Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT CỐ ĐỊNH<br />
LÊN LƯỢNG MUTANS STREPTOCOCCI TRONG NƯỚC BỌT<br />
Trần Lê Châu Loan*, Đống Khắc Thẩm**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nghiên cứu này được thực hiện để góp phần đánh giá thay đổi trong môi trường miệng ở<br />
những bệnh nhân điều trị chỉnh hình răng mặt cố định.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc mang khí cụ chỉnh hình răng mặt cố định (CHRMCĐ) lên lượng<br />
mutans streptococci (MS) trong nước bọt.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu gồm 33 bệnh nhân, tuổi từ<br />
12 tới 40, có tình trạng vệ sinh răng miệng tốt và răng không chen chúc tới chen chúc trung bình, mang khí cụ<br />
chỉnh hình răng mặt cố định. Lượng MS trong mẫu nước bọt không kích thích được đánh giá vào 3 giai đoạn:<br />
trước điều trị, sau 6 và 12 tuần mang khí cụ CHRMCĐ bằng phương pháp nuôi cấy kỵ khí trên môi trường chọn<br />
lọc MSB (Mitis Salivarius Agar Bacitracin).<br />
Kết quả: Sau 12 tuần mang khí cụ CHRMCĐ, lượng MS trong nước bọt tăng có ý nghĩa thống kê và có<br />
đỉnh tại tuần thứ 6 sau khi mang khí cụ.<br />
Kết luận: Mang khí cụ chỉnh hình răng mặt cố định làm tăng có ý nghĩa lượng mutans streptococci trong<br />
nước bọt đặc biệt trong khoảng 6 tuần đầu tiên.<br />
Từ khóa: mutans streptococci (MS), nước bọt, chỉnh hình răng mặt cố định (CHRMCĐ).<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE EFFECT OF ORTHODONTIC TREATMENT BY FIXED APPLIANCES ON SALIVARY MUTANS<br />
STREPTOCOCCI<br />
Tran Le Chau Loan, Dong Khac Tham<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 202 - 207<br />
Objectives: The aim of this study was to evaluate the effect of fixed orthodontic appliances on salivary<br />
mutans streptococci (MS).<br />
Material and Methods: The study was conducted on 33 patients aging between 12 – 40 years old who wore<br />
fixed orthodontic appliances and have good oral hygiene and none to average crowding status. Unstimulated<br />
saliva from each patient was collected at baseline and at the 6th and 12th weeks. Samples were cultivated on Mitis<br />
Salivarius Agar Bacitracin (MSB) for microorganism detection.<br />
Results: Mutans streptococci counts increased significantly 12 weeks after the insertion of fixed orthodontic<br />
appliances in the oral cavity and the major peak was at week 6 of fixed orthodontic therapy.<br />
Conclusion: Orthodontic treatment causes intensive intraoral growth of mutans streptococci, especially in<br />
the period of the first 6 weeks.<br />
Key words: mutans streptococci (MS), saliva, fixed orthodontic appliances.<br />
<br />
* Lớp Cao học khóa 2012-2014- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM<br />
** Bộ môn CHRM-Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Lê Châu Loan<br />
ĐT: 01662705376<br />
Email: chautranleloan@gmail.com<br />
<br />
202<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
MỞ ĐẦU<br />
Trong những năm gần đây, cụm từ “Chỉnh<br />
hình răng mặt cố định” (CHRMCĐ) đang dần<br />
trở nên quen thuộc đối với người dân Việt<br />
Nam. Nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật chỉnh<br />
hình răng mặt cũng như ngành vật liệu nha<br />
khoa, bệnh nhân sau khi điều trị có một hàm<br />
răng thẩm mỹ, chức năng là điều hoàn toàn có<br />
thể đạt được. Tuy nhiên, trong quá trình điều<br />
