Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA TẨY TRẮNG RĂNG VÀ TÁC DỤNG CỦA CPP-ACFP<br />
LÊN ĐỘ CỨNG BỀ MẶT MEN RĂNG: NGHIÊN CỨU IN VITRO<br />
Nguyễn Thị Diễm Hà*, Nguyễn Thị Thư*, Hoàng Tử Hùng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tẩy trắng răng ngày càng phổ biến trong thực hành nha khoa để điều trị những trường hợp răng nhiễm sắc.<br />
Tuy nhiên, ảnh hưởng của tẩy trắng răng lên độ cứng của men răng vẫn còn nhiều tranh cãi. Mục tiêu của<br />
nghiên cứu in vitro này nhằm xác định và so sánh độ cứng bề mặt men răng dưới tác dụng của chất tẩy trắng có<br />
nồng độ khác nhau: 15%CP, 20%CP, 45%CP, đồng thời xác định độ cứng bề mặt men răng (đã tẩy trắng) sau<br />
khi xử lý tái khoáng với CPP-ACFP hoặc với nước bọt nhân tạo.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 30 mẫu men răng người thu thập từ 30 răng cối lớn thứ ba hàm<br />
trên. Sau quá trình chuẩn bị mẫu, các mẫu được đo độ cứng Vickers lần đầu và chia ngẫu nhiên thành ba nhóm<br />
(n=10): Nhóm 1: tẩy trắng với Opalescence PF 15%CP 4 giờ /ngày trong 14 ngày. Nhóm 2: tẩy trắng với<br />
Opalescence PF 20%CP 4 giờ /ngày trong 14 ngày. Nhóm 3: tẩy trắng với Opalescence Quick 45%CP trong 30<br />
phút. Giữa những lần tẩy trắng, mẫu được ngâm trong nước bọt nhân tạo và ủ ở 37C. Sau khi kết thúc quá<br />
trình tẩy trắng, các mẫu được đo độ cứng lần 2. Sau đó, chia mỗi nhóm thành 2 nhóm nhỏ (a và b) (n=5): Nhóm<br />
1a, 2a, 3a: các mẫu được bôi một lớp kem Tooth Mousse Plus 10 phút/lần x 2 lần/ngày. Giữa những lần bôi kem,<br />
các mẫu được ngâm trong nước bọt nhân tạo và ủ ở 37C. Nhóm 1b, 2b, 3b: các mẫu được ngâm trong nước bọt<br />
nhân tạo và ủ ở 37C. Nước bọt được thay mới mỗi ngày. Sau 7 ngày, các mẫu được đo độ cứng lần 3.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy các chất tẩy trắng có nồng độ 15%CP, 20%CP, 45%CP đều làm giảm độ<br />
cứng bề mặt men răng có ý nghĩa (p0,05). CPP-ACFP làm tăng có ý nghĩa độ cứng bề mặt men<br />
răng đã được tẩy trắng (p0,05).<br />
Kết luận. Tẩy trắng răng làm giảm độ cứng bề mặt men răng. CPP-ACFP có thể giúp phục hồi độ cứng bề<br />
mặt men răng đã bị “mềm” đi do tẩy trắng.<br />
Từ khóa: Carbamide peroxide, hydrogen peroxide, độ cứng men, CPP-ACFP, tái khoáng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INFLUENCE OF TOOTH WHITENING AND CPP-ACFP ON ENAMEL MICROHARNESS:<br />
IN VITRO STUDY<br />
Nguyen Thi Diem Ha, Nguyen Thi Thu, Hoang Tu Hung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 140 - 145<br />
Objective: Tooth whitening is nowadays an efficient and simple procedure for removing intrinsic and<br />
extrinsic stains. However, its adverse effects on enamel microhardness are still controversial. This in vitro study<br />
was to evaluate the influence of tooth whitening agents (15% carbamide peroxide, 20% carbamide peroxide and<br />
45% carbamide peroxide) on enamel microhardness and the effect of CPP-ACFP on bleached enamel.<br />
