intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bách Xanh

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

427
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công dụng: Tinh dầu có mùi thơm dịu, hiện còn ít được nghiên cứu về mặt hoá học cũng như giá trị sử dụng. Mùn cưa được dùng làm hương thắp. Gỗ rất tốt, thớ gỗ thẳng, mịn, rắn, chắc, khi khô không biến dạng, không nứt nẻ, không bị mối mọt, dễ gia công, chế biến, có thể dùng đóng đồ gỗ cao cấp, hàng thủ công mỹ nghệ. Cây có tán dạng tháp, rất đẹp có thể trồng làm cảnh trong các vườn hoa. Hình thái: Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 20-25(-30)m, đường kính thân 0,60,8m. Thân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bách Xanh

  1. Bách Xanh Công dụng: Tinh dầu có mùi thơm dịu, hiện còn ít được nghiên cứu về mặt hoá học cũng như giá trị sử dụng. Mùn cưa được dùng làm hương thắp. Gỗ rất tốt, thớ gỗ thẳng, mịn, rắn, chắc, khi khô không biến dạng, không nứt nẻ, không bị mối mọt, dễ gia công, chế biến, có thể dùng đóng đồ gỗ cao cấp, hàng thủ công mỹ nghệ. Cây có tán dạng tháp, rất đẹp có thể trồng làm cảnh trong các vườn hoa. Hình thái: Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 20-25(-30)m, đường kính thân 0,6- 0,8m. Thân thẳng (khi lên cao trên 10m lại thường bị vặn), vỏ cây có màu nâu đen và những vết nứt dọc. Cây thường phân cành sớm từ gốc; cành to thường mọc ngang, cành con mang những nhánh nhỏ thường nằm trên cùng một mặt phẳng. Tán cây hình tháp rộng. Lá dạng vảy, xếp áp sát trên cành thành từng đốt, mỗi đốt có 4 lá dạng vảy (2 lá lưng bụng lớn hơn 2 lá bên),
  2. đầu lá nhọn, mặt trên màu xanh lục đậm, mặt dưới màu xanh bạc. Nón đơn tính cùng gốc; nón cái hình trụ hay hình trái xoan, dài 12 18mm, rộng 5- 6mm, hoá gỗ, có cuống, khi chín nứt thành 2 mảnh bên với 1 mảnh giữa mang 2 hạt to, mỗi hạt có 2 cánh không bằng nhau. Phân bố: - Việt Nam: Cây phân bố tự nhiên tại Lào Cai (Sa Pa), Hoà Bình (Mai Châu), Hà Tây (Ba Vì), Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Đã được đưa trồng và sinh trưởng tốt ở VQG Ba Vì (Hà Tây) và VQG Cúc Phương (Ninh Bình). - Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam, Đài Loan), Lào, Thái Lan, Myanmar và Ấn Độ. Đặc điểm sinh học: Cây mọc trong rừng rậm nhiệt đới, thường xanh trên các khu vực có độ cao (900-)1.000-1.800(-2.000)m so với mặt biển. Bách xanh thường mọc rải rác, ít khi gặp mọc tập trung thành từng đám nhỏ. Thường gặp bách xanh mọc hỗn giao với thông nàng (Podocarpus imbricatus Blume), hoàng đàn giả (Dacrydium elatun Wall. ex Hook.). . . và các loài cây khác trong tầng vượt tán của rừng. Cây ưa khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình năm dưới 160C)
  3. độ ẩm không khí cao và tổng lượng mưa hàng năm khoảng 2.000mm, trên đất tốt, ẩm, nhiều mùn và có tầng thảm mục dày, trên các sản phẩm phong hoá của đá silicat axit. Ở điều kiện thích hợp, hạt nẩy mầm tương đối tốt, song chúng thường sinh trưởng, phát triển chậm và số cây sống sót, trưởng thành thường rất ít. Tại Đà Lạt, cây cho hạt vào khoảng tháng 10-12.
