intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

70
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật rừng đến một số tính chất hoá học của đất ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Trong bốn quần xã nghiên cứu đã thống kê được 202 loài thuộc 61 họ, 159 chi. Trong đó quần xã rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt (RPH KTK) 42 tuổi có số họ và số loài cao nhất với 112 loài thuộc 44 họ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Trần Thế Hồng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 107(07): 109 - 113<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT ĐẾN MỘT SỐ<br /> TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA ĐẤT Ở XÃ TÂN PHƯỢNG,<br /> HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI<br /> Trần Thế Hồng1, Lương Thị Thanh Huyền1<br /> Lê Ngọc Công2*, Nguyễn Thị Thu Hà2<br /> 2<br /> <br /> 1<br /> Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái<br /> Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật rừng đến một số tính<br /> chất hoá học của đất ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Trong bốn quần xã nghiên<br /> cứu đã thống kê được 202 loài thuộc 61 họ, 159 chi. Trong đó quần xã rừng phục hồi tự nhiên sau<br /> khai thác kiệt (RPH KTK) 42 tuổi có số họ và số loài cao nhất với 112 loài thuộc 44 họ; Tiếp theo<br /> là rừng phục hồi tự nhiên sau nương rẫy (RPH SNR) 27 tuổi có 39 họ, 94 loài; rừng trồng Mỡ<br /> (RMO) 19 tuổi có 37 họ 75 loài; Rừng trồng keo tai tượng (RKE)10 tuổi có 25 họ, 48 loài; Thảm<br /> thực vật rừng có ảnh hưởng rõ rệt đến một số tính chất lý, hóa học của đất theo chiều hướng khi<br /> độ che phủ rừng tăng, thành phần loài phong phú, cấu trúc tầng tán phức tạp, có vai trò làm giảm<br /> độ chua của đất, làm tăng lượng đạm, mùn, lân và kali dễ tiêu, hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi<br /> trong đất.<br /> Từ khoá: Thảm thực vật rừng, Tính chất hoá học đất, Độ che phủ.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Lục Yên là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái<br /> có diện tích tự nhiên là 80.870 ha, dân số trên<br /> 102.000 người, với hơn 10 dân tộc anh em<br /> sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm<br /> 81,2%. Trong những năm trước đây do trình<br /> độ và tập quán canh tác lạc hậu, đốt rừng làm<br /> rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số nên diện<br /> tích rừng bị suy giảm nhanh chóng, kèm theo<br /> đó là hiện tượng xói mòn thoái hóa đất. Từ<br /> năm 1991 đến nay nhờ có nhiều dự án phát<br /> triển rừng, như chương trình 327 (1993), dự<br /> án 661… của Chính phủ nên độ che phủ rừng<br /> ở Lục Yên đã tăng lên đáng kể. Toàn huyện<br /> hiện có 32.089ha rừng tự nhiên (chiếm 39,6%<br /> tổng diện tích tự nhiên), đất có rừng trồng là<br /> 20.614ha (chiếm 25,4%) đất không có rừng là<br /> 6.072ha (chiếm 7,5%)[4]. Để tìm hiểu vai trò<br /> của thảm thực vật đối với việc nâng cao độ<br /> phì, bảo vệ môi trường đất, trong bài báo này<br /> chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu một số<br /> tính chất hóa học của đất dưới các thảm thực<br /> vật rừng ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên,<br /> tỉnh Yên Bái.