Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH LIÊN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ <br />
VI PHẪU THUẬT TÚI PHÌNH MẠCH MÁU NÃO <br />
Nguyễn Phong*, Đỗ Hồng Hải**, Phạm Thanh Bình*, Trịnh Minh Tùng*, Mai Hoàng Vũ* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Sinh lí bệnh học của xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình vẫn chưa rõ ràng. Có nhiều yếu tố ảnh <br />
hưởng đến quá trình điều trị phẫu thuật túi phình động mạch não.Giới tính có thể đóng vai trò đến kết quả điều <br />
trị bệnh nhân hay không? <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi hồi cứu trên 837 bệnh nhân được phẫu thuật kẹp túi <br />
phình động mạch não tại khoa Ngoại Thần Kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ (1/2011‐6/2014). Chúng tôi phân tích các <br />
yếu tố nguy cơ: dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật và kết quả khi xuất viện. <br />
Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 837 bệnh nhân, trong đó có 48% nam và 52% nữ. Ghi nhận <br />
giới nữ có tỉ lệ túi phình đa vị trí cao hơn so với nam (5% và 1,2%, p 0,05<br />
<br />
Kết quả phẫu thuật phụ thuộc tình trạng lâm <br />
sàng lúc nhập viện (p0,05) (bảng 4). <br />
Bảng 4: Phân tích kết quả điều trị theo tình trạng lâm <br />
sàng lúc nhập viện (Hunt‐Hess) và giới tính. <br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
HuntHess HuntHess HuntHess HuntHess<br />
1,2,3<br />
4,5<br />
1,2,3<br />
4,5<br />
GOS 4,5<br />
49<br />
332<br />
48<br />
344<br />
GOS 1,2,3<br />
7<br />
16<br />
15<br />
26<br />
Tổng<br />
56<br />
348<br />
63<br />
370<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
<br />
Đặc điểm phẫu thuật <br />
Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu của <br />
chúng tôi đều được phẫu thuật kẹp túi phình <br />
bằng vi phẫu. Trong đó kết quả phẫu thuật tốt <br />
(GOS 4, 5) chiếm tỉ lệ lần lượt là 94% và 90,5% <br />
cho nam và nữ, khác biệt có ý nghĩa thống kê. <br />
Tuy nhiên kết quả phẫu thuật không khác biệt <br />
giữa các vị trí túi phinh (p>0,05). Phân tích kết <br />
quả phẫu thuật theo giới và tuổi, chúng tôi thấy <br />
<br />
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br />
<br />
rằng kết quả phẫu thuật tốt ở nhóm dưới 55 tuổi <br />
cao hơn ở nam so với nữ (bảng 3). <br />
<br />
Các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng tỉ <br />
lệ túi phình ở nữ nhiều hơn nam, tỉ lệ nay thay <br />
đổi từ 1,2:1 đến 3,1:1. Các nghiên cứu tử thiết và <br />
các nghiên cứu túi phình vỡ và chưa vỡ đều <br />
khẳng định điều này, từ đó cho thấy tỉ lệ hiện <br />
mắc túi phình có xu hướng chọn lọc về giới tính <br />
hơn là giới tính nữ làm tăng tỉ lệ vỡ túi phình. <br />
Hơn nữa, về độ tuổi xuất hiện túi phình cũng <br />
khác nhau tùy theo giới tính, tuy nhiên nguyên <br />
nhân vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bên cạnh <br />
đó, lứa tuổi thường gặp của xuất huyết dưới <br />
nhện do vỡ túi phình cũng khác nhau giữa hai <br />
<br />
475<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
giới và đa túi phình thường gặp ở nữ nhiều hơn <br />
nam. Tuy nhiên nguyên nhân vẫn chưa được <br />
chứng minh rõ ràng. Trong nghiên cứu khác, <br />
xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình đạt đỉnh <br />
từ 50 đến 60 tuổi, tương ứng với sự sụt giảm <br />
nồng độ estrogen trong máu(6). Bởi vì estrogen <br />
điều hòa chức năng của tế bào nội mạc mạch <br />
máu, nên sự giảm nồng độ chất này dẫn đến suy <br />
yếu thành mạch máu.Điều này đã được chứng <br />
minh trên nghiên cứu ở người và động vật. <br />
Tuy nhiên mãn kinh và giảm nồng độ <br />
estrogen trong máu không giải thích được vì <br />
