TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 26, 2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐỐI VỚI KẾT QUẢ NUÔI TÔM<br />
CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN PHÚ VANG, THỪA THIÊN HUẾ<br />
TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TỪ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG<br />
<br />
Thái Thanh Hà<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
<br />
1. Mở đầu:<br />
Nuôi tôm quảng canh cải tiến là một trong những ngành đã và đang phát triển <br />
rầm rộ trong thời gian 10 năm trở lại đây tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung [1], [3] <br />
và huyện Phú Vang nói riêng [2]. Qua thực tiễn sản xuất, tôm sú (Penaeus Monodon) <br />
đã trở thành đối tượng nuôi chính của vùng đầm phá Thừa Thiên Huế nói chung và <br />
Phú Vang nói riêng nhờ giá trị kinh tế cao và nhờ việc phổ biến kỹ thuật, sản xuất <br />
con giống, thức ăn [2]. Để khuyến khích ngành nuôi tôm, các ngân hàng Thừa Thiên <br />
Huế đã cho nhiều hộ gia đình tại huyện Phú Vang vay vốn để họ có thể có nhiều <br />
điều kiện tài chính hơn nhằm đầu tư vào quá trình sản xuất [2]. Tuy nhiên, cho đến <br />
nay thì chưa có một nghiên cứu thực tế chính thức nào được thực hiện để đánh giá <br />
tác động ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đối với kết quả nuôi tôm tại từng hộ. <br />
Nghiên cứu này được thực hiện để lượng hóa những tác động của tín dụng đối với <br />
các hộ nuôi tôm, mà từ kết quả nghiên cứu này mà các kết luận và kiến nghị có thể <br />
được đưa ra nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác cho vay tín dụng của các ngân hàng <br />
của Thừa Thiên Huế. <br />
2. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu này được thực hiện trên 100 hộ gia đình làm nghề nuôi tôm quảng <br />
canh cải tiến tại huyện Phú Vang và đều có vay vốn tại ngân hàng. Danh sách các hộ <br />
vay vốn tín dụng ngân hàng trong điều tra được lấy trong cơ sở dữ liệu của ngân <br />
hàng Vietcombank và được lựa chọn một cách ngẫu nhiên để điều tra phỏng vấn [2]. <br />
Dựa theo địa chỉ của các hộ này, phỏng vấn trực tiếp được tiến hành tới các chủ hộ <br />
nuôi tôm để thu thập số liệu. Bảng câu hỏi điều tra được sử dụng trong quá trình <br />
<br />
75<br />
phỏng vấn để thu thập thông tin. Các chủ hộ cũng được phỏng vấn về việc tập huấn <br />
nuôi tôm trước khi thực hiện việc nuôi tôm quảng canh cải tiến hay không. Các câu <br />
hỏi chi tiết được nêu ra trong bảng câu hỏi để thu thập thông tin về các hộ nuôi tôm <br />
có liên quan đến chi phí thức ăn, chi phí cho phòng bệnh, chi phí dầu chạy máy, chi <br />
phí công cụ nhỏ. Để thu thập thông tin đối với kết quả kinh doanh của hộ gia đình <br />
nuôi tôm tại huyện Phú Vang, trong bảng câu hỏi cũng có các câu hỏi để các chủ hộ <br />
cung cấp thông tin về lợi nhuận mà hộ gia đình thực hiện được trong năm vừa qua. <br />
Do lợi nhuận thường là các thông tin nhạy cảm nên câu hỏi được thiết kế theo dạng <br />
nhóm mức lợi nhuận, và nhóm mức lợi nhuận này được liệt kê từ thấp đến cao [4]. <br />
3. Kết quả nghiên cứu:<br />
Để biết được ảnh hưởng của từng nhân tố tới tình hình sản xuất kinh doanh <br />