Materials and method: Thirty enamel specimens were obtained from human third molars and baseline<br />
Vickers’s hardness was recorded under 100g load during 10 seconds. The specimens were then divided into three<br />
*: Khoa RHM - Đại học Y Dược TP HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thư<br />
<br />
140<br />
<br />
ĐT: 0907982880,<br />
<br />
Email: nththu81@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
groups. The frist two groups were treated with 15% or 20% carbamide peroxide. The bleaching regimen was<br />
4hours/day for 14 consecutive days. The third group was treated with 45% carbamide peroxide for 30 minutes. In<br />
between bleaching courses, the specimens were stored in artificial saliva. Microhardness were measured after 14<br />
days. After bleaching regimen, each group was divided into two subgroups. Tooth Mousse Plus was applied in<br />
first subgroups for 10 minutes 2 times a day and then immersed in artificial saliva. The second subgroups were<br />
only immersed in artificial saliva. After 7 days, microhardness was measured.<br />
Results: Tooth whitening with 15%, 20% or 45% carbamide peroxide reduced enamel microhardness<br />
significantly (p0.05). CPP-ACFP could restore effectively the<br />
microhardness of bleached enamel (p0.05).<br />
Conclusion: Different concentrations of bleaching agents decreased enamel microhardness. Application of<br />
CPP-ACFP after tooth whitening increased microhardness of bleached enamel.<br />
Key words: Carbamide peroxide, hydrogen peroxide, enamel microhardness, CPP-ACFP, remineralisation.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
VẬTLIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Màu sắc răng là một trong những yếu tố tác<br />
động nhiều đến nụ cười, ảnh hưởng nhiều đến<br />
sự tự tin của bệnh nhân. Trong số các biện pháp<br />
điều trị răng đổi màu, tẩy trắng răng được chú ý<br />
hơn cả do tính đơn giản và bảo tồn nhưng vẫn<br />
đạt được hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên, ảnh<br />
hưởng của tẩy trắng răng lên độ cứng bề mặt<br />
men răng hiện nay vẫn chưa thống nhất.<br />
<br />
Chuẩn bị mẫu<br />
<br />
Casein Phosphopeptide-Amorphous Calcium<br />
Phosphate (CPP-ACP), một sản phẩm có nguồn<br />
gốc từ sữa bò, được báo cáo có khả năng sữa<br />
chữa các sang thương men răng mất khoáng(10).<br />
Ngoài ra, CPP-ACP còn có khả năng kết hợp với<br />
fluor tạo thành phức hợp Casein PhosphopeptideAmorphous Calcium Fluoride Phosphate (CPPACFP). CPP-ACFP là tác nhân tái khoáng đã<br />
được nhắc đến trong thời gian gần đây. Tuy<br />
nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu về tác<br />
dụng của CPP-ACFP đối với bề mặt men răng<br />
sau tẩy trắng.<br />
Đề tài nghiên cứu này được tiến hành với<br />
các mục tiêu sau:<br />
- Xác định và so sánh độ cứng bề mặt men<br />
răng dưới tác dụng của chất tẩy trắng có nồng<br />