trị, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều nguy cơ<br />
tới mô răng và mô nha chu của họ. Ví dụ như<br />
bệnh viêm nướu, sự xuất hiện của các sang<br />
thương đốm trắng, hay thậm chí tổn thương<br />
sâu răng. Kết quả là bệnh nhân không đạt<br />
được mong muốn ban đầu. Do đó, tìm hiểu<br />
những thay đổi môi trường miệng ở bệnh<br />
nhân điều trị CHRMCĐ rất cần thiết và có ý<br />
nghĩa. Tuy nhiên, việc theo dõi những thay<br />
đổi trong môi trường miệng và đánh giá nguy<br />
cơ sâu răng của bệnh nhân vẫn còn nhiều khó<br />
khăn, cả về phương pháp thực hiện lẫn cơ sở<br />
lý luận, bởi vì đặc điểm các thành phần trong<br />
môi trường miệng của từng người rất khác<br />
nhau, và khoang miệng là một hệ sinh thái vô<br />
cùng phong phú với rất nhiều loại vi khuẩn<br />
tương tác qua lại(13). Nhưng nhìn chung, trong<br />
hệ sinh thái phong phú đó của các vi khuẩn<br />
miệng, các tác giả đều nhận thấy mutans<br />
streptococci (MS), là một nhóm vi khuẩn sinh<br />
acid, đóng vai trò rất quan trọng trong quá<br />
trình hình thành sâu răng. Đã có rất nhiều<br />
nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa<br />
lượng MS và tình trạng sâu răng(1,13). Hiện nay<br />
các nghiên cứu về sự liên quan, tương tác giữa<br />
khí cụ CHRMCĐ và sự thay đổi lượng MS<br />
trong nước bọt vẫn còn nhiều ý kiến trái<br />
ngược. Với mục đích làm rõ hơn ảnh hưởng<br />
của khí cụ CHRMCĐ lên sự thay đổi, nếu có,<br />
của vi sinh vật miệng, cụ thể là lượng mutans<br />
streptococci trong nước bọt, chúng tôi thực<br />
hiện đề tài nghiên cứu này.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đánh giá sự thay đổi của lượng mutans<br />
streptococci trong nước bọt của bệnh nhân trước<br />
và sau 6, 12 tuần điều trị CHRMCĐ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:<br />
Đây là nghiên cứu trước – sau trên một<br />
nhóm. 33 bệnh nhân điều trị CHRMCĐ tại khoa<br />
Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ<br />
Chí Minh, từ 9/2013 tới 6/2014 được chọn với kỹ<br />
thuật chọn mẫu thuận tiện.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu:<br />
Các đối tượng được chọn vào phải thỏa tất cả<br />
các yêu cầu sau: có sức khỏe bình thường, tuổi từ<br />
12 tới 40, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, có<br />
tình trạng vệ sinh răng miệng tốt. Đánh gía theo<br />
chỉ số OHI-S, điểm số tổng cộng: 0-1,2. Và có tình<br />
trạng chen chúc răng từ không tới trung bình (06 mm). Bệnh nhân không còn răng sâu chưa<br />
trám trước khi gắn khí cụ CHRMCĐ. Tất cả đều<br />
được gắn cùng loại, cùng số lượng mắc cài, cùng<br />
loại dây cung, cùng loại khâu và loại xi măng<br />
gắn khâu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
Loại trừ bệnh nhân bị bất kỳ bệnh hệ thống,<br />
bệnh mãn tính đang phải dùng thuốc kéo dài,<br />
hoặc bị các bệnh lý vùng miệng kèm theo, ví dụ<br />
như: abcess, lỗ dò, viêm mô tế bào, viêm nha<br />
chu... Bệnh nhân sử dụng kháng sinh hay nước<br />
súc miệng trong vòng 15 ngày trước khi lấy mẫu<br />
nước bọt. Bệnh nhân thất bại trong việc mang<br />
khí cụ CHRMCĐ trong vòng 18 tháng vừa qua,<br />
phải tháo khí cụ. Bệnh nhân điều trị viêm nướu,<br />
viêm nha chu trong thời gian nghiên cứu.<br />
<br />
Quy trình thực hiện<br />
- Khám và chọn đối tượng.<br />
- Thu thập mẫu nước bọt trước điều trị. Bệnh<br />
