T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 3(43)/N¨m 2007<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN Ủ XANH<br />
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SỮA CỦA BÒ SỮA<br />
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Trần Thị Hoan - Nguyễn Thị Liên - Từ Trung Kiên (Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Thức ăn xanh chiếm một tỷ lệ cao trong khNu phần gia súc nhai lại nói chung, bò nói<br />
riêng. Nhưng cây thức ăn xanh chỉ sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao trong mùa mưa,<br />
còn mùa khô lại cho năng suất rất thấp. Điều đó dẫn đến thiếu thức ăn cho gia súc nhai lại trong<br />
mùa khô [3].<br />
Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng thiếu thức ăn cho gia súc vào mùa khô<br />
là dự trữ thức ăn xanh bằng phương pháp ủ xanh. Để biết được ảnh hưởng của thức ăn ủ xanh<br />
đến khả năng sản xuất và chất lượng sản phNm của bò sữa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề<br />
tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn ủ xanh đến năng suất và chất lượng sữa của bò sữa tại<br />
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên".<br />
2. Nội dung nghiên cứu:<br />
- Phân tích thành phần hóa học của cỏ voi tươi và ủ xanh.<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn ủ xanh đến năng suất và chất lượng sữa của bò sữa<br />
nuôi tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, thí nghiệm gồm 3 lô, mỗi lô 5<br />
con, đảm bảo sự đồng đều giữa các lô về giống, tuổi, khối lượng, khả năng tiết sữa, thời gian vắt<br />
sữa, chăm sóc, nuôi dưỡng và cho ăn cùng một lượng thức ăn tinh (0,45kg/1 lít sữa).<br />
Sự khác nhau giữa các lô là: Lô đối chứng không cho ăn thức ăn ủ xanh, lô thí nghiệm 1<br />
và thí nghiệm 2 cho ăn thức ăn xanh và thức ăn ủ xanh với các mức khác nhau. Cụ thể là;<br />
+ Lô đối chứng cho ăn: 35kg cỏ voi tươi + 0 kg thức ăn ủ xanh/con/ngày<br />
+ Lô thí nghiệm 1 cho ăn: 25kg cỏ voi tươi + 10kg thức ăn ủ xanh/con/ngày<br />
+ Lô thí nghiệm 2 cho ăn: 20kg cỏ voi tươi + 15kg thức ăn ủ xanh/con/ngày.<br />
* Cách cho ăn:<br />
-<br />
<br />
Thức ăn tinh cho ăn 2 lần/ngày.<br />
<br />
-<br />
<br />
Thức ăn xanh và ủ xanh: cho ăn 3lần/ngày, sau khi gia súc ăn xong thức ăn tinh.<br />
<br />
* Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:<br />
Thành phần hóa học của thức ăn và của sữa được phân tích tại phòng thí nghiệm trung<br />
tâm trường Đại học Nông lâm theo các phương pháp thông dụng.<br />
Năng suất sữa được theo dõi bằng cách cân khối lượng sữa của từng bò thí nghiệm hàng<br />
ngày.<br />
127<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 3(43)/N¨m 2007<br />
<br />
Thức ăn được theo dõi bằng cách cân thức ăn trước khi cho gia súc ăn và thức ăn thừa<br />
hàng ngày. Thông qua lượng thức ăn gia súc ăn được trong 1 ngày và năng suất sữa bình quân<br />
trong 1 ngày để tính chi phí thức ăn/1kg sữa.<br />
Xử lý số liệu theo Nguyễn Văn Thiện [4]<br />
4. Kết quả và thảo luận<br />
4.1. Kết quả phân tích thành phần hoá học của cỏ voi tươi và cỏ voi ủ xanh.<br />
Trước khi tiến hành làm thí nghiệm chúng tôi tiến hành phân tích thành phần hoá học<br />
của cỏ voi tươi và cỏ voi ủ xanh. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 4.1.<br />