độ khác nhau: 15%CP, 20%CP, 45%CP.<br />
- Xác định độ cứng bề mặt men răng (đã tẩy<br />
trắng) sau khi xử lý tái khoáng với CPP-ACFP<br />
hoặc với nước bọt nhân tạo.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu gồm 30 răng cối lớn thứ ba<br />
hàm trên của người đã được nhổ. Các răng được<br />
ngâm trong dung dịch thymol 0,1% trong thời<br />
gian tối đa 1 tháng trước thời điểm nghiên cứu.<br />
Các răng được làm sạch bằng cạo vôi siêu âm,<br />
và cắt bỏ chân răng cách đường nối men-cement<br />
khoảng 2-3mm về phía chóp bằng đĩa cắt kim<br />
cương có phun nước. Mặt ngoài thân răng được<br />
mài phẳng bằng giấy nhám ướt có độ mịn tăng<br />
dần 600, 800, 1000, 1200 grit để tạo cửa sổ thử<br />
nghiệm khoảng 3mmx3mm. Các thân răng được<br />
nhấn vào khuôn nhựa polyester hình trụ tròn<br />
sao cho cửa sổ thử nghiệm hướng lên trên và<br />
song song với mặt phẳng sàn nhà.<br />
Bảng 1: Các vật liệu sử dụng trong nghiên cứu<br />
Vật liệu<br />
<br />
Thành phần<br />
<br />
15% carbamide peroxide,<br />
carbopol, glycerin, 3% kali<br />
nitrate, 0.11% fluor<br />
20% carbamide peroxide,<br />
Opalescence PF 20% carbopol, glycerin, 3% kali<br />
nitrate, 0.11% fluor<br />
45% carbamide peroxide,<br />
Opalescence Quick<br />
carbopol, glycerin, 3% kali<br />
45%<br />
nitrate,<br />
CPP-ACP, sodium fluoride,<br />
Tooth mousse Plus<br />
glycerol, silicon dioxide, zinc<br />
(Recaldent)<br />
oxide, D sorbitol, xylitol, nước<br />
Calcium chloride 0.22g/l,<br />
sodium phosphate 1.07g/l,<br />
Nước bọt nhân tạo<br />
sodium bicarbonate 1.68g/l,<br />
sodium azide 2g/l, nước cất<br />
Opalescence PF 15%<br />
<br />
Độ<br />
pH<br />
6,7<br />
<br />
6,7<br />
<br />
6,5<br />
<br />
7,0<br />
<br />
7,0<br />
<br />
141<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Quy trình nghiên cứu<br />
30 mẫu được đo độ cứng ban đầu với máy<br />
<br />
độ cứng bề mặt men răng giữa ba nhóm sau tẩy<br />
trắng (p=0,455) (Bảng 2).<br />
<br />
HWMMT-X3, HIGHWOOD, Japan). Trên mỗi<br />
<br />
Bảng 2: Độ cứng bề mặt men răng trước và sau tẩy<br />
trắng của các nhóm<br />
<br />
bề mặt, đo tại ba vị trí với lực đo 100g trong thời<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
đo độ cứng chuyên dụng (microhardness tester<br />
<br />
gian 10 giây, mỗi vị trí đo cách đều nhau một<br />
khoảng 100 micrometer. Kết quả đo được quan<br />
sát dưới kính hiển vi co độ phóng đại x 40 lần.<br />
<br />
Giai đoạn 1 : Tẩy trắng răng<br />
30 mẫu được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm<br />
(n=10). Nhóm 1 được tẩy trắng với Opalescence<br />
PF 15, nhóm 2 với Opalescence PF 20. Thời gian<br />
<br />
Trước tẩy trắng<br />
Sau tẩy trắng<br />
TB±ĐLC KTC 95% TB±ĐLC KTC 95%<br />
Nhóm 347,5 <br />
336,6 309,9 –<br />
319,0 <br />
1<br />
358,3<br />
328,1<br />
15,2<br />
12,7<br />
Nhóm 347,9 <br />
339,2 318,2 <br />
308,3 - 328<br />
2<br />