nhân được hướng dẫn đánh răng và không ăn,<br />
uống tối thiểu 2 giờ trước khi lấy mẫu.<br />
- Thu thập mẫu nước bọt không kích thích<br />
toàn phần: Bệnh nhân ngồi thẳng, thoải mái.<br />
Bệnh nhân nuốt tất cả nước bọt hiện có trong<br />
<br />
203<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
miệng và không nuốt nước bọt trong vòng 10<br />
phút tiếp theo. Bệnh nhân nhổ tất cả nước bọt có<br />
trong miệng vào ly thủy tinh đã hấp vô trùng.<br />
Chuyển mẫu nước bọt vào phòng xét<br />
nghiệm vi sinh trong vòng 2 giờ.<br />
Kỹ thuật viên vi sinh thực hiện cấy MS từ<br />
mẫu nước bọt đã thu thập. Ủ thạch trong môi<br />
trường yếm khí ở 37ºC, đọc kết quả sau 7 ngày.<br />
- Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh răng miệng<br />
dành cho người mang khí cụ CHRMCĐ.<br />
- Thu thập mẫu nước bọt lần thứ 2: sau 6<br />
tuần gắn khí cụ CHRMCĐ và thực hiện tương tự<br />
lần 1. Các mẫu nước bọt của mỗi bệnh nhân<br />
được thu thập vào cùng một khoảng thời gian ở<br />
3 lần thu thập mẫu.<br />
- Thu thập mẫu nước bọt lần thứ 3: sau 12<br />
tuần gắn khí cụ CHRMCĐ và thực hiện tương tự<br />
lần 1.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Phần mềm IBM® SPSS Base 16.0.<br />
<br />
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu:<br />
Bảng 1: Đặc điểm giới tính, tuổi, mức độ chen chúc<br />
của mẫu nghiên cứu (n= 33)<br />
Các yếu tố dân số<br />
Giới tính<br />
<br />
Tần số (tỷ lệ %)<br />
<br />
Nam<br />
<br />
9 (27,3)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
24 (72,7)<br />
<br />
Từ 12 đến 19 tuổi<br />
<br />
9 (27,3)<br />
<br />
Từ 20 đến 40 tuổi<br />
0 – 3 mm<br />
Mức độ chen chúc<br />
4 – 6 mm<br />
<br />
24 (72,7)<br />
17 (51,5)<br />
16 (48,5)<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
Những đối tượng có răng sâu chưa điều trị, ý<br />
thức giữ vệ sinh răng miệng trung bình, kém<br />
hay răng chen chúc nhiều bị loại ra khỏi nghiên<br />
cứu nhằm hạn chế các yếu tố có thể gây nhiễu,<br />
phóng đại kết quả nghiên cứu về lượng vi khuẩn<br />
gây sâu răng MS.<br />
Mẫu nghiên cứu ban đầu gồm 37 bệnh nhân.<br />
Sau thời gian thu thập mẫu, đối tượng nghiên<br />
cứu còn 33 người đủ điều kiện chọn mẫu, tham<br />
gia cả 3 lần lấy mẫu. Đặc điểm về mẫu nghiên<br />
cứu được thể hiện trong bảng 1. Tỷ lệ nữ gấp 2,5<br />
<br />
204<br />
<br />
lần so với nam (Bảng 1) có thể được giải thích<br />
một phần là do nữ giới quan tâm đến sức khỏe<br />
và có nhu cầu về thẩm mỹ hơn nam giới.<br />
Trong nghiên cứu này, nhóm tuổi từ 19 đến 40<br />
cao gấp 2,5 lần so với nhóm tuổi từ 12 tới 18<br />
(Bảng 1). Tuổi trung bình của các đối tượng<br />
trong nghiên cứu này là 22 tuổi, giống với<br />
nghiên cứu của Jung WS. và cs (2014)5(5) thực<br />
hiện nghiên cứu trên các đối tượng có tuổi<br />
trung bình là 23. Độ tuổi trung bình của các<br />
đối tượng trong nghiên cứu này cao hơn so<br />
với độ tuổi trung bình của các đối tượng trong<br />
nhiều nghiên cứu khác(2,3,7,11,14). Phần lớn các<br />
tác giả khác thường chọn nghiên cứu đối<br />
tượng ở độ tuổi vị thành niên, khoảng 15<br />
tuổi(2,3,7,11). Điều này có thể do nhu cầu điều trị<br />
CHRMCĐ ở mỗi quốc gia thì khác nhau, tùy<br />
theo mức độ phát triển kinh tế - xã hội. Những<br />
quốc gia có mức độ phát triển kinh tế - xã hội<br />
