intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của thời điểm và phương pháp bón đạm, lân và kali đến năng suất cà phê vối kinh doanh tại xã Quảng Hiệp, huyện Cưmnga tỉnh Đăk Lăk

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

53
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng cơ sở khoa học xác định thời điểm và phương pháp bón thích hợp các yếu tố đa lượng nhằm nâng cao hiệu lực của phân bón góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đối với cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre) giai đoạn kinh doanh tại huyện CưMnga tỉnh Đăklăk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của thời điểm và phương pháp bón đạm, lân và kali đến năng suất cà phê vối kinh doanh tại xã Quảng Hiệp, huyện Cưmnga tỉnh Đăk Lăk

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011<br /> ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP BÓN ĐẠM, LÂN VÀ<br /> KALI ĐẾN NĂNG SUẤT CÀ PHÊ VỐI KINH DOANH TẠI XÃ QUẢNG HIỆP,<br /> HUYỆN CƢMNGA TỈNH ĐĂK LĂK<br /> Nguyễn Văn Minh, Trường Đại học Tây Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu về thời điểm và phương pháp bón một số yếu tố đa lượng như đạm (N), lân<br /> (P2O5) và kali (K2O) cho cà phê vối kinh doanh năm 2010 tại xã Quảng Hiệp, huyện CưMnga,<br /> tỉnh Đăk Lăk trong cùng một tổ hợp phân bón: 250kg N + 100kg P2O5 + 250kg K2O/ha được<br /> cho là phù hợp nhất với cây cà phê vối kinh doanh tại Tây Nguyên. Từ đó xác định được thời<br /> điểm bón phân: 5lần/năm đối với đạm, 3 lần/năm đối với lân, 4 lần/năm đối với kali và phương<br /> pháp bón đào hố và bón phân quanh tán có lấp đất đối với đạm, kali và vãi đều trên bề mặt đất<br /> dưới tán lá cho năng suất cà phê nhân cao nhất góp phần làm tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế<br /> cho nông hộ trồng cà phê của địa phương.<br /> Từ khóa: thời điểm bón phân, phương pháp bón phân.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Đăk Lăk là một tỉnh miền núi thuộc Cao Nguyên Nam Trung Bộ có điều kiện<br /> thời tiết khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, rất phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển<br /> của cây cà phê. Năm 2010, diện tích trồng cà phê của toàn tỉnh đạt 183.300 ha, năng<br /> suất trung bình 2,21 tấn/ha, với sản lượng đạt 405.100 tấn, là một trong những tỉnh có<br /> diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước chiếm 34% về diện tích và 36% tổng sản lượng<br /> của cả nước. Trong những năm gần đây, ngành cà phê của tỉnh Đăk Lăk nói riêng và các<br /> tỉnh Tây Nguyên nói chung đã có sự phát triển vượt bậc góp phần đưa Việt Nam trở<br /> thành nước trồng cà phê vối có năng suất và sản lượng cao nhất nhì thế giới nhờ sự áp<br /> dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật; trong đó, kỹ thuật sử dụng phân bón<br /> đóng vai trò quan trọng và là biện pháp hàng đầu để thâm canh tăng năng suất, chất<br /> lượng cà phê. Trong những năm qua, nhờ áp dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ<br /> thuật nên năng suất cà phê của các địa phương trong huyện CưMnga đã tăng đáng kể.<br /> Mặc dù là một trong những huyện có điều kiện khí hậu đất đai rất phù hợp, diện tích<br /> trồng cà phê lớn nhất tỉnh Đăk Lăk nhưng năng suất cà phê trung bình không cao so với<br /> các huyện khác trong tỉnh. Kỹ thuật bón phân cho cà phê vối ở thời kỳ kinh doanh là<br /> biện pháp hàng đầu để thâm canh tăng năng suất, trong đó thời điểm và phương pháp<br /> bón phân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cà phê<br /> nhân.