của hộ gia đình nuôi tôm tại huyện Phú Vang, nghiên cứu này sử dụng phân tích hồi <br />
quy Logistic. Phương pháp phân tích này có nhiều điểm ưu việt hơn các phương pháp <br />
khác bởi vì phương pháp này có thể tận dụng được những ưu điểm của phương pháp <br />
phân tích phân lập (discriminant analysis) vừa tận dụng được những ưu điểm của <br />
phương pháp phân tích hồi quy tương quan, khi mà biến độc lập của phương pháp <br />
hồi quy logistic lại là một biến nhị phân binary chứ không phải là một biến số học <br />
(numerical) [5], [6], [7], [8], [9]. Quá trình điều tra các hộ nuôi tôm tại huyện Phú <br />
Vang cho thấy kết quả kinh doanh nuôi tôm xét về mặt lợi nhuận của các hộ là một <br />
chỉ tiêu cuối cùng về mặt kinh doanh, có thể sử dụng để làm tiêu chuẩn phân loại hộ <br />
gia đình, thành các hộ gia đình có kết quả kinh doanh cao và hộ gia đình có kết quả <br />
kinh doanh thấp. Do mô hình hồi quy logistic chỉ thích hợp với biến số phụ thuộc nhị <br />
phân, nên việc phân loại như trên để sử dụng trong quá trình phân tích tác động của <br />
tín dụng ngân hàng là hoàn toàn hợp lý [7].<br />
Trên cơ sở này các hộ trong diện điều tra sẽ được phân ra làm hai loại: nhóm <br />
hộ có kết quả kinh doanh thấp, hay lợi nhuận thấp (115 triệu đồng, có 54 hộ, và <br />
được mật định là 0 trong mô hình hồi quy tương quan logistic) và nhóm hộ có kết <br />
quả kinh doanh cao, tức là nhóm hộ có lợi nhuận cao, (trên 15 triệu đồng, có 46 hộ, <br />
và được mật định là 1 trong mô hình hồi quy tương quan logistic). Trong điều kiện số <br />
lượng hộ nuôi tôm của hai nhóm hộ như đã nêu trên là tương đương nhau, vì vậy hai <br />
nhóm hộ gia đình này được sử dụng để kiểm định. Sử dụng phương pháp hồi quy <br />
tương quan logistic sẽ làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của việc vay tín dụng đối với các <br />
<br />
76<br />
hộ nuôi tôm tại huyện Phú Vang, trong điều kiện các yếu tố đầu vào của phương <br />
trình hồi quy tương quan logistic gồm có các yếu tố như, số năm kinh nghiệm trong <br />
việc nuôi tôm, tập huấn kỹ thuật, thủ tục với ngân hàng, và mức vay vốn của từng <br />
hộ. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
77<br />
Bảng 1: Phân tích hồi quy tương quan Logistic giữa kết quả kinh doanh <br />
của hộ nuôi tôm quảng canh với các biến số độc lập đầu vào<br />
<br />
<br />
Các biến phụ thuộc Hệ số Beta S.E. Wald statistics Sig.<br />
X1 (Thời gian làm nghề tôm) 0,349** 0,551 6,551 0,002<br />
X2 (Tập huấn) 0,246* 0,367 4,652 0,041<br />
X3 (Số lao động thường xuyên của hộ) 0,893* 0,411 5,387 0,026<br />
X4 (Chi phí thức ăn) 0,776 1,977 0,169 0,684<br />
X5 (Chi phí phòng bệnh) 0,757* 1,936 1,577 0,038<br />
X6 (Chi phí dầu chạy máy) 0,793* 2,332 3,391 0,005<br />
X7 (Chi phí công cụ nhỏ) 0,077 0,131 0,029 0,857<br />
X8 (Thủ tục vốn vay) 0,278 1,238 0,049 0,819<br />
X9 (Mức vốn vay tín dụng) 0,367* 0,321 4,587 0,037<br />
Hệ số a0 13,325** 4,476 8,790 0,003<br />
2log likelihood 287,226<br />
Cox & Snell R Square 0,596<br />
Nagelkerde R Square 0,668<br />
Homer and Lemeshow Test Chisquare 19,913 Sig 0,029<br />
<br />
Ghi chú: Biến phụ thuộc: Hộ có kết quả kinh doanh cao và hộ có kết quả kinh doanh thấp<br />