Bảng 4.1. Kết quả phân tích cỏ voi tươi và cỏ voi ủ xanh<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
<br />
Tên mẫu<br />
Cỏ voi<br />
Cỏ voi ủ xanh<br />
<br />
VCK (%)<br />
<br />
Protein (%)<br />
<br />
Lipit (%)<br />
<br />
Khoáng TS (%)<br />
<br />
Xơ TS (%)<br />
<br />
18,04<br />
18,33<br />
<br />
3,19<br />
2,85<br />
<br />
0,59<br />
1,59<br />
<br />
1,39<br />
2,33<br />
<br />
3,64<br />
6,94<br />
<br />
Số liệu bảng trên cho thấy: hàm lượng vật chất khô, lipit, khoáng tổng số, xơ tổng số của<br />
cỏ voi ủ xanh cao hơn đôi chút so với cỏ voi tươi nhưng hàm lượng protein của cỏ voi ủ xanh thì<br />
lại thấp hơn so với cỏ voi tươi (2,85% so với 3,19%).<br />
Bùi Văn Chính và cộng sự, 1995 [1] phân tích cỏ voi tươi và cỏ voi ủ xanh cũng thông<br />
báo kết quả tương tự.<br />
Hàm lượng các chất dinh dưỡng của cỏ voi ủ xanh vẫn được bảo toàn như cỏ voi tươi,<br />
một số chất như lipit, khoáng còn tăng lên. Vì vậy, trong mùa đông cỏ tươi khan hiếm, chúng ta<br />
có thể thay thế thức ăn xanh bằng thức ăn ủ xanh.<br />
4.2. Ảnh hưởng của kh.u phần ăn có cỏ ủ xanh đến năng suất sữa của đàn bò thí nghiệm.<br />
Chúng tôi đã theo dõi năng suất sữa bò theo 3 giai đoạn: 1 - 30; 31 - 60 và 61 - 120 ngày.<br />
Kết quả được trình bày tại bảng 4.2.<br />
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của kh.u phần ăn có cỏ ủ xanh đến năng suất sữa của bò.<br />
Năng suất và sản lượng sữa<br />
(kg/con/ngày)<br />
Giai đoạn trước khi tiến hành thí nghiệm<br />
Giai đoạn thí nghiệm (1 – 30 ngày)<br />
<br />
Lô đối chứng<br />
(n=5)<br />
9,17a ± 0,25<br />
9,14a ± 0,10<br />
<br />
Lô thí nghiệm 1<br />
(n = 5)<br />
9,30a ± 0,20<br />
9,86b ± 0,34<br />
<br />
Lô thí nghiệm 2<br />
(n = 5)<br />
9,20a ± 0,18<br />
9,31a ± 0,47<br />
<br />
Giai đoạn thí nghiệm (31 – 60 ngày)<br />
Giai đoạn thí nghiệm (61 – 120 ngày)<br />
<br />
9,55b ± 0,95<br />
9,72b ± 0,80<br />
<br />
9,69b ± 0,63<br />
9,88b ± 0,41<br />
<br />
9,85b ± 0,48<br />
9,96b ± 0,75<br />
<br />
9,53a ± 0,66<br />
1143,6c ± 7,92<br />
<br />
9,83b ± 0,45<br />
1179,6d ± 5,4<br />
<br />
9,77b ± 0,61<br />
1172,4d ± 7,32<br />
<br />
Cả 3 giai đoạn (1-120 ngày)<br />
Sản lượng sữa/bò/120 ngày<br />
<br />
Số liệu bảng 4.2 cho thấy: ở giai đoạn 1 – 30 ngày thí nghiệm, năng suất sữa của lô đối<br />
chứng và lô thí nghiệm 2 chênh lệch không đáng kể so với trước khi tiến hành làm thí nghiệm,<br />
còn lô thí nghiệm 1 thì tăng hơn so với trước thí nghiệm và cao hơn so với lô thí nghiệm 2 và lô<br />
đối chứng với sự sai khác rõ rệt. Lô thí nghiệm 1 là 9,86 kg/con/ngày, lô đối chứng:<br />
128<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 3(43)/N¨m 2007<br />
<br />
9,14kg/con/ngày, lô thí nghiệm 2 đạt 9,31 kg/con/ngày. ở các giai đoạn 31 – 60, 61 – 120 ngày<br />
thí nghiệm, năng suất sữa của cả 3 lô không có sự sai khác nhau rõ rệt. Năng suất sữa trung bình<br />
của cả 3 giai đoạn có sự sai khác nhau rõ rệt giữa lô đối chứng với 2 lô thí nghiệm (ĐC:<br />
9,53kg/con/ngày; TN 1: 9,83kg/con/ngày; TN 2: 9,77/con/ngày). Sản lượng sữa trong 120 ngày<br />
của lô đối chứng là 1143,6kg thấp hơn so với 2 lô thí nghiệm (TN 1: 1179,6kg; TN 2: 1172,4kg)<br />
và có sự sai khác rõ rệt.<br />
Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly (2001) [2] nghiên cứu ảnh hưởng của khNu phần ăn có ngọn<br />
lá sắn ủ chua đến năng suất sữa của bò thí nghiệm cũng có kết qủa tương tự như kết quả nghiên<br />
cứu của chúng tôi.<br />
Kết quả trên cho thấy khi bổ sung thức ăn ủ xanh vào khNu phần ăn của bò không những<br />
không làm giảm năng suất sữa mà còn làm cho năng suất sữa tăng lên.<br />
4.3. Ảnh hưởng của kh.u phần có cỏ ủ xanh đến chất lượng sữa của bò thí nghiệm.<br />
Chúng tôi đã phân tích thành phần vật chất khô, protein, lipit và khoáng tổng số trong<br />
sữa. Kết quả được trình bày tại bảng 4.3.<br />
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của kh.u phần ăn có thức ăn ủ xanh đến chất lượng sữa.<br />
Chỉ tiêu<br />
VCK<br />
Protein<br />
Lipit<br />
Khoáng TS<br />
<br />
ĐVT<br />
(%)<br />
(%)<br />
(%)<br />
(%)<br />
<br />
Lô đối chứng<br />
11,69b<br />
2,80d<br />
3,53e<br />
0,59i<br />
<br />
Lô thí nghiệm 1<br />
11,17a<br />
2,51c<br />
3,83g<br />
0,55i<br />
<br />
Lô thí nghiệm 2<br />
11,20a<br />
2,52c<br />
3,35e<br />
0,50i<br />
<br />
Hàm lượng vật chất khô trong sữa của lô đối chứng cao hơn 2 lô thí nghiệm với sự<br />
sai khác rõ rệt. Hàm lượng protein của lô đối chứng đạt 2,80%, hàm lượng này cao hơn so<br />
với lô thí nghiệm 1 và 2 lần lượt là 0,29; 0,28% và có sự sai khác rõ rệt. Nhưng, hàm<br />
lượng lipit trong sữa bò của lô thí nghiệm 1 cao hơn và có sự sai khác rõ rệt so với lô đối<br />
chứng và lô thí nghiệm 2; lipit trong sữa bò của thí nghiệm 1 đạt 3,83% lô đối chứng là<br />
3,53% (thấp hơn so với thí nghiệm 1 là 0,30%), còn ở thí nghiệm 2 là 3,35% (thấp hơn so<br />
với thí nghiệm 1 là 0,48%). Mỡ sữa là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá chất lượng sữa;<br />
khi cho thức ăn ủ xanh với mức độ hợp lý thì tỷ lệ mỡ sữa tăng lên chứ không giảm đi so<br />
với lô được ăn 100% thức ăn tươi xanh. Tỷ lệ khoáng tổng số trong sữa của 3 lô không có<br />
sự sai khác rõ rệt.<br />
Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly, 2001 [2] cho biết khi thay thế 60% cỏ xanh hoặc 100% cỏ<br />
xanh bằng lá sắn ủ chua trong khNu phần bò sữa, năng suất sữa và chất lượng sữa vẫn đảm bảo<br />
như bò được ăn 100% cỏ tươi. Kết quả của chúng tôi về cỏ voi ủ xanh trên bò sữa cũng cho kết<br />
quả tương tự.<br />
Vì vậy, khi ta thay thế cỏ tươi bằng cỏ ủ chua với một tỷ lệ hợp lý thì nó không làm ảnh<br />
hưởng đến năng suất và chất lượng sữa của bò sữa.<br />
4.4. Hiệu quả kinh tế<br />
Trong thí nghiệm này chúng tôi chỉ tính chi phí thức ăn cho 1kg sữa mà không tính đến<br />
các hiệu quả khác của cỏ ủ xanh.<br />
129<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 3(43)/N¨m 2007<br />
<br />
Bảng 4.4. Chi phí thức ăn cho 1kg sữa (đồng)<br />
Chỉ tiêu<br />
1. Chi phí TĂ tinh/con/ngày(đồng)<br />
2. Chi phí cỏ voi tươi /con/ngày (đồng)<br />
3. Chi phí cỏ voi ủ xanh/con/ngày (đồng)<br />
4. Tổng chi phí TĂ/con/ngày (đồng)<br />
5. Năng suất sữa TB/con/ngày (kg)<br />
6. Chi phí T.Ă/kg sữa (đồng)<br />
7. So sánh (%)<br />
<br />
Lô đối chứng<br />
12.497<br />
8.750<br />
0<br />
21.247<br />
9,53<br />
2.229<br />
100<br />
<br />
Lô thí nghiệm 1<br />