<br /> *<br /> <br /> Tel:0915462404<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> Đối tượng: là các quần xã rừng phục hồi tự<br /> nhiên sau khai thác kiệt (KTK) 42 tuổi, rừng<br /> phục hồi tự nhiên sau nương rẫy (SNR) 27<br /> tuổi, rừng trồng Mỡ (RMO) 19 tuổi, rừng<br /> trồng Keo tai tượng (RKE) 10 tuổi và một số<br /> tính chất lý, hóa học của đất dưới các thảm<br /> rừng nói trên.<br /> Phương pháp: - Phương pháp tuyến điều tra<br /> (TĐT) và ô tiêu chuẩn. Trong mỗi quần xã lập<br /> các tuyến đi theo hướng vuông góc với đường<br /> đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến<br /> đầu, chiều rộng của tuyến điều tra là 4m,<br /> khoảng cách giữa các tuyến từ 50-100m tùy<br /> theo địa hình cụ thể của quần xã. Trên tuyến<br /> điều tra bố trí các ô tiêu chuẩn (OTC), mỗi<br /> OTC có kích thước 20x20m và được bố trí<br /> đồng đều theo các vị trí địa hình. Trên TĐT<br /> thống kê tất cả các loài thực vật. Trong mỗi<br /> OTC lập 5 ô dạng bản, mỗi ô có kích thước<br /> 5x5m và được bố trí ở các góc và chỗ giao<br /> nhau của hai đường chéo. Trong OTC tiến<br /> hành đo chiều cao (Hvn) các loài cây gỗ và<br /> cây bụi. Xác định tên loài thực vật theo<br /> Nguyễn Tiến Bân và cs, 2003-2005[1]. Phân<br /> tích tính chất hóa học đất theo các phương<br /> 109<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Trần Thế Hồng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> pháp chuyên ngành. Đánh giá mức độ xói<br /> mòn đất theo Viện Điều tra và Quy hoạch<br /> rừng (1995) [5].<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> * Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật<br /> - Thành phần loài: Trong các quần xã nghiên<br /> cứu đã thống kê được 202 loài thuộc 61 họ,<br /> 159 chi. Trong đó quần xã RPH KTK 42 tuổi<br /> có số họ và số loài cao nhất với 112 loài thuộc<br /> 44 họ; Tiếp theo là RPH SNR 27 tuổi có 39<br /> họ, 94 loài; RMO 19 tuổi có 37 họ 75 loài;<br /> RKE 10 tuổi có 25 họ, 48 loài. Kết quả được<br /> trình bày ở bảng 1.<br /> - Thành phần dạng sống: Trong các quần xã<br /> nghiên cứu có 202 loài được phân chia thành<br /> 4 dạng sống chính: thân gỗ 105 loài (52%),<br /> thân bụi 41 loài (20,3%), thân thảo 41 loài<br /> (20,3%) và thân leo 15 loài (7,4%).<br /> Dạng thân gỗ chiếm ưu thế ở RPH KTK 42<br /> tuổi (67% tổng số loài) và RPH SNR 27 tuổi<br /> chiếm 61,7%, các quần xã còn lại dạng thân<br /> gỗ giảm nhiều vì đây là các quần xã rừng<br /> trồng. Quần xã RMO 19 tuổi dạng thân gỗ<br /> chiếm 32,1%, RKE 10 tuổi là 25%.<br /> Dạng sống thân bụi có tỷ lệ thấp ở RPH KTK<br /> 42 tuổi (8,9% tổng số loài), sau đó đến RPH<br /> SNR 27 tuổi (11,7%), cao nhất ở RMO 19<br /> tuổi (37,3%) và RKE 10 tuổi (39,6%).