  4. Bồ Đề Công dụng: Nhựa bồ đề có tác dụng kháng khuẩn invitro trên một số vi khuẩn thông thường và có tác dụng lợi đờm (thực nghiệm trên thỏ). Nhựa bồ đề được dùng làm thuốc chữa viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, ho, đau bụng lạnh, thổ tả, phụ nữ đẻ máu xấu, bị ngất. Dùng ngoài, nhựa làm vết thương mau lành, chữa nẻ vú xua đuổi côn trừng, làm chậm ôi thiu. Nhựa bồ đề được phối hợp với các vị thuốc khác làm cao xoa. Nhựa bồ đề là chất định hương, nên được dùng nhiều trong công nghiệp hoá mỹ phẩm và công nghiệp thực phẩm. Gỗ bồ đề mềm, thớ mịn, sáng màu, không có lõi; được dùng làm điểm, làm đũa và nguyên liệu giấy. Hình thái: Cây gỗ trung bình, rụng lá, cao 15- 20m, đường kính 20-25cm. Thân thẳng, vỏ nhẵn màu nâu nhạt hay xám bóng. Cành mọc gần ngang ở 1/3 phía ngọn của thân; cành con hình trụ, khi non có lông tơ, sau nhẵn màu nâu. Lá mọc so le, mềm, hình trứng, hình bầu dục, kích thước 4,5-10x2,6- 5cm; đầu
  5. thuôn nhọn, mặt trên nhẵn, màu lục, mặt dưới phủ lông trắng mịn, hình sao, gân lá nổi rõ, mép nguyên hoặc có răng rất nhỏ ở phía đầu lá Cụm hoa mọc ở đầu cành và kẽ lá thành chùm dài, phủ nhiều lông hình sao; lá bắc sớm rụng. Hoa nhỏ màu trắng, có mùi thơm nhẹ; đài hình chén có 5-6 răng nhỏ; tràng có 5 cánh liền ở gốc, phía trên xếp lợp, mặt ngoài có lông tơ vàng; nhị 10, rời, đính trên ống tràng, có lông hình sao; bầu hình trứng, cũng có lông, 3 ô, chứa nhiều noãn. Quả nang hình trứng hay hình cầu, có đài tồn tại bọc 1/3 phía dưới quả; mở thành 3 mảnh; hạt có vỏ cứng, dày và nhăn nheo. Phân bố: - Việt Nam: Bồ đề là cây đặc hữu của vùng bắc Đông Dương bao gồm Bắc - Việt Nam và Lào. Ở nước ta, loài bồ đề phân bố tương đối rộng ở các tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, Việt Bắc, xuống đến vùng tây Thanh Hóa, và còn rải rác tới Nghệ An, giữa 19-230 vĩ Bắc và 103-1070 kinh Đông. Cây thường gặp nhất ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ; giảm dần ở các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, dọc phần trên của lưu vực sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Mã. Bồ đề đã được trồng ở vùng Trung tâm từ hàng chục năm nay.
  6. - Thế giới: Lào, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây). Đặc điểm sinh học: Bồ đề được coi là cây tiên phong định vị. Trong tự nhiên, bồ đề thường tái sinh mạnh sau nương rẫy, sau khi rừng mới bị tàn phá và trên các vùng đất trống tương đối lớn, ở độ cao 600-1.000m. Trong các rừng phục hồi, bồ đề mọc thuần loại hoặc xen với nứa và một số cây gỗ mọc nhẵnh, ưa sáng khác như: Thôi ba, hu ba soi, ba bét, dường... Bồ đề là cây ưa sáng mọc nhẵnh ,cây thường chiếm tầng trên của rừng và dưới tán của nó không có cây con tái sinh. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho sinh trưởng của bồ đề trong khoảng 15-250C; cây cũng có khả năng chịu rét tương đối tốt (-40C); nên có thể lên tới độ cao 1500m trên mặt biển. Tuy vậy, cây cũng không chịu được nhiệt độ cao (nhất là cây non) và cũng không chịu được khô hạn. Lượng mưa trong vùng phân bố bồ đề thường trong khoảng 1.500- 2.000mm/năm. Thường chỉ gặp bồ đề phân bố ở các vùng ẩm và còn mang tính đất rừng rõ rệt. Nó cũng là cây có chu kỳ kinh doanh ngắn, thường sau 10-12 năm là rừng bồ đề đã có thể khai thác. Hàng năm, cây bồ đề có thời kỳ rụng hết lá và ngừng sinh trưởng, thường vào tháng 11, 12 đến tháng 1, 2 năm sau. Đặc điểm rụng lá, tán thưa, thảm mục ít là các nhược điểm cơ bản của rừng bồ đề trong bảo vệ môi
  7. trường. Chỉ gặp bồ đề phân bố trên các loại đất phát triển từ các loại đá mica, phiến thạch sét, với lớp đất mặt sâu và ẩm. Cây không ưa núi đá vôi. Trên cát và đá ong, cây không sinh trưởng được. Cây tái sinh rất mạnh ở nơi đất trống, quang đãng. Hạt được bảo quản lâu trong đất, khi có điều kiện thuận lợi về ánh sáng, lại nẩy mầm và phát triển thành cây con. Mùa hoa tháng 4-6; mùa quả chín tháng 7-10.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2