12.497<br />
6.250<br />
3.000<br />
21.747<br />
9,83<br />
2.212<br />
99,2<br />
<br />
Lô thí nghiệm 2<br />
12.497<br />
5.000<br />
4.500<br />
21.979<br />
9,77<br />
2.249<br />
100,9<br />
<br />
Số liệu bảng 4.4. cho thấy lô đối chứng chi phí cho 1kg sữa là 2.229 đồng, lô thí nghiệm 1 là<br />
2,212 đồng, còn lô thí nghiệm 2 là 2.249 đồng. Nếu chi phí thức ăn/kg sữa của lô đối chứng là 100%<br />
thì lô thí nghiệm 1 thấp hơn lô đối chứng là 0,8%, còn lô thí nghiệm 2 cao hơn lô đối chứng là 0,9%.<br />
Như vậy, sử dụng thức ăn ủ xanh để nuôi bò sữa đã không làm tăng chi phí thức ăn/1kg sữa.<br />
5. Kết luận<br />
Khi nuôi bò sữa bằng thức ăn ủ xanh với mức 10kg và 15kg trong khNu phần ăn đã làm tăng<br />
sản lượng sữa, chất lượng sữa vẫn bảo đảm và không làm tăng chi phí thức ăn/1kg sữa. Sản lượng<br />
trong 120 ngày và chi phí thức ăn cho 1kg sữa của các lô tương ứng như sau: Đối chứng: 1143,6kg<br />
và 2229 đồng; thí nghiệm 1: 1179,6kg và 2212 đồng; lô thí nghiệm 2; 1172 kg và 2249 đồng.<br />
Trong hai mức cho ăn cỏ ủ xanh thì mức 10/kg/con/ngày có năng suất, chất lượng sữa tốt<br />
hơn mức 15kg/con/ngày; chi phí thức ăn/1kg sữa cũng thấp hơn <br />
Tóm tắt: Bài báo nội dung có về nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn ủ xanh đến năng<br />
suất và chất lượng sữa bò. Thí nghiệm gồm 3 lô: Lô đối chứng cho ăn 35kg cỏ voi tươi; lô thí<br />
nghiệm 1 cho ăn 10kg cỏ voi ủ xanh và 25kg cỏ voi tươi; lô thí nghiệm 2 cho ăn 15kg cỏ voi ủ xanh<br />
và 20kg cỏ voi tươi/con/ngày. Kết quả: Khi cho bò sữa ăn thức ăn ủ xanh với mức 10 và 15kg trong<br />
khNu phần đã làm tăng sản lượng sữa, chất lượng sữa vẫn bảo đảm và không làm tăng chi phí thức<br />
ăn cho 1kg sữa. Mức cho ăn cỏ voi ủ xanh 10kg/con/ngày có năng suất, chất lượng sữa tốt hơn<br />
mức 15kg/con/ngày, chi phí thức ăn cho 1 kg sữa cũng thấp hơn.<br />
Summary<br />
Effecting of preserved grass at different level in milk cow dietary in Dong Hy district,<br />
Thai Nguyen province to the milk quantity and quality<br />
There were 3 trials: Control: fed 35 kgs elephant grass, treated 1: fed 10 kgs of preserved<br />
elephant grass and 25 kgs fresh elephant grass, treated 2: fed 15 kgs of preserved elephant grass<br />
and 20 kgs fresh elephant grass, we obtained some results of milk quantity and quality as below:<br />
When milk cow were fed 10 and 15 kgs preserved elephant grass in dietary have increased<br />
milk production while remaining milk quality and expenditure for producing one kg of milk.<br />
Milk cows were fed 10 kgs of preserved elephant grass and 25 kgs fresh elephant grass<br />
(trail 1) have best results.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Bùi Văn Chính, Nguyễn Thiện (1995), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc –<br />
gia cầm Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Tr.64, 84.<br />
[2]. Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly (2001), Hội thảo về dinh dưỡng và gia súc nhai lại, Hà Nội.<br />
[3]. Từ Quang Hiển và CS (2002), Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[4]. Nguyễn Văn Thiện và CS (2002), GT phương pháp NC trong chăn nuôi. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
<br />
130<br />
<br />