<br /> Nguyên nhân do ở RPH thời gian phục hồi<br /> còn ngắn nên cấu trúc rừng chưa ổn định, ở<br /> RMO và RKE trồng thuần loài do đó số loài<br /> thuộc dạng sống thân gỗ ít nhưng số loài<br /> thuộc dạng sống thân bụi lại chiếm ưu thế.<br /> <br /> 107(07): 109 - 113<br /> <br /> Dạng sống thân thảo thấp nhất ở RPH KTK<br /> (14,3%) do RPH KTK có độ che phủ cao 95 –<br /> 100%. Tiếp đến là RPH SNR (17%), RMO<br /> (25,3%), cao nhất là RKE (35,4%) do RKE có<br /> độ che phủ thấp 75 – 80% nên các loài thân<br /> thảo ở đây chủ yếu là cây ưa sáng hạn sinh.<br /> Dạng sống thân leo có tỷ lệ thấp nhất trong 4<br /> dạng sống.<br /> - Cấu trúc phân tầng của các quần xã: Sự<br /> phân tầng của quần xã là do sự phân bố không<br /> đều các nhân tố ngoại cảnh, nên đã tạo điều<br /> kiện cho các loài tăng thêm khả năng sử dụng<br /> các nguồn sống trong quần xã (ánh sáng, dinh<br /> dưỡng) và làm giảm sự cạnh tranh giữa chúng<br /> với nhau. Kết quả bảng 1 cho thấy các quần<br /> xã RPH KTK (42 tuổi) và RPH SNR (27 tuổi)<br /> có cấu trúc 4 tầng. Các tầng cơ bản đều có<br /> thành phần loài và dạng sống phức tạp, mật<br /> độ cá thể các loài lớn, độ che phủ lớn. RMO<br /> 19 tuổi tuy cũng có 4 tầng nhưng thành phần<br /> loài kém đa dạng hơn so với các quần xã RPH<br /> tự nhiên, quần xã RKE 10 tuổi có cấu trúc<br /> đơn giản, chỉ có 3 tầng.<br /> - Độ che phủ của các quần xã: Tại các quần<br /> xã RPH KTK 42 tuổi và RPH SNR 27 tuổi có<br /> độ che phủ cao từ 90-100%, RMO 19 tuổi và<br /> RKE 10 tuổi độ che phủ thấp hơn từ 75 –<br /> 85%. Độ che phủ của thảm thực vật có ý<br /> nghĩa lớn trong việc bảo vệ đất, chống xói<br /> mòn rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất,<br /> nâng cao độ phì giúp cho cây rừng sinh<br /> trưởng và phát triển tốt.<br /> <br /> Bảng 1: Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật tại KVNC<br /> Dạng sống<br /> Điểm<br /> nghiên cứu<br /> RPH KTK<br /> 42 tuổi<br /> RPH SNR<br /> 27 tuổi<br /> RMO 19<br /> tuổi<br /> RKE 10<br /> tuổi<br /> <br /> Số<br /> loài<br /> <br /> Số<br /> họ<br /> <br /> Thân gỗ<br /> <br /> Thân bụi<br /> <br /> Thân thảo<br /> <br /> Thân leo<br /> <br /> Số<br /> loài<br /> <br /> %<br /> <br /> Số<br /> loài<br /> <br /> %<br /> <br /> Số<br /> loài<br /> <br /> %<br /> <br /> Số<br /> loài<br /> <br /> %<br /> <br /> Số<br /> tầng<br /> <br /> Độ che<br /> phủ<br /> (%)<br /> <br /> 112<br /> <br /> 44<br /> <br /> 75<br /> <br /> 67,0<br /> <br /> 10<br /> <br /> 8,9<br /> <br /> 16<br /> <br /> 14,3<br /> <br /> 11<br /> <br /> 9,8<br /> <br /> 4<br /> <br /> 95-100<br /> <br /> 94<br /> <br /> 39<br /> <br /> 58<br /> <br /> 61,7<br /> <br /> 11<br /> <br /> 11,7<br /> <br /> 16<br /> <br /> 17,0<br /> <br /> 9<br /> <br /> 9,6<br /> <br /> 4<br /> <br /> 90-95<br /> <br /> 75<br /> <br /> 37<br /> <br /> 24<br /> <br /> 32,1<br /> <br /> 28<br /> <br /> 37,3<br /> <br /> 19<br /> <br /> 25,3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5,3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 80-85<br /> <br /> 48<br /> <br /> 25<br /> <br /> 12<br /> <br /> 25,0<br /> <br /> 19<br /> <br /> 39,6<br /> <br /> 17<br /> <br /> 35,4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,0<br /> <br /> 3<br /> <br /> 75-80<br /> <br /> 110<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Trần Thế Hồng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 107(07): 109 - 113<br /> <br /> Bảng 2: Một số tính chất lý học của đất trong các quần xã nghiên cứu<br /> Quần xã<br /> <br /> Độ che<br /> phủ (%)<br /> <br /> RPH KTK<br /> 42 tuổi<br /> <br /> 95 - 100<br /> <br /> RPH SNR<br /> 27 tuổi<br /> <br /> 90 - 95<br /> <br /> RMO 19 tuổi<br /> <br /> 80 - 85<br /> <br /> RKE 10 tuổi<br /> <br /> 75 - 80<br /> <br /> Độ sâu lấy mẫu<br /> 0(cm)<br /> - 10<br /> 10 - 20<br /> 20 - 30<br /> 0 - 10<br /> 10 - 20<br /> 20 - 30<br /> 0 - 10<br /> 10 - 20<br /> 20 - 30<br /> 0 - 10<br /> 10 - 20<br /> 20 - 30<br /> <br /> * Ảnh hưởng của các quần xã thực vật đến<br /> một số tính chất lý học của đất<br /> Kết quả phân tích đất dưới các quần xã rừng<br /> được trình bày trong bảng 2.<br /> - Độ ẩm đất: Từ kết quả nghiên cứu có thể<br /> thấy ở RPH KTK 42 tuổi đất có độ ẩm cao<br /> nhất 71,3%, sau đó là RPH SNR 27 tuổi<br /> 68,5%, RMO 12 tuổi là 65,4%; RKE 10 tuổi<br /> là 57,7%. Độ ẩm đất có liên quan mật thiết<br /> với độ che phủ của thảm thực vật và tổ hợp<br /> thành phần loài của nó. Độ ẩm đất cao khi độ<br /> che phủ của thảm thực vật cao và ngược lại.<br /> Trong từng thảm thực vật thì độ ẩm đất cũng<br /> giảm dần theo chiều sâu của phẫu diện, nhưng<br /> mức giảm là không lớn.<br /> - Độ xốp: Độ xốp của đất biến động theo quy<br /> luật giảm dần theo chiều sâu của phẫu diện,<br /> Độ xốp cao nhất là ở RPH KTK 42 tuổi là<br /> 61,5%, tiếp đến là RPH SNR 27 tuổi là 59,3<br /> %, RMO 19 tuổi là 55,0%, RKE 10 tuổi là<br /> 54,2% . Từ kết quả trên có thể thấy rằng độ<br /> xốp của đất cao khi thảm thực vật có độ che<br /> phủ cao.<br /> - Mức độ xói mòn đất: Quan sát tại 4 quần xã<br /> nghiên cứu cho thấy ở thảm thực vật RPH<br /> KTK 42 tuổi, và RPH SNR 27 tuổi độ che<br /> phủ cao (90 - 100%), có cấu trúc phức tạp (4<br /> tầng), thành phần loài và dạng sống phong<br /> phú, tầng thảm mục dày đã hạn chế được sự<br /> xói mòn, giữ độ ẩm cao, hàm lượng mùn cao<br /> và độ xốp lớn, RMO 19 tuổi và RKE 10 tuổi<br /> <br /> Độ ẩm<br /> (%)<br /> 71,3<br /> <br /> Độ xốp<br /> (%)<br /> 61,5<br /> <br /> Mức độ<br /> xói mòn<br /> <br /> 68,2<br /> 62,5<br /> 68,5<br /> 64,4<br /> 61,3<br /> 65,4<br /> 62,5<br /> 59,2<br /> 57,7<br /> 55,4<br /> 51,2<br /> <br /> 57,4<br /> 52,3<br /> 59,3<br /> 55,2<br /> 51,0<br /> 55,0<br /> 53,3<br /> 52,5<br /> 54,2<br /> 53,1<br /> 50,5<br /> <br /> Không<br /> <br /> Không<br /> <br /> Xói mòn<br /> mặt nhẹ<br /> Xói mòn<br /> mặt nhẹ<br /> <br /> cấu trúc tầng đơn giản hơn do trồng thuần<br /> loài, nên đã xảy ra xói mòn mặt nhẹ. Như<br /> vậy, từ kết quả nghiên cứu cho thấy độ che<br /> phủ của thảm thực vật cao có tác dụng giữ<br /> ẩm, chống xói mòn rửa trôi, nâng cao được độ<br /> phì, đất tơi xốp.