Xã hội học số 2 - 1985<br />
<br />
KỶ NIỆM LẦN THỨ 95 NGÀY SINH<br />
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GIÁO DỤC THANH NIÊN VIỆT NAM<br />
THEO GƯƠNG BÁC HỒ VĨ ĐẠI<br />
NGUYỄN KHÁNH TOÀN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Giáo dục thanh niên là vấn đề then chốt<br />
Chủ lịch Hồ Chí Minh kính yêu căn dặn chúng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một<br />
việc rất quan trọng và rất cần thiết”.<br />
Lời Di chúc của Người giờ đây đang được toàn Đảng, toàn dân ta, nhất là cán bộ, đảng viên, quan<br />
tâm và lo lắng.<br />
Chúng ta quan tâm, vì ai cũng mong cho ngày mai Tổ quốc thân yêu của mình sẽ giàu có, phồn<br />
vinh, văn minh, hạnh phúc hơn hôm nay. Ai cũng mong cho con cháu sẽ được ăn no, mặc ấm, khỏe<br />
mạnh và thông minh, tuấn tú hơn cha anh đề xây dựng tương lai dết nước.<br />
Song chúng ta cũng vô cùng lo lắng khì nhìn thấy trong đời sống xã hội đang còn những hiện tượng<br />
không lành mạnh, tiêu cực đang ngây đêm đầu độc, làm cho một bộ phận thanh niên bị “ô nhiễm”,<br />
nhất là đối với lớp thanh niên sống ở một số thành phố lớn. Đáng lo hơn là những hiện tượng tiêu cực<br />
đó đã và đang bị bọn đế quốc, phản động quốc tế và bè lũ bành trướng, bá quyền Trung Quốc triệt đề<br />
khai thác và lợi dụng để tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống lại nhân dân ta.<br />
Trong khì lớp lớp thanh niên Việt Nam đang nêu cao truyền thống tốt đẹp của cha anh, làm nên<br />
những thành tích vẻ vang, đẹp đẽ trên khắp mọi lĩnh vực học tập, lao động, chiến đấu để xây dựng và<br />
bảo vệ Tổ quốc, thì một số không ít thanh niên lại đang vứt bỏ, đoạn tuyệt với truyền thống vẻ vang ấy<br />
để trở nên những kẻ sa đoạ. biến chất, chây lười lao động, lẩn trốn nghĩa vụ, trách nhiệm của tuổi trẻ<br />
với đất nước, với nhân dân.<br />
Đành rằng, những tệ nạn xã hội nêu trên là khó tránh khỏi đối với một đất nước vừa trải qua chiến<br />
tranh liên tiếp, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như nước ta. Trước sau, chúng cũng sẽ bị đầy lùi khi<br />
cuộc sống trở lại bình thường, nền an ninh, trật tự xã hội được lập lại, xã hội tiếp tục đi lên. Song vấn<br />
đrrg là phải thấy rằng phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh, và nếu bệnh đã xảy ra thì đừng để kéo<br />
dài và lây sang các bộ phận khác của cơ thể.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học số 2 - 1985<br />
<br />
14 NGUYỄN KHÁNH TOÀN<br />
<br />
<br />
2. Bản chất của thanh niên việt Nam.<br />
Thanh niên Việt Nam vốn có khí phách anh hùng. Họ là hình ảnh của dân tộc, được giao trách<br />
nhiệm kế thừa sự nghiệp của cha, anh.<br />
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, thanh niên nước ta có những đóng góp xuất sắc.<br />
Ở thời đại các Vua Hùng, sự đóng góp đó được ghi nhận, đề cao và biểu dương, thi vị hoá dưới hình<br />
ảnh cậu bé làng Phù Đổng (Thánh Gióng).<br />
Truyền thống cao quý ấy được giữ vững và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành một<br />
quy luật của cuộc sống trong gia đình và xã hội Việt Nam, được diễn đạt bằng những câu ca dao, tục<br />
ngữ ấm áp tình người:<br />
- Trẻ cậy cha, già cậy con.<br />
- Tre già, măng mọc.<br />
- Con hơn cha là nhà có phúc.<br />
Lịch sử dân tộc bốn nghìn năm đã ghi công những anh hùng, liệt nữ trẻ tuổi trong cuộc đấu tranh<br />