356,7<br />
12,2<br />
13,7<br />
Nhóm 345,0 <br />
333,3 –<br />
304,9 –<br />
313,4 <br />
3<br />
356,7<br />
321,9<br />
16,4<br />
11,9<br />
p(2)<br />
0,803<br />
0,455<br />
<br />
(1)<br />
<br />
p<br />
<br />
0,005<br />
0,005<br />
0,005<br />
<br />
p(1): so sánh trước và sau tẩy trắng, kiểm định Wilcoxon<br />
<br />
tẩy trắng là 4h/ngày trong 14 ngày. Nhóm 3<br />
<br />
p(2):so sánh giữa ba nhóm ở thời điểm trước và sau tẩy trắng, kiểm<br />
định Kruskal-Wallis<br />
<br />
được tẩy trắng với Opalescence Quick. Thời<br />
<br />
Sau khi xử lý với Tooth Mousse Plus, độ<br />
<br />
gian tẩy trắng là 30 phút. Giữa các lần tẩy trắng,<br />
<br />
cứng bề mặt men răng của các nhóm đều tăng<br />
<br />
các mẫu được ngâm trong nước bọt nhân tạo và<br />
<br />
có ý nghĩa so với sau khi tẩy trắng (p0,05); độ cứng của nhóm 3a tăng có<br />
ý nghĩa so với trước tẩy trắng (p=0,043) (Bảng 3).<br />
Bảng 3: Độ cứng bề mặt men răng trước tẩy trắng,<br />
sau tẩy trắng và sau xử lý với Tooth Mousse Plus<br />
của các nhóm thử nghiệm<br />
Trước tẩy<br />
Sau tẩy<br />
Sau xử lý p(1) p(2)<br />
trắng<br />
trắng<br />
TMP<br />
Nhóm<br />
TB±ĐLC<br />
TB±ĐLC<br />
TB±ĐLC<br />
Nhóm 346,4±12,3 318,8±12,5 347,3±12,4 0,043 0,686<br />
1a<br />
Nhóm 341,7±8,4 316,8±17,2 353,6±15,6 0,043 0,08<br />
2a<br />
Nhóm 336,9±10,5 313,5±13,7 351,2±7,8 0,043 0,043<br />
3a<br />
p(1):so sánh trước tẩy trắng, sau tẩy trắng, kiểm định Wilcoxon<br />
p(2): so sánh trước tẩy trắng và sau xử lý với Tooth Mousse Plus,<br />
kiểm định Wilcoxon<br />
<br />
khác biệt không có ý nghĩa (p=0,803). Sau khi tẩy<br />
<br />
Sau khi xử lý với nước bọt nhân tạo, độ cứng<br />
<br />
trắng, độ cứng bề mặt men răng của các nhóm<br />
<br />
bề mặt men răng của các nhóm đều tăng không<br />
<br />
đều giảm có ý nghĩa (p0,05). Độ<br />
<br />
ba nhóm lần lượt là 319,012,7; 318,213,7;<br />
<br />
cứng VHN của ba nhóm lần lượt là 326,4±36,6;<br />
<br />
313,411,9. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về<br />
<br />
333,9±31,5; 334,9±20,8 (Bảng 4).<br />
<br />
142<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
Bảng 4: Độ cứng bề mặt men răng trước tẩy trắng,<br />
sau tẩy trắng và sau xử lý với nước bọt nhân tạo của<br />
các nhóm thử nghiệm<br />
Trước tẩy<br />
Sau tẩy<br />
Sau xử lý<br />
trắng<br />
trắng<br />
với NB<br />
Nhóm<br />
TB±ĐLC<br />
TB±ĐLC<br />
TB±ĐLC<br />
p(1)<br />
Nhóm 348,5±19,1<br />
0,043<br />
319,1±14,4 326,4±36,6<br />
1b<br />
Nhóm 354,2±13,0<br />
0,043<br />
319,5±11,0 333,9±31,5<br />
2b<br />
Nhóm 353,1±18,1<br />
0,043<br />
313,2±11,3 334,9±20,8<br />
3b<br />
<br />
p(2)<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,08<br />
<br />
p(1): so sánh trước và sau tẩy trắng, kiểm định Wilcoxon<br />
p(2): so sánh sau khi tẩy trắng và sau khi xử lý với nước bọt nhân<br />
tạo, kiểm định Wilcoxon<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện rất<br />
