intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Aspirin và bệnh tiểu đường

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

150
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sách giáo khoa y dược trước đây đều khuyên dùng aspirin liều thấp để phòng ngừa nguy cơ tim mạch cho người bệnh tiểu đường, nhưng một phát biểu khoa học mới đây bảo aspirin liều thấp “hợp lý” cho những ai không có tiền sử bệnh mạch máu nhưng đang tăng nguy cơ 10 năm về sự cố tim mạch. Lời khuyên này là phát biểu chung của Hội bệnh tiểu đường Hoa Kỳ, Hội bệnh tim Hoa Kỳ và Hội bác sĩ bệnh tim Hoa Kỳ, kêu gọi đưa ra tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về việc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Aspirin và bệnh tiểu đường

  1. Aspirin và bệnh tiểu đường Sách giáo khoa y dược trước đây đều khuyên dùng aspirin liều thấp để phòng ngừa nguy cơ tim mạch cho người bệnh tiểu đường, nhưng một phát biểu khoa học mới đây bảo aspirin liều thấp “hợp lý” cho những ai không có tiền sử bệnh mạch máu nhưng đang tăng nguy cơ 10 năm về sự cố tim mạch. Lời khuyên này là phát biểu chung của Hội bệnh tiểu đường Hoa Kỳ, Hội bệnh tim Hoa Kỳ và Hội bác sĩ bệnh tim Hoa Kỳ, kêu gọi đưa ra tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về việc dùng aspirin cho nhóm dân chúng mắc bệnh tiểu đường. Tổ chức này bảo chỉ những người đàn ông trên 50 tuổi hay phụ nữ trên 60 tuổi có thêm 1 hay nhiều yếu tố nguy cơ chính mới phải điều trị bằng aspirin để ngừa bệnh tim mạch.
  2. Bảng hướng dẫn trước đây khuyên dùng aspirin cho bất cứ người bệnh tiểu đường nào trên 40 tuổi trong khi hướng dẫn mới từ 50 cho phái nam và từ 60 cho phái nữ. Tổ chức này cũng khuyên dùng aspirin liều thấp, 75 mg/ngày hay 162 mg/ngày cho người lớn bệnh tiểu đường và không có tiền sử bệnh tim mạch nhưng tăng nguy cơ dựa trên tuổi tác và ít nhất thêm 1 yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, như hút thuốc lá, rối loạn lipid huyết, cao huyết áp, tiền sử bệnh trong gia đình, và albumin trong nước tiểu. Không khuyên dùng aspirin cho bệnh nhân tiểu đường nguy cơ cao, vì có thể bị xuất huyết và không dùng cho những cá nhân nguy cơ thấp sự cố tim mạch. Những người có nguy cơ trung bình có thể cân nhắc cho điều trị cho đến khi có thêm những nghiên cứu mới khác. Phát biểu trên được đăng trên những tạp chí y khoa lớn tại Hoa Kỳ như Circulation, Diabetes Care, và báo của hội bác sĩ chuyên khoa tim Hoa Kỳ. Phát biểu này dựa trên phân tích meta một số nghiên cứu, trong đó có 2 nghiên cứu mới. 1. ATT (Antithrombotic Treatment Trialists): thử nghiệm điều trị chống huyết khối tại Oxford Anh Quốc. Trong phân tích meta này, một nghiên cứu gồm 4.000 bệnh nhân tiểu đường từ 6 nghiên cứu lâm sàng, các nhà nghiên cứu tìm thấy aspirin giảm 12% nguy cơ sự cố mạch máu, với giảm nhiều nhất nhồi máu cơ tim không gây tử vong.