càng cao, thì người dân dành sự quan tâm đến<br />
vấn đề CHRM nhiều hơn và sớm hơn.<br />
Trong nghiên cứu này, mẫu nước bọt<br />
không kích thích được chọn thu thập, tương tự<br />
nghiên cứu của Topaloglu-Ak A. và cs<br />
(2011)(16), Jung WS. và cs (2014)(5). Nước bọt<br />
không kích thích là nước bọt tồn tại phần lớn<br />
thời gian trong môi trường miệng, khoảng 20<br />
tiếng mỗi ngày, gây ảnh hưởng rất lớn tới môi<br />
trường miệng. Trong khi đó, nước bọt kích<br />
thích chỉ được tiết ra khi có kích thích nhai<br />
hay kích thích vị giác và xuất hiện trong<br />
miệng khoảng 2 tới 3 tiếng mỗi ngày(4).<br />
Trong nghiên cứu này, môi trường MSB<br />
được chọn để nuôi cấy vi khuẩn MS vì chúng<br />
cho kết quả chính xác, cũng như đánh giá<br />
được các thay đổi nhỏ về lượng MS trong môi<br />
trường miệng. Mặc dù các loại bộ thử nhanh<br />
mức độ MS dễ thực hiện, tiết kiệm nhưng<br />
không được chọn vì chúng cho kết quả tính<br />
bán định lượng, không đánh giá chính xác về<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
sự thay đổi của lượng MS có thể là nhỏ trong<br />
<br />
ra, sự khác nhau giữa thành phần, tỷ lệ S.mutans<br />
<br />
môi trường miệng.<br />
<br />
và S.sorbrinus trong nhóm mutans streptococci<br />
<br />
Lượng mutans streptococci trong nước bọt<br />
trước và sau khi mang khí cụ CHRMCĐ 6,<br />
12 tuần:<br />
<br />
cũng đóng vai trò đối với việc xác định nguy cơ<br />
<br />
Kết quả lượng MS trong nước bọt của các đối<br />
<br />
trong khoảng 44% tới 71%, và thấp hơn độ đặc<br />
<br />
tượng trong nghiên cứu được thể hiện trong<br />
<br />
hiệu là 56% tới 100%(6). Điều này có nghĩa là<br />
<br />
bảng 2. Kết quả này khá cao so với y văn thế<br />
<br />
lượng MS trong nước bọt dùng để đánh giá<br />
<br />
giới(1,15). Tuy nhiên, ngưỡng 105 CFU/ml MS<br />
<br />
những đối tượng sẽ không hoặc ít có nguy cơ bị<br />
<br />
trong nước bọt có thể được xem là cao đối với<br />
<br />
sâu răng trong tương lai (độ đặc hiệu cao) thì<br />
<br />
người có ít răng và không có phục hình, còn<br />
<br />
chính xác hơn là xác định những đối tượng có<br />
<br />
những đối tượng có tỷ lệ sâu mất trám cao hoặc<br />
<br />
nguy cơ sâu răng cao trong tương lai (độ nhạy<br />
<br />
có nhiều phục hình trong miệng thì 106 CFU/ml<br />
<br />
không cao)(6,13). Từ những luận chứng vừa nêu ở<br />
<br />
vẫn có thể xem là bình thường(6). Thêm vào đó,<br />
<br />
trên, ta thấy rằng tuy kết quả lượng MS trong<br />
<br />
nhiều nghiên cứu cho thấy rằng lượng MS cao<br />
<br />
nghiên cứu này cao, nhưng điều đó chưa thể nói<br />
<br />
hay thấp không quan trọng bằng tỷ lệ giữa<br />
<br />
lên rằng nhóm đối tượng trong nghiên cứu của<br />
<br />
lượng MS so với tổng lượng vi khuẩn(13,15). Ngoài<br />
<br />
chúng tôi có nguy cơ sâu răng cao.<br />
<br />
sâu răng(13,15). Giá trị lượng MS trong nước bọt có<br />
độ nhạy để đánh giá nguy cơ sâu răng nằm<br />
<br />
Bảng 2: Sự thay đổi lượng mutans streptococci trong nước bọt trước và sau khi mang khí cụ CHRMCĐ 6, 12<br />
tuần (n=33)<br />
Lượng mutans streptococci<br />
5<br />
(×10 CFU/ml)<br />
Trước khi mang khí cụ (MS0)<br />
Sau khi mang khí cụ 6 tuần (MS1)<br />
<br />
Trung bình<br />
(Độ lệch chuẩn)<br />
38,94 (25,11)<br />
85,42 (51,21)<br />
<br />
Trung vị (Khoảng tứ phân<br />
vị)<br />
35 (18-55)<br />
75 (45-103)<br />
<br />