intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI 14 GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Chia sẻ: Kata_1 Kata_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

885
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nắm được tư tưởng nhân đạo của các tác giả khi phản ánh số phận bất hạnh và những vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật qua các tác phẩm “ Cô bé bán diêm”; “ Chiếc lá cuối cùng”. - Rèn kỹ năng phân tích văn học. B. Nội dung. I. Kến thức cơ bản. 1. Cô bé bán diêm. a. Khung cảnh lạnh giá của đêm giao thừa. - Ngoài trời gió tuyết, mưa lạnh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI 14 GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

  1. BÀI 14 GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI A. Mục tiêu cần đạt. - Nắm được tư tưởng nhân đạo của các tác giả khi phản ánh số phận bất hạnh và những vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật qua các tác phẩm “ Cô bé bán diêm”; “ Chiếc lá cuối cùng”. - Rèn kỹ năng phân tích văn học. B. Nội dung. I. Kến thức cơ bản. 1. Cô bé bán diêm. a. Khung cảnh lạnh giá của đêm giao thừa. - Ngoài trời gió tuyết, mưa lạnh >< Các ngôi nhà ấm áp, sực nức mùi ngỗng quay. - Cô bé nhớ về dĩ vãng tươi đẹp, bà nội hiền từ nhân hậu >< thực tại: đói, rét. b. Những ánh lửa diêm và thế giới ảo mộng. - Que diêm thứ nhất: H/a lò sưởi ấm áp gắn với thực tại phải chống chọi cái giá rét khắc nghiệt. Cô bé vui thích khi được chứng kiến ánh sáng của ngọn lửa, mở ra 1 thế giới ảo tưởng huy hoàng.
  2. - Que diêm thứ hai: Bàn ăn và ngỗng quay – bụng đói cồn cào -> chống chọi với cái đói bằng giấc mơ. - Que diêm thứ ba: H/a cây thông Nô-en – khát khao được vui chơi của tuổi thơ sớm phải chịu thiệt thòi vì hoàn cảnh nghèo khổ. - Que diêm thứ tư: Em bé được gặp lại bà nội đã khuất. Thực ra đây không còn là ảo mộng mà là sự thực trước phút em bé bị chết rét. Nhưng tấm lòng nhà văn đã dể em có nhữngkhoảnh khắc hạnh phúc được sống trong tình thương. - ánh sáng huy hoàng đón em về trời cùng bà chính là lời tiễn đưa đầy thương cảm dành cho 1 em bé ngoan. c. Buổi sáng đầu năm mới. - Sự vô cảm của mọi người trước cái chết của em bé. - Tình cảm của nhà văn được bộc lộ trực tiếp -> an ủi cho số phận bất hạnh. => Bức thông điệp giàu tình người. II. Bài tập: 1. Vì sao thế giới mộng tưởng của em bé bán diêm được bắt đầu bằng hình ảnh lò sưởi và kết thúc bằng hình ảnh người bà nhân từ?
  3. (Vì em đang phải chịu cái rét khủng khiếp của đêm giao thừa với gió và tuyết lạnh, hơn nữa phải chịu cả cái rét của sự thiếu vắng tình thương – hình ảnh bà xuất hiện -> tô đậm những bất hạnh của em bé trong thế giới hiện thực). 2. Hãy chỉ ra sự chuyển hóa giữa mộng và thực trong truyện? (Thế giới mộng tưởng của em bé trước tiên được dệt lên từ những chất liệu rất thực: lò sưởi, ngỗng quay….đây là những cảnh sinh hoạt rất thực đang bao quanh em, mọi người có nhưng em thì không -> cái thực đã thành mộng tưởng, chỉ trong mộng tưởng, em mới tìm được cái thực đã mất; còn người bà đã mất nhưng với em hình ảnh bà hiện lên rất thực…). 3. Theo em, kết thúc truyện có phải là kết thúc có hậu không? Vì sao? (Không, vì truyện cổ tích thường kết thúc có hậu, nhân vật tìm được hạnh phúc ngay trong hiện thực còn cô bé tìm thấy hạnh phúc trong mộng tuởng và chết trong cô đơn, giá lạnh, trong một thế giới mà chẳng ai biết về nó -> nỗi xót xa làm day dứt lòng người. Bài về nhà: Truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen là một câu chuyện xúc động, chan chứa tình cảm nhân ái. Hãy phân tích truyện để làm sáng rõ.
  4. 2. Chiếc lá cuối cùng. a. Khung cảnh mùa đông và tình cảnh tuyệt vọng của Giôn-xi: - Nỗi sợ hãi ám ảnh tâm trạng Xiu và cụ Bơ-men trong đêm mưa gió. - Niềm tin kì quặc của Giôn-xi khi phó thác cuộc đời vào chiếc lá thường xuân. b. Tình huống đảo ngược thứ nhất: - Tâm trạng đau khổ và hồi hộp của Xiu khi phải mở cửa cho Giôn-xi. Sự bất ngờ ngoài dự kiến: chiếc lá cuối cùng vẫn còn trên tường -> hy vọng trở lại. - Tâm trạng chờ đợi héo hắt của Giôn-xi -> tuyệt vọng, thiếu niềm tin vào sự sống. Thời gian là nỗi ám ảnh của Giôn-xi. - Chiếc lá vẫn ở trên tường: thức tỉnh ý chí sống của Giôn-xi, giúp cô vượt qua bệnh tật -> Thiên nhiên thua chiếc lá, định mệnh thua ý chí con người. c. Tình huống đảo ngược thứ 2: - Tâm trạng Xiu: từ hồi hộp lo lắng đến khi hiểu rõ sự thật là sự hòa trộn tình yêu thương và cảm phục trước tấm lòng cao cả của cụ bơ-men. - Sự hi sinh từ 1 hành động lừa dối cao cả. -> Nghệ thuật có thể thức tỉnh niềm tin của con người.
  5. => Tác phẩm là sự khẳng định cho ý nghĩa cao cả của sự sống. Là lời ca ngợi và kính trọng trước nhân cách cao đẹp của người nghệ sĩ dám hi sinh vì đồng loại. Bài tập: 1. Giôn -xi đã nói khi ngắm nhìn chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ: Muốn chết là một tội” nhưng cụ Bơ-men đã đánh đổi sinh mạng của mình để vẽ nên chiếc lá này. Điều tưởng như mâu thuẫn này đã gây cho em những suy nghĩ gì? ( HS có thể có nhiều lý giải nhưng nhìn chung có thể trả lời bằng gợi ý: Cụ Bơ-men lựa chọn cái chết vì người khác, cái chết ấy gieo mầm cho sự sống, nó hồi sinh ý thức sống cho Giôn- xi…..). 2. Bí mật về chiếc lá cuối cùng chỉ được tiết lộ ở phần kết của câu chuyện. Hãy chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật của cách kết thúc truyện này? ( - Tạo ra sự bất ngờ cho người đọc, khiến cho truyện trở nên hấp dẫn đến những dòng cuối cùng. - Giúp ta chứng kiến sự lo lắng, quan tâm đến xót xa của Xiu giành cho Giôn- xi. - Khiến ta nghĩ tới một triết lý thật đẹp và giàu tính nhân văn: cuộc sống còn ẩn chứa bao điều đẹp đẽ mà chúng ta chưa biết đến ….).
  6. Bài về nhà: Phân tích nghệ thuật mô tả tâm trạng và dựng truyện đắc sắc của nhà văn Mỹ O Hen-ry trong tp “Chiếc lá cuối cùng” để làm rõ bức thông điệp nghệ thuật cảm động của ông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2