Mã số: 473<br />
Ngày nhận: 27/12/2017<br />
Ngày gửi phản biện lần 1: /12 /2017<br />
Ngày gửi phản biện lần 2:<br />
Ngày hoàn thành biên tập: 29/12/2017<br />
Ngày duyệt đăng: 19/1/2018<br />
<br />
Ảnh hưởng đến cổ đông khi doanh nghiệp Việt Nam không thực hiện<br />
đúng thông báo mua lại cổ phiếu1<br />
Cao Đinh Kiên2<br />
<br />
Nguyễn Thị Hoa Hồng3<br />
Nguyễn Văn Cường4<br />
Tóm tắt<br />
Bài viết này nghiên cứu về biến động giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam<br />
khi doanh nghiệp không thực hiện đúng thông báo mua lại cổ phiếu. Bài viết trình<br />
bày tổng quan về tình hình không thực hiện đúng thông báo mua lại cổ phiếu trong<br />
giai đoạn 2011-2016 của hai nhóm doanh nghiệp, (1) các doanh nghiệp không hoàn<br />
thành thông báo mua lại và (2) các doanh nghiệp không thực hiện thông báo mua<br />
lại. Đồng thời, bài viết phân tích và chỉ ra rằng thị trường có những phản ứng tiêu<br />
cực sau ngày kết thúc thực hiện thông báo với việc giá cổ phiếu sụt giảm liên tục<br />
đối với nhóm doanh nghiệp không hoàn thành thông báo mua lại cổ phiếu, tuy<br />
nhiên, đối với nhóm các doanh nghiệp không thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu,<br />
giá cổ phiếu đã sụt giảm giá mạnh trước khi kết thúc thực hiện thông báo.<br />
Từ khoá: mua lại cổ phiếu, không hoàn thành thông báo mua lại cổ phiếu, tài<br />
chính hành vi.<br />
Abstract<br />
The paper examines the stock price movements of Vietnamese firms that fail to<br />
comply with their share repurchase announcements. Overview about the incomplete<br />
1<br />
<br />
Bài viết thuộc thuộc khuôn khổ đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ mã số B2017-NTH-12 và là kết quả<br />
của nhóm nghiên cứu về “Tái cấu trúc doanh nghiệp”, Trường Đại học Ngoại thương<br />
2<br />
Trường Đại học Ngoại thương, Email: caokien@ftu.edu.vn<br />
3<br />
Trường Đại học Ngoại thương, Email: hongnth@ftu.edu.vn<br />
4<br />
Trường Đại học Ngoại thương, Email: cuongnguyenvan114@gmail.com<br />
<br />
stock repurchase activity of two groups of firms during 2011-2016 period is<br />
provided, including (1) the firms that did not complete the repurchase<br />
announcements and (2) the firms that did not execute the repurchase<br />
announcements. In addition, the results show that stock prices of firms that did not<br />
complete<br />
<br />
the<br />
<br />
repurchase<br />
<br />
announcements<br />
<br />
decrease<br />
<br />
after<br />
<br />
the<br />
<br />
repurchase<br />
<br />
announcement deadline. However, stock prices of firms that did not execute the<br />
repurchase announcements decrease even before the repurchase announcement<br />
deadline.<br />
Keywords: share repurchase, incomplete share repurchase, behavior finance.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp đã xuất hiện từ lâu trên thế<br />
giới và được xem như là một hình thức phân phối thu nhập quan trọng tới cổ đông.<br />
Cổ phiếu được doanh nghiệp mua lại là cổ phiếu do chính doanh nghiệp phát hành<br />
trước đó và còn được gọi là cổ phiếu quỹ sau khi được mua lại. Đối với cổ đông,<br />
động thái mua cổ phiếu của doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích bởi giá cổ phiếu<br />
thường có xu hướng tăng sau khi kế hoạch mua lại cổ phiếu được công bố. Về bản<br />
chất, hoạt động mua lại cổ phiếu sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu thông qua việc trả lại<br />
tiền cho các cổ đông. Cổ đông nào muốn thu hồi vốn đầu tư có thể bán cổ phiếu<br />
đang sở hữu.<br />
Việc mua lại cổ phiếu cũng làm đẹp một số chỉ số tài chính. Ví dụ, chỉ số<br />
EPS sẽ tăng lên sau hoạt động mua lại kể cả khi doanh thu và lợi nhuận không đổi.<br />
Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không phải là kết quả từ hoạt động kinh doanh chính<br />
và không tạo ra giá trị cho cổ đông. Do vậy, các cổ đông cần hiểu bản chất của hoạt<br />
động mua lại cổ phiếu đôi khi đây cũng là một “thủ thuật” của Ban lãnh đạo doanh<br />
nghiệp bởi họ sẽ được thưởng dựa trên những chỉ số hiệu quả hoạt động của doanh<br />
nghiệp. Việc dùng tiền mặt mua lại cổ phiếu của chính mình làm giảm vốn chủ sở<br />
hữu, giảm giá trị doanh nghiệp trên sổ sách kế toán, giảm lượng tiền mặt hiện có, và<br />
làm giảm sự linh hoạt tài chính của doanh nghiệp khi có những cơ hội đầu tư mới.<br />
Xét về dài hạn, hoạt động mua lại cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của<br />
doanh nghiệp. Chính vì vậy, các quyết định mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp cần<br />
phải được xem xét một cách rất cẩn thận.<br />
<br />
Về mặt lý thuyết, hoạt động mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp có ảnh<br />
hưởng cả tích cực và tiêu cực đến các cổ đông của doanh nghiệp. Do đó, sẽ có<br />
trường hợp doanh nghiệp thông báo mua lại cổ phiếu nhằm hưởng những ảnh<br />
hưởng tích cực trong ngắn hạn rồi không thực hiện kế hoạch mua lại cổ phiếu như<br />
đã thông báo. Có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng một số doanh nghiệp thông báo mua<br />
lại cổ phiếu nhưng sau đó không thực hiện đúng thông báo đã đưa ra, ví dụ như<br />
trong nghiên cứu của Kracher và Johnson (1997), Kirch và các cộng sự (1998),<br />
Stephens và Weisbach (1998)… Việc không thực hiện đúng thông báo mua lại cổ<br />
phiếu có thể được giải thích bởi nhiều lý do ngẫu nhiên như doanh nghiệp thay đổi<br />
chính sách tài chính hoặc sự thay đổi nhu cầu của doanh nghiệp đối với cổ phiếu<br />
quỹ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã lý giải nguyên nhân đưa các thông tin sai lệch<br />
về hoạt động mua lại cổ phiếu đến các nhà đầu tư là để tăng giá cổ phiếu. Kracher<br />
và Johnson (1997) chứng minh rằng một số nhà quản lý không hề có ý định mua lại<br />
khi thông báo hoạt động mua lại cổ phiếu. Một số nghiên cứu khác như Lee và các<br />
cộng sự (1992) và Raad và Wu (1995) chỉ ra rằng lãnh đạo doanh nghiệp và những<br />
người liên quan có xu hướng tăng mua và giảm bán cổ phiếu trước khi doanh<br />
nghiệp thông báo mua lại cổ phiếu.<br />
Vì các thông báo mua lại cổ phiếu trên thị trường mở không được coi là một<br />
cam kết hoặc nghĩa vụ phải thực hiện trong tương lai nên việc thông báo một<br />
chương trình mua lại cổ phiếu có thể chỉ là một nỗ lực của Ban lãnh đạo doanh<br />
nghiệp nhằm tăng giá cổ phiếu với chi phí ít hoặc không tốn kém. Billett và Xue<br />
(2003) nêu lên những lo ngại về độ tin cậy của những thông báo mua lại cổ phiếu.<br />
Họ phỏng đoán rằng thông báo mua lại cổ phiếu có thể là nỗ lực của Ban lãnh đạo<br />
doanh nghiệp để truyền những tín hiệu sai lệch vào thị trường để hưởng lợi giá cổ<br />
phiếu tăng lên. Billett và Xue cho rằng thị trường có thể phải sử dụng nhiều biện<br />
pháp khác nhau để xác minh xem doanh nghiệp có thực sự hoàn thành chương trình<br />
mua lại cổ phiếu không. Họ cho rằng sự bất đối xứng về thông tin sẽ giảm xuống<br />
khi các doanh nghiệp thực sự hoàn thành đúng thông báo mua lại cổ phiếu. Tại Việt<br />
Nam, hiện tượng không thực hiện đúng thông báo mua lại cổ phiếu xảy ra khá nhiều<br />
trên thị trường. Tuy nhiên, gần như chưa có nghiên cứu nào xem xét những tác động<br />
đến cổ đông khi doanh nghiệp không thực hiện đúng thông báo mua lại cổ phiếu. Vì<br />
<br />
vậy, bài viết này được thực hiện với mục tiêu làm sáng tỏ những ảnh hưởng đến cổ<br />
đông khi các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam không<br />
thực hiện đúng thông báo mua lại cổ phiếu.<br />
2. Thực trạng không thực hiện đúng thông báo mua lại cổ phiếu<br />
Nhằm phân tích thực trạng không thực hiện đúng thông báo mua lại cổ phiếu<br />
tại Việt Nam, tác giả sử dụng số liệu về mua lại cổ phiếu từ năm 2011 đến năm<br />
2016 của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)<br />
và Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) do Công ty Cổ phần<br />