chống giặc ngoại xâm và xây dựng nền văn hiến của nước ta. Đó là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyễn<br />
Trãi, Lê Văn Hưu.v.v…<br />
Trong lịch sử hiện đại, bản chất thanh niên Việt Nam lại càng thể hiện rực rỡ hơn bao giờ hết.<br />
Được ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường chỉ lối, lớp thanh niên cách mạng tìm thấy lý tưởng<br />
của mình trong cuộc đấu tranh vì vận mệnh dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân và vì nền hoà bình của<br />
nhân loại. Đại diện của lớp thanh niên cách mạng chính là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất<br />
Thành - sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.<br />
Tìm thấy chân lý của thời đại trong ánh sáng tư tưởng của Lê nin và cuộc Cách mạng Tháng Mười<br />
Nga, Người đã vận dụng sáng tạo vào cách mạng nước ta, làm nên Cách mạng tháng Tám và khai sinh<br />
cho nước Việt Nam độc lập.<br />
Ngay sau đó, một đội ngũ thanh niên Việt Nam thuộc thế hệ Hồ Chi Mình đầu tiên đã chiến đấu<br />
anh dũng, hy sinh oanh liệt vì sự nghiệp cứu nước của dân tộc. Đó là Lý Tự Trọng, Kim Đồng, Võ thị<br />
Sáu, v.v...<br />
Các thế hệ thanh niên Việt Nam tiếp bước thế hệ đi trước, mang tinh thần “Không có gì quý hơn<br />
độc lập tự do”, đã viết tiếp trang sử vàng dân tộc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đại thắng<br />
mùa xuân năm 1975 đem lại thống nhất Tổ quốc.<br />
Ngày nay, trong giai đoạn cách mạng mới, thanh niên Việt Nam lại đang nêu cao chủ nghĩa anh<br />
hùng cách mạng, anh dũng trên tuyến đầu chống quân lâm lược bành trướng, bá quyền Trung Quốc,<br />
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và hăng say học tập, lao động để xây dựng thành công chủ nghĩa xã<br />
hội.<br />
3. Phương hướng và phương pháp giáo dục thanh niên.<br />
Công tác giáo dục thanh niên chiếm một vị trí quan trọng trong nền giáo dục quốc dân, bởi vì đó là<br />
công việc xây dựng nền móng cho tương lai của đất nước.<br />
Ở các chế độ xã hội cũ, giai cấp thống trị luôn có ý thức đào luyện nên những mẫu người phù hợp<br />
với lợi ích của chúng, nhằm củng cố sự tồn tại của các chế độ xã<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học số 2 - 1985<br />
<br />
Giáo dục thanh niên… 15<br />
<br />
<br />
hội ấy. Chế độ phong kiến đào tạo những con người vị danh, coi thường lao động và coi thường người<br />
lao động. Chế độ tư bản đào tạo nên những kẻ ích kỷ, nặng óc tư hữu.<br />
Do chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục quốc dân hoàn toàn khác về mục tiêu, nội dung,<br />
phương hướng. Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa thực sự là một lĩnh vực hoạt động chính trị - xã hội, góp<br />
phần đào tạo những con người mới tiến bộ, những chủ nhân chân chính của đất nước.<br />
Bác Hồ kính yêu dạy chúng ta rằng: Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trước hết cần<br />
phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là phải xây dựng, con người mới. Hơn ai hết Bác là<br />
người đặc biệt quan tâm và lo lắng đến vấn đề này.<br />
Trong lời cuối cùng của bản Di chức, Người viết: Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho<br />
toàn Đảng, toàn dân, toàn thể bộ dội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng” (1)<br />
Lời bí chúc của Bác không chỉ là sự biểu đạt thiết tha, xúc động tình thương yêu của người ông,<br />
người cha đối với đàn con cháu trong gia đình, mà còn bao hàm trong đó một niềm hy vọng, một hoài<br />