sao túi phình động mạch cảnh trong chiếm tỉ lệ <br />
cao ở nữ và túi phình động mạch thông trước <br />
chiếm tỉ lệ cao ở nam, điều này cũng tương tự <br />
các nghiên cứu khác(1,6). Mặc dù cơ chế huyết <br />
động học đóng vai trò trong việc hình thành túi <br />
phình, những khác biệt liên quan đến giới tính <br />
về mặt giải phẫu học và huyết động trong đa <br />
giác Willis đã được chứng minh. Hirikoshi và <br />
cộng sự nghiên cứu 131 bệnh nhân chẩn đoán <br />
túi phình mạch máu não dựa trên MRA chỉ ra <br />
rằng túi phình động mạch thông trước liên <br />
quan có ý nghĩa với phức hợp thông trước type <br />
A (thiểu sản A1 một bên), phổ biến ở nam giới. <br />
Ngược lại, túi phình động mạch cảnh trong liên <br />
quan đến type P (tồn tại động mạch não sau <br />
dạng phôi thai liên tục với động mạch cảnh <br />
trong thông qua thông sau), thường gặp ở nữ(4). <br />
Lindekiev và cộng sự cũng đã chứng minh trên <br />
mô hình thực nghiệm, mạch máu của nữ có <br />
đường kính tương đối nhỏ hơn nam dẫn đến <br />
vận tốc máu trong động mạch cao hơn, do đó <br />
làm tăng áp lực trên chỗ chia đôi động mạch <br />
cảnh trong, từ đó hình thành túi phình. <br />
Các yếu tố tiên lượng kết quả phẫu thuật bao <br />
gồm tuổi, tình trạng lâm sàng lúc nhập viện và <br />
vi trí túi phình vỡ. Theo kết quả nghiên của của <br />
chúng tôi, GOS không khác biệt có ý nghĩa thống <br />
kê trong nhóm tuổi trên và dưới 60 tuổi ở nam <br />
và nữ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng <br />
giới nữ có kết quả điều trị tốt thấp hơn nam, <br />
theo Pekmezovic và cộng sự. Nghiên cứu này <br />
chỉ ra rằng tỉ lệ tử vong do xuất huyết dưới nhện <br />
<br />
476<br />
<br />
ở nữ cao hơn nam. Bên cạnh đó, giới nữ có tiên <br />
lượng xấu hơn nam, tuy nhiên các tác giả vẫn <br />
chưa giải thích được nguyên nhân. Lambert và <br />
công sự đo nồng độ catecholamine trong máu <br />
bệnh nhân xuất huyết dưới nhện và nhận thấy <br />
rằng nống độ chất này cao hơn ở bệnh nhân nữ, <br />
dẫn đến tình trạng co thắt mạch cao hơn so với <br />
nam(7). Trong nghiên cứu của chúng tôi tình <br />
trạng co thắt mạch tương tự ở hai giới nam và <br />
nữ nên có thể dẫn đến kết quả điều trị giống <br />
nhau ở hai nhóm bệnh nhân nam nữ. Bên cạnh <br />
đó, tình trạng lâm sàng lúc nhập viện và các biến <br />
chứng khác liên quan đến phẫu thuật như máu <br />
tụ sau phẫu thuật nhìn chung thấp và tương <br />
giữa hai giới nên cũng góp phần giải thích kết <br />
quả điều trị không khác biệt ở hai giới. <br />
Mặc dù vị trí túi phình có ảnh hưởng đến kết <br />
quả điều trị, ví dụ như túi phình tuần hoàn sau <br />
có kết quả phẫu thuật tốt thấp hơn túi phình <br />
tuần hoàn trước, chúng tôi chỉ chọn lựa phẫu <br />
thuật nhưng túi phình tuần hoàn sau nếu can <br />
thiệp nội mạch từ chối điều trị (túi phình cổ rộng <br />
hay mạch máu bất thường không thể tiếp cận túi <br />
phình để đặt coil) nên tỉ lệ túi phình tuần hoàn <br />
sau trong nghiên cứu này nhìn chung thấp, theo <br />
các nghiên cứu khác, tỉ lệ túi phình tuần hoàn <br />
sau: túi phình tuần hoàn trước vào khoảng <br />
1:6(5,8). Tuy nhiên kết quả phẫu thuật tốt vẫn <br />
ngang bằng túi phình tuần hoàn trước và không <br />
khác biệt ở nam và nữ. <br />
Tỉ lệ túi phình động mạch thông trước ở nam <br />
cao hơn nữ, ngược lại, túi phình động mach <br />
cảnh trong thông sau ở nữ cao hơn nam cũng <br />
không ảnh hưởng đến kết quả điều trị(3,11). Xét <br />
về phương diện điều trị, túi phình tuần hoàn <br />
trước được tiếp cận thông qua đường mổ trán <br />
thái dương, bóc tách rộng khe sylviena, phá bể <br />
cảnh thị giúp não mềm xẹp và tiến hành bóc tách <br />