<br /> 61<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu: Bằng cơ sở khoa học xác định thời điểm và phương pháp<br /> bón thích hợp các yếu tố đa lượng nhằm nâng cao hiệu lực của phân bón góp phần tăng<br /> năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đối với cây cà phê vối (Coffea canephora<br /> Pierre) giai đoạn kinh doanh tại huyện CưMnga tỉnh Đăklăk.<br /> 2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> - Vườn cà phê vối kinh doanh 10 đến 11 năm tuổi, năng suất bình quân trong 3<br /> năm gần đây đạt 2,4 tấn/ha được trồng trên đất đỏ bazan xã Quảng Hiệp, huyện<br /> CưMnga, tỉnh Đăk Lăk.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (Randomized Complete Block<br /> design) ba lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở 90 m2 (10 cây cà phê), giữa các ô được ngăn<br /> bằng tấm nylon từ mặt đất xuống độ sâu 30 cm; Lượng phân bón: 250kg N + 100kg<br /> P2O5 + 250kg K2O/ha được cho là phù hợp nhất với cây cà phê vối ở Tây Nguyên.<br /> - Thí nghiệm nghiên cứu về thời điểm bón các yếu tố đa lượng cho cà phê gồm 9<br /> công thức, từng yếu tố phân bón được bố trí bón theo các thời điểm khác nhau với 3<br /> công thức cụ thể như sau:<br /> + Đối với đạm (250kg N), bón trên nền 100kg P2O5 (bón tháng 5: 50%, tháng 7:<br /> 50%) và 250 kg K2O (bón tháng 5: 35%, tháng 7: 35%, tháng 9: 30%)<br /> CT1: (đối chứng) bón vào các tháng 5: 35%, 7: 35%, 9: 30%<br /> CT2: bón vào các tháng 1: 15%, 5: 30%, 7: 30%, 9: 25%<br /> CT3: bón vào các tháng 1: 10%, 3: 15%, 5: 30%, 7: 30%, 9: 15%<br /> + Đối với lân (100kg P2O5 ), bón trên nền 250kg N (bón tháng 1: 10%, 3: 15%,<br /> 5: 30%, 7: 30%, 9: 15%) và 250 kg K2O (bón tháng 5: 35%, 7: 35%, 9: 30%)<br /> CT1: (đối chứng) bón vào tháng 5: 100%<br /> CT2: bón vào các tháng 5: 50%, 7: 50%<br /> CT3: bón vào các tháng 5: 35%, 7: 35%, 9: 30%<br /> + Đối với Kali (250kg K2O), bón trên nền 250kg N (bón tháng 1: 10%, 3:15%,<br /> 5: 30%, 7: 30%, 9: 15%) và 100kg P2O5 (bón tháng 5: 50%, 7: 50%)<br /> CT1: (đối chứng) bón vào các tháng 5: 50%, 7: 50%<br /> CT2: bón vào các tháng 5: 35%, 7: 35%, 9: 30%<br /> CT3: bón vào các tháng 5: 20%, 7: 30%, 8: 30%, 9: 20%<br /> 62<br /> <br /> - Thí nghiệm nghiên cứu về phương pháp bón các yếu tố đa lượng gồm 6 công<br /> thức cùng với lượng phân bón 250kg N + 100kg P2O5 + 250kg K2O/ha, mỗi yếu tố N, P,<br /> K được thí nghiệm trên 2 phương pháp chủ yếu: đào hố sâu 10-15cm quanh tán bón<br /> phân sau đó lấp đất và vãi phân trên bề mặt dưới tán lá. Phương pháp vãi đều trên bề<br /> mặt dưới tán lá làm đối chứng.<br /> - Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cà phê: chiều dài cành, số hoa,<br /> số quả rụng, thể tích quả, khối lượng nhân.<br /> - Phương pháp lấy mẫu và đo đếm: Thu hoạch tất cả quả của các cây trong ô,<br /> trộn đều phơi khô đến độ ẩm 13%, sau đó, sát tách vỏ và cân và tính tỷ lệ tươi/nhân,<br /> năng suất.<br /> + Tính toán hiệu quả kinh tế<br /> - Lợi nhuận = Tổng thu - tổng chi (trong đó: tổng thu = sản phẩm cà phê nhân/ha<br /> x đơn giá cà phê nhân bình quân niên vụ 2010-2011; tổng chi bao gồm: chi phí phân<br /> bón, thuốc BVTV, tưới, công lao động, khấu hao tài sản, chi khác)<br /> - Hiệu quả sử dụng vốn = Lợi nhuận/tổng chi phí đầu tư.<br /> 2.3. Xử lý số liệu<br /> Các số liệu thu được trong quá trình thí nghiệm được tổng hợp và xử lý thống kê<br /> theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng chương trình EXCEL và và<br /> Irristat.<br /> 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br /> 3.1 Thời điểm bón đạm, lân và kali<br /> Chúng tôi chọn tổ hợp phân bón: 250kg N + 100kg P2O5 + 250kg K2O/ha được<br /> cho là phù hợp nhất với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh ở Tây Nguyên nói chung<br /> và Đăk Lăk nói riêng. Tiến hành bố trí thí nghiệm gồm 9 công thức, từng yếu tố được<br /> bố trí theo các thời gian bón khác nhau.<br /> Bảng 3.1a. Ảnh hưởng thời điểm bón phân đến năng suất cà phê nhân<br /> <br /> Thời điểm bón<br /> (tháng)<br /> <br /> Loại phân<br /> (Kg/ha)<br /> <br /> 250 N<br /> <br /> 5<br /> <br /> 7<br /> <br /> 9<br /> <br /> 1<br /> <br /> 5<br /> <br /> 7<br /> <br /> 9<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3<br /> <br /> 5<br /> <br /> 7<br /> <br /> 9<br /> <br /> 5<br /> 100 P2O5<br /> <br /> 5<br /> <br /> 7<br /> 63<br /> <br /> Năng suất<br /> (tạ/ha)<br /> <br /> LSD<br /> 5%<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> 24,7<br /> <br /> 5,1<br /> <br /> 100<br /> <br /> 28,6<br /> <br /> 5,1<br /> <br /> 116<br /> <br /> 31,5<br /> <br /> 5,1<br /> <br /> 128<br /> <br /> 25,6<br /> <br /> 4,9<br /> <br /> 100<br /> <br /> 29,8<br /> <br /> 4,9<br /> <br /> 116<br /> <br /> 250 K2O<br /> <br /> 5<br /> <br /> 7<br /> <br /> 9<br /> <br /> 5<br /> <br /> 9<br /> <br /> 5<br /> <br /> 7<br /> <br /> 9<br /> <br /> 5<br /> <br /> 7<br /> <br /> 8<br /> <br /> 9<br /> <br /> 33,2<br /> <br /> 4,9<br /> <br /> 130<br /> <br /> 25,5<br /> <br /> 5,5<br /> <br /> 100<br /> <br /> 29,2<br /> <br /> 5,5<br /> <br /> 115<br /> <br /> 33,1<br /> <br /> 5,5<br /> <br /> 129<br /> <br /> Kết quả phân tích số liệu và xử lý thống kê cho thấy, bón cả ba loại phân đạm,<br /> lân và kali trong cùng một tổ hợp nhất định cho năng suất cà phê nhân cao hơn khi được<br /> bón làm nhiều lần trong năm tương ứng với các thời kỳ sinh trưởng và phát triển như:<br /> các giai đoạn nở hoa, thụ tinh thụ phấn, quả phát triển, quả chín và thu hoạch của cây cà<br /> phê. Điều này chứng tỏ việc bón phân đa lượng cho cây cà phê làm nhiều lần trong năm<br /> không những cung cấp dinh dưỡng cho cây liên tục, đặc biệt là giai đoạn nuôi quả non<br /> và phát triển cành dự trữ cho vụ sau mà còn hạn chế được sự mất mát dinh dưỡng do<br /> rửa trôi, xói mòn, bay hơi… khi cây chưa kịp sử dụng. Đối với bón đạm cho cây cà phê<br /> vối ở mức 250 kg N/ha cho thấy, nếu bón làm 5 lần/năm chia thành các mức bón vào<br /> các tháng 1: 10%, 3: 15%, 5: 30%, 7: 30%, 9: 15% làm tăng năng suất cà phê nhân lên<br /> đến 28% so với bón làm ba lần/năm vào các tháng 5: 35%, 7: 35%, 9: 30%; Đối với bón<br /> lân ở mức 100 kg P2O5/ha cho thấy, bón 3 lần/năm với các mức bón vào các tháng 5:<br /> 35%, 7: 35%, 9: 30% cho năng suất cao hơn hẳn bón 1 lần/năm là 30%; Tương tự với<br /> bón 250 kg K2O/ha làm 4 lần/năm với các mức bón vào các tháng 5: 20%, 7: 30%, 8:<br /> 30%, 9: 20% cho năng suất cà phê nhân tăng lên 29% so với chỉ bón 2 lần/năm, có ý<br /> nghĩa ở mức 95%.<br /> Bảng 3.1b. Ảnh hưởng số lần bón phân đến hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê<br /> Đơn vị tính: 1.000đ<br /> <br /> Số lần bón<br /> <br /> Chi phí<br /> Tổng chi phí<br /> lao động<br /> <br /> Giá trị<br /> sản lƣợng<br /> <br /> Lợi nhuận<br /> <br /> Lợi nhuận/<br /> vốn đầu tƣ<br /> <br /> 3<br /> <br /> 21.000<br /> <br /> 49.137<br /> <br /> 93.860<br /> <br /> 44.723<br /> <br /> 0,91<br /> <br /> 4<br /> <br /> 21.800<br /> <br /> 49.937<br /> <br /> 108.680<br /> <br /> 58.743<br /> <br /> 1,18<br /> <br /> 5<br /> <br /> 22.500<br /> <br /> 50.637<br /> <br /> 119.700<br /> <br /> 69.063<br /> <br /> 1,36<br /> <br /> 1<br /> <br /> 20.900<br /> <br /> 49.037<br /> <br /> 97.280<br /> <br /> 48.243<br /> <br /> 0,98<br /> <br /> 2<br /> <br /> 21.800<br /> <br /> 49.937<br /> <br /> 113.240<br /> <br /> 63.303<br /> <br /> 1,27<br /> <br /> 3<br /> <br /> 22.600<br /> <br /> 50.737<br /> <br /> 126.160<br /> <br /> 75.423<br /> <br /> 1,49<br /> <br /> 2<br /> <br /> 21.100<br /> <br /> 49.237<br /> <br /> 96.900<br /> <br /> 47.663<br /> <br /> 0,97<br /> <br /> 3<br /> <br /> 21.800<br /> <br /> 49.937<br /> <br /> 110.960<br /> <br /> 61.023<br /> <br /> 1,22<br /> <br /> 4<br /> <br /> 22.400<br /> <br /> 50.537<br /> <br /> 125.780<br /> <br /> 75.243<br /> <br /> 1,49<br /> <br /> Số lần<br /> bón đạm<br /> <br /> Số lần<br /> bón lân<br /> <br /> Số lần<br /> bón kali<br /> 64<br /> <br /> Số lần bón phân trong cùng một tổ hợp có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả kinh tế<br /> sản xuất cà phê, bón đạm 3 lần/năm thì hiệu quả sử dụng vốn đạt 0,91 nhưng khi bón 5<br /> lần/năm thì hiệu quả sử dụng vốn là 1,36. Tương tự, bón kali 2 lần/năm thì hiệu quả sử<br /> dụng vốn đạt 0,97 nhưng khi bón 4 lần/năm thì hiệu quả sử dụng vốn là 1,49.<br /> 3.2. Phương pháp bón đạm, lân và kali<br /> Ở Tây Nguyên nói chung và ĐăkLăk nói riêng có điều kiện khí hậu chia làm hai<br /> mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Vì vậy, nghiên cứu lựa chọn phương pháp bón phân<br /> hóa học nói chung cho cây cà phê sử dụng tốt nhất, cho năng suất cà phê nhân cao nhất<br /> và đem lại hiệu quả kinh tế cao có ý nghĩa rất quan trọng đối với người sản xuất cà phê.<br /> Bảng 3.2a. Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến năng suất cà phê<br /> <br /> Loại phân<br /> (Kg/ha)<br /> 250 N<br /> <br /> 100 P2O5<br /> <br /> 250 K2O<br /> <br /> Năng suất<br /> (tạ/ha)<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Vãi đều trên bề mặt đất dưới tán lá<br /> <br /> 24,7<br /> <br /> 100<br /> <br /> Đào rãnh và bón quanh tán có lấp đất<br /> <br /> 29,9<br /> <br /> 121<br /> <br /> Vãi đều trên bề mặt đất dưới tán lá<br /> <br /> 25,2<br /> <br /> 100<br /> <br /> Đào rãnh và bón quanh tán có lấp đất<br /> <br /> 24,1<br /> <br /> 95<br /> <br /> Vãi đều trên bề mặt đất dưới tán lá<br /> <br /> 25,2<br /> <br /> 100<br /> <br /> Đào rãnh và bón quanh tán có lấp đất<br /> <br /> 30,2<br /> <br /> 119<br /> <br /> Phƣơng pháp bón<br /> <br /> Kết quả ở bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy: Khi bón phân cho cà phê, đối với phân<br /> đạm (N) và phân kali (K2O) theo phương pháp đào rãnh sâu từ 10-15cm quanh tán và<br /> bón phân sau đó lấp đất cho năng suất cà phê cao hơn so với phương pháp bón vãi đều<br /> trên mặt đất tương ứng 21% đối với đạm và 19% so với phân kali. Thực tế cho thấy,<br /> phân đạm có thể bay hơi khi gặp thời tiết nắng nóng và khả năng khuếch tán rất mạnh<br /> của ion phân đạm và kali trong môi trường đất có ẩm độ cao là rất lớn. Vì vậy, bón phân<br /> theo cách đào rãnh quanh mép tán bón phân rồi lấp đất không những không ảnh hưởng<br /> đến khả năng sử dụng của cây cà phê mà còn tránh được sự thất thoát do bốc hơi của<br /> đạm hay sự rửa trôi của các ion NH4 + và K+.<br /> Đối với phân lân khi bón theo phương pháp đào rãnh sâu từ 10-15cm quanh tán<br /> sau đó lấp đất cho năng suất cà phê thấp hơn vãi đều trên mặt đất trong phạm vi tán lá<br /> 5%. Nhiều tác giả nhận định hiện tượng trên là do khả năng khuếch tán của các ion<br /> phosphate trong môi trường đất quá thấp. Chính vì vậy, khi phân lân được vãi đều tạo<br /> điều kiện để rễ tiếp xúc được với phân tốt hơn và cho năng suất cao hơn so với bón theo<br /> rãnh quanh tán có lấp đất.<br /> 65<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2