Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ KINH TẾ<br />
VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG ƯƠNG CÁ CHIM VÂY VÀNG<br />
(Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758) GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG<br />
EFFECT OF DIETS ON GROWTH PERFORMANCE, ECONOMIC AND ENVIRONMENT<br />
EFFICIENCY FOR NURSING JUVENILE PERMIT (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758)<br />
Chu Chí Thiết1, Nguyễn Quang Huy1, Ivar Lund2<br />
Ngày nhận bài: 07/02/2017; Ngày phản biện thông qua: 01/3/2017; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả thức ăn nghiên cứu (BCA) với thức ăn thí nghiệm được<br />
sản xuất bởi Biomar, Đan Mạch (DTU) và 2 loại thức ăn thương mại nuôi cá biển tại Việt Nam (TM1 và TM2)<br />
trong ương cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus) cỡ ban đầu 63,96 ± 0,86 g/con. Thức ăn BCA và DTU được<br />
thiết lập dựa trên kết quả nghiên cứu trước cũng trên đối tượng này, có hàm lượng protein thô là 49,1% và năng<br />
lượng thô là 23,2 MJ/kg. Nhưng thức ăn BCA có 50% protein bột cá được thay thế bằng protein bột đậu nành và<br />
50% dầu cá được thay thế bằng dầu đậu nành. Thí nghiệm được bố trí trong 12 bể tròn 500 L, mật độ 15 con/bể,<br />
trong 9 tuần, tháng 8-10/2015, tại Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ, Cửa Lò, Nghệ An.<br />
Kết quả cho thấy, cá ở nghiệm thức BCA có tốc độ tăng trưởng (1,82 ± 0,11%/ngày), hiệu quả sử dụng protein<br />
(1,28 ± 0,12%) và tỷ lệ sống (100%) tương đương với nghiệm thức DTU, TM1 và TM2; hệ số chuyển đổi thức<br />
ăn (1,75 ± 0,16) sai khác không có ý nghĩa so với nghiệm thức DTU và TM1 (P>0,05), nhưng thấp hơn TM2<br />
(P0,05). Trong khi tổng amonia nitơ (TAN) ở nghiệm thức BCA (3,00 ± 0,46 mg/l) thấp<br />
hơn nghiệm thức DTU và TM1; Phosphate (PO43-) ở nghiệm thức BCA (0,70 ± 0,11 mg/l) thấp hơn DTU và TM2<br />
(P0,05).<br />
Từ khóa: BCA, cá chim vây vàng, DTU, tăng trưởng, thức ăn cá biển, Trachinotus falcatus<br />
ABSTRACT<br />
The experiment was to evaluate the effect of experimental formulated diet (BCA) and DTU diet, which are<br />
produced by Biomar, Denmark, and two commercial marine fish diets in Vietnam (TM1 and TM2) for feeding<br />
juvenile permit (Trachinotus falcatus) with initial sizes of 63.96 ± 0.86 g. The BCA and DTU diets were formulated<br />
based on the previous results for permit consisting 49.1% of crude protein and 23.2 MJ/kg of gross energy.<br />
Howerver, the BCA diet with 50% fish meal protein was replaced with soybean meal protein, and 50% lipid<br />
was replaced with soybean oil. The experiment was carried out in twelve 500 L tanks in 9 weeks from August to<br />
October, 2015 at the Aquaculture Research Sub-Institute for the North Central, Cua Lo Town, Nghe An Province.<br />
1<br />
2<br />
<br />
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (RIA 1). Email: chithiet@ria1.org. Di động: 0989139246<br />
Khoa Thủy sản - Đại học Kỹ thuật Đan Mạch (DTU)<br />
<br />
68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
The results showed indicating that, fish fed BCA diet had a SGR of 1.82 ± 0.11 %day-1, PER of 1.28 ± 0.12 % and<br />