<br /> * Ảnh hưởng của các quần xã thực vật đến<br /> một số tính chất hóa học của đất<br /> Kết quả phân tích đất dưới các quần xã thực<br /> vật được trình bày trong bảng 3.<br /> - Độ chua pH (KCl): Độ chua là một chỉ tiêu<br /> của tính chất hóa học của đất, nó ảnh hưởng<br /> đến nhiều quá trình lý hóa học và sinh học<br /> của đất và tác động trực tiếp đến sự sinh<br /> trưởng phát triển của cây rừng. Nhìn chung<br /> pH(KCl) có xu hướng giảm theo độ sâu tầng<br /> đất nhưng không nhiều, tuy nhiên độ chua<br /> pH(KCl) của các quần xã biến động theo qui<br /> luật chung là giảm dần khi độ che phủ của<br /> thảm thực vật giảm.<br /> Tại các điểm nghiên cứu trị số pH(KCl) là<br /> tương đối thấp ở RMO và RKE, biến động từ<br /> 4,35-4,78; điều đó chứng tỏ đất dưới quần xã<br /> này khá chua. Xét về độ chua trung bình tại 4<br /> quần xã thì RMO có chỉ số pH(KCl) trung<br /> bình nhỏ nhất (pH= 4,32). Chỉ số pH(KCl)<br /> trung bình cao nhất ở RPH KTK 42 tuổi (pH<br /> = 5,85); sau đó đến RPH SNR (pH = 5,73),<br /> rừng Keo (pH = 4,52). Nguyên nhân là do độ<br /> che phủ cũng như khả năng cải tạo đất của<br /> từng kiểu rừng.<br /> 111<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Trần Thế Hồng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 107(07): 109 - 113<br /> <br /> Bảng 3: Một số tính chất hóa học của đất dưới các quần xã thực vật<br /> Quần<br /> xã<br /> RPHKTK<br /> 42 tuổi<br /> RPHSNR<br /> 27 tuổi<br /> RMO<br /> 12tuổi<br /> RKE<br /> 10 tuổi<br /> <br /> Độ sâu<br /> (cm)<br /> <br /> pH (KCl)<br /> <br /> 0-10<br /> 10-20<br /> 20-30<br /> 0-10<br /> 10-20<br /> 20-30<br /> 0-10<br /> 10-20<br /> 20-30<br /> 0-10<br /> 10-20<br /> 20-30<br /> <br /> 5.70<br /> 5.84<br /> 6.03<br /> 5.56<br /> 5.72<br /> 5.91<br /> 4.12<br /> 4.38<br /> 4.46<br /> 4.35<br /> 4.43<br /> 4.78<br /> <br /> Mùn<br /> (%)<br /> <br /> Đạm<br /> (%)<br /> <br /> 4.60<br /> 2.27<br /> 1.74<br /> 4.46<br /> 2.12<br /> 1.39<br /> 4.11<br /> 3.86<br /> 3.25<br /> 1.31<br /> 0.21<br /> 0.87<br /> <br /> 0.36<br /> 0.25<br /> 0.19<br /> 0.35<br /> 0.21<br /> 0.18<br /> 0.31<br /> 0.19<br /> 0.17<br /> 0.19<br /> 0.17<br /> 0.16<br /> <br /> - Hàm lượng đạm tổng số (%): Đạm là một<br /> trong các chất quan trọng nhất cho dinh<br /> dưỡng cây. Khi phân tích hàm lượng đạm<br /> tổng số có thể giúp ta so sánh các loại đất,<br /> đánh giá khả năng tích lũy đạm trong đất và ở<br /> mức độ nhất định cũng xác định được đất tốt<br /> hay đất xấu… Hàm lượng đạm tổng số trong<br /> đất của các quần xã hầu như đều tập trung ở<br /> lớp đất mặt (0 - 10 cm). Ở các quần xã RPH<br /> hàm lượng đạm là cao nhất từ 0,35% - 0,36%,<br /> còn các quần xã RMO và RKE có hàm lượng<br /> đạm tương ứng là 0,31% và 0,19%. Kết quả<br /> nghiên cứu cho thấy hàm lượng đạm tổng số<br /> cũng có quy luật chung là giảm dần theo độ<br /> sâu và theo từng kiểu thảm thực vật. Nhận<br /> định này phù hợp với kết quả nghiên cứu của<br /> các tác giả Nguyễn Ngọc Bình (1996)[2], Lê<br /> Ngọc Công (1998)[3].