phức hợp động mạch mang túi phình. Do số <br />
lượng bệnh nhân đông, cùng với ứng dụng vi <br />
phẫu từ những năm 1992, cũng như trình độ <br />
phẫu thuật viên, vi phẫu thuật túi phình không <br />
còn là kỹ thuật quá khó và có thể được thực hiện <br />
bởi kíp mổ cấp cứu, từ đó giúp tỉ lệ tử vong và <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
tàn phế trong nghiên cứu của chung tôi xấp xỉ <br />
các nghiên cứu khác trên thế giới. <br />
<br />
linked variations in the circle of Willis and the occurrence of <br />
cerebral aneurysms. J Neurosurg 96. pp697–703. <br />
5.<br />
<br />
Kobayashi S., Goel A., Hongo K., (1997). Verteral Artery <br />
Aneurysm, In Neurosurgery of Complex Tumors & Vascular <br />
Lesion, Churchill Livingstone, New York. pp114‐ 125. <br />
<br />
6.<br />
<br />
Kongable GL, Lanzino G, Germanson TP, Truskowski LL, <br />
Alves WM, Torner JC, et al (1996). Gender‐related differences <br />
in aneurysmal subarachnoid hemorrhage. J Neurosurg 84. <br />
pp43–48. <br />
<br />
7.<br />
<br />
Lambert G, Naredi S, Edén E, Rydenhag B, Friberg P (2002). <br />
Monoamine metabolism and sympathetic nervous activation <br />
following subarachnoid haemorrhage: influence of gender <br />
and hydrocephalus. Brain Res Bull 58. pp77–82. <br />
<br />
8.<br />
<br />
Lê Khâm Tuân (2009). Vi phẫu thuật túi phình động mạch <br />
não tuần hoàn sau. Luận văn bác sĩ nội trú. ĐH Y Dược Tp <br />
Hồ Chí Minh. <br />
<br />
9.<br />
<br />
Lindekleiv HM, Valen‐Sendstad K, Morgan MK, Mardal KA, <br />
Faulder K, Magnus JH, et al (2010). Sex differences in <br />
intracranial arterial bifurcations. Gend Med 7. pp149–155. <br />
<br />
10.<br />
<br />
Rosenłrn J, Eskesen V, Schmidt K (1993). Clinical features and <br />
outcome in females and males with ruptured intracranial <br />
saccular aneurysms. J Neurosurg 7. pp287–290. <br />
<br />
11.<br />
<br />
Schmidek HH, Roberts D., (2006). Management of Intracranial <br />
Aneurysms, In: Schmidek. Operative neurosurgical <br />
techniques, Elservier, Philadelphia, pp1087‐1233 <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Trong bệnh lý túi phình mạch máu não, giới <br />
tính nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam và có tỉ lệ túi <br />
phình động mạch cảnh trong thông sau cao hơn <br />
nam, ngược lại, nam giới có tỉ lệ túi phình động <br />
mạch thông trước cao hơn nữ. Kết quả vi phẫu <br />
thuật túi phình mạch máu não nhìn chung đạt <br />
kết quả tốt ở cả hai giới, không phân biệt độ tuổi. <br />
Mặc dù có sự khác biệt về đặc điểm túi phình ở <br />
nam và nữ, kết quả phẫu thuật phụ thuộc vào <br />
tình trạng lâm sàng lúc nhập viện, như không <br />
phụ thuộc vào giới tính. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Đỗ Hồng Hải (2008). Vi phẫu thuật túi phình động mạch cảnh <br />
trong‐ thông sau đã vỡ. Luận văn bác sĩ nội trú. ĐH Y Dược <br />
Tp Hồ Chí Minh. <br />
Fisher CM., Kistler CP., and et all (1980). Relation of cerebral <br />
vasospasm to subarachnoid hemorrhage visualized by <br />
computerized tomographic scanning. Neurosurgery ( 6), pp1‐<br />
9. <br />
<br />
3.<br />
<br />
Greenberg MS (2006). Aneurysm, In: Handbook of <br />
neurosurgery, Thieme, New York, pp731‐834. <br />
<br />
4.<br />
<br />
Horikoshi T, Akiyama I, Yamagata Z, Sugita M, Nukui H <br />
(2002). Magnetic resonance angiographic evidence of sex‐<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20/10/2014 <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
<br />
2/11/2014 <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
5/12/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br />
<br />
477<br />
<br />