intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

B-mode

Chia sẻ: Xmen Xmen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

172
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'b-mode', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: B-mode

  1. B-mode Như đã nói ở 2 bài viết trước (Nguyên lý hoạt động cơ bản của máy siêu âm và Nguyên lý tạo hình của siêu âm), sóng âm khi dội ngược trở về đầu dò mang trong mình nó 2 thông tin:
  2. Khoảng cách từ mặt phân cách (mà từ đó nó được dội ngược trở về) 1. đến đầu dò. Do đã biết được vận tốc truyền âm trong môi trường và khoảng thời gian tính từ lúc phát ra sóng âm đến lúc nhận được hồi âm trở về. Cường độ của sóng hồi âm. 2. Hai thông tin này được biểu diễn theo những cách khác nhau ở trong các chế độ khác nhau của siêu âm trắng đen. B mode: (B là chữ viết tắt của từ Brightness) thay vì biểu thị 2 thông tin mà sóng hồi âm mang về bằng đồ thị nh ư A mode, B mode biểu thị dưới dạng những chấm tín hiệu trên màn hình siêu âm. Độ sáng của chấm tín hiệu biểu thị cường độ của sóng hồi âm nhận đ ược, cường độ càng cao thì chấm tín hiệu càng sáng, cường độ càng thấp thì chấm tín hiệu càng tối. Vị trí của chấm tín hiệu trên màn hình biểu thị vị trí tương đối của mặt phân cách mà sóng hồi âm dội về từ đó so với đầu dò. Vì trong cơ thể và trong từng cơ quan của cơ thể có vô số mặt phân cách ở cấp độ phân tử (giữa các tế bào hoặc giữa các phân tử có bản chất khác nhau) nên hình ảnh siêu âm nhận được ở chế độ B mode là tập hợp của vô số các chấm tín hiệu với độ sáng khác nhau trên màn hình. Tập hợp các chấm tín hiệu này biểu thị được hình dạng giải phẫu và chức năng của các cơ quan trong cơ thể ở mặt phẳng 2 chiều tương ứng với mặt phẳng của chùm sóng siêu âm được phát ra từ đầu dò.
  3. B mode là chế độ thường được dùng nhất, nó dùng để khảo sát các cơ quan trong cơ thể như gan, lách, thận, tụy, bàng quang, tử cung, tiền liệt tuyến v.v… Nó là hình ảnh siêu âm mà ta thường thấy hằng ngày trên thực hành lâm sàng. Ví dụ: Khi đặt đầu dò lên bụng bệnh nhân theo tư thế như trong hình: Hình ảnh ghi nhận được trên màn hình máy siêu âm là mặt cắt ngang của cơ thể với mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng của chùm tia siêu âm như được minh họa trong hình sau:
  4. Hình ảnh này là một tập hợp gồm vô số chấm tín hiệu có độ sáng-tối khác nhau thể hiện hình dạng giải phẫu học của cơ thể bệnh nhân ở mặt phẳng cắt đó. Hy vọng bài viết này đã giải thích tương đối đầy đủ và dễ hiểu về nguyên lý tạo ra hình ảnh siêu âm ở chế độ B mode (là hình ảnh thường gặp nhất trong thực hành lâm sàng hằng ngày) cho những bạn mới bắt đầu tìm hiểu. Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi nào, các bạn có thể gửi bằng cách comment ở phía dưới bài viết này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2