* Mức ý nghĩa thống kê 0,05<br />
** Mức ý nghĩa thống kê 0,01<br />
Để phân tích số liệu thu thập được, phần mềm thống kê SPSS đã được sử <br />
dụng. Kết quả phân tích hồi quy logistics đối với các biến đầu vào của các hộ nuôi <br />
tôm tại huyện Phú Vang được thể hiện ở bảng 1. Qua bảng 1 ta thấy các biến số độc <br />
lập X1; X2; X3; X5; X6; X9 là các biến số có ý nghĩa về mặt thống kê, còn các biến số <br />
độc lập khác như X4; X7; X8; thì các tương quan trong mô hình không có ý nghĩa về <br />
mặt thống kê. Cụ thể là, biến số X1 là biến số độc lập về thời gian làm nghề tôm có <br />
liên quan thuận đến kết quả kinh doanh của hộ ở mức ý nghĩa thống kê 0,001. Biến <br />
số này trong phương trình cho thấy các hộ nuôi tôm ở huyện Phú Vang có kết quả <br />
kinh tế cao thường là những chủ hộ có thời gian làm nghề tôm lâu năm. Điều này trên <br />
thực tế cũng hoàn toàn đúng bởi do nghề nuôi tôm là một nghề khó, đòi hỏi phải có <br />
kinh nghiệm và đó chính là yếu tố quyết định đến sự thành bại của hộ gia đình nuôi <br />
tôm tại huyện Phú Vang. Biến số có liên quan đến việc tập huấn kỹ thuật X 2 là một <br />
biến số quan trọng trong việc dự báo trong mô hình với mức ý nghĩa thống kê 0,05, <br />
<br />
<br />
78<br />
tức là các hộ nuôi tôm có kết quả kinh doanh cao là những hộ có tham gia tập huấn <br />
kỹ thuật.<br />
Kết quả mô hình trên cũng cho thấy rằng số lao động thường xuyên của hộ <br />
nuôi tôm X3 cũng là một biến số độc lập, dự báo loại hộ gia đình có kết quả kinh <br />
doanh khác nhau và đạt mức ý nghĩa thống kê 0,05. Nhũng hộ có kết quả kinh doanh <br />
cao thì cũng chính là hộ gia đình có nhiều số lao động thường xuyên tham gia làm <br />
nghề tôm. Trên thực tế, kết quả này hoàn toàn hợp lý bởi vì lao động là một yếu tố <br />
không thể thiếu được, và đặc biệt là yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm đòi hỏi sự có mặt <br />
thường xuyên của các lao động trong quá trình sản xuất. Tương tự, các biến số về <br />
mặt chi phí như: chi phí phòng bệnh (X 5); chi phí dầu chạy máy (X6) mà hộ gia đình <br />
sử dụng vốn vay để thực hiện cũng là các nhân tố dự báo có ý nghĩa về mặt thống kê <br />
0,05 trong mô hình hồi quy logistic. Tức là những hộ có kết quả kinh doanh cao thì <br />
chắc chắn là những hộ có xu hướng đầu tư nhiều cho chi phí dầu chạy máy; và chi <br />
phí phòng bệnh từ nguồn vốn vay ngân hàng. Khi quá trình nuôi tôm quảng canh cải <br />
tiến không những đòi hỏi một quy trình kỹ thuật khắt khe mà còn phải có một sự đầu <br />
tư đáng kể vào thức ăn thì kết quả tìm thấy trong nghiên cứu này là hoàn toàn hợp lý. <br />
Điều này cho thấy, ngân hàng trước khi cho vay cũng cần phải có những hỗ trợ kỹ <br />
thuật về các mặt như loại chi phí thức ăn; quy trình sử dụng máy sục khí; và các dịch <br />
vụ phòng bệnh cho tôm cho các hộ gia đình tại huyện Phú Vang, trước khi các hộ này <br />
sử dụng vốn vay để kinh doanh tôm quảng canh cải tiến [2], [3]. <br />
Bảng 2: Kết q uả kiểm định tính chính xác của mô hình<br />
<br />
Loại hộ gia đình<br />
Mức độ chính <br />
Quan sát xác của kết <br />
Hộ gia đình có Hộ gia đình có kết <br />
quả dự báo<br />
kết quả kinh quả kinh doanh thấp<br />
doanh cao<br />
Hộ gia đình có kết quả <br />
Loại hộ gia 29 13 69%<br />
kinh doanh cao<br />
đình<br />
Hộ gia đình có kết quả <br />
9 41 82%<br />
kinh doanh thấp<br />
<br />
Tỷ lệ dự chính xác dự báo chung của mô hình hồi quy tương quan <br />
76,1%<br />
Logistic<br />
<br />
Kết quả mô hình hồi quy tương quan logistic tại bảng trên cũng cho thấy chi <br />
phí thức ăn (X4) và chi phí công cụ nhỏ (X7) không phải là biến số dự báo đối với kết <br />
quả kinh doanh của các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến tại huyện Phú Vang bởi vì <br />
79<br />
các biến số này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy rằng chi phí <br />
thức ăn và chi phí công cụ nhỏ là các loại chi phí được thực hiện theo định mức và <br />
thông thường là như nhau đối với các hộ nuôi tôm. Thủ tục vay vốn (X 8) không phải <br />
là biến số dự báo có ý nghĩa về mặt thống kê đến kết quả kinh doanh của hộ gia <br />
đình. Điều này cho thấy rằng cơ hội tiếp cận tín dụng của tất cả các hộ nuôi tôm tại <br />
huyện Phú Vang là như nhau, và ngân hàng hầu như không có phân biệt đối xử khác <br />
nhau đối với các hộ trong vấn đề này. Mức vốn vay ngân hàng (X9) là biến số có ý <br />
nghĩa về mặt thống kê, cho thấy rằng mức vốn vay càng lớn thì hộ gia đình nuôi tôm <br />
càng có điều kiện để đầu tư để đạt kết quả kinh doanh cao hơn.<br />
Mô hình hồi quy logistic mà nghiên cứu này sử dụng cho thấy chỉ số 2log <br />
likelihood đạt tới giá trị 287,226 , và đây là chỉ số thích hợp khẳng định tính chắc <br />
chắn của mô hình. Hệ số tương quan Cox& Snell R Square đạt tới 0,596, trong khi đó <br />
hệ số tương quan Nagelkerde R Square đạt tới giá trị 0,668, một lần nữa khẳng định <br />
rằng khoảng 66,7% variance của mô hình đã được giải thích từ hồi quy logistic, và <br />
đây là một hệ số tương quan khá cao. Chỉ số Homer và Lemeshow test cho thấy Chi<br />
square đạt tới giá trị 19,913 với mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 0,05. Các kết quả <br />
kiểm định thống kê này cho thấy tính chắc chắn của mô hình hồi quy tương quan <br />
logistic được sử dụng trong phân tích. Bảng 2 cho thấy tỷ lệ dự đoán của mô hình là <br />
khá cao, lên tới 76,1%, có thể giúp kết luận mô hình hồi quy tương quan logistic sử <br />
dụng trong nghiên cứu là hoàn toàn hợp lý [5].<br />
4. Kết luận:<br />
Qua phân tích trên, có thể kết luận rằng tín dụng đã có tác động khá tích cực <br />
đến việc đầu tư và thực hiện các chi phí mang lại lợi ích kinh tế khá cao của các hộ <br />
nuôi tôm tại huyện Phú Vang. Điều này thể hiện rõ trong việc mức vốn vay của hộ <br />
gia đình càng cao thì hộ gia đình đạt được kết quả kinh doanh cao. Nuôi tôm quảng <br />
canh cải tiến là một trong những nghề đang được phát triển tại huyện Phú Vang <br />
trong thời gian qua và vì vậy tín dụng ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng <br />
[2]. Kết quả nghiên cứu cũng đã gián tiếp cho thấy các ngân hàng trước khi triển khai <br />
tín dụng tại huyện Phú Vang cần phải chú ý nhiều đến công tác tập huấn kỹ thuật <br />
nuôi tôm. Các chương trình tập huấn cần chú trọng đến việc bồi dưỡng kiến thức <br />
cho các chủ hộ nuôi tôm về các loại bệnh thường thấy trong việc nuôi tôm. Việc tập <br />
huấn có thể được kết hợp một cách tốt nhất với việc tham quan các mô hình điển <br />
hình để các chủ hộ gia đình có thể tham khảo. Qua nghiên cứu cho thấy, thủ tục vay <br />
vốn không phải là một nhân tố có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của hộ nuôi tôm <br />
tại huyện Phú Vang, tuy nhiên, trên thực tế đây là một vấn đề cần có những nghiên <br />
cứu sâu và trên diện rộng hơn nữa để có thể đưa ra một kết luận chắc chắn.<br />
<br />
80<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Văn Lạc. Nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi cá nước ngọt trên địa bàn huyện <br />
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế (2004)<br />
2. Nguyễn Trí Dũng. Những giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển nghề <br />
nuôi tôm nước lợ ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn Thạc sĩ khoa <br />
học kinh tế (2004). <br />
3. Lê Sĩ Hùng. Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố đầu vào đối với các hộ nuôi <br />
trồng thủy sản tại đầm phá Cầu Hai, Thừa Thiên Huế. Báo cáo nghiên cứu khoa học <br />
cấp Bộ. (2001)<br />
4. Susan C. Access to capital: comparison of men and womenowned small business, <br />
http://www.babson.edu/entrep/fer/papers98/V/V_B/V_B.html (2003)<br />
5. Hair, Anderson Tatham, and Black et al. Multivariate Data Analysis. 5th Ed, Prentice <br />
Hall (2004)<br />
6. Alsos G & Ljunggren E. Does the Business Start Up Process Differ by Gender? A <br />
Longitudinal Study of Nascent Entrepreneurs (1998).<br />
http://www.babson.edu/entrep/fer/papers98/V/V_A/V_A.html<br />
7. Neils J. S. Exploring research. 4th Ed, Prentice Hall. (2000) <br />
8. Mason R. & Lind D. & Marchal W. (2000). Statistical Techniques for Business and <br />
Economics, 10th Ed, McGrawHill International Edition<br />
9. Cooper D. & Schindler P. Business Research Methods. 7th Ed. McGraw Hill <br />
International Edition (2002)<br />
<br />
THE IMPACTS OF INPUTS ON BUSINESS <br />
PERFORMANCE OF SHRIMPRAISING HOUSEHOLDS<br />
IN PHU VANG DISTRICT OF THUA THIEN HUE PROVINCE <br />
A RESEARCH FROM BANK CREDIT PRESPECTIVE<br />
Thai Thanh Ha<br />
College of Economics, Hue University<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
This research was conducted to figure out the impact of bank loans on the profits of the <br />
households raising shrimps. The inputs factors such as breeding costs. Expenses for oil and gas <br />
to be used for ventilation, expenses to deal with shrimp diseases as well as payment for regular <br />
employees are also analyzed as independent variables in the multiple logistic regression. It was <br />
revealed that the business performance of the shrimpraising households in Phu Vang District <br />
were positively related so some of those input factors, which lend several implications for <br />
<br />
<br />
81<br />
policy makers in boosting the shrimpraising industry in Thua ThienHue Province in general, <br />
and in Phu Vang District in particular.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
82<br />