survival rate 100% no significant difference compared with fish fed with DTU, TM1 and TM2 diets (P>0.05);<br />
FCR (1.75 ± 0.16) was also no significantly different with DTU, TM1 diets (P>0.05), but lower than fish fed with<br />
TM2 (P0.05), but the moisture (63.83 ± 1.04%) was<br />
higher and crude lipid (14.63 ± 0.86%) lower than fish fed with DTU diet (P0.05).<br />
While total amonia nitrogen (TAN) in BCA treatment (3.00 ± 0.46 mg L-1) was lower than in DTU and TM1;<br />
and phosphate (PO43-) in BCA treatment (0.70 ± 0.11 mg L-1) was lower than in DTU and TM2 (P0.05).<br />
Keywords: BCA, DTU, growth rate, marine feed, permit, Trachinotus falcatus<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nghề nuôi cá biển đang lệ thuộc vào nguồn<br />
dinh dưỡng chính trong thức ăn là bột cá và<br />
dầu cá được khai thác tự nhiên. Theo Allen<br />
& Steeby (2011), thức ăn thường chiếm hơn<br />
50% chi phí nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng<br />
trưởng, giá trị dinh dưỡng, hiệu quả sản xuất.<br />
Thức ăn kém chất lượng, hệ số chuyển đổi thức<br />
ăn cao, phát sinh nhiều chất thải, gây ô nhiễm<br />
môi trường, phá vỡ cân bằng các hệ sinh thái<br />
tự nhiên (Cao và cs, 2015). Năm 2012, đã có<br />
16,3 triệu tấn cá tạp được sử dụng để sản xuất<br />
bột cá và dầu cá làm nguyên liệu sản xuất thức<br />
ăn cho nuôi trồng thủy sản (FAOSTAT, 2014).<br />
Tuy nhiên, nguồn cung bột cá và dầu cá dần<br />
đạt ngưỡng tới hạn là trở ngại lớn đối với nghề<br />
nuôi thủy sản. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả<br />
sử dụng thức ăn, sử dụng các nguồn nguyên<br />
liệu thay thế dầu cá, bột cá trong thức ăn ngày<br />
càng được quan tâm (Ferreira và cs, 2014).<br />
Cá chim vây vàng được di nhập, nuôi<br />
tại Vũng Tàu từ đầu những năm 2000. Đến<br />
nay, sản lượng cá chim vây vàng (loài vây dài<br />
T. blochii, loài vây ngắn T. falcatus) nuôi trong<br />
lồng quy mô công nghiệp ở Việt Nam ước<br />
đạt khoảng 700 tấn/năm (FAO, 2015). Tuy<br />
nhiên, do chưa có thức ăn công nghiệp riêng,<br />
cá tạp hoặc một số loại thức ăn công nghiệp<br />
cho cá biển khác (cá vược, cá song) đang<br />
được sử dụng để nuôi cá chim vây vàng, nên<br />
hệ số thức ăn cao, hiệu quả đầu tư đối với<br />
<br />
đối tượng này còn thấp (Trần Thế Mưu và cs,<br />
2016). Thời gian gần đây, dinh dưỡng và thức<br />
ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng (loài<br />
vây ngắn) bắt đầu được nghiên cứu. Nguyễn<br />
Quang Huy và cs (số liệu chưa công bố) sử<br />
dụng nguồn protein và lipid chủ yếu từ bột<br />
cá và dầu cá chất lượng cao để sản thức ăn<br />
thí nghiệm và đã xác định được hàm lượng<br />
protein thô và năng lượng thô phù hợp cho cá<br />
giống tương ứng là 49,1% và 23,2 MJ/kg. Chu<br />
Chí Thiết và cs (2016) và Chu Chí Thiết và cs<br />
(số liệu chưa công bố) cho biết có thể thay<br />
thế 50% protein bột cá bằng protein bột đậu<br />
nành và 50% dầu cá bằng dầu đậu nành trong<br />
thức ăn nhưng vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu<br />
về tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng<br />
thức ăn ở giai đoạn cá giống. Tuy nhiên, cần<br />
đánh giá hiệu của thức ăn nghiên cứu so với<br />
một số loại thức ăn cho cá biển khác trên thị<br />
trường đối với cá chim vây vàng T. falcatus<br />
làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện<br />
và sản xuất thức ăn viên cho đối tượng này<br />
trong thời gian tới.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Vật liệu và thời gian nghiên cứu<br />
Cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus<br />
Linnaeus, 1758) cỡ trung bình 63,96 ± 0,86g/<br />
con, có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo. Thí<br />
nghiệm được tiến hành trong thời gian 9 tuần<br />
(63 ngày), từ tháng 8 đến tháng 10/2015,<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
tại Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản<br />
Bắc Trung bộ, Cửa Lò, Nghệ An.<br />
<br />
bằng dầu đậu nành (Chu Chí Thiết và cs, số<br />
liệu chưa công bố). Công thức thức ăn BCA<br />
được lập bởi phần mềm WUDUFFA có thành<br />
2. Thức ăn thí nghiệm<br />
phần nguyên liệu tại Bảng 1. Thức ăn được sản<br />
Công thức ăn BCA được thiết lập dựa trên<br />
xuất cỡ viên 3 mm bởi hệ thống máy sản xuất<br />
một số kết quả nghiên cứu trên cá chim vây<br />
thức ăn, sử dụng nồi hơi và đùn ép viên, sau<br />
vàng T. falcatus gồm: i) hàm lượng protein<br />
đó được sấy ở 35oC trong 5 giờ tại Phân viện<br />
thô là 49,1% và năng lượng thô là 23,2 MJ/kg<br />
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung bộ.<br />
(Nguyễn Quang Huy và cs, số liệu chưa công<br />
Thức ăn sau đó được bảo quản trong thùng<br />
bố); ii) 50% protein từ bột cá được thay thế<br />
bằng protein từ bột đậu nành (Chu Chí Thiết<br />
bảo ôn -18oC cho cá ăn dần trong thời gian<br />
và cs, 2016) và iii) 50% dầu cá được thay thế<br />
thí nghiệm.<br />
Bảng 1. Thành phần nguyên liệu trong thức ăn BCA<br />
Thành phần nguyên liệu (g/100 g)<br />
<br />
Thức ăn BCA<br />
<br />
Bột cá Chi Lê (65% CP)<br />
Bột đậu nành (46% CP)a<br />
Dầu cáa<br />
Dầu đậu nànhb<br />
Bột mỳ<br />
Gluten mỳ<br />
Lecithin đậu nànhc<br />
Choline chloridec<br />
Premixc<br />
Chất chống mốcc<br />
Tổng<br />
<br />
32,00<br />
42,40<br />
6,00<br />
6,00<br />
7,00<br />
5,00<br />
1,00<br />
0,25<br />
0,30<br />
0,07<br />
100<br />
<br />
a<br />
<br />
a<br />
<br />
được cung cấp bởi công ty Evonik; bdầu đậu nành Simply (Việt Nam), cđược cung cấp bởi Bayer<br />
<br />
Thức ăn DTU cũng đã được xác định phù<br />
hợp với cá chim vây vàng T. falcatus có hàm<br />
lượng protein thô là 49,1% và năng lượng<br />
thô là 23,2 MJ/kg (Nguyễn Quang Huy và cs,<br />
số liệu chưa công bố) có thành phần nguyên<br />
liệu chất lượng cao gồm bột cá Pêru, bột<br />
mỳ, dầu cá, premix, được phối trộn, sản xuất<br />
bởi Biomar tại Đan Mạch. Thức ăn TM1 có<br />
<br />
thành phần nguyên liệu công bố gồm bột<br />
cá, khô đậu nành, bột mì, dầu cá, các loại<br />
vitamin, engym, axit amin và khoáng. Thức<br />
ăn TM2 có thành phần nguyên liệu gồm bột<br />
cá, bột mì, bột đậu nành, dầu cá, vitamin và<br />
khoáng. Kết quả phân tích thành phần dinh<br />
dưỡng của các loại thức ăn thí nghiệm được<br />
mô tả tại Bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2. Thành dinh dưỡng trong các loại thức ăn thí nghiệm (tính theo % vật chất khô)<br />
Thành phần dinh dưỡng (%)<br />
<br />
Vật chất khô (DM, %)<br />
Protein thô (% DM)<br />
Lipit thô (% DM)<br />
Tro thô (% DM)<br />
NFE (% DM)<br />
Năng lượng thô (MJ/kg)<br />
<br />
Thức ăn thí nghiệm<br />
BCA<br />
<br />
DTU<br />
<br />
TM1<br />
<br />
TM2<br />
<br />
90,1<br />
49,8<br />
17,4<br />
9,7<br />
23,0<br />
22,6<br />
<br />
94,9<br />
49,1<br />
21,8<br />
11,3<br />
17,8<br />
23,2<br />
<br />
93,7<br />
55,5<br />
16,0<br />
10,2<br />
18,3<br />
22,6<br />
<br />
90,8<br />
48,6<br />
10,8<br />
14,4<br />
26,2<br />
20,3<br />
<br />
NEF (%) là dẫn xuất không chứa nitơ = 100 - protein thô (%) - lipit thô (%) - tro thô (%)<br />
Năng lượng thô (MJ/kg) trong thức ăn = protein thô x 23,7 + lipit thô x 39,5 + NFE x 17,2<br />
<br />
70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
3. Bố trí và theo dõi thí nghiệm<br />
Cá thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong<br />
12 bể 500 L (3 bể cho mỗi loại thức ăn), mật độ<br />
15 con/bể, cho ăn đến no mỗi ngày 2 lần vào<br />
lúc 7 giờ 30 và 16 giờ. Thức ăn dư thừa được<br />
thu lại 1 giờ sau khi cho ăn, sấy trong lò ở<br />
105oC trong 12 giờ để xác định chính xác lượng<br />
thức ăn cá đã sử dụng. Nước trong các bể thí<br />
nghiệm được thay mới 300% mỗi ngàyvào lúc<br />
6 giờ, 14 giờ và 18 giờ. Cùng thời gian này,<br />
đáy bể, dây khí, đá tạo bọt khí cũng được vệ<br />
sinh bằng nước ngọt. Các bể thí nghiệm được<br />
cấp cùng một nguồn nước biển sạch đã lắng<br />
7 ngày, lọc qua hệ thống lọc cát áp lực.Trước<br />
khi cấp nước mới, bể được vệ sinh sạch bằng<br />
nước ngọt. Các yếu tố môi trường nước: độ<br />
mặn được xác định bằng Khúc xạ kế LH-Y100,<br />
nhiệt độ xác định bằng Nhiệt kế thủy ngân,<br />
pH xác định bằng máy đo pH cầm tay<br />
HI8314–04/Hanna - Italia, hàm lượng ôxy hoà<br />
tan xác định bằng Máy đo Oxy hòa tan HANNA<br />
HI9146-04 vào lúc 7 giờ và 14 giờ hàng ngày.<br />
Trong thời gian thí nghiệm, nhiệt độ nước<br />
trong các bể dao động: 25,0 - 26,3oC, độ mặn:<br />
25,6 - 29,2‰, pH: 8,2 - 8,7 và ô xy hòa tan:<br />
4,8 - 5,5mg/l.<br />
<br />
Trong đó: Wi là khối lượng cá ban đầu (g); Wf<br />
là khối lượng cá tại thời điểm kết thúc (g), Dt là<br />
số ngày thí nghiệm. Tổng lượng thức ăn cá sử<br />
dụng (FI, g) = tổng lượng thức ăn cho cá ăn (g) tổng lượng thức ăn dư thừa (g). Mẫu cá trước<br />
và sau khi kết thúc thí nghiệm (ngẫu nhiên 3<br />
con/bể) được bảo quản ở -20oC cho đến khi<br />
phân tích. Cá nguyên con được xay nhuyễn,<br />
trộn đều, lấy mẫu phân tích thành phần dinh<br />
dưỡng. Hàm lượng protein thô được xác định<br />
theo phương pháp AOAC 940.25, tro thô theo<br />
AOAC 938.08, đô ẩm theo AOAC 952.08, lipit<br />
thô theo ISO 6492:1999, tại Phòng thí nghiệm<br />
INVIVO LABS Việt Nam, số 1B, An Phú, Thuận<br />
An, Bình Dương. Khối lượng nitơ phát thải (Nitơ<br />
thải, g) = Tổng nitơ đã sử dụng (TN, g) - Nitơ<br />
tích lũy trong cơ thể cá (RN, g). Trong đó, TN =<br />
Khối lượng thức ăn đã sử dụng x % protein có<br />
trong thức ăn x 16/100 và RN = Khối lượng cá<br />
tăng thêm x % protein tích lũy trong cơ thể cá<br />
(theo khối lượng tươi) x 16/100 (Lại Văn Hùng,<br />
2004). Mẫu môi trường nước được thu vào lúc<br />
7 giờ, 12 giờ: tổng ammonia nitơ (TAN), nitrit<br />
(NO2-), được xác định bằng máy so màu Hach<br />
890; phosphate (PO43-) được xác định bằng<br />
máy đo nồng độ phosphorus Hanna HI 736.<br />
Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống<br />
kê SPSS for Windows Version 16.0. Sử dụng<br />
phương pháp phân tích phương sai một nhân<br />
tố (One-way ANOVA), kiểm định Duncan, mức<br />
tin cậy 95% để đánh giá sai khác giữa các<br />
nghiệm thức thí nghiệm.<br />
<br />
4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu<br />
Các chỉ tiêu thí nghiệm được thu thập và<br />
đánh giá tại thời điểm kết thúc, như tỷ lệ sống<br />
của cá (SR, %) = 100 x (số cá còn lại/số cá thí<br />
nghiệm). Tốc độ tăng tưởng tương đối theo ngày<br />
của cá (SGR, %/ngày) = 100 x (LnWf–LnWi)/Dt.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) = Khối lượng<br />
thức ăn cá sử dụng (g)/Khối lượng cá tăng<br />
1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng<br />
trưởng, hiệu quả sử dụng protein, hệ số<br />
thêm (g). Hệ số hiệu quả sử dụng protein<br />
chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống của cá<br />
(PER, %) = 100 x [Khối lượng cá tăng thêm (g)/<br />
chim vây vàng<br />
Khối lượng protein trong thức ăn cá sử dụng (g)].<br />
Bảng 3. Khối lượng, tốc độ tăng trưởng tương đối, hiệu quả sử dụng protein,<br />
hệ số chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng theo thức ăn thí nghiệm<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Wf (g)<br />
SGR (%/ngày)<br />
PER (%)<br />
FCR<br />
Tỷ lệ sống (%)<br />
<br />
Thức ăn thí nghiệm<br />
DTU<br />
TM1<br />
<br />
BCA<br />
<br />
196,32 ± 14,85<br />
1,82 ± 0,11ab<br />
1,28 ± 0,12ab<br />
1,75 ± 0,16a<br />
100<br />
<br />
ab<br />
<br />
238,00 ± 17,68<br />
2,07 ± 0,16b<br />
1,46 ± 0,17b<br />
1,48 ± 0,16a<br />
100<br />
<br />
c<br />
<br />
210,00 ± 14,53<br />
1,86 ± 0,12ab<br />
1,17 ± 0,04a<br />
1,65 ± 0,06a<br />
100<br />
<br />
TM2<br />
<br />
b<br />
<br />
176,00 ± 9,33a<br />
1,64 ± 0,13a<br />
1,08 ± 0,18a<br />
2,13 ± 0,32b<br />
100<br />
<br />
Giá trị trong bảng được biểu diễn dưới dạng Mean ± SD, n=3<br />
Số liệu cùng hàng biểu diễn ký tự chữ mũ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa (P0,05), nhưng PER ở<br />
nghiệm thức DTU cao hơn nghiệm thức TM1<br />
sai khác không có ý nghĩa so với nghiệm thức<br />
và TM2 (P0,05). Wf cao nhất ở nghiệm<br />
đổi thức ăn (FCR) ở nghiệm thức BCA cũng<br />
thức DTU (P0,05), nhưng thấp hơn nghiệm<br />
không có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn<br />
thức TM2 (P0,05), nhưng SGR ở nghiệm thức DTU<br />
ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm (P>0,05).<br />
cao hơn nghiệm thức TM2 (P0,05). Nhưng thịt cá ở nghiệm thức<br />
DTU có độ ẩm thấp hơn, lipit thô cao hơn ở<br />
nghiệm thức BCA, TM1 và TM2 (P0,05).<br />
4. Hiệu quả môi trường của thức ăn nghiên<br />
cứu so với thức ăn thương mại<br />
<br />