  3. 2. JPAD (Japanese Primary Prevention of Atherosclerosis with aspirin for diabetes): nghiên cứu phòng ngừa chính ở Nhật chống xơ vữa mạch máu với aspirin ở người bệnh tiểu đường. 3. POPADAD (Prevention of Progression of Arterial Disease and Disease): phòng ngừa tiến triển bệnh động mạch và bệnh. Hai nghiên cứu mới 2- và 3- không chứng minh được lợi ích của điều trị aspirin cho phòng ngừa chính sự cố tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Ba nghiên cứu trên cùng nghiên cứu Early Treatment of Diabetic Retinopathy (điều trị sớm bệnh võng mạc ở người bệnh tiểu đường), aspirin liên quan với giảm không đáng kể 9% sự cố bệnh động mạch vành tim. Nghiên cứu trực tiếp tác dụng aspirin lên bệnh tiểu đường đang tiến hành, vài năm nữa sẽ có kết quả rõ ràng hơn. DS. LÊ VĂN NHÂN
  4. Cây Muồng trâu Thứ bảy, 19/06/2010, 06:31 GMT+7 Muồng trâu (Cassia alata L.) thuộc họ Đậu Fabaceae, họ phụ Điệp Caesalpinioideae, là tiểu mộc, cao 2 - 5 m, lá một lần kép với 8 - 10 lá chét. Cây mọc hoang khắp nơi hoặc được trồng làm cảnh vì hoa đẹp, làm thuốc vì có tính nhuận trường, nhuận gan hay xổ tùy theo liều lượng và cách dùng. Muồng trâu là một trong 10 vị thuốc trong Toa căn bản (rễ Tranh 8 g, Rau má 8 g, lá Muồng trâu 4 g, Cỏ mực 8 g, cỏ Mần trầu 8 g, Cam thảo nam 8 g, Ké đầu ngựa 8 g, Gừng tươi 2 - 4 g, củ Sả 5 g, vỏ Quýt 4 g), để trị các bệnh cảm mạo thông thường, trong đó nếu bệnh nhân bị táo bón thì tăng Muồng trâu lên 8 g và để tươi chứ không sao vàng. Với liều 8 - 16 g lá tươi/ngày, Muồng trâu có tính xổ (kỵ
  5. thai). Dùng liều thấp hơn hoặc sao vàng trước khi sắc uống thì có tính nhuận trường, nhuận gan, giảm đau, sát trùng và làm mụt nhọt mau mưng mủ. Liều lượng và cách dùng: thường hái lá lúc cây sắp trổ hoa, phơi khô để dành dùng. Nhuận trường: 4 - 8 g bột lá uống mỗi ngày. Tẩy xổ: 10 - 20 g. Chữa lác, hắc lào: lá tươi giã nát, lấy nước bôi. Hột: hái lúc trái chín, phơi khô, sàng sảy lấy hột để dành. Khi dùng sao vàng, tán bột uống với liều 2 - 3 g. Có thể cho vào phin, chế nước sôi uống như cà phê (uống ít nhuận trường, giảm đau, sát trùng đường ruột; uống nhiều xổ). Lá Muồng trâu giã nát với tí muối hoặc giấm để thoa, đắp ngoài da, trị vết thương lở loét, nấm da (lác đồng tiền, lang ben, nước ăn chân…) hoặc trị chứng dời leo (zona), mụn rộp kể cả mụn rộp, lây qua đường tình dục (Herpes simplex) rất hiệu quả (ngày thoa 2 - 3 lần, trong 3 ngày). Các nhà khoa học trong nước cũng như trên thế giới đã nghiên cứu Muồng trâu rất kỹ và cho thấy rằng toàn cây chứa anthraquinon, acid chrysophanic (trái chứa nhiều nhất: 2,2%). Lá chứa acid cassic, rhein, aloe-emodin, rhein anthron, kaemferol. Rễ chứa một anthraquinon mới. Điều này giải thích tác dụng xổ và trị nấm da của Muồng trâu trong y học cổ truyền. Nước sắc toàn cây Muồng trâu còn có tính trị ung thư sarcoma 37, carcinoma 180. Nước sắc Muồng trâu sau khi sao vàng còn được dùng để trị cao huyết áp, viêm đau. Hoa Muồng trâu trị viêm đường hô hấp, hen suyễn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0