intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bác Hồ vĩ đại - Tưởng nhớ về người: Phần 2

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối phần 1, phần 2 tài liệu đem tới cho bạn những tư tưởng, bài học hay những câu chuyện mang tính giáo dục được rút ra từ Bác như: Lòng dân với Cụ Hồ, thầm lặng chúc Cụ Hồ muôn tuổi”, Đền Hùng, nơi Bác Hồ về thăm, chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng, Bình Thuận; chiến thắng Bình Giã - Bà Rịa - Vũng Tàu... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bác Hồ vĩ đại - Tưởng nhớ về người: Phần 2

Tưởng nhớ Bác Hồ vĩ đại<br /> <br /> LÒNG DÂN VỚI CỤ HỒ<br /> (Nhớ lại ngày nào (giáp Tết Quý Mão - 1963),<br /> thăm. Ấp chiến lược Cây Bài - Vùng địch tạm chiếm.<br /> Mục kích sở thị: Lòng dân với Cụ Hồ)<br /> <br /> K<br /> <br /> ết thúc khóa II (11/1963), Trường Tuyên truyền Báo chí miền Nam(1), tôi được anh Năm Quang<br /> (tức Trần Bạch Đằng, Phó Ban Thường trực<br /> Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam) phân công<br /> đi Củ Chi để nắm tình hình vùng giải phóng và tiếp xúc<br /> với thực tế chiến trường Sài Gòn - Gia Định. Về đến Củ<br /> Chi anh Sáu Nam (Nguyễn Văn Tỷ), Bí thư Huyện ủy<br /> giới thiệu tôi về xã Phước Vĩnh An vào những ngày giáp<br /> Tết Quý Mão - 1963. Anh Hai Thành, Bí thư Chi bộ xã<br /> giới thiệu tôi đến nhà má Bảy Lánh - Nguyễn Thị Lánh<br /> (nguyên Bí thư Chi bộ xã Phước Vĩnh An, nay là Bà mẹ<br /> Việt nam anh hùng) hơn 15 ngày. Tại đây, tôi có dịp đi<br /> 1 Nguyên Hiệu phó Trường Tuyên truyền - Báo chí miền Nam.<br /> <br /> 95<br /> <br /> Tưởng nhớ Bác Hồ vĩ đại<br /> <br /> thăm địa đạo, căn cứ Hố Bò - Phú Mỹ Hưng, các xã giải<br /> phóng Nhuận Đức, An Nhơn Tây và thăm ấp chiến lược<br /> Cây Bài thuộc vùng tranh chấp giữa ta và địch của xã<br /> Phước Vĩnh An - Củ Chi, vào những ngày giáp Tết.<br /> Lúc 7 giờ sáng, trọng pháo của địch ở bót Trung Hòa Củ Chi và Dầu Tiếng - Bến Cát thưa dần, anh giao liên xã<br /> đưa tôi đến gặp anh ba Thuận, Xã đội trưởng Phước Vĩnh<br /> An bàn kế hoạch đi vào thăm, ấp chiến lược Cây Bài. Là<br /> người địa phương, Út Cẩn là giao liên của xã tỏ rõ sự am<br /> hiểu địch tình tại chỗ, nhất là quy luật hành quân và lùng<br /> sục của ngụy quân tại ấp chiến lược Cây Bài. Anh cho tôi<br /> biết, các chú đi vào ấp chiến lược nên đi vào giờ trưa là tốt<br /> nhất. Nếu đi vào giờ sáng sớm hoặc chiều tối là bất lợi,<br /> vì thời gian sáng sớm và chiều tối là giờ bọn chúng hay<br /> lùng sục hoặc hành quân dã ngoại, kiểm tra từng người<br /> trong hộ khẩu. Út Cẩn còn lý giải thêm… nào giờ trưa<br /> bọn lính ngụy và cả dân vệ đều ngủ trưa hoặc ăn nhậu say<br /> sưa không lùng sục ngoài khu vực đóng quân. Qua ý kiến<br /> của Út Cẩn, anh ba Thuận gật gù đồng tình, tôi cũng thấy<br /> có lý và cả 3 nhất trí đi thăm ấp chiến lược Cây Bài vào lúc<br /> 11 giờ 30 phút ngày 30 Tết.<br /> Ấp chiến lược này, ngụy quyền Sài gòn thiết lập từ<br /> năm 1961 - 1962, nhưng hơn một năm nay bà con trong<br /> ấp chiến lược không ngừng đấu tranh quyết liệt chống<br /> phá sự kìm kẹp của chúng, làm cho địch phải co cụm<br /> 96<br /> <br /> Tưởng nhớ Bác Hồ vĩ đại<br /> <br /> trong đồn bót, hạn chế “lùng sục ban ngày”, còn về đêm<br /> thì “bà con trong Ấp làm chủ”. Dựa vào tình hình đó, trưa<br /> ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão (1963), tôi theo chân<br /> anh Ba Thuận (Xã đội trưởng Phước Vĩnh An) cùng đi với<br /> Út Cẩn và 1 bảo vệ để vào ấp chiến lược Cây Bài, nơi bà<br /> con đang chuẩn bị đón Tết mừng Xuân mới.<br /> Tại đây, hệ thống bố phòng của địch khá chặt chẽ. Từ<br /> đầu đến cuối ấp chiến lược đều có bót canh, chòi gác, do<br /> dân vệ - dân phòng chốt chặn và tuần tra cảnh mật. Ngoài<br /> ra, còn có biệt kích, thám báo lùng sục khắp nơi trong ngoài<br /> ấp. Về quản lý cư dân tại chỗ, ngoài hộ khẩu và thẻ tùy thân,<br /> chúng còn tổ chức “Ngũ gia liên bảo”, cứ 5 hộ gia đình là<br /> một tổ tình báo, tai mắt của chúng, thông tin mật báo người<br /> lạ mặt hay Việt cộng đột nhập vào ấp chiến lược.<br /> Xem ra việc tổ chức phòng vệ của địch tại đây khá<br /> hoàn chỉnh. Nhưng tôi tin tưởng vào tính tập thể của<br /> đoàn, sự có mặt của đồng chí Xã đội trưởng và chiến sĩ<br /> bảo vệ cùng đi; không chỉ có súng ngắn, súng AK bá xếp<br /> và khả năng đối phó bằng võ thuật của mình, kể cả mạng<br /> lưới thông tin liên lạc về địch tình của cơ sở cách mạng<br /> tại chỗ đã được triển khai từ sáng sớm. Trên cơ sở đó, tôi<br /> càng yên tâm, vững tin vào chuyến đi này sẽ thành công<br /> tốt đẹp, dù có chút “mạo hiểm” nhưng rất lý thú, rất thiết<br /> thực, được mục kích sở thị: “lòng dân đối với cách mạng<br /> và sự nghiệp kháng chiến cứu nước, lòng dân với Cụ Hồ!”.<br /> 97<br /> <br /> Tưởng nhớ Bác Hồ vĩ đại<br /> <br /> Thấy anh em tôi vào thăm, bà con ở đầu ấp đều tỏ<br /> rõ sự vui mừng, thăm hỏi thân tình. Mấy má vồn vã hỏi<br /> chuyện và nắm lấy tay tôi, biểu lộ tình cảm quý mến của<br /> mình: “Thằng Hai Việt cộng như thế này...” (ý nói là tôi trẻ<br /> khỏe). Thực ra, hôm ấy tôi mặc một bộ đồ bà ba đen, cầm<br /> theo nón lá và có cả súng ngắn giấu trong người. Má Ba<br /> vỗ nhẹ vào vai tôi: “Vậy mà đám lính Cộng hòa ở đây nói<br /> “bảy thằng Việt cộng đeo ngọn đu đủ không gãy””. Nghe<br /> má nói bình dị và dí dỏm như vậy tôi bật cười nhẹ nhõm.<br /> Vào đây, tôi có dịp đến thăm các má, các bác đang<br /> sống ngột ngạt trong ấp chiến lược này. Ở đây, phần đông<br /> là những người con kiên trung của quê hương Củ Chi đất<br /> Thép. Mới gặp má Ba lần đầu, tôi được biết hoàn cảnh<br /> gia đình má thật đáng trân trọng. Người chồng của má<br /> đã mất sớm, hy sinh anh dũng trong thời kỳ kháng chiến<br /> chống Pháp, để lại 2 con: người con gái lớn đầu lòng vừa<br /> tròn 18 tuổi đang là dân quân du kích xã nhà, vừa được<br /> tuyên dương “Chiến sĩ vẻ vang” trên quê hương Củ Chi.<br /> Cậu con trai út mới 15 tuổi đã bị bọn lính ngụy ở bót Cây<br /> Bài bắt làm “dân vệ - dân phòng”, mang “súng Mỹ mà<br /> lòng ta”… Như cảm kích trước sự ân cần thăm hỏi của tôi,<br /> má Ba không giấu được nước mắt, xúc động nói nên lời:<br /> “Má chỉ có hai con đều lớn khôn, nguyện noi gương sáng<br /> của ba cháu, hưởng ứng Lời kêu gọi kháng chiến cứu nước<br /> của Hồ Chủ tịch”.<br /> 98<br /> <br /> Tưởng nhớ Bác Hồ vĩ đại<br /> <br /> Bước sang nhà bác Bảy. Một căn nhà tranh tre nhỏ<br /> hẹp, nép mình dưới hàng cây xơ xác, trơ cành trụi lá từ sau<br /> đợt “pháo dập, bom dùi” của Mỹ - ngụy trước đó. Chỉ thấy<br /> thấp thoáng mấy cánh vàng của hoa mai, hoa vạn thọ trước<br /> sân nhà như đón chào Xuân mới. Sau cái bắt tay xiết chặt,<br /> bác Bảy ân cần thăm hỏi sức khỏe anh em chúng tôi và kể<br /> chuyện gia cảnh của mình: Bác, nguyên quán huyện Duy<br /> Xuyên - Quảng Nam, “chuyển vùng” vào Nam từ cuối năm<br /> 1954. Vốn là cán bộ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,<br /> bác bị thương ở chân đi lại khó khăn, đành phải nghỉ việc,<br /> sinh sống tại quê hương thứ hai này, động viên con cháu<br /> tham gia kháng chiến, góp phần giải phóng quê hương đất<br /> nước. Vợ bác đã mất trong một trận càn của địch vào xã<br /> Phú Hòa Đông cuối năm 1962, để lại 2 đứa con trai nay<br /> đã lớn khôn, trưởng thành, đều là bộ đội Cụ Hồ: một cháu<br /> lớn 23 tuổi đang là bộ đội chủ lực miền Đông, một cháu 20<br /> tuổi là bộ đội địa phương huyện nhà và người con gái út 18<br /> tuổi làm y tá tại trạm xá huyện. Câu chuyện thăm hỏi càng<br /> thân tình bác Bảy càng cao hứng nói càng lưu loát, hùng<br /> hồn: “Là gia đình kháng chiến, tôi có 3 con là bộ đội Cụ Hồ,<br /> nguyện một lòng chiến đấu dưới lá cờ bách chiến bách thắng<br /> của Hồ Chủ tịch, góp phần nối tiếp truyền thống kiên trung<br /> bất khuất của quê hương Củ Chi đất Thép”.<br /> Trước lúc chia tay, tôi may mắn được gặp má Tư vừa<br /> đi chợ về. Má Tư nguyên là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã và<br /> 99<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2