intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh và thời gian chín của quả sầu riêng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh và thời gian chín của quả sầu riêng nghiên cứu mối liên quan giữa thời điểm thu hoạch và những biến đổi về một số chỉ tiêu sinh lýhóa sinh của quả liên quan đến chất lượng là cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh và thời gian chín của quả sầu riêng

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0057 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM THU HOẠCH ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, HÓA SINH VÀ THỜI GIAN CHÍN CỦA QUẢ SẦU RIÊNG Võ Minh Thứ1,*, Trương Thị Huệ1, Lê Đặng Công Toại2, Nguyễn Văn Lâm3 Tóm tắt. Nghiên cứu mối quan hệ giữa thời điểm thu hoạch quả với sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lý- sinh hóa và thời gian chín được tiến hành trên 2 giống sầu riêng giống Chín Hóa và Monthong trồng ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Thời điểm thu hoạch 85, 90, 95, 100, 105 ngày sau hoa nở (NSHN) đối với giống Chín Hóa và 110, 115, 120, 125, 130 ngày đối với giống Monthong. Sau khi thu hoạch quả ở các thời điểm tiến hành đo độ màu của vỏ và thịt quả, phân tích một số chỉ tiêu về sinh lý- sinh hóa như cường độ hô hấp, độ pH, độ Brix, axit hữu cơ tổng số, tinh bột, đường tổng số. Kết quả thu được đã cho thấy màu sắc vỏ và thịt quả biến đổi giảm màu xanh và tăng màu vảng theo các thời điểm thu hoạch NSNH. Hàm lượng tinh bột, axit hữu cơ tổng số ở giống Chín Hóa đạt cao nhất ở thời điểm 85- 90 NSHN (0,27-0,23% và 21,82-20,56%), còn hàm lượng đường tổng số, độ Brix đạt cao nhất ở 105 ngày (13,76 và 17,96%). Đối với giống Monthong lượng tinh bột, axit hữu cơ tổng số đạt cao nhất ở thời điểm 110-115 NSHN (21,12-20,56% và 0,29-0,25%), còn hàm lượng đường tổng số, độ Brix đạt cao nhất ở 130 ngày (12,25 và 18,70%). Cường độ hô hấp quả Chín Hóa đạt đỉnh cao ở ngày thứ 6 ở thời điểm thu hoạch 85-90 NSHN (422,47-442,53 mg CO2/kg/ h) và quả chín sau 7 ngày, còn ở thời điểm 100 ngày và 105 ngày đỉnh hô hấp ở ngày thứ 4 và thứ 3 (433,93 và 430,77 mgCO2/kg/ h) và quả chín sau 5 và 6 ngày. Đối với giống Monthong hô hấp đạt đỉnh cao ở ngày thứ 8 tại thời điểm thu hoạch 110-115 NSHN (477,83-483,71 mg CO2/kg/h) và chín ở ngày thứ 9, còn ở thời điểm 125 ngày và 130 ngày đỉnh hô hấp ở ngày thứ 6 và thứ 5 (491,03 và 498,27 mg CO2/kg/ h) và quả chín sau 7 và 8 ngày. Từ khóa: Chỉ tiêu sinh lý-sinh hóa, quả sầu riêng Chín Hóa, Monthong, thời điểm thu hoạch, thời gian chín. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sầu riêng (Durio Zibethinus L.) là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong 100 g quả ăn được có chứa 2,8 -3,3 g protein; 4,3 - 5,3 g lipid; 20 - 30 g carbohydrate; 2,2 - 3,8 g chất xơ; 40 - 50 mg Ca; 27,8 - 37, 8 mg P; 420 - 436 mg K ; 2,0 - 2,2 mg Fe; vitamin C chiếm từ 23,9 - 30,5 mg, vitamin B1, B2, B3 chiếm từ 0,2 - 1,08 mg và một số hợp chất ester tạo mùi thơm (John Wiley & Sons, 2020; Amid, B.T., H. và cộng sự, 2012). Chính vì vậy mà quả sầu riêng rất được nhiều người ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước châu Á. Hiện nay sầu riêng được trồng nhiều ở miền Trung và các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ. Các giống sầu riêng phổ biến là Monthong, Chín Hóa. Ri-6; Khổ Hoa xanh….là 1 Trường Đại học Quy Nhơn 2 Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN, Sở KH&CN Khánh Hòa 3 Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn * Email: vominhthu@qnu.edu.vn