bão, đồng thời cũng là một lời dạy cho thanh thiếu niên, họ phải là những người thừa kế xứng đáng sự<br />
nghiệp cao cả của cha, anh, phải là những con người tích cực góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa<br />
xã hội, chủ nghĩa cộng sản.<br />
Đối với Bác Hồ, trong hơn nửa thế kỷ qua, lòng thành kính và tình thương yêu đối với Bác luôn<br />
luôn là hai mối tình gắn liền với nhau ngày càng sâu nồng, thắm thiết trong lòng dân tộc và của cả loài<br />
người tiến bộ. Mỗi lúc nhắc đến Bác, nhớ đến lời dạy của Bác, chúng ta đều có cảm tưởng như Bác<br />
còn sống, vẫn dạy dỗ, trò chuyện, đưa đường chỉ lối cho chúng ta.<br />
Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng trong tái nhớ và trong trái tim của mỗi người, hình ảnh của Bác với<br />
nụ cười hiền hậu, âu yếm, sẽ không bao giờ mờ nhạt.<br />
Để thể hiện tình cảm đời đời suy tôn Bác, thương yêu Bác và làm theo Di chúc của Bác, nhiệm vụ<br />
hàng đầu của những người làm cha, làm anh của các lớp thanh niên và nhi đồng hiện nay là khuyến<br />
khích, cổ vũ, chăm lo cho con em mình học tập và thấm nhuần. Năm điều Bác Hồ dạy, với nội dung<br />
được mở rộng và đào sâu cho hợp với những nhu cầu của giai đoạn cách mạng hiện nay.<br />
* Yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, yêu nhân dân.<br />
Tình yêu này phải gắn liền với lời dạy của Bác cho cán bộ, cho bộ đội, cho toàn Đảng và toàn dân:<br />
Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào<br />
cũng đánh thắng.<br />
Đó là sự gắn liền nhiệt tình cách mạng-yêu nước thương dân, với chủ trương đường lối của Đảng<br />
bằng đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, xây dựng thành công<br />
chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.<br />
<br />
<br />
<br />
(1)<br />
Tác giả bài này nhấn mạnh.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học số 2 - 1985<br />
<br />
16 NGUYỄN KHÁNH TOÀN<br />
<br />
<br />
Học phải gắn liền với hành. Yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không phải là yêu một tổ quốc xã hội<br />
chủ nghĩa trừu tượng nói chung, ở tận đâu đâu, mà tình yêu bắt đầu từ địa phương mình, nơi đó có<br />
trường học; phải cho học sinh dù đang học ở cấp nào, kể cả đại học hiểu biết kỹ về thực tế của địa<br />
phương: thiên nhiên, kinh tế xã hội, văn hoá, dân cư; đề ra cho thầy và trò của trường đóng ở địa<br />
phương nhiệm vụ đóng góp vào việc xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất, hoạt động văn hoá dưới<br />
hình thức hợp tác hoặc đỡ đầu giữa trường học và các cơ sở sản xuất ở địa phương.<br />
* Yêu lao động, yêu khoa học.<br />
Một là, nếu không giáo dục cho thanh thiếu niên tinh thần yêu lao động, yêu khoa học, thì làm thế<br />
nào mà gắn liền học với hành được? Để đạt mục đích ấy, phải làm cho thanh niên hiểu bản chất của lao<br />
động xã hội chủ nghĩa là lao động tự do là lao động sáng tạo, lao động cho chính bản thân mình để cải<br />
thiện đời sống, và đã hiệu hiện một cách thiết thực lòng yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, yêu nhân dàn.<br />
Hai là, yêu lao động phải đi liền với yêu khoa học. Lao động xã hội chủ nghĩa phải là lao động có<br />
văn hoá, có kỷ luật, có kỹ thuật và có năng suất cao, góp phần làm cho xã hội ngày càng phồn vinh,<br />
đồng thời đời sống vật chất và văn hóa của chính bản thân cũng được cải thiện nhanh chóng.<br />
