Phan Thị Vân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
101(01): 3 - 6<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG,<br />
PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG Đ2101 TẠI LÀO CAI<br />
Phan Thị Vân*<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống đậu tương<br />
Đ2101 được thực hiện vụ Xuân 2011tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Kết quả cho thấy ở<br />
các mức phân bón khác nhau, khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu của giống<br />
Đ2101 có sự khác biệt rất rõ. Công thức 2 và 3 giống Đ2101 có khả năng chống đổ tốt nhất.<br />
Công thức 2 với mức bón 5 tấn phân chuồng + 10 kg N + 30 kg P2O5 + 30 kg K2O có số cành cấp<br />
1, số đốt trên thân, số quả chắc/cây, số hạt chắc/quả lớn hơn công thức đối chứng và đạt năng suất<br />
cao nhất (32,1 tạ/ha).<br />
Từ khóa: Phân bón, sinh trưởng, phát triển, đậu tương, Lào Cai<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merill) là<br />
nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh cho con<br />
người vì chứa một lượng lớn các axit amin<br />
không thay thế cần thiết cho cơ thể. Khi thiếu<br />
protein trong thành phần thức ăn sẽ hạn chế<br />
sự sinh trưởng, phát triển trí tuệ của trẻ và<br />
giảm sức đề kháng đối với các bệnh truyền<br />
nhiễm [2].<br />
Đậu tương là loại hạt duy nhất mà giá trị dinh<br />
dưỡng được đánh giá đồng thời cả protein và<br />
lipit. Đậu tương là nguồn thức ăn rất tốt cho<br />
gia súc: 1 kg hạt đậu tương tương đương với<br />
1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra rễ<br />
đậu tương có vi khuẩn Rhizobium Japonicum<br />
sống cộng sinh, có thể tổng hợp đạm tự nhiên<br />
thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng. Vì thế<br />
đậu tương là cây luân canh có tác dụng cải tạo<br />
đất rất tốt: 1 ha trồng đậu tương nếu sinh<br />
trưởng phát triển tốt sẽ để lại trong đất từ 30 –<br />
60 kg N sau khi thu hoạch [3].<br />
Do có vai trò quan trọng nên đậu tương đã<br />
được nghiên cứu và sản xuất ở nước ta từ lâu<br />
đời. Trong vòng mười năm trở lại đây, nhiều<br />
giống đậu tương mới năng suất cao, phẩm<br />
chất tốt và có khả năng thích ứng rộng được<br />
phát triển trong sản xuất. Tuy nhiên những<br />
nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật canh tác<br />
còn hạn chế. Thực tế sản xuất đã khẳng định<br />
giống tốt chỉ phát huy hiệu quả khi áp dụng<br />
biện pháp kỹ thuật phù hợp.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 735126, Email: phanvan65@gmail.com<br />
<br />
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
xác định công thức bón phân thích hợp với<br />
giống đậu tương mới Đ2101 tại Lào Cai.<br />
Mục tiêu:<br />
Xác định được công thức phân bón thích hợp<br />
nhất cho giống đậu tương Đ2101 tại Lào Cai.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
* Đối tượng nghiên cứu: là giống đậu tương<br />
Đ2101.<br />
* Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Thí<br />
nghiệm được tiến hành vụ Xuân 2011 tại<br />
huyện Mường Khương , tỉnh Lào Cai.<br />
* Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu<br />
nhiên hoàn chỉnh gồm 5 công thức phân bón<br />
với 3 lần nhắc lại.<br />
- Diện tích ô thí nghiệm: 3,2 x 3,5m = 11,2m2.<br />
Mật độ: 35,7 cây/m2. Khoảng cách: 14cm x<br />
40cm x 2 hạt/hốc.<br />
CT1 (Đ/C): 5 tấn phân chuồng<br />
CT2: 5 tấn phân chuồng + 10 kg N + 30 kg<br />
P2O5 + 30 kg K2O<br />
CT3: 5 tấn phân chuồng + 15 kgN + 45 kg<br />
P2O5 + 45 kg K2O<br />
CT4: 5 tấn phân chuồng + 20 kg N + 60 kg<br />
P2O5 + 60 kg K2O<br />
CT5: 5 tấn phân chuồng + 25 kg N +75 kg<br />
P2O5 + 75 kg K2O<br />
3<br />
<br />
1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phan Thị Vân<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành theo<br />
Quy phạm khảo nghiệm giống đậu tương 10<br />
TCN 339-2006 của Bộ nông nghiệp và Phát<br />
triển nông thôn [1].<br />
* Phương pháp xử lý số liệu<br />
- Các kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê<br />
bằng phần mềm IRRISTAT.<br />
- Tính toán các chỉ tiêu sử dụng hàm Round,<br />
Average, Sum trong Microsoft Exel.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian<br />
sinh trưởng và đặc điểm hình thái của<br />
giống đậu tương Đ2101<br />
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá<br />
trình hình thành các cơ quan sinh trưởng sinh<br />
dưỡng và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển<br />
của cây đậu tương.<br />
Kết quả bảng 1 cho thấy, ở các công thức bón<br />
phân khác nhau thời gian sinh trưởng của<br />
giống đậu tương Đ2101 biến động không lớn<br />
dao động từ 112-114 ngày.<br />
Chiều cao của đậu tương được tính từ đốt hai<br />
lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân. Ở các<br />
công thức bón phân khác nhau, chiều cao cây<br />
của giống đậu tương Đ2101 dao động từ<br />
80,00 – 87,27 cm. Công thức 2, chiều cao cây<br />
<br />
Giống<br />
CT1(Đ/C)<br />
CT2<br />
CT3<br />
CT4<br />
CT5<br />
P<br />
CV(%)<br />
LSD0,05<br />
<br />
101(01): 3 - 6<br />
<br />
đạt 81,6 cm, tương đương với công thức đối<br />
chứng. Công thức 3, 4, 5 chiều cao cây đạt<br />
84,2 – 87,27 cm, cao hơn công thức đối<br />
chứng với mức độ tin cậy 95%.<br />
Các công thức thí nghiệm có số cành cấp 1<br />
biến động từ 4,13 – 5,10 cành. Công thức 3 có<br />
số cành cấp 1 đạt 4,40 cành tương đương với<br />
đối chứng, công thức 2, 4, 5 số cành cấp 1 đạt<br />
4,57 – 5,10 cành nhiều hơn công thức đối<br />
chứng (P