  2. 522 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM những giống có năng suất và chất lượng tốt. Tuy nhiên, quả sầu riêng chín không đồng loạt và dễ bị rụng, gây bất lợi cho người sản xuất. Sầu riêng chín có đỉnh hô hấp đột phát (Wisutiamonkul, A., S. và cộng sự, 2015; John Wiley & Sons, 2020). Trong quá trình quả chín có sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý hóa -sinh có ảnh hưởng đến chất lượng quả (Thongkum, M., 2018). Thời điểm thu hoạch không những ảnh hưởng về độ dài ngày quả chín mà còn ảnh hưởng rất lớn về phẩm chất quả. Thời gian chín và chất lượng quả chín phụ thuộc vào từng giống. Vì vậy, việc nghiên cứu mối liên quan giữa thời điểm thu hoạch và những biến đổi về một số chỉ tiêu sinh lý- hóa sinh của quả liên quan đến chất lượng là cần thiết. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Thí nghiệm tiến hành trên hai giống sầu riêng Chín Hóa và Monthong trồng ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Chín Hóa là giống được lai tạo từ hộ nông dân Nguyễn Văn Hóa ở huyện chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Thời gian sinh trưởng: sau 4 - 5 năm bắt đầu ra hoa, thời gian nở hoa đến thu hoạch 90 - 110, ngày, khối lượng quả 2 - 4 kg, cơm vàng, hạt lép, có mùi thơm đậm. Giống Monthong có nguồn gốc từ Thái Lan. Thời gian sinh trưởng: sau 5 - 6 năm bắt đầu ra hoa, thời gian nở hoa đến thu hoạch 110 - 130, ngày, khối lượng quả 3-6 kg, cơm vàng, thịt dày, hạt hơi to, có mùi thơm vừa phải. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Quả sầu riêng Chín Hóa được thu hái vào thời điểm 85, 90, 95, 100, 105 ngày sau nở hoa (NSNH) và Quả sầu riêng Monthong được thu hái vào các thời điểm 110, 115, 120, 125, 130 ngày sau nở hoa (NSNH). Dùng sơn đánh dấu vị trí ở các quả thu mẫu. Mỗi thời điểm thu 6 quả của mỗi giống, mang về phòng và lấy mẫu ngẫu nhiên 3 quả phân tích các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh. Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp xác định: Màu sắc vỏ quả và thịt quả: Màu sắc vỏ quả và thịt quả được đánh giá theo hệ thống CIE dùng máy đo màu CR - 400 xác định thông qua các giá trị L*, a*, b*. Trong đó L* biểu thị độ sáng tối, biến thiên từ 0 đến +100; a* biểu thị từ màu xanh lá cây đến màu đỏ, biến thiên từ - 60 đến + 60; b* biểu thị từ màu xanh da trời đến màu vàng, biến thiên từ - 60 đến + 60. Màu mỗi quả đo ở 3 điểm (đầu, giữa và cuối của trái). Hàm lượng đường tổng số (%) phân tích theo phương pháp Bectrand (Phạm Thị Trân Châu và cộng sự, 1998). Độ Brix (chất rắn hòa tan tổng số) đo bằng thiết bị cầm tay Atago thang độ 0 – 53 %. Hàm lượng axit tổng số: Xác định bằng phương pháp chuẩn độ với dung dich NaOH 0,1N có chất chỉ thị phenolthalein 1 % (Phạm Thị Trân Châu và cộng sự, 1998). Trị số pH được xác định bằng máy đo pH cầm tay hiệu Hanna Ínstruments, model HI 9814, thang độ đo 0- 14. Cường độ hô hấp xác định theo Boysen-Jensen (Vũ Văn Vụ và cộng sự, 2004). Số liệu thu được được phân tích thống kê ANOVA và so sánh theo phương pháp thử Duncan ở mức ý nghĩa 5 % bằng phần mềm SPSS, Excel 2010.