Ba là, yêu lao động, yêu khoa học là một sự biểu hiện quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của<br />
nhân dân lao động. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, người công dân có yêu lao động và yêu khoa học<br />
mới có thể thực hiện và phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa. Thái độ thờ ơ đối với lao<br />
động, đối với phát triển khoa học-kỹ thuật, thiếu ý thức về quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của<br />
nhân dân lao động là những điều kiện thuận lợi cho những hiển tượng tiêu cực nảy sinh.<br />
Bốn là, yêu lao động, yêu khoa học, nếu không phải là nhân tố quyết định thì cũng là nhân tố thuận<br />
lợi cho việc tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa<br />
học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học-kỹ thuật là then chốt.<br />
Tiến hành thành công ba cuộc cách mạng sẽ có tác dụng củng cố, tăng cường và phát huy quyền<br />
làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động.<br />
* Yêu tập thể.<br />
Nguồn gốc của tình yêu tập thể là tình đoàn kết, một trong những đức tính và truyền thống quý báu<br />
nhất của dân tộc trong suốt bốn ngàn năm lịch sử. Tổng kết kinh nghiệm lịch sử ấy, Hồ Chủ tịch đã<br />
nêu ra câu châm ngôn, cũng là khẩu hiệu và lời hiệu triệu:<br />
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;<br />
Thành công, thành công, đại thành công.<br />
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà những nhiệm vụ cách mạng ngày càng to lớn và phức tạp, thêm<br />
vào đó là âm mưu chia rẽ rất thâm độc của địch, chúng ta cần phải giúp cho thanh thiếu niên có được ý<br />
thức sâu rộng và tình đoàn kết, lấy tình<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học số 2 - 1985<br />
<br />
Giáo dục thanh niên... 17<br />
<br />
<br />
yêu tập thể làm nòng cót. Tình yêu tập thể phải được thực hiện trước hết trong gia đình. Đó là tình<br />
đoàn kết giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau trong lao động, học tập và công tác, trong<br />
sinh hoạt hàng ngày. Tình yêu tập thể còn thể hiện ở sự đoàn kết giữa các học sinh trong trường, trong<br />
lớp, giữa các giáo viên trong một trường; đoàn kết giữa công nhân và viên chức trong một xí nghiệp,<br />
công trường, nông trường, trong các hợp tác xã, giữa xã viên hợp tác xã và ban quản trị, đoàn kết trong<br />
các cơ quan, đoàn thể, giữa công nhân viên và những cán bộ phụ trách; đoàn kết trong các chiến sĩ của<br />
một đơn vị, giữa các chiến sĩ và cấp chỉ huy. Ngoài xã hội là đoàn kết với khu phố, phường. xóm.<br />
Với bên ngoài thì tăng cường tình đoàn kết và hợp tác giữa các tổ chức, đoàn thể thanh niên, thiếu<br />
nhi của ta và các đoàn thể tương đương của bạn, qua sự tiếp xúc trao đổi thường xuyên giữa các bên.<br />
Ba tình yêu 1) Yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, yêu nhân dân; 2) Yêu lao động, yêu khoa học; 3)<br />
Yêu tập thể, là ba giá trị, ba đức tính, ba truyền thống cao quý nhất trong bản lĩnh kiên cường của dân<br />
tộc ta, được Bác Hồ khai thác triệt để và phát huy trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta ngày nay<br />
dưới lá cờ của chủ nghĩa Mác-lênin.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI SỐNG MÃI<br />
TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA CHÚNG TA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />