Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân (qua<br />
thực tiễn tỉnh Thanh Hóa)<br />
Đàm Cảnh Long<br />
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Luật<br />
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 603801<br />
Người hướng dẫn: Giáo sư, tiến sỹ Hoàng Thị Kim Quế<br />
Năm bảo vệ: 2012<br />
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc áp dụng pháp luật (ADPL) trong hoạt động giải<br />
quyết án hình sự của TAND dưới góc độ lý luận Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật. Làm rõ<br />
những đặc trưng riêng của hoạt động giải quyết án hình sự và các tiêu chí để đánh giá chất lượng<br />
ADPL trong hoạt động xét xử án hình sự của TAND hiện nay. Phân tích thực trạng ADPL hình<br />
sự của TAND ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian 05 năm (từ 2006 đến 2010), làm rõ các nguyên<br />
nhân dẫn đến việc các bản án, quyết định còn oan, sai, bị hủy, cải sửa lớn do lỗi chủ quan, không<br />
đúng pháp luật. Đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản bảo đảm chất lượng ADPL trong<br />
hoạt động giải quyết án hình sự của TAND góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách tư<br />
pháp, nâng cao uy tín của nền tư pháp nước nhà trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền<br />
XHCN của dân, do dân và vì dân.<br />
Keywords: Thanh Hóa; Luật hình sự; Tòa án Nhân dân; Pháp luật Việt Nam<br />
Content.<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là con đường phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế chung<br />
của thời đại. Trong Nhà nước pháp quyền, quyền tư pháp giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, mục<br />
tiêu của chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta đến năm 2020 đã được chỉ ra trong Nghị quyết số 49NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (gọi tắt là Nghị quyết số 49-NQ/TW) là: "Xây dựng nền tư<br />
pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân<br />
dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử<br />
được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao".<br />
Trong những năm qua, chất lượng hoạt động xét xử đã được nâng lên từng bước. Nhưng chưa ngang<br />
tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; Vẫn còn tình trạng xét xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm..., các bản án<br />
bị hủy, cải sửa lớn do lỗi chủ quan. Xâm hại đến quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, làm giảm<br />
sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp.<br />
Mặt khác cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm diễn ra ngày<br />
càng đa dạng phức tạp, đang gây ra những tác hại nghiêm trọng về an ninh trật tự và đời sống xã hội.<br />
<br />
Để xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, cần phải xây dựng Tòa án thực<br />
sự là cơ quan bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mỗi người dân trước nguy cơ bị<br />
xâm hại trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức, cũng như từ chính các cơ quan tiến hành tố tụng, góp<br />
phần duy trì trật tự xã hội và tạo môi trường ổn định, lành mạnh, thuận lợi cho cuộc sống của người dân,<br />
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.<br />
Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật (ADPL) của các cơ quan tư pháp nói chung, Tòa án nói riêng<br />
đang là đòi hỏi cấp thiết và lâu dài. Nhận thức đúng tầm quan trọng của ADPL hình sự tại Tòa án, góp<br />
phần nâng cao chất lượng ADPL hình sự của Tòa án nhân dân (TAND), xứng đáng với niềm tin của nhân<br />
dân, Đảng và Nhà nước trong tiến trình cải cách tư pháp. Tôi chọn đề tài "Áp dụng pháp luật hình sự<br />
của Tòa án nhân dân (qua thực tiễn tỉnh thanh Hóa)" để làm luận văn cao học của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài<br />
Ở nước ta hiện nay, vấn đề ADPL nói chung và ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự nói<br />
riêng của TAND luôn luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý và đã có những<br />
bài viết có giá trị. Những bài viết đó góp phần làm sáng tỏ mối liên hệ giữa lý luận khoa học pháp lý với<br />
thực tiễn, vì vậy trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần quan trọng trong việc bảo đảm ADPL của TAND.<br />
Gần đây có một số công trình nghiên cứu về ADPL trong hoạt động giải quyết, xét xử của TAND đã<br />
được công bố như:<br />
- Luận án tiến sĩ của Lê Xuân Thân: "Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân<br />
ở Việt Nam hiện nay", năm 2004.<br />
- Luận án tiến sĩ của Chu Thị Trang Vân: "Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan điều tra,<br />
Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam", năm 2009.<br />
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Đức Hiệp: "Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của<br />
Tòa án nhân dân ở tỉnh Ninh Bình", năm 2004.<br />
- Luận văn thạc sĩ của Trần Văn Kiểm: "Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa<br />
án nhân dân ở tỉnh Nam Định", năm 2010.<br />
- Tác giả Lưu Tiến Dũng với bài: "Bàn về áp dụng pháp luật trong công tác xét xử", Tạp chí TAND,<br />
số tháng 5/2005.<br />
- Tác giả Chu Thi Trang Vân với bài: "Vai trò sáng tạo của Tòa án trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình<br />
sự", Tạp chí Lập pháp, số 27, tháng 9/2007.<br />
- Tác giả Nguyễn Ngọc Trí với bài: "Chức năng của Tòa án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải<br />
cách tư pháp", Tạp chí Khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2009.<br />
Những công trình nghiên nêu trên đã đề cập đến việc ADPL, ADPL trong xét xử của TAND nói<br />
chung, ADPL trong xét xử các vụ án hình sự nói riêng. Luận văn này tập trung nghiên cứu toàn bộ hoạt<br />
động ADPL hình sự của TAND qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa, nơi học viên đã có nhiều năm công tác<br />
nhằm rút ra những kết luận trong hoạt động ADPL hình sự của TAND.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
<br />
3.1. Mục đích<br />
Nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở lý luận của ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự.<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng ADPL hình sự của TAND ở tỉnh Thanh Hóa. Từ đó luận văn đề xuất quan<br />
điểm và giải pháp bảo đảm ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự, khắc phục những hạn chế ADPL<br />
hình sự của TAND.<br />
3.2. Nhiệm vụ<br />
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự của TAND dưới góc độ lý<br />
luận Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật. Làm rõ những đặc trưng riêng của hoạt động giải quyết án hình sự<br />
và các tiêu chí để đánh giá chất lượng ADPL trong hoạt động xét xử án hình sự của TAND hiện nay.<br />
- Phân tích thực trạng ADPL hình sự của TAND ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian 05 năm (từ 2006<br />
đến 2010), làm rõ các nguyên nhân dẫn đến việc các bản án, quyết định còn oan, sai, bị hủy, cải sửa lớn<br />
do lỗi chủ quan, không đúng pháp luật.<br />
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản bảo đảm chất lượng ADPL trong hoạt động giải quyết án<br />
hình sự của TAND góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách tư pháp, nâng cao uy tín của nền tư<br />
pháp nước nhà trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc ADPL hình sự, trong quá trình giải quyết các vụ án hình<br />
sự của TAND qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Trong phạm vi luận văn thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật,<br />
luận văn bao gồm những nội dung lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề ADPL hình sự của TAND. Để<br />
giải quyết một vụ án hình sự có thể phải áp dụng nhiều loại văn bản pháp luật có liên quan, như: Bộ luật dân<br />
sự, luật thi hành án dân sự, Pháp lệnh về án phí và lệ phí Tòa án… nhưng chủ yếu là pháp luật hình sự. Vì vậy<br />
luận văn tập trung nghiên cứu ADPL hình sự của TAND qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa.<br />
Nghiên cứu toàn bộ hoạt động ADPL hình sự của TAND ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 2006 đến năm<br />
2010, gồm: Hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp huyện thuộc tỉnh và của TAND<br />
tỉnh; Hoạt động xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự; hoạt động giám đốc thẩm các vụ án hình sự; hoạt<br />
động ADPL hình sự của Tòa án trong thi hành án hình sự, nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế cũng<br />
như những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ADPL hình sự của Tòa án, từ đó đưa ra các giải pháp khắc<br />
phục nguyên nhân, phát huy những thành tựu, đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của hoạt động<br />
ADPL hình sự của TAND địa phương, đồng thời đề xuất các giải pháp để bảo đảm cho ADPL hình sự<br />
của TAND đúng pháp luật, phù hợp với tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền.<br />
Luận văn nghiên cứu những vấn đề chung của quy trình ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự từ<br />
việc nghiên cứu vụ án đến việc chọn quy phạm pháp luật, ban hành bản án và ra các quyết định thi hành<br />
bản án hình sự.<br />
<br />
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn<br />
5.1. Cơ sở lý luận<br />
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật; tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp quyền; đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng<br />
Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Đặc biệt là các quan điểm chỉ đạo cải cách tư<br />
pháp, theo tinh thần nghị quyết 48NQ/TW; 49NQ/TW của Bộ chính trị về vấn đề cải cách tổ chức và hoạt<br />
động của TAND và các cơ quan tư pháp trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của lộ<br />