  3. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 523 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Màu sắc vỏ quả và thịt quả Quá trình thuần thục của quả sầu riêng liên quan đến sự biến đổi về màu sắc của vỏ quả và thịt quả. Để tìm hiểu về mối liên quan này thí nghiệm đã tiến hành xác định màu sắc vỏ quả và thịt quả, kết quả được trình bày ở Bảng 1 và 2. Màu sắc vỏ quả: Đối với giống Chín Hóa độ sáng (giá trị L*) giảm dần theo từng thời điểm thu hoạch, L* có giá trị trung bình 30,48 ở thời điểm thu hoạch sau hoa nở 85 ngày giảm dần xuống 25, 56 ở 105 ngày và sự giảm này khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm thu hoạch. Về sắc xanh (giá trị a*) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm thu hoạch, giá trị này tăng dần theo từng mức độ thuần thục của quả, điều này có nghĩa màu sắc xanh của quả giảm dần. Thời điểm thu hoạch (NSHN) 85-90 ngày giá trị trung bình a* tương ứng 8,23 - 8,38, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê; tương tự ở thời điểm 100 - 105 ngày trị số này đạt 9,47 và 10,89 và sai khác có ý nhĩa thống kê. Đối với giống Monthong, kết quả Bảng 1 cho thấy độ sáng vỏ quả giảm dần theo từng thời điểm thu hoạch. L* có giá trị trung bình 26,2 ở thời điểm thu hoạch 110 ngày giảm dần xuống 22,78 ở 125 ngày và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các thời điểm thu hoạch 120, 125 và 130 ngày. Về sắc xanh (giá trị a*) có sự khác biệt ở thời điểm thu hoạch (NSHN) 130 ngày so với các thời điểm thu hoạch 110-125 ngày. Giá trị này tăng dần theo từng mức độ thuần thục của quả. Khi độ thuần thục của quả tăng lên có sự phân hủy dần của sắc tố lục và tăng tổng hợp carotenoid. Điều này cũng đã được Wisutiamonkul, A., C. và cộng sự (2017); Celia Vincenta và cộng sự (2021) nghiên cứu chỉ ra. Qua quan sát cảm quan ở độ chín thu hoạch giống Monthong 110-120 ngày quả có màu xanh lá, ở giai đoạn 125-130 ngày quả có màu xanh ô liu sáng và có xuất hiện những đường màu nâu xen kẽ giữa các gai. Còn đối với giống Chín Hóa ở thời điểm 105 NSHN quả có màu xanh ô liu tối sẫm. Sự thay đổi màu sắc vỏ quả sầu riêng khác nhau phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch và giống cũng được Wisutiamonkul, A., C. và cộng sự (2017) cho thấy. Màu sắc thịt quả: Về màu sắc thịt quả giá trị L* và b* (sắc vàng) có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa các thời điểm thu hoạch. Giá trị L* giảm dần (L* có giá trị trung 89,05 ở thời điểm 85 NSHN giảm xuống còn 84,5 ở 100 ngày đối với giống Chín Hóa và L* giảm từ khoảng 94,93 ở 110 ngày đến 87,85 ở 130 ngày đối với giống Monthong). Ngược lại với giá trị L*, giá trị b* tăng dần ở các thời điểm thu hoạch ngày sau hoa nở (b* đạt trị số từ khoảng 23,58 ở 85 ngày tăng lên 46,84 ở 105 ngày đối với giống Chín Hóa và b* từ khoảng 14,98 tại thời điểm thu hoạch 110 lên 33,77 ở 130 ngày). Giá trị L* giảm và b* tăng liên quan đến những biến đổi sinh hóa, sắc vàng hình thành làm giảm độ sáng dẫn đến quả đạt được mức độ thuần thục nhất định. Qua quan sát cảm quan nhận thấy có sự khác biệt rõ rệt về màu sắc thịt quả ứng với từng thời điểm thu hoạch khác nhau. Giống Chín Hóa ở 85 - 90 ngày thịt quả màu vàng nhạt lẫn màu kem, ở thời điểm thu hoạch 95 - 100 ngày thịt quả chuyển sang màu vàng tươi và đến 105 ngày có màu vàng đậm, có thể giai đoạn này quả bắt đầu chín. Giống Monthong ở 110-115 ngày có màu kem nhạt, đến 120 - 130 ngày có màu vàng nhạt. Kết quả quan sát này phù hợp với nghiên cứu của Wisutiamonkul, A., C. và cộng sự (2017).
  4. 524 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bảng 1. Màu sắc vỏ và thịt quả sầu riêng Chín Hóa ở các ngày thu hoạch Ngày thu hoạch Màu vỏ quả Màu thịt quả (NSHN) L* a* L* b* a 85 30,48 -8,23c 89,05 a 23,58e b 90 29,07 -8,38c 88,04b 30,01c 95 27,87c -9,18b 86,68c 32,42c d 100 25,73 -9,47b 84,50 d 39,46b 105 25,56d -10,89a 84,72d 46,84a Mức ý nghĩa * * * * CV(%) 7,32 12,29 2,26 14,13 Bảng 2. Màu sắc vỏ và thịt quả sầu riêng Monthong ở các thời điểm thu hoạch Ngày thu hoạch Màu vỏ quả Màu thịt quả (NSHN) L* a* L* b* 110 26,2a 6,05c 94,93a 14,98e 115 25,69ab 6,06c 92,86b 17,75d c 120 24,57 6,25c 90,67c 20,83c 125 22,78d 7,32b 87,67d 31,16b d 130 22,93 8,70a 87,85d 33,77a Mức ý nghĩa * * * * CV(%) 6,28 16,36 3,27 12,56 3.2. Một số chỉ tiêu hóa sinh của quả sầu riêng Số liệu thu được ở Bảng 3 và 4 cho thấy ở các thời điểm thu hoạch ngày sau hoa nở khác nhau các trị số pH có sai khác nhưng không nhiều. Giá trị pH giảm dần theo từng thời điểm thu hoạch, giống Chín Hóa đạt trị số cao nhất 6,73 khi thu hoạch ở 85 ngày và thấp nhất ở 105 ngày (6,47). Giống Monthong có giá trị cao nhất 6,83 khi thu hoạch ở 110 ngày và thấp nhất ở 130 ngày (6,43). Điều này cho thấy khi quả thuần thục, các biến đổi sinh hóa xảy ra làm giảm giá trị pH đến mức tối ưu thuận lợi cho quá trình chín tiếp ở giai đoạn sau thu hoạch. Bảng 3. Trị số pH và một số chỉ tiêu hóa sinh của quả sầu riêng giống Chín Hóa ở các thời điểm thu hoạch khác nhau Ngày thu hoạch Axit hữu cơ Tinh bột Đường pH Brix (%) (NSHN) tổng số (%) (%) tổng số (%) 85 6,73a 0,27a 10,45c 21,82a 2,82e 90 6,67b 0,23a 10,70c 20,56b 4,56d 95 6,63c 0,12b 14,01b 16,06c 8,70c 100 6,60c 0,09b 14,40b 13,14d 11,61b 105 6,47d 0,08b 17,96a 11,59e 13,76a Mức ý nghĩa * * * * * CV(%) 1,82 12,71 23,49 24,99 15,86
  5. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 525 Bảng 4. Trị số pH và một số chỉ tiêu hóa sinh của quả sầu riêng giống Monthong ở các thời điểm thu hoạch khác nhau Ngày thu hoạch Axit hữu cơ Brix Tinh bột Đường pH (NSHN) tổng số (%) (%) (%) tổng số (%) 110 6,83a 0,29a 11,17d 21,12a 2,17d 115 6,73b 0,25a 11,53d 20,56a 3,92c 120 6,63bc 0,15b 12,35c 16,23b 6,26c 125 6,57b 0,12b 15,32b 13,09c 10,17b 130 6,43d 0,08c 18,70a 11,35d 12,25a Mức ý nghĩa * * * * * CV(%) 2,33 29,05 21,46 24,58 20,17 Hàm lượng axit hữu cơ tổng số cũng giảm tương tự cùng với giá trị pH, trong đó với giống Chín Hóa ở thời điểm thu hoạch 85 - 90 NSHN đạt trị số cao nhất (0,23 - 0,27 %), khác biệt có ý nghĩa so với thời điểm thu hoạch 95 - 105 ngày. Đối với giống Monthong ở thời điểm 110 - 115 ngày hàm lượng axit hữu cơ tổng số đạt cao nhất (0,25 - 0,29%) và khác biệt có ý nghĩa so với ở thời điểm 120 - 130 ngày, thấp nhất ở thời điểm thu hoạch 130 ngày (0,08 %). Hàm lượng axit hữu cơ có xu hướng giảm theo sự gia tăng mức độ thuần thục của quả là do tăng dần sự chuyển hóa axit thành đường. Những biến đổi về hàm lượng axit hữu cơ liên quan đến sự phân giải cơ chất qua quá trình hô hấp đã được Kalayanamitra, K., J. và cộng sự (2005) chỉ ra. Độ Brix trong thịt quả sầu riêng của 2 giống đều tăng lên theo thời điểm thu hoạch NSHN. Đối với giống Chín Hóa độ Brix đạt thấp nhất ở 85 - 90 NSHN (10,45 - 10,70) và đạt cao nhất ở thời điểm thu hoạch 105 ngày sau hoa nở (17,90). Tương tự như vậy, độ Brix của quả giống Monthong đạt thấp nhất ở thời điểm thu hoạch 110 - 115 NSHN (11,17 - 11,53) và cao nhất ở thời điểm 130 ngày đạt 18,70. Hàm lượng tinh bột và đường tổng số trong thịt quả sầu riêng có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Ở các thời điểm thu hoạch sau nở hoa sớm thì hàm lượng tinh bột cao còn hàm lượng đường tổng số thấp. Ngược lại ở các thời điểm thu hoạch sau nở hoa muộn thì hàm lượng tinh bột thấp còn hàm lượng đường tổng số cao. Cụ thể: Đối với giống Chín Hóa ở thời điểm thu hoạch 85-90 ngày hàm lượng tinh bột đạt 21,82 - 20,56 %, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các thời điểm thu hoạch khác và đạt trị số thấp nhất ở thời điểm thu hoạch 105 NSHN (11,59 %). Hàm lượng đường tổng số ở thời điểm thu hoạch 85-90 ngày đạt thấp nhất (2,82 - 4,56 %), đạt cao nhất ở thời điểm thu hoạch 105 NSHN (13,76 %). Tương tự như vậy, đối với giống Monthong ở thời điểm thu hoạch 110 - 115 ngày hàm lượng tinh bột đạt 21,12 - 20,56 %, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các thời điểm thu hoạch khác và đạt trị số thấp nhất ở thời điểm thu hoạch 130 NSHN (11,35 %). Hàm lượng đường tổng số ở thời điểm thu hoạch 110 - 115 ngày đạt thấp nhất (2,17 - 3,92 %), đạt cao nhất ở thời điểm thu hoạch 130 NSHN (12,25 %). Có thể giải thích trong quá trình quả già đến chín bắt đầu diễn ra sự chuyển hóa tinh bột thành đường. Ở thời điểm thu hoạch 85-95 ngày sau hoa nở đối với giống Chín hóa và 110-120 NSHN đối với giống Monthong quả đã thuần thục nhưng sự chuyển hóa tinh bột thành đường chưa nhiều nên sự chín diễn ra chậm. Điều này liên quan đến đỉnh hô hấp
  6. 526 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM bộc phát của quả và do hoạt hóa của hormone ethylene chưa mạnh. Còn ở thời điểm thu hoạch 100-105 ngày sau hoa nở đối với giống Chín Hóa và 125 - 130 NSHN đối với giống Monthong hoạt độ ethylene tăng lên làm tăng cường độ hô hấp nên sự phân giải tinh bột thành đường xảy ra mạnh (lượng đường tổng số tích lũy trong quả đạt 11,61 - 13,67 % đối với giống Chín Hóa và 10,17 - 12,25 % đối với giống Monthong). Sự tăng lượng ethylene theo thời gian thuần thục của quả cũng đã được Kalayanamitra, K., J. và cộng sự (2005); Thongkum, M., (2018) chỉ ra. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy để quả sầu riêng đạt chất lượng cao về các chỉ tiêu hóa sinh (hàm lượng axit hữu cơ tổng số, độ Brix, đường tổng số) nên thu hoạch quả ở thời điểm sau hoa nở 105 ngày đối với giống Chín hóa và 130 ngày đối với giống Monthong. Sự biến đổi về các chỉ tiêu hóa sinh trong quả sầu riêng qua các thời điểm thu hoạch khác nhau cũng đã được công bố bởi Saichol Ketsa và cộng sự (2020). 3.3. Mối liên quan giữa cường độ hô hấp và thời gian chín sau thu hoạch Quả sầu riêng có đỉnh hô hấp đột phát (Wisutiamonkul, A., S. và cộng sự, 2015 ) quả tiếp tục chín ở giai đoạn sau thu hoạch. Do vậy, xác định cường độ hô hấp là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tìm ra ngày quả chín có chất lượng ăn được đạt giá trị tối ưu. Kết quả xác định cường độ hô hấp và thời gian để chín sau thu hoạch quả sầu riêng Chín Hóa và Monthong được trình bày ở Bảng 5 và Bảng 6. Bảng 5. Cường độ hô hấp quả sầu riêng giống Chín Hóa chín sau thu hoạch (mg CO2/kg/h) Quả thu hoạch Sau thu hoạch (ngày) (NSHN) 1 2 3 4 5 6 7 c 85 68,97 74,07c 111,73 125,61 138,33 422,47a d c c 278,30a 90 76,40c 81,43c 119,70d 135,17c 142,07c 442,53a 261,52b 95 82,03c 93,40d 137,90c 266,23b 443,93a 237,23b 0 100 113,53b 143,23b 259,70b 433,93a 261,77b 0 0 105 167,17a 256,47a a 430,77 257,53 b 0 0 0 CV(%) 27,66 24,48 29,56 25,81 32,72 27,03 13,64 Mức ý nghĩa * * * * * * * Kết quả ở Bảng 5 cho thấy cường độ hô hấp của quả sầu riêng Chín Hóa biến động khác nhau theo thời điểm thu hoạch quả sau nở hoa và thời gian để quả chín sau thu hoạch. Cụ thể: thời điểm thu hoạch quả muộn cường độ hô hấp của quả tăng cao hơn thời điểm thu hoạch sớm. Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 sau thu hoạch để quả chín, cường độ hô hấp tăng dần theo thời điểm thu hoạch quả. Ở thời điểm thu hoạch quả 85 NSHN cường độ hô hấp của quả ở ngày 1, 2, 3 sau thu hoạch để quả chín đạt lần lượt là 68,97; 74,07; 111,73 mg CO2/kg/h. Ở thời điểm thu hoạch quả 95 NSHN cường độ hô hấp tương ứng đạt 82,03; 93,40; 137,90 mg CO2/kg/h và ở thời điểm thu hoạch quả 105 NSHN cường độ hô hấp tăng cao nhất, đạt trị số 167,17; 256,47; 430,77 mg CO2/kg/h. Như vậy, mức độ thuần thục của quả càng cao cường độ hô hấp càng tăng nhanh. Trong 2 ngày đầu cường độ hô hấp tăng nhẹ và đột phát hô hấp ở ngày kế tiếp tùy vào mức độ thuần thục.
  7. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 527 Đối với quả thu hoạch ở thời điểm 105 ngày cường độ hô hấp tăng mạnh nhất (430,77 mg CO2/kg/h) tạo đỉnh ở ngày thứ 3 và giảm mạnh xuống còn 257,53 mg CO2/kg/h ngày thứ 4, lúc này quả đã chín. Tiếp theo quả thu hoạch ở 95 và 100 ngày tạo đỉnh tương ứng ở ngày thứ năm và thứ tư, sau đó giảm xuống ở ngày thứ 6 và thứ 5 cùng thời điểm này quả cũng đã chín. Trong khi đó quả thu hoạch ở 85-90 ngày sau hoa nở tạo đỉnh hô hấp sau 6 ngày và chín ở ngày thứ 7. Tương tự như giống Chín Hóa, cường độ hô hấp quả giống Monthong sau thu tăng theo từng ngày và giảm dần khi kết thúc quá trình chín. Ứng với từng thời điểm thu hoạch khác nhau cường độ hô hấp khác nhau. Mức độ thuần thục của quả càng cao cường độ hô hấp càng tăng và đạt đỉnh càng nhanh. Trong 3 ngày đầu cường độ hô hấp tăng nhẹ và đột phát hô hấp ở ngày kế tiếp tùy vào mức độ thuần thục. Đối với quả thu hoạch ở thời điểm 130 ngày cường độ hô hấp tăng mạnh nhất (498,27 mg CO2/kg/h) tạo đỉnh ở ngày thứ 5 và giảm xuống còn 295,30 mg CO2/kg/h ngày thứ 6, lúc này quả đã chín. Tiếp theo quả thu hoạch ở 120 và 125 ngày tạo đỉnh tương ứng ở ngày thứ 7 và thứ 6, sau đó giảm xuống ở ngày thứ 8 và thứ 7, cùng thời điểm này quả cũng đã chín. Trong khi đó quả thu hoạch ở 110 - 115 ngày tạo đỉnh hô hấp sau 8 ngày và chín ở ngày thứ 9. Sầu riêng là loại quả có đỉnh hô hấp bộc phát do quả tăng sản xuất ethylene theo độ thuần thục và chín của quả, đồng thời với sự tăng cường độ hô hấp các enzyme thủy phân hoạt động mạnh xúc tiến nhanh quá trình chuyển hóa tinh bột, axit hữu cơ thành đường. Bảng 6. Cường độ hô hấp quả sầu riêng giống Monthong chín qua các ngày sau thu hoạch (mg CO2/kg/h) Quả thu Sau thu hoạch (ngày) hoạch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 (NSHN) 110 76,8c 92,37d 122,33d 156,9e 186,73b 216,13bc 303,17b 477,83a 275,63a 115 79,33c 97,03d 128.1d 168,43d 192,73b 234,33c 309,13b 483,71a 278,83a 120 93,6b 127,10c 156,27c 189,51c 230,7b 305,43b 487,03a 281,17b 125 115,63b 148,27b 180,17b 235,77b 312,87ab 491,03a 283,97c 0 130 124,63a 190,6a 238,17a 322,07a 498,27a 295,30ab 0 0 CV(%) 20,52 28,59 26,54 29,07 22,51 31,58 24,81 24,13 14,71 Mức ý * * * * * * * * ns nghĩa Như vậy, giống Monthong có xu thế tạo đỉnh hô hấp chậm hơn giống Chín hóa 2 ngày ứng với từng giai đoạn chín sinh lý. Qua đó, có thể dự đoán thời gian quả chín giống Monthong sau thu hoạch kéo dài hơn so với giống Chín hóa. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc vận chuyển bảo quản tiêu thụ. Dựa trên cường độ hô hấp có thể ứng dụng xác định giai đoạn thu hoạch phù hợp cho xử lý sau thu hoạch và tiêu thụ thương mại cho quả sầu riêng (John Wiley & Sons, 2020). Từ kết quả trên cho thấy khi thu hoạch quả giai đoạn thuần thục nguồn ethylene nội sinh có trong quả đủ để kích hoạt enzyme methylpectinase thúc đẩy quá trình chín xảy ra.
  8. 528 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Nếu thu hoạch trễ hơn (105 ngày đối với giống Chín Hóa và 130 ngày đối với Monthong) quả chín lần lượt sau 3 ngày và 5 ngày thu hoạch, do ở giai đoạn này ethylene sản sinh rất cao và quả đã bắt đầu chín khi ở trên cây. Wisutiamonkul, A., S. và cộng sự, 2015 cũng cho rằng độ thuần thục ảnh hưởng đến tích tụ và mức ethylene nội sinh tại các giai đoạn thu hoạch và trong suốt quá trình chín. Dựa trên cường độ hô hấp kết hợp với theo dõi quá trình chín tự nhiên cho thấy trong cùng điều kiện nhiệt độ môi trường 30 - 32oC quả sầu riêng giống Chín Hóa thu hoạch ở thời điểm 105 ngày quả chín sau 3 ngày, ở 95 - 100 ngày quả chín sau 5 - 6 ngày, còn ở 85 - 90 ngày quả chín sau 7 ngày. Còn quả sầu riêng giống Monthong thu hoạch ở thời điểm 130 ngày quả chín sau 5 ngày, ở 120 - 125 ngày quả chín sau 6 - 7 ngày và ở 110 - 115 ngày quả chín sau 9 ngày. Nghiên cứu của Chuenatsadongkot, T.,T. và cộng sự (2017) cũng cho thấy thời gian thuần thục của quả sầu riêng từ 95-130 ngày tùy theo giống. 4. KẾT LUẬN Màu sắc của vỏ quả và thịt quả sầu riêng của 2 giống Chín Hóa và Monthong có sự biến đổi từ xanh đến vàng theo thời điểm thu hoạch hoạch quả. Thời điểm thu hoạch quả sau hoa nở ở giống Monthong ở giai đoạn 125-130 ngày vỏ quả có màu xanh ô liu sáng, thịt quả có màu vàng nhạt. Còn đối với giống Chín Hóa ở thời điểm 100-105 NSHN vỏ quả có màu xanh ô liu tối sẫm, thịt quả có màu vàng đậm. Hàm lượng tinh bột, axit hữu cơ tổng số ở giống Chín Hóa đạt cao nhất ở thời điểm 85-90 NSHN (0,27 - 0,23 % và 21,82 - 20,56 %), còn hàm lượng đường tổng số, độ Brix đạt cao nhất ở 105 ngày (13,76 và 17,96 %). Đối với giống Monthong lượng tinh bột, axit hữu cơ tổng số đạt cao nhất ở thời điểm 110-115 NSHN (21,12 - 20,56 % và 0,29 - 0,25 %), còn hàm lượng đường tổng số, độ Brix đạt cao nhất ở 130 ngày (12,25 và 18,70 %). Cường độ hô hấp của quả sầu riêng ở 2 giống Chín Hóa và Monthong tăng theo thời điểm thu hoạch ngày sau hoa nở và thời gian sau thu hoạch để quả chín. Cường độ hô hấp quả Chín Hóa đạt đỉnh cao ở ngày thứ 6 ở thời điểm thu hoạch 85-90 NSHN (422,47 - 442,53 mg CO2/kg/h) và quả chín sau 7 ngày, còn ở thời điểm 100 ngày và 105 ngày đỉnh hô hấp ở ngày thứ 4 và thứ 3 (433,93 và 430,77 mgCO2/kg/h) và quả chín sau 5 và 6 ngày. Đối với giống Monthong hô hấp đạt đỉnh cao ở ngày thứ 8 ở thời điểm thu hoạch 110 - 115 NSHN (477,83 - 483,71 mg CO2/kg/h) và chín ở ngày thứ 9, còn ở thời điểm 125 ngày và 130 ngày đỉnh hô hấp ở ngày thứ 6 và thứ 5 (491,03 và 498,27 mg CO2/kg/h) và quả chín sau 7 và 8 ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO Amid, B.T., H. Mirhosseini, and S. Kostadinovic, 2012. Chemical composition and molecular structure of polysaccharide‐protein biopolymer from Durio zibethinus seed: extraction and puritication process. Chem. Central J, 6:117-134. Celia Vincenta, Tania Mesaa, Sergi Munné-Boscha, 2021. Hormone interplay in the regulation of fruit ripening and cold acclimation in avocad. Journal of Plant Physiology, Vol. 251, pp.153225.
  9. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 529 Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tường, 1998. Thực hành hóa sinh học. Nxb. Giáo dục, 131 tr. Chuenatsadongkot, T., T. Treeamnuk, and K. Treeamnuk, 2017. Comparison of the ability to evaluation of „Monthong‟ durian maturity using color value from spectrometer and image processing. pp. 30-34. In: Proceedings of 87th IRES International Conference, Tokyo John Wiley & Sons, 2020. The Durian: Botany, Horticulture, and Utilization. Volume 47, First Edition. Edited by Ian Warrington, 152 tr. Kalayanamitra, K., J. Sornsrivichai, and T. Yantarasri, 2005. Model for evaluation of maturity index of durian fruit (Durio zibethinus Murray “Monthong”). Acta Hortic, 682: 587-592. Saichol Ketsa, Apinya Wisutiamonkul, Robert E. Paull, 2020. The Durian: Botany, Horticulture, and Utilization.Published by John Wiley & Sons, Inc, 125 tr. Thongkum, M., 2018. Differential expression of ethylene signal transduction and receptor genes during ripening and dehiscence of durian (Durio zibethinus Murr.) fruit. Ph.D. thesis, Kasetsart University, Bangkok, Thailand. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Quý Lý, Trần Dị Chi, Lê Hồng Điệp, 2004. Thực tập sinh lý thực vật. Nxb ĐHQG Hà Nội, 171 tr. Wisutiamonkul, A., C. Ampomah‐Dwamena, A.C. Allan, and S. Ketsa, 2017. Carotenoid accumulation in durian (Durio zibethinus) fruit is affected by ethylene via modulation of carotenoid pathway gene expression. Plant Physiol. Biochem, 115: 308-319. Wisutiamonkul, A., S. Ketsa, and W.G. van Doorn, 2015. Endogenous ethylene regulates accumulation of α‐ and β‐carotene in the pulp of harvested durian fruit. Postharv. Biol. Technol, 110: pp.18-23.
  10. 530 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM THE INFLUENCE OF HARVESTING TIME ON SOME OF PHYSIOLOGICAL, BIOCHEMICAL INDICATORS AND RIPENING TIME OF DURIAN FRUIT Vo Minh Thu1,*, Truong Thi Hue1, Le Dang Cong Toai2, Nguyen Van Lam3 Abstract. The study on the relationship between the time of fruit harvest and the change in physiological-biochemical parameters and the ripening time was conducted on two durian varieties of Chin Hoa and Monthong grown in Khanh Son district, Khanh Hoa province. Harvest time is 85, 90, 95, 100, and 105 days after flowering for the Chin Hoa variety, and the time of harvesting is 110, 115, 120, 125, 130 days for the Monthong variety. After harvesting the fruit at different times, measuring the color of the peel and flesh of the fruit, analyzing some of physiological and biochemical indicators such as respiratory intensity, pH, Brix, total organic acid, starch, total sugar contents. The obtained results showed that the color of the skin and flesh of the fruit changed, reducing green and increasing yellow according to the time of harvest and the day after blooming. The content of starch, total organic acid in the variety Chin Hoa reached the highest at 85-90 NSHN (0.27-0.23 % and 21.82-20.56%), while the total sugar content, Brix reached the highest at 105 days (13.76 and 17.96%). For the variety Monthong, the amount of starch, total organic acid reached the highest at 110 - 115 days after flowering (21.12-20.56% and 0.29-0.25%), while the total sugar content, Brix level reached the highest at 130 days (12.25 and 18.70%). Respiration intensity of ripened fruit peaked at day 6 at harvest time 85-90 days after flowering (422.47-442.53 mg CO2.g-1.h-1) and ripened fruit after 7 days, at 100 days and 105 days, the respiratory peaks were at 4 and 3 days (433.93 and 430.77 mg CO2.g-1.h-1) and the fruit ripened after 5 and 6 days. For the variety Monthong, respiration peaked at day 8 at the time of harvest 110-115 days after flowering (477.83-483.71 mg CO2/kg/h) and ripened on day 9, at 125 days. and 130 days of respiratory peaks on days 6 and 5 (491.03 and 498.27 mg CO2.g-1.h-1) and fruit ripened after 7 and 8 days. Keywords: Biological indicators, durian fruit, Chin Hoa, harvesting time Monthong, phyiological, ripening time. ___________________________________________________________ 1 Quy Nhon University 2 Khanh Hoa Centre for Information and Application of Science and Technology 3 Quy Nhon College of Engineering and Technology * Email: Vominhthu@qnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2