<br /> - Hàm lượng mùn (%): Kết quả phân tích đất<br /> cho thấy trong mỗi kiểu rừng thì hàm lượng<br /> mùn biến đổi theo quy luật giảm theo chiều<br /> sâu phẫu diện. Ở lớp đất mặt (0 - 10 cm) của<br /> quần xã RPH KTK hàm lượng mùn cao nhất<br /> 4,60%. Tiếp theo là RPH SNR 4,46%, RMO<br /> 19 tuổi là 4,11%, RKE 10 tuổi có hàm lượng<br /> mùn là 1,31%. Từ các số liệu có thể thấy vai<br /> trò quan trọng của thảm thực vật và độ che<br /> phủ của nó trong việc cung cấp các chất hữu<br /> cơ chủ yếu cho đất làm tăng độ phì nhiêu và<br /> <br /> Lân, Kali<br /> dễ tiêu (mg/100g)<br /> P2O5<br /> 14.37<br /> 13.46<br /> 12.71<br /> 11.57<br /> 10.85<br /> 10.17<br /> 12.76<br /> 11.39<br /> 10.88<br /> 15.37<br /> 13.93<br /> 12.79<br /> <br /> K2 O<br /> 16.36<br /> 14.16<br /> 12.65<br /> 14.45<br /> 12.53<br /> 11.28<br /> 15.49<br /> 13.18<br /> 11.96<br /> 17.51<br /> 14.56<br /> 12.66<br /> <br /> Ca2+, Mg2+<br /> trao đổi (mđl/100g)<br /> Ca2+<br /> 4.26<br /> 2.11<br /> 1.93<br /> 3.59<br /> 2.15<br /> 1.63<br /> 3.01<br /> 1.97<br /> 1.14<br /> 2.78<br /> 1.88<br /> 1.21<br /> <br /> Mg2+<br /> 1.48<br /> 1.12<br /> 0.78<br /> 1.84<br /> 1.57<br /> 1.21<br /> 0.53<br /> 0.34<br /> 0.29<br /> 1.33<br /> 0.94<br /> 0.77<br /> <br /> có tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi<br /> các chất dinh dưỡng tích lũy trong đất.<br /> - Hàm lượng lân và kali dễ tiêu: Hàm lượng<br /> lân dễ tiêu ở các quần xã thực vật khác nhau<br /> là khác nhau. Ở độ sâu tầng đất từ 0 - 10 cm,<br /> hàm lượng lân dễ tiêu cao nhất gặp ở đất RKE<br /> 10 tuổi (15,37 mg/100g). Sau đó là RPH KTK<br /> 42 tuổi (14,37 mg/100g), RMO 19 tuổi là<br /> 12,76mg/100g, RPH SNR 27 tuổi là 11,57<br /> mg/100g.<br /> Hàm lượng kali dễ tiêu ở các quần xã là khá<br /> cao, ở RKE hàm lượng kali dễ tiêu cao nhất là<br /> lớp đất mặt (0-10cm) từ 17,51mg/100g. Sau<br /> đó là RPH KTK 42 tuổi đạt 16,36 mg/100g;<br /> RMO 19 tuổi đạt 15,49 mg/100g, RPH SNR<br /> 27 tuổi đạt 14,45 mg/100g.<br /> Quy luật biến động của hàm lượng lân, kali<br /> dễ tiêu là giảm theo độ sâu tầng đất và độ che<br /> phủ của thảm thực vật.<br /> - Hàm lượng Ca++ và Mg++ trao đổi: Hàm<br /> lượng Ca++ trao đổi của đất dưới các thảm thực<br /> vật nghiên cứu có xu hướng giảm theo chiều<br /> sâu của tầng đất và giảm khi độ che phủ của<br /> thảm thực vật giảm. Hàm lượng Ca++ trao đổi<br /> của các quần xã xếp theo thứ tự là RPH KTK<br /> 42 > RPH SNR 27 > RMO 19 > RKE 10.<br /> Hàm lượng Mg++ trao đổi ở các quần xã<br /> nghiên cứu cũng có quy luật tương tự như đối<br /> với hàm lượng Ca++ trao đổi, cao nhất ở RPH<br /> <br /> 112<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Trần Thế Hồng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> (1,48 – 1,84 mđl/100g) còn các quần xã rừng<br /> trồng hàm lượng Mg++ trao đổi được xếp theo<br /> thứ tự giảm dần là RKE > RMO.<br /> KẾT LUẬN<br /> 1. Trong các quần xã nghiên cứu đã thống kê<br /> được 202 loài thực vật thuộc 61 họ, 159 chi.<br /> Trong đó quần xã rừng phục hồi tự nhiên sau<br /> khai thác kiệt (RPH KTK) 42 tuổi có số họ và<br /> số loài cao nhất (112 loài, 44 họ); Tiếp theo là<br /> rừng phục hồi tự nhiên sau nương rẫy (RPH<br /> SNR) 27 tuổi có 39 họ, 94 loài; rừng Mỡ 19<br /> tuổi (RMO) có 37 họ 75 loài; Rừng keo tai<br /> tượng (RKE)10 tuổi có 25 họ, 48 loài.<br /> 2. Thảm thực vật rừng có ảnh hưởng rõ rệt<br /> đến một số tính chất lý, hóa học của đất theo<br /> chiều hướng khi độ che phủ và cấu trúc tầng<br /> tán tăng lên làm tăng độ ẩm, độ xốp, pH<br /> (KCl), hàm lượng đạm, mùn, lân và kali dễ<br /> <br /> 107(07): 109 - 113<br /> <br /> tiêu, hàm lượng Ca2+, Mg2+ trao đổi và làm<br /> giảm sự xói mòn của đất.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Nguyễn Tiến Bân và cs (2003-2005), Danh<br /> lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2-3. Nxb Nông<br /> Nghiệp, Hà Nội.<br /> [2]. Nguyễn Ngọc Bình (1996), Đất rừng Việt<br /> Nam. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.<br /> [3]. Lê Ngọc Công (1998), Nghiên cứu tác dụng bảo<br /> vệ môi trường của một số mô hình rừng trồng trên<br /> vùng đồi trung du một số tỉnh miền núi. Đề tài Khoa<br /> học và Công nghệ cấp Bộ, Đại học Thái Nguyên.<br /> [4]. Viện Quy hoạch Thiết kế Nông lâm nghiệp<br /> tỉnh Yên Bái (2006), Báo cáo kết quả công tác rà<br /> soát quy hoạch lại 3 loại rừng huyện Lục Yên, tỉnh<br /> Yên Bái.<br /> [5]. Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (1995), Sổ<br /> tay điều tra quy hoạch rừng. Nxb Nông Nghiệp,<br /> Hà Nội.<br /> <br /> SUMMARY<br /> STUDY THE IMPACTS OF FOREST VEGETATIONAL COVER ON SEVERAL<br /> PHYSICAL PROPERTIES, CHEMICAL PROPERTIES OF SOIL IN TAN<br /> PHUONG COMMUNE, LUC YEN DISTRICT, YEN BAI PROVINCE<br /> Tran The Hong1, Luong Thi Thanh Huyen1<br /> Le Ngoc Cong2*, Nguyen Thi Thu Ha2<br /> 1<br /> <br /> Yen Bai Department of Education and Training<br /> 2<br /> College of Education - TNU<br /> <br /> The paper reported the study results on impacts of vegetation on chemical properties of soil under<br /> forest. The study was conducted in some forest types in Luc Yen district (Yen Bai province)<br /> including 42-year-old naturally regenerated forests, 27-year-old naturally regenerated forests; 19years-old plantation of pure manglietia conifer and 10-year-old plantation of pure acacia mangium.<br /> The findings showed that the vegetation covers had eminent impacts on chemical properties of soil<br /> under forest, mainly increasing humidity, organic contents and therefore increasing fertility of soil<br /> (pH, humus, protein, P2O5, K2O, Ca2+ , Mg2+ exchangeable).<br /> Key words: Catastrophic forest vegetation, nature of chemical, the cover.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 21/5/2013; Ngày phản biện:16/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013<br /> Phản biện khoa học: TS. Đinh Thị Phượng - Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br /> *<br /> <br /> Tel:0915462404<br /> <br /> 113<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2