StoxPlus cung cấp. Nhằm tránh làm nhiễu số liệu, tác giả không xem xét đến các<br />
thông báo mua lại cổ phiếu với số lượng nhỏ hơn 0,05% số lượng cổ phiếu đang lưu<br />
hành của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thực hiện đúng thông báo mua lại<br />
cổ phiếu thành hai nhóm như sau:<br />
Nhóm 1 – Các doanh nghiệp không hoàn thành thông báo mua lại cổ<br />
phiếu: Bao gồm các doanh nghiệp có số lượng cổ phiếu thực hiện mua lại ít<br />
hơn số lượng đã thông báo.<br />
Nhóm 2 – Các doanh nghiệp không thực hiện thông báo mua lại cổ<br />
phiếu: Bao gồm các doanh nghiệp đã thông báo mua lại cổ phiếu nhưng có số<br />
lượng cổ phiếu thực hiện mua lại bằng không.<br />
Tình hình không hoàn thành thông báo mua lại cổ phiếu tại Việt Nam giai<br />
đoạn 2011 - 2016 có một số điểm chính như sau:<br />
Trung bình hàng năm có 39 doanh nghiệp không hoàn thành thông báo<br />
mua lại cổ phiếu và có 6 doanh nghiệp không thực hiện mua lại cổ phiếu.<br />
Năm 2011 đánh dấu năm có số lượng doanh nghiệp không hoàn thành<br />
thông báo mua lại và số lượng doanh nghiệp không thực hiện mua lại cao nhất<br />
trong giai đoạn với lần lượt 123 doanh nghiệp và 11 doanh nghiệp.<br />
Trung bình tỷ lệ không hoàn thành thông báo mua lại cổ phiếu (được tính<br />
bằng số lượng cổ phiếu không được thực hiện mua lại chia cho số lượng cổ<br />
phiếu đăng ký mua lại) là 32,4%.<br />
2.1. Thực trạng không hoàn thành thông báo mua lại cổ phiếu<br />
<br />
* Số lượng doanh nghiệp không hoàn thành thông báo mua lại cổ phiếu<br />
Trong giai đoạn 2011 - 2016, số liệu trong bảng 1 cho thấy trên cả hai sàn<br />
chứng khoán HNX và HoSE trung bình hàng năm có 39 doanh nghiệp không hoàn<br />
thành thông báo mua lại cổ phiếu. Trong đó, năm 2011 là năm có số doanh nghiệp<br />
không hoàn thành thông báo mua lại cổ phiếu lớn nhất với 123 doanh nghiệp, cao gấp<br />
hơn 3 lần so với trung bình của giai đoạn. Số lượng các doanh nghiệp không hoàn<br />
thành thông báo mua lại có xu hướng giảm mạnh kể từ năm 2011. Năm 2012, số lượng<br />
các doanh nghiệp không hoàn thành thông báo mua lại đã giảm mạnh xuống còn 51<br />
doanhn nghiệp (giảm gần 2,5 lần). Năm 2013 và năm 2014 tiếp tục là giai đoạn có số<br />
lượng doanh nghiệp không hoàn thành thông báo mua lại giảm hơn 2 lần xuống còn lần<br />
lượt là 20 và 13 doanh nghiệp. Sau khi giảm mạnh trong 3 năm liên tiếp, số lượng<br />
doanh nghiệp không hoàn thành thông báo mua lại duy trì ở mức thấp 3 trong năm tiếp<br />
theo từ năm 2014 đến năm 2016. Đặc biệt, năm 2016 đánh dấu năm có số lượng doanh<br />
nghiệp không hoàn thành thông báo mua lại cổ phiếu thấp nhất với chỉ 10 doanh<br />
nghiệp.<br />
Bảng 1<br />
Số lượng doanh nghiệp không hoàn thành thông báo mua lại cổ phiếu trên<br />
HoSE và HNX giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016<br />
TT<br />
<br />
Năm<br />
<br />
I<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
II<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Sàn HoSE<br />
2011<br />
2012<br />
2013<br />
2014<br />
2015<br />
2016<br />
Sàn HNX<br />
2011<br />
2012<br />
2013<br />
2014<br />
2015<br />
2016<br />
<br />
Số lượng doanh<br />
nghiệp thông báo<br />
mua lại<br />
201<br />
88<br />
42<br />
17<br />
13<br />
25<br />
16<br />
147<br />
76<br />
31<br />
10<br />
16<br />
9<br />
5<br />
<br />
Số lượng doanh nghiệp<br />
không hoàn thành<br />
thông báo mua lại<br />
123<br />
60<br />
27<br />
11<br />
3<br />
14<br />
8<br />
112<br />
63<br />
24<br />
9<br />
10<br />
4<br />
2<br />
<br />
Số lượng doanh<br />
nghiệp không thực<br />
hiện thông báo mua lại<br />
16<br />
4<br />
2<br />
0<br />
1<br />
8<br />
1<br />
14<br />
7<br />
5<br />
0<br />
2<br />
0<br />
0<br />
<br />
Đánh giá tổng thể giai đoạn 2011 - 2016, sàn HoSE trội hơn so với sàn HNX<br />
về số lượng doanh nghiệp không hoàn thành thông báo mua lại với tổng số 123<br />
doanh nghiệp, chiếm 52% tổng số doanh nghiệp trong giai đoạn này. Năm 2011 có<br />
<br />