand Reinhold, New York. Kamaruddin A. 2003. Fish drying using solar energy. Proceedings of the Regional Seminar and Workshop on Drying Technology. ASEAN Sub Committee on Non-Conventional Energy Research. Ministry of Agriculture-Rural Development, and Danida ASPS. 2004. Study on the current status and need assessment for post-harvest equipment in the Mekong Delta (Compiled from Reports and 12 Provinces). Internal Report (in Vietnamese) Phan Hieu Hien. 1987. Grain dryer for the summer-autumn crop in Southern Vietnam. Journal of Agricultural Science and Technology (In Vietnamese), No 6-1987, Ministry of Agriculture, Ha-Noi. Phan Hieu Hien. 1998. Grain dryers and rice quality in the Mekong Delta of Viet Nam: Development process and perspective (In Vietnamese). Paper presented at the 15th Science and Technology Conference of the Mekong Delta , Ca Mau City 24 & 25 –9 –1998. Phan Hieu Hien, Nguyen Hung Tam, Nguyen Van Xuan. 2003. The reversible air dryer SRA: One step to increase the mechanization of post-harvest operations. Proceedings of the International Conference on Crop Harvesting and Processing, 9-11 February 2003 (Louisville, Kentucky USA) ASAE Publication Number 701P1103e. Phan Hieu Hien. 2006, 2007, 2008. Flat-bed dryer Sub-Component Reports to CARD Project. Nong-Lam University (unpublished), Phan Hieu Hien, Le Quang Vinh, Tran Thi Thanh Thuy. 2007. The Solar Macaroni Dryer. Proceedings of the International Conference on Crop Harvesting and Processing, 11-14 February 2007 (Louisville, Kentucky USA). ASABE Publication Number 701P0307e RNAM (Regional Network for Agricultural Machinery. 1991. RNAM Test codes and procedures for farm machinery: Part 16 (Batch Dryer). 37
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học về cao su thiên nhiên
268 p | 378 | 129
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch - MS10 "
39 p | 182 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY MẮC CA TẠI ĐẮK LẮK "
10 p | 231 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển và áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và thu nhập các hộ nông dân chăn nuôi dê tại các tỉnh miền Trung Việt Nam "
18 p | 142 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tác động của ủ sau sấy và trong bảo quản đến đặc tính nứt và chất lượng xát gạo "
26 p | 121 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Khảo nghiệm, đánh giá và áp dụng công nghệ nhân giống tiên tiến cho việc phát triển các rừng trồng Thông caribê và Thông lai có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam - Milestone 10 "
4 p | 138 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " LÊN MEN, SẤY VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CA CAO Ở VIỆT NAM "
19 p | 132 | 17
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp "Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Cửu Long của Việt Nam - MS10 "
4 p | 91 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Thiết lập vườn ươm và đào tạo để nâng cao hiệu quả chất lượng cây giống và thử nghiệm các mô hình trồng Macadamia tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam - Báo cáo MS12 "
33 p | 137 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Báo cáo chuyến tham quan học tập về quản lý bền vững rừng trồng tại Australia "
8 p | 121 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Đánh giá khả năng của các chủ nhân của ngành công nghiệp Măc ca "
21 p | 91 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Báo cáo sơ bộ kết quả nghiên cứu biến dị di truyền microsatellite loci cá rô phi "
12 p | 120 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " PHÁT TRIỂN MÁY SẤY VỈ NGANG ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG 25 NĂM QUA và CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ GIẢI QUYẾT BẰNG SẤY MÁY "
13 p | 120 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS8: Đánh giá năng lực của cán Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm TPHCM và Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên "
15 p | 108 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TỔNG KẾT LẠI QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ THÍCH NGHI CỦA CÁC LOÀI THÔNG CARIBAEA Ở VIỆT NAM "
20 p | 81 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam "
0 p | 126 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi - MS6 "
11 p | 87 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn