intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa khẩu nậm xít tại Bắc Hà, Lào Cai

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

95
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết này nhằm xác định công thức phân bón phù hợp với giống lúa Khẩu nậm xít tại Bắc Hà, Lào Cai. Thí nghiệm tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa Khẩu nậm xít vụ Mùa 2009 và vụ Mùa 2010 tại Bắc Hà, Lào Cai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa khẩu nậm xít tại Bắc Hà, Lào Cai

Phan Thị Vân và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 73(11): 107 - 110<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN<br /> CỦA GIỐNG LÚA KHẨU NẬM XÍT TẠI BẮC HÀ, LÀO CAI<br /> Phan Thị Vân*, Bùi Văn Vinh<br /> Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên giống lúa Khẩu nậm xít với 5 công thức phân bón, công thức bón<br /> 4 tấn phân chuồng + 40 kg P2O5/ha đƣợc chọn làm đối chứng, đây là công thức sử dụng đối với<br /> giống lúa thuần tại địa phƣơng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Công thức 4 và 5 số dảnh hữu hiệu<br /> đạt 7,13 và 6,93 dảnh (vụ Mùa 2009); 7,6 và 6,97 dảnh (vụ Mùa 2010), cao hơn công thức đối<br /> chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 5 bón 4 tấn phân chuồng + 50 kg N + 100 kg P2O5 + 50<br /> K2O, bị nhiễm đạo ôn nặng và khả năng chống đổ kém nhất đƣợc đánh giá điểm 5-7. Công thức 3,<br /> 4, 5 đạt năng suất thực thu 32,25-35,17 tạ/ha (vụ Mùa 2009) và 36,92-38,65 tạ/ha (vụ Mùa 2010),<br /> cao hơn so với công thức phân bón đang sử dụng tại Bắc Hà chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Công<br /> thức 4 có hiệu quả kinh tế đạt cao nhất, lãi đạt 5.406,2 nghìn đồng (vụ Mùa 2009) và 8.434,3 nghìn<br /> đồng (vụ Mùa 2010).<br /> Từ khóa: phân bón, sinh trưởng, phát triển, Khẩu nậm xít, Lào Cai<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Khẩu nậm xít là giống lúa thuần chất lƣợng<br /> tốt thuộc loài Oryza Sativa L. đã đƣợc trồng<br /> lâu đời ở Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Khẩu nậm xít<br /> chỉ thích nghi với vùng nƣớc lạnh, nhiệt độ<br /> thích hợp là 18-200C. Vì vậy Bắc Hà là vùng<br /> sinh thái rất thích hợp với giống lúa Khẩu<br /> nậm xít. Ở Bắc Hà khả năng đầu tƣ thâm canh<br /> thấp, với các giống địa phƣơng chỉ bón phân<br /> chuồng và phân lân, chính vì vậy năng suất<br /> của Khẩu Nậm xít chỉ đạt 28 tạ/ha. Vì vậy, để<br /> cải thiện năng suất của giống Khẩu nậm xít,<br /> cần xác định công thức phân bón phù hợp với<br /> đặc điểm của giống.<br /> Mục tiêu: Xác định công thức phân bón phù<br /> hợp với giống lúa Khẩu nậm xít tại Bắc Hà,<br /> Lào Cai.<br /> PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Phạm vi nghiên cứu<br /> Thí nghiệm tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng<br /> của phân bón đến sinh trƣởng, phát triển của<br /> giống lúa Khẩu nậm xít vụ Mùa 2009 và vụ<br /> Mùa 2010 tại Bắc Hà, Lào Cai.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> <br /> <br /> Thí nghiệm thực hiện với 5 công thức phân<br /> bón đối với giống lúa Khẩu nậm xít, công<br /> thức 1 đƣợc chọn làm đối chứng, đây là công<br /> thức phân bón sử dụng phổ biến cho giống lúa<br /> Khẩu nậm xít ở Bắc Hà, Lào Cai.<br /> CT 1: 4tấn phân chuồng+40 kg P2O5 (đ/c)<br /> CT 2: 4tấn PC+20 kg N+40 kg P2O5+20 K2O<br /> CT 3: 4tấn PC+30 kg N+60 kg P2O5+30 K2O<br /> CT 4: 4tấn PC+40 kg N+80 kg P2O5+40 K2O<br /> CT 5: 4tấn PC+50 kg N+100kg P2O5+50 K2O<br /> Các công thức thí nghiệm đƣợc bố trí theo<br /> kiểu khối ngẫu nhiên, có mƣơng tƣới giữa các<br /> lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 20 m2,<br /> mật độ cấy 35 khóm/m2. Các chỉ tiêu nghiên<br /> cứu và phƣơng pháp theo dõi tiến hành theo<br /> <br /> hệ thống tiêu chuẩn đánh giá lúa của IRRI<br /> (1996) [3].<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Ảnh hưởng của phân bón đến một số đặc<br /> điểm nông học của giống lúa Khẩu nậm xít<br /> Số liệu bảng 3.1 cho thấy sự biến động về<br /> thời gian sinh trƣởng ở các công thức không<br /> đáng kể do khoảng cách giữa các công thức<br /> bón phân nhỏ. Công thức 4, 5 thời gian sinh<br /> trƣởng của giống lúa Khẩu nậm xít dài nhất là<br /> 152-153 ngày.<br /> <br /> Tel: 0912735126; Email: phanvan65@gmail.com<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 107<br /> <br /> Phan Thị Vân và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Công thức 2,3 và 4 với lƣợng phân chuồng 4<br /> tấn, 20-40 kg N, 40-80kg P2O5, 20-40 kg<br /> K2O, chiều cao cây của giống Khẩu nậm xít<br /> đạt cao nhất, cao hơn đối chứng ở cả hai vụ<br /> nghiên cứu.<br /> Khẩu nậm xít là giống lúa địa phƣơng nên có<br /> khả năng đẻ nhánh ở mức trung bình. Số dảnh<br /> hữu hiệu ở các công thức thí nghiệm đạt 4,237,13 dảnh (vụ Mùa 2009) và 4,77-7,6 dảnh<br /> (vụ Mùa 2010). Công thức 4 và 5 số dảnh hữu<br /> hiệu đạt 7,13 và 6,93 dảnh (vụ Mùa 2009);<br /> 7,6 và 6,97 dảnh (vụ Mùa 2010), cao hơn<br /> công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.<br /> Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng<br /> chống chịu của giống lúa Khẩu nậm xít<br /> - Bắc Hà là vùng có điều kiện khí hậu thuận<br /> lợi cho bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá phát triển.<br /> Sâu cuốn lá xuất hiện ở cả hai vụ nghiên cứu<br /> nhƣng tỷ lệ thấp. Trừ công thức 5 vụ mùa<br /> 2009, tỷ lệ sâu cuốn lá đánh giá điểm 3, các<br /> công thức còn lại tỷ lệ sâu cuốn lá thấp nên<br /> đều đánh giá điểm 1.<br /> - Giống lúa Khẩu nậm xít bị nhiễm bệnh đạo<br /> ôn khá nặng ở tất cả các công thức thí nghiệm,<br /> <br /> 73(11): 107 - 110<br /> <br /> đánh giá điểm 3-7 ở hai vụ nghiên cứu. Công<br /> thức 1 và 5, bị nhiễm bệnh nặng nhất nên đánh<br /> giá điểm 5- 7. Công thức 2, bón cân đối đạm,<br /> lân, kaly nhƣng ở mức thấp giúp cây lúa chống<br /> chịu tốt hơn, đánh giá điểm 3.<br /> Công thức 4 có khả năng chống đổ tốt nhất,<br /> đánh giá điểm 3 ở cả hai vụ nghiên cứu. Công<br /> thức 5, bón lƣợng phân lớn hơn làm thân phát<br /> triển mạnh, chiều cao cây lớn, khả năng<br /> chống đổ kém nhất, đánh giá điểm 5 (vụ Mùa<br /> 2009), điểm 7 (vụ Mùa 2010). Công thức đối<br /> chứng khả năng chống đổ đánh giá điểm 5,<br /> mặc dù sử dụng phân bón ít, chiều cao cây<br /> thấp nhƣng do không cung cấp đầy đủ dinh<br /> dƣỡng nên sự phát triển của các mô cơ giới<br /> kém cũng làm tỷ lệ đổ trên đồng ruộng lớn<br /> (Trần Kim Đồng, 1991) [1].<br /> Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố<br /> cấu thành năng suất và năng suất của<br /> giống lúa Khẩu nậm xít<br /> Trong các yếu tố cấu thành năng suất lúa, số<br /> bông/m2 là yếu tố quan trọng nhất, quyết định<br /> 74% năng suất của quần thể (Nguyễn Đình<br /> <br /> Bảng 1. Ảnh hƣởng của phân bón đến một số đặc điểm nông học của giống lúa Khẩu nậm xít<br /> vụ mùa 2009-2010<br /> Công<br /> thức<br /> <br /> Vụ Mùa 2009<br /> Chiều<br /> Dảnh tối<br /> cao cây<br /> đa<br /> (cm)<br /> (dảnh)<br /> 154,47<br /> 7,50<br /> 160,27<br /> 7,90<br /> 159,77<br /> 9,10<br /> 164,63<br /> 10,98<br /> 159,30<br /> 11,27<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0