nhiều sản phẩm tẩy trắng với nhiều nồng độ<br />
khác nhau. Tuy nhiên, sự ra đời của các sản<br />
phẩm tẩy trắng có nồng độ cao dẫn đến những<br />
mối lo ngại cho các nhà chuyên môn về ảnh<br />
hưởng của chúng lên bề mặt men răng. Vì vậy,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh<br />
giá ảnh hưởng của tác nhân tẩy trắng có nồng<br />
độ cao chứa 15%CP và 20%CP (dùng để tẩy<br />
trắng tại nhà) và 45%CP (dùng để tẩy trắng tại<br />
phòng nha) lên độ cứng bề mặt men răng.<br />
Trước khi tẩy trắng, độ cứng bề mặt men<br />
răng của ba nhóm khác biệt không có ý nghĩa<br />
(p>0,05). Kết quả cho thấy sau khi tẩy trắng răng<br />
với Opalescence 15%, 20% và 45% CP, độ cứng<br />
bề mặt men răng lần lượt là 319,012,7 VHN;<br />
318,213,7 VHN; 313,411,9 VHN so với<br />
347,515,2 VHN; 347,912,2 VHN; 345,016,4<br />
VHN ở thời điểm ban đầu (trước khi tẩy trắng).<br />
Độ cứng bề mặt men răng ở cả ba nhóm sau tẩy<br />
trắng đều giảm có ý nghĩa (p0,05). Kết quả nghiên cứu này<br />
phù hợp với nghiên cứu của Panich M và cs<br />
2009, Tantbirojn D và cs 2008 (7,10). Như vậy<br />
nước bọt nhân tạo không làm tăng có ý nghĩa<br />
độ cứng bề mặt men răng sau khi tẩy trắng.<br />
Nghiên cứu này cũng như một số các nghiên<br />
cứu cho thấy quá trình tẩy trắng làm giảm độ<br />
cứng bề mặt men răng(3,8). Hiện nay, có nhiều<br />
phương pháp được sử dụng để trung hòa<br />
những ảnh hưởng có hại này của tẩy trắng răng<br />
lên men răng như APF, fluor, CPP-ACP… Trong<br />
nghiên cứu này chúng tôi sử dụng Tooth<br />
Mousse Plus có thành phần chính là CPP-ACFP<br />
<br />
144<br />
<br />
gồm CPP-ACP và 900ppm fluor. Sự kết hợp này<br />
giúp Tooth Mousse Plus có tác dụng tái khoáng<br />
cộng hợp giữa CPP-ACP và fluor. CPP-ACFP sẽ<br />
cung cấp hàm lượng vô cơ bị mất đi do quá<br />
trình tẩy trắng, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình<br />
tái khoáng hóa và làm gia tăng độ cứng bề mặt<br />
men răng. CPP-ACFP giải phóng một lượng lớn<br />
ACFP trên bề mặt bề mặt răng. Trong môi<br />
trường khử khoáng, ACFP tại chỗ sẽ đệm các<br />
ion canxi, phospho và fluor làm gia tăng số<br />
lượng các ion này trong mảng bám, giúp duy trì<br />
trạng thái quá bão hòa trên bề mặt răng. CPPACFP là nguồn nguyên liệu cung cấp các ion<br />
canxi, phospho, fluor để hình thành mới các tinh<br />
thể hydroxyapatite, hydroxyfluorapatite hay<br />
fluorapatite. Các tinh thể này có độ cứng tăng<br />
dần từ hydroxyapatite, hydroxyfluorapatite,<br />
fluorapatite; do đó làm bề mặt men răng trở nên<br />
cứng chắc hơn.<br />
Kết quả cho thấy sau khi xử lý tái khoáng<br />
với Tooth Mousse Plus độ cứng bề mặt men<br />
răng tăng lên lần lượt là 347,312,4 VHN;<br />
353,615,6 VHN; 351,27,8 VHN so với<br />
318,8±12,5VHN; 316,8±17,2 VHN; 313,5±13,7<br />
VHN ở thời điểm trước khi xử lý với Tooth<br />
Mousse Plus (sau khi tẩy trắng). Sự gia tăng<br />
này có ý nghĩa (p