intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI 17 VẺ ĐẸP CỦA BỨC TRANH LÀNG QUÊ TRONG BÀI THƠ “QUÊ HƯƠNG” - TẾ HANH

Chia sẻ: Kata_1 Kata_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

633
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vài nét về tác giả, tác phẩm. * Tác giả: Tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh 1921, quê ở 1 làng chài ven biển Quảng Ngãi. - Là nhà thơ trong pt Thơ mới - chặng cuối (40 - 45). - Quê hương là cảm hứng lớn trong suốt đời thơ của TH. * Tác phẩm: là sáng tác mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương. + Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng của quê hương, mến yêu những con người lao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI 17 VẺ ĐẸP CỦA BỨC TRANH LÀNG QUÊ TRONG BÀI THƠ “QUÊ HƯƠNG” - TẾ HANH

  1. BÀI 17 VẺ ĐẸP CỦA BỨC TRANH LÀNG QUÊ TRONG BÀI THƠ “QUÊ HƯƠNG” - TẾ HANH I. Vài nét về tác giả, tác phẩm. * Tác giả: Tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh 1921, quê ở 1 làng chài ven biển - Quảng Ngãi. - Là nhà thơ trong pt Thơ mới - chặng cuối (40 - 45). - Quê hương là cảm hứng lớn trong suốt đời thơ của TH. * Tác phẩm: là sáng tác mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương. + Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng của quê hương, mến yêu những con người lao động tràn trề sức lực; bằng những kỉ niệm sâu đậm, nồng nàn của thời niên thiếu. + Bài thơ được viết theo thể 8 chữ, kết hợp cả 2 kiểu gieo vần: liên tiếp và vần ôm. II. Vẻ đẹp của bức tranh làng quê. 1. Vẻ đẹp của chính làng quê tác giả. - Làng chài Bình Sơn - QN như 1 cù lao nổi giữa sông nước “bao vây” bốn bề, phải đi thuyền nửa ngày mới ra đến biển. - Các chữ “nước, biển, sông” -> h/a 1 ngôi làng “vốn làm nghề chài lưới” chỉ gắn với sông nước, biển khơi. - “Cách biển nửa ngày sông”: t/g dùng phép đo khoảng cách của người dân chài.
  2. 2. Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của cuộc sống và con người làng chài. - Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá: + Buổi bình minh: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng -> thiên nhiên trong sáng, thơ mộng. + Khí thế lao động hăng hái: những chàng trai “phăng mái chèo”, những chiếc thuyền “mạnh mẽ vượt trường giang”. -> Chiếc thuyền - con tuấn mã tung vó chinh phục những dặm đường thiên lí là 1 liên tưởng đẹp và khá độc đáo. + Cánh buồm - mảnh hồn làng -> so sánh độc đáo -> linh hồn làng chài. -> Cánh buồm mang theo bao hi vọng và lo toan của người dân chài trong cuộc mưu sinh trên sông nước. => H/a khỏe khoắn, đầy chất lãng mạn, bay bổng. - Cảnh đoàn thuyền trở về bến: + Cảnh “Dân làng tấp nập đón ghe về” trong bao nhiêu âm thanh “ồn ào trên bến đỗ” -> tả thực đến từng chi tiết, h/a => Niềm sung sướng của tác giả. + “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” -> lời cảm tạ chân thành cất lên từ niềm tin hồn nhiên, chất phác của người lao động. + “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” -> giàu sức miêu tả và gợi cảm cao. =>Niềm vui giản dị mà lớn lao trước thành quả lao động -> khát vọng về 1 cs ấm no, hạnh phúc.
  3. + H/a những chàng trai: “Làn da ngăm rám nắng” -> tả thực. => gợi tả linh hồn và “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” ->lãng mạn, tinh tế. tầm vóc của những người con biển cả. + Những con thuyền cũng mang hồn người và vẻ đẹp người: “im bến mỏi trở về nằm. Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. -> Nghệ thuật nhân hóa, dùng từ đắt “ nghe ". => Mệt mỏi nhưng đọng lại trong lòng người vẫn là cảm giác bình yên, thư thái nhẹ nhàng. Con thuyền vô tri bỗng trở nên có hồn. Không phải là 1 người con vạn chài thiết tha gắn bó với quê hương thì không thể viết được những câu thơ như thế ! Và cũng chỉ có thể viết được những câu thơ như thế khi nhà thơ biết đặt cả hồn mình vào đối tượng, vào người, vào cảnh để lắng nghe. Có lẽ chất muối mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn của nhà thơ TH để thành niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Cái tinh tế, tài hoa của TH là ở chỗ nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm… -> Tất cả đều mang đậm hương vị của biển khơi, tạo nên 1 vẻ đẹp riêng cho làng chài quê hương. => T/c trong sáng, thiết tha của TH đối với quê hương. => Nét đẹp của cs và con người ở mọi làng chài Việt Nam.
  4. Bài tập: Phân tích cảnh người dân chài ra khơi đánh cá. Bài về nhà: Nói về thơ TH, Nguyễn Văn Long cho rằng: “Trong thơ TH, cảm xúc chân thực thường được diễn đạt bằng lời thơ giản dị, tự nhiên, giàu h/a. Tiếng nói nhỏ nhẹ, hiền hòa, bình dị nhưng không kém phần thiết tha đã giúp cho thơ TH dễ dàng đến được với người đọc”. Bằng bài thơ “Quê hương”, hãy chứng minh nhận định trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2