trình cải cách tư pháp.<br />
5.2. Các phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là: Phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử và<br />
lôgic, phương pháp thống kê, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.<br />
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn<br />
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ADPL trong hoạt động xét xử nói chung<br />
và ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự của TAND qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa nói riêng, luận<br />
văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các<br />
vụ án hình sự của TAND đáp ứng nhu cầu công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.<br />
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận về ADPL, làm sáng tỏ các đặc điểm của<br />
ADPL hình sự của TAND trong việc giải quyết các vụ án hình sự.<br />
- Về mặt thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn<br />
cho thẩm phán, thư ký Tòa án, những người trực tiếp làm công tác giải quyết án hình sự tại các TAND,<br />
góp phần nâng cao chất lượng giải quyết án hình sự của TAND. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu<br />
tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, học tập trong các trường Đại học ngành luật.<br />
8. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3<br />
chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân<br />
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa.<br />
Chương 3: Các quan điểm và giải pháp cơ bản về bảo đảm chất lượng áp dụng pháp luật hình sự của<br />
Tòa án nhân dân.<br />
<br />
Chương 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ<br />
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN<br />
<br />
1.1. Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật<br />
1.1.1. Áp dụng pháp luật trong hệ thống các hình thức thực hiện pháp luật<br />
ADPL hình sự có tầm quan trọng đặc biệt, vừa có những đặc điểm chung như các dạng ADPL khác,<br />
vừa có những đặc điểm riêng của mình.Do vậy, trước khi nghiên cứu về ADPL hình sự, chúng ta cần<br />
phân tích về ADPL trong hệ thống các hình thức thực hiện pháp luật nói chung.<br />
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân lao<br />
động, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận), có tính bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện trên<br />
cơ sở kết hợp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế; thu hút sự tham gia tích cực của toàn xã hội vào hoạt động<br />
xây dựng và thực hiện pháp luật, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã<br />
hội công bằng, dân chủ và văn minh.<br />
Pháp luật chỉ có ý nghĩa thực sự khi các quy định pháp luật được thực hiện trên thực tế. Chỉ khi pháp<br />
luật được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, triệt để, sâu rộng trong đời sống xã hội thì mới đảm bảo được<br />
quyền lợi chính đáng của công dân, vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, duy trì được trật tự xã hội, thúc<br />
đẩy xã hội phát triển.<br />
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi<br />
vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Căn cứ vào tính chất<br />
của các hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã phân chia thực hiện pháp luật thành những<br />
hình thức cụ thể như: Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật; và ADPL.<br />
ADPL là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật cơ bản, có tính chất đặc biệt.<br />
ADPL là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền<br />
hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự<br />
mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định ADPL vào trong những trường hợp cụ thể<br />
của đời sống xã hội.<br />
1.1.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật<br />
Thứ nhất, ADPL là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực Nhà nước.<br />
Thứ hai, ADPL là hoạt động phải tuân theo thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.<br />
Thứ ba, hoạt động ADPL là hoạt động điều chỉnh có tính chất cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã<br />
hội nhất định.<br />
Thứ tư, ADPL là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo.<br />
1.2. Khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân<br />
1.2.1. Khái niệm áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân<br />
ADPL hình sự của TAND trước hết là một hoạt động ADPL, nên nó có đầy đủ những đặc điểm<br />
chung của hoạt động ADPL nói chung, đồng thời có tính đặc thù riêng của hoạt động ADPL hình sự do Tòa<br />
án áp dụng. Đó là những quy phạm pháp luật có những chế tài mạnh nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tính<br />
mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu tài sản của con người, việc duy trì trật tự công cộng và<br />
chỉ duy nhất Tòa án có quyền